Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

ANH CHI YEU DAU- Roughly translated by Thanh Luong


                             Anh chi yeu dau (Dinh Tien Luyen)
                             

Tutoring Anh Chi with a kind young innocent heart, Huy found her so charming that he became impressive and little broken hearted whenever she told him about her adoptive brother.
   Noone could ever know what kind of feelings they both had, how much Anh Chi meant to him and how deeply but purely he needed her.
   As time went by, Huy graduated from high school and Anh Chi made a lot of progress in math. They became closer as they grew up in their securely peaceful world. Her mom appreciated his help but silently check up on his behavior and reactions saying,
“I appreciate your help, Huy. But she is too young to be independent.”
His family was worried about what college he would be able to enter and how he would feel whatever would happen to him.
As an experienced-life widow, Anh Chi ‘s mom discovered how thing went through between them  how he felt about her, she decided to send Anh Chi to Domain de Marie in Dalat where she would have a discipline as a little bird in a cage under the nuns’ control.
Huy felt like losing everything in life and as human beings had been doing. He tried to keep his only mentally valuable thing. Instead of entering Architechture College in Sai Gon he had dream for, he went to Business Administration one in Dalat.
There he stayed with his aunt, an old widow living alone with a closed heart waiting for her only son to come back. He had also tried to get used to a bit change of weather, conditions of life and the sense of independence so he could be close to Anh Chi whom he could not be happy without.
Every weekend, he came to visit her telling a lie that he was her close cousin.
Being with her at weekends downtown, he felt as free as a bird knowing nothing but juts its own small world.
With homesickness, she needed him as a patient would need a care-giver or a nurse but actually she seemed to be closer to him than anyone else.
They enjoyed any second being with each other so much that they held and pushed heads together.
As a matter of fact, her mom flew there to see the unavoidable relationship between them. To avoid the bad effects that would come to Anh Chi, she decided to take her back home.
On the way back to Sai Gon, their plane blew up vanishing the most valuable thing that Huy had wanted to keep to live for, Anh Chi.
Since then noone could ever catch him smiling.
                                                                     Rach Gia Mar 24, 2013
                                                                         Thanh Luong

TÔI ĐÃ LÀM ĐIỀU ẤY NHƯ THẾ NÀO- HOW I DID THIS

“Mẹ ơi, nếu có thể con làm được một điều gì đó cho mẹ, chắc đó phải là việc con học cao hơn rồi
          
“ Mom, If I could do one thing for you, that would be my higher education.”

Đã không dể dàng gì cho bất cứ ai để làm được điều ấy. Nhưng tự đáy lòng tôi, tôi đặt một mục tiêu, đậu vào đại học và làm mẹ tôi hạnh phúc như bà đáng được hưởng.
It was not easy for anyone to do so. But from the bottom of my heart, I set up a goal that was to pass the college entrance exam and to make my Mom as happy as she should have been.

Vì tôi đã thức rất sớm để học, tôi có thể đánh một giấc ngủ trưa rất dể dàng trên bải cỏ dưới bóng cây thông trong trường.
Since I got up early to study, I could get a nap so easily on the grass under the shadows of pine trees in the school.

Sau giờ học cuối, trời tối đi nhưng tôi còn có thể ở lại một mình để học tóan, lý hóa. 
After the last hour, it became dark but I could still stay in alone to study math, physics and chemistry.
Tôi luôn ôm một các cuốn sách dầy ấy.
I always held a thick pile of those books.
Khi thấy cuốn này,bài này khó, tôi thử học cuốn khác.
When I found a book or a lesson hard, I tried another one.

Vài thầy cô giáo chắc phải đang thắc mắc trong khi thấy tôi ra về trể đến khỏang 6 giờ rưởi chiều.
Some teachers must be wondering while meeting me sometimes as late as 6:30 P.M coming out.
Tôi đã là người ăn tối trể nhất tại quán cơm Thiện.
I was always the last to come to the students’ diner- Thien store.
Vào những chủ nhật, đa số bạn học của tôi đi chơi. Vài đứa về nhà. Vài đứa khác làm những chuyện gì đặc biệt.
On Sundays, almost my classmates went out. Some could go home. Other got some special things to do.
Những đứa còn lại chơi với chúng bạn, ở trong các quán cà phê thậm chí là trong nhà hàng.
The others stayed in with friends, in coffee shops or even restaurants.
Tài Bột và tôi đã âm thầm đi vào trường để học những cúôn sách hay đọc lại những bài Thủy Lâm mất rất nhiều thì giờ của chúng tôi.
Tai Bot and I silently went to the school to study books and to re-read the forestry lessons which occupied us a lot of time.

Khi đi trên đường, sợ bị mắng như kẻ mọc sách, hắn phàn nàn việc phải mang quá nhiều sách vỡ lỉnh kỉnh.

When walking on the road, being afraid of being scolded as a bookworm, he complained about carrying such a lot of books.
Tôi đã bảo hắn tôi có thể ôm hộ sách của hắn và tôi chẳng màng đến ai ngạo tôi là thằng từng là mọt sách cả.
I told him that I could carry his and I did not care who would laugh at me what a bookworm I had been.
Tôi đã có những lý do của riêng tôi để học và họ có lý lẻ riêng của họ khi ngồi trong quán càphê.
I had my own reasons to study and they had theirs to be in coffee shops.
Tôi hiếm khi đi uống cà phê, duy nhất quán Quỳnh và quán nỗi tiếng như Bún Bò Duy Khải và dĩ nhiên là tôi được bao rồi.
I rarely went to cafe – only Quynh’s - and the famous store Duy Khai’s Beef Noodles and I was paid for it of course.
Tôi đã chưa hề bao giờ vào quán Bánh Bèo Bà O hay cà phê Ngọc Lan dù tôi đi ngang qua đó hằng ngày.
I had never been in “Banh Beo Ba O” or Ngoc Lan cafe even though I passed by everyday.
Tôi đã chẳng biết thế nào là chơi bi da trong khi bạn cùng lớp tôi như Sáu Lèo, Trọng Cọp, Minh Kiết và nhiều tay nữa đã nhờ đường cơ mà nỗi tiếng.
I had no ideas how to play billiards while my class mates like Sau Leo, Trong Cop or Minh Kiet and lots of others were famous for their skills.
Khi được mời đánh thế hay ghi điểm cho tụi nó, tôi sau đó được đải một chầu nước. Chỉ vì cái tách sữa nóng tôi thường gọi, tụi nó đã gọi tôi là Thành Xì.
When I was asked to stand by to count their scores, I would later be offered a soft drink. Just because of a cup of hot milk I often ordered, they called me Thanh Xi.

Mẹ tôi đã chưa bao giờ nghe kể tôi đã cần ăn uống nhiều như thế nào.

My Mom had never been told how much I needed to eat and drink.
Ở Cần Thơ, trong 3 tháng hè, tôi đã từ chối món điểm tâm mẹ tôi nấu hoặc gọi cho tôi chỉ vì một lý do đơn giản là tôi đã từng quen chẳng ăn sáng gì rồi.
In Can Tho, during 3 summer vacations, I refused to have breakfast she cooked or ordered for me due to a simple reason that I had been used to having nothing for breakfast.
Tôi không thể nào quên được cái tôi bún bò Duy Khải ở Bảo Lộc đã ngon như thế nào khi Tài Bột hay ai đó mời tôi.
I could never forget how delicious a bowl of noodle with beef at Duy Khai’s in Bao Loc was when Tai Bot or someone had invited me.
Tôi cũng không hỏi xin bà một khỏan tiền nhỏ nào vì bất cứ một thứ đơn giản nào như một vé xem phim, một cái áo thun hay bất cứ thứ gì khác.
I also neither asked her for any small amount for any simple things like a movie ticket or a T- shirt or anything.
Tôi chỉ ở trong nhà ôm đàn tập chơi nhạc classic.
I just stayed in practicing the classical music on my guitar.
Khi về nhà 6 lần trong 3 năm học, chúng tôi đã chọn đi xe bus từ Đà Lạt cho nên khi xe dừng tại Định Quán ăn trưa, chúng tôi chỉ ăn chuối trong khi họ đang ăn cơm.

When we went back home- 6 times in 3 years, we chose to catch buses from Dalat so when they stopped by Dinh Quan for lunch, we ate just bananas while they were having rice.

Và rồi chúng tôi có thể đến nhà vào lúc thành phố lên đèn làm cho chuyến về của chúng tôi thêm dể thương và ấn tượng.
And then we could reach home at about the time the town of Can Tho was lighting- making our homecoming more impressive and lovely.
Một lần vào năm 1973, khi tôi vừa về đến nhà, tôi được một người lối xóm vui vẻ đón chào và ngay khi bà ấy hỏi tôi xem ba tôi có gửi tiền cho tôi không, mẹ tôi la lên quở trách để bộc lộ cơn tức giận.
Once, in 1973, by the time I was just home, I was gladly welcome and as soon as a neighbor asked me if my Dad had been sending me money, she cried out and blamed him loud to show her anger.
Tôi nhanh chân bước vào phòng tắm để rửa mặt và để che giấu nhiều giọt nước mắt như tôi chưa hề khóc trước đấy.
I quickly stepped in the bathroom to wash my face and hide a lot of tear drops on my face as I had never done it before.
Đêm đó tôi đã ước phải chi tôi trở lại ngay Bảo Lộc hay chết đi cho xong và lần nghỉ tết năm đó đã trở nên vô nghĩa đối với tôi.
That night I wished I would go back to Bao Loc or die immediately and that spring break became meaningless to me.
Tôi nằm lì trên giường thở dài hoặc đàn những bài hát buồn. Nếu không có cây đàn, tôi rất có thể đã bỏ nhà đi.
I kept lying in bed sighing or playing very sad songs on my guitar. If it had not been for my guitar, I would have run out of home.
Điều đó có thể giúp người ta hiểu tại sao tôi chỉ chơi những bài hát tình cảm buồn.
That could help people understand why I just played sad emotional songs.
Với tôi có vẻ như chỉ có cây đàn guitar và Bảo Lộc mới có thể hiểu tôi đã cảm thấy thế nào đang nghĩ gì và  đau đớn thế nào tôi tự đang nhận ra tương lai của chính tôi.
It seemed to me just my guitar and Bao Loc could have understood how I felt what I was thinking and how hurt I myself was considering my own future.

Một buổi sáng, một người lối xóm uống cà phê tại quán của mẹ tôi lịch sự mời tôi một điếu thuốc.

One morning, one of my neighbors having coffee at my Mom’s small coffee stand invited me a coffee and a cigarette as a matter of courtesy.
Nghe tôi từ chối, mẹ tôi hảnh diện nói, “Con tôi chưa hề đụng tới một điếu thuốc hay một ly cà phê.”
Hearing me saying my refusal, my Mom proudly said, “My son never touches a cigarette nor a cup of coffee.”
Thực sự, bà biết tôi đã từng. tôi đánh cược bất cứ người mẹ cũng đang cảm thấy như bà vậy.
Actually, she knew I had though. I bet any mother would be feeling the same way.

Ba năm học trải qua khá êm ái và đến kỳ thi vào đại học, lần khó nhất với bất cứ gả nam sinh trung học nào năm ấy 1974.

The three years passed by rather smoothly and there came the entrance exam- the toughest for any school boys that year in 1974.
Hỏng kỳ thi hổng chừng đồng nghĩa với việc đi lính và có thể vong mạng chóng hay chầy gì.
Failing the exam would also mean joining the army and probably dying soon later.
Thế nên kết quả tốt nhất là thi đậu. Tôi đã học 20 giờ một ngày từ ngày tôi trở về cho đến ngày đi thi.
So the best result ever was a pass. I studied 20 hours a day since the day I came back to the exam day.
Bất thình lình, chúng tôi có hai người khách. Tài Bột và mẹ nó đến từ Biên Hòa không phải vì một cuộc thăm viếng. Mẹ của hắn chậm rải giải thích tại sao bà đến với thằng con cưng ấy.
Suddenly we had a couple of visitors. Tai Bot with his Mom came from Bien Hoa not for a simple visit. His Mom slowly explained why she had come with her beloved son.
“Bà chị ạ, anh con trai nhà tôi đề nghị tôi đến đây để hỏi xin chị vui lòng cho cháu ở chung với con chị để hắn có thể siêng năng như anh ấy và học hỏi từ anh ta nhiều để cả hai anh cùng thi đậu chị ạ.” bà lịch sự nói với mẹ tôi.

“Dear, My sister! My son suggests that I come here to ask you if you could be pleased enough to let him stay with yours so mine could be as studious as him and would learn from him as much as they both wish to pass the exam.” politely she said.


Chưa ai từng trước đó thấy mẹ tôi cười hạnh phúc như thế và lộ ra vẻ hảnh diện như lúc ấy.

Nobody had never seen my Mom smile happily and appear so proud as she did at that very moment.
“À chúng tôi không có nhiều nhưng hai mẹ con chị được hoan nghênh ở đây với chúng tôi và thằng con nhà chị có thể học hỏi gì từ thằng con tôi bất cứ gì nó biết, bất cứ điều gì tôi dạy nó.” điềm tỉnh mẹ tôi nói với bà ta. 
“Well, we don’t have much but you’re welcome to share what we have and your son is able to get or to learn from mine whatever he has known and whatever I have taught him.” calmly she talked to the woman.

Họ dường như  là hai người đàn bà hạnh phúc nhất trên đời này vì họ có hai đứa con tốt nhất như những người khác.

They both seemed to be ones of the happiest women in the world because they had two best sons among some of others’.
Đêm đó họ trò chuyện về nhiều điều nhưng chánh yếu là về chúng tôi.
That night they talked about a lot of things but mainly about us.
Tôi đóan là mẹ tôi hổng chừng nói rằng,
“Thành con tôi là đứa tốt nhất mọi bà mẹ ước ao có được. Tôi hạnh phúc sinh ra nó.”  Con đóan đúng không mẹ?
I guessed my Mom may have said:” My son-Thanh- is the best every mother wishes to have. I am happy to give birth to him.” am I correct, Mom?
Nhưng con thi đậu. Hắn thì không. Mẹ hảnh diện vui mừng vì con phải không mẹ.
But I passed the exam. He did not. You felt happy and proud of me, didn’t you, Mom?

                                        HCMC Apr 30, 09
                                        Luong Ngoc Thanh
                                       ( Thanh Xi- T.L 74)

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

CẦN THƠ- CUỘC THĂM VIẾNG KHÔNG ĐƯỢC PHÉP

              

    Đâu phải ai cũng được phép thăm mẹ tôi và cũng không phải ai cũng được phép làm nhói đau trái tim tôi vốn đã lâu trước đó bị ung nhọt, âm ĩ rỉ máu.
     Hè năm đó, theo một bạn học cùng phòng xuống Cần Thơ để thăm người anh họ, nàng có dịp riêng tư hưởng những ngày hè ở miệt sông nước Hậu Giang trong lúc tôi lên đường đi lên Bảo Lộc tá túc 3 tuần trong cái lò nem “Bà Chánh”, gia đình của một thằng bạn học cũ. Vì có ít thời giờ rỗi rãi, trong khi cô bạn ấy, Hương, phải lo toan ít việc cho ông anh, thầy Hòang, đang dạy tại NLS Cần Thơ, nàng tự nghĩ đến việc thăm gia đình tôi, 12/5 Lê Lai Cần Thơ. Dẫu cho yêu tôi rất nhiều, nàng biết rất ít về cái gia đình nơi mà tôi xem như một mái nhà sắp xụp đổ trong khi tôi chẳng có thể làm gì để giúp mẹ tôi cả.
    Sau 3 năm học ở Bảo Lộc về, tôi nhận ra mức độ rạn nức, lún lầy của căn nhà, mức độ trụy lạc của em tôi và nỗi thống khổ mà mẹ tôi từ lâu nay phải chịu đựng. Phải theo chồng đi kinh tế mới, chị tôi không giúp được bà mẹ người mà chị hết mực yêu thương như tôi. Tôi buộc lòng phải giấu nhẹm chuyện này với mọi người, kể cả với nàng. Tôi buộc lòng phải đem cái nỗi đau đớn khó diển tả đó đổ trúc ra ngoài sân bóng đá, đổ trúc nó vào những buổi tập ngòai mưa to, hoặc dưới cái nắng như lửa đốt. Tôi đem nỗi đau không diển tả được ấy đổ trúc vào những cú sút mạnh, những lần bay người hết cở để chụp quả bóng bất chấp hai cùi chỏ hay đầu gối rướm máu. Khi làm trọng tài, tôi thổi còi một cách rắn chắc để minh định cái lỗi đó của ai trong nhiều trận đá bóng. Tiếng còi nhắc nhở mọi người và chính tôi, đó là lỗi, stop.
    Cái đau trong tim tôi có lẻ chẳng thể nào đem sánh được với bất cứ thứ gì tôi đã và đang cố tìm cách khỏa lấp. Để có thể ngủ được, dầu đã mệt nhoài vì buổi trưa tập bóng cho đến lúc mọi người kéo nhau lên phòng học đèn sáng choang, tôi cố đem nỗi ray rức khó tả vào các đọan nhạc classic hàng đêm sau giờ ký túc xá tắt đèn. Tôi chơi đàn như một thằng gàn dỡ, khoe khoang, ngang tàng. Tôi đánh ra hết những bài tôi chơi được, nhớ được. Tôi vui khi biết có một số thính giả đang nghe tôi. Có kẻ leo đến dự khán. Có tay nhen nhúm lửa nấu một ít nước sôi để làm một phin cà phê mà tôi sẽ được mời một ngụm trước. Điếu thuốc đen trong những lúc ấy mới ngon làm sao. Có nhiều đêm tôi, tựa trán cây trên cần đàn, các ngón tay làm việc mải cho đến khi chúng và tôi mỏi nhừ mới thôi. Một đêm nọ, ngồi trong phòng ký túc xá, hướng cây đàn về phía cái tủ âm tường, tôi đánh ngón bài Lòng Mẹ hai ba lần và đã khiến năm đứa trong phòng, theo lời Lộc nhiều năm sau có dịp xuống Rạch Giá kể với tôi, đêm đó nhớ nhà đến mất ngủ.
   Để có thể thăng bằng một phần nào tôi thường lên Bảo Lộc. Để có thể vui sống 3 tuần nghỉ hè trên Bảo Lộc, tôi làm việc rất chăm chỉ như một tay thợ giỏi. Tôi đã sống rất ngoan hiền và nhận được nhiều lời khen ngợi.
   La Di, con gái út của má Chánh, thương mến tôi như anh ruột, đã ôm ngang bụng tôi, ngây ngô thật thà hỏi tôi rằng,
“Sao anh không ở trên này với nhà em? Anh học và ở đây cũng được vậy.”
Tôi vuốt tóc cô bé, nghẹn ngào không thốt nên được nửa lời.
  Một người bạn cùng phòng, Phan Văn Đon, hiện là phó giám đốc sở Nông Nghiệp Bình Phước, đã nhận xét,
“Đi Bảo Lộc về, thằng Thành Xì vui như tết. Vài hôm sau nó lại buồn như thể nhà đang có tang vậy.”
   Người yêu tôi, người đã nghe tôi tâm tình ngay khi tôi mới quen nàng, hỏi tôi thật ngây thơ,
“Sao anh không về với gia đình?”
Tôi chỉ biết im lặng khi mà trong lòng nỗi buồn chợt tăng lên hai lần.
Tôi im lặng đến mức không ai hiểu nỗi. Có một lần, mấy thằng cùng lớp, vào uống càphê khi thầy tôi ngồi một mình trong góc quán, đã phải lên tiếng,
“Ê, Thành Xì, nghe đồn mầy đang luyện“thiên linh cái” phải không mậy?”
Cứ yên lặng thản nhiên như không nghe thấy gì, tôi rít xâu vào một hơi thuốc lá như để ém nhẹm điều mà không có từ ngữ nào diển tả được.
   Khi tôi đi bên nàng những chiều, dù trên bầu trời còn chút vệt nắng đỏ cam, trong lòng tôi lại đen ngòm như cái tối của đêm 30. Tôi chưa có ý định nắm tay nàng khi nàng thổn thức muốn được tôi ôm vào lòng. Như một phản xạ, tôi chìu ý nàng một cách vô ý thức. May thay tôi còn nhận được cảm giác yêu thương trai gái và tôi đã làm nàng hài lòng. Mừng cho nàng thay, khi tôi đúng lúc ấy cũng cần có nàng để tôi truyền cho nàng một luồn điện rất mạnh, một hơi thở thật sâu, một niềm an ủi to lớn vì tôi được yêu và đang thể hiện tình yêu đó với nàng. Tôi ghì nàng chặt và đến nổi nàng không thể thở được. Nhiều lần nàng thì thầm với tôi,
“Em chỉ mong đến ngày em làm cho anh thật sự hạnh phúc. Em mong được sống bên anh.”
   Tôi chỉ tự nhủ,
“Làm sao em có thể làm anh hạnh phúc khi anh có rất nhiều nỗi đau vì biết mẹ anh khổ sở mà anh chẳng biết làm sao để có thể giúp được người.”
 Làm sao nàng sống được bên tôi trong khi tôi chỉ muốn sống bên mẹ tôi cái cách mà chỉ có tôi mới hiểu được. Làm sao nàng làm cho tôi được hạnh phúc khi mà nàng không nhận ra cái đau trong lòng tôi. Là con của một thầy giáo nghỉ hưu, người có 7 con, đang về quê làm ruộng, nàng không có một ưu phiền, một vấn đề nhỏ lớn nào trong gia đình trong khi tôi thì ngược hẳn lại.
    Mỗi chiều tối cuối tuần khi đi bên nhau, tôi thật sự muốn nàng giữ im lặng, hoặc gây cho tôi phải thốt ra những gì tôi cần nói, muốn nói hoặc cả hai cùng yên lặng cho đến lúc phải trở vào ký túc xá. Tôi muốn cho nàng hiểu sự khác biệt trong hai đứa tôi, sự mất mát thiếu thốn trong tôi và tôi cũng không cần che giấu cái ý định bỏ học, lên Bảo Lộc kiếm việc làm.
   Một lần, sau khi đi một vòng ngắn, nàng mời tôi uống cà phê tại một quán mới mở cửa. Khi tôi hỏi nàng uống gì, cô ấy mỉm cười với tôi và đáp rằng,
“Anh uống gì em uống thức ấy.”
Sau đó nàng thổ lộ với tôi là nàng sẽ làm bất cứ điều gì tôi muốn. Cô ấy đâu ngờ tôi đã đáp lại,
“Anh chỉ muốn em thật chắc chắn về những gì em đang nghĩ và đang làm.” 
     Tại phòng khách nhà tôi, tự giới thiệu là bạn thân của tôi, nàng được mẹ tôi tiếp đón niềm nở.
“Cháu có biết nó học hành như thế nào không?”
Nàng vui mừng trả lời ngay,
“Ảnh học giỏi và hoạt động thể thao rất hay trong trường nữa đó bác.”
Bà rơm rớm nước mắt khi nghe nàng kể về chuyện ăn uống,
“Thiếu thốn như vậy làm sao nó vừa học vừa chơi thể thao được hả cháu?”
Cô ta tỏ ra tự nhiên hơn,
“Ảnh có khi còn chụp“gôn” cho Công ty bột giặt Viso. Chắc ảnh có tiền lương hay gì gì đó bác.”
    Khi kể lại cho tôi nghe cuộc thăm viếng ấy, nàng không ngờ tôi đã bật khóc như một đứa trẻ. Nàng đã bị tôi quát mắng và tôi tuyên bố rằng tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho nàng.
     Tôi đã không thể thốt thành lời cái câu hỏi này,
     “Em có biết rằng anh đã tự hứa gì trong lòng không hả?”
Nhiều năm sau đó, gặp lại nhau, vì nàng cứ vặn hỏi, tôi mới thổ lộ,
      “Đến khi nào thành đạt, ta mới được phép trở về nhà.”

                                                             Rạch Giá, Ngày 22- 11- 2012
                                                                                      Thành Xì
  

KIÊN GIANG- GIẢI BÓNG ĐÁ B- 1981

                    

Một trong những điều tôi không hề nghĩ đến là việc tôi vào đội tuyển Kiên Giang năm 1981 và một trong những điều bất ngờ của giải đấu năm đó là Kiên Giang đã không phải là nhà vô địch.
Đội chúng tôi- Công Ty Vật Tư Tổng Hợp- vô địch tỉnh làm nòng cốt và đội thứ nhì- Xí Nghiệp Ô Tô đóng góp 3 cầu thủ. Nhờ uy tín cá nhân của ông bầu, Chú 6 Ân, Huỳnh Hùng- đội Bưu Điện Thành Phố và Minh Trường- Quận 6 T.P đã về đầu quân. Điều khiến cho nhiều khán giả ngưỡng mộ đội của chúng tôi là sự có mặt của một ngôi sao thời bấy giờ: Mười Nín- tiền vệ tài năng của đội Cảng Sài Gòn- như là huấn luyện viên. Đó là lần đầu tiên Kiên Giang chơi trong một mùa bóng đá rất ấn tượng ở phần đầu giải B toàn quốc- giải bóng đá hạng nhì bây giờ.
Nằm trong bảng 1, chúng ta đá một lượt để tranh vé lên hạng với: An Giang, Tỉnh Đội Đồng Tháp, Quân Khu 9,  Minh Hải và Vĩnh Long. Vì không có sân riêng cho nên chúng tôi ít có khán giả nhà. Trận đầu ra quân, Kiên Giang gây một tiếng nổ lớn sau khi hạ Minh Hải 5-1 trên sân Vĩnh Long. Ba vị tướng từ Sài Gòn lên xe đò trở về nhà khi mà một số cầu thủ “cưng” trong đội ung dung chạy Honda về Rạch Giá. Qua sân Sa Đéc- Đồng Tháp, chúng tôi thắng Vĩnh Long 1-0 không mấy khó khăn. Hồng Râu- đội X.N Ô Tô, bị chấn thương nhẹ và ra hiệu xin nghỉ ngay đầu hiệp hai. Tôi có dịp trổ tài. Huấn Luyện Viên rất lo vì tôi vào thay thế khi đội chịu một trái phạt gián tiếp ngay khu vực 16 mét 50. Mặt sân cát và kích thước nhỏ đã gây khó cho chúng tôi tuy nhiên khán giả Sa Đéc ủng hộ chúng tôi như đội nhà của họ vì chúng tôi đá nhẹ nhàng và “nhuyển nhừ”. Thiên hạ cứ đinh ninh rằng chúng tôi xuất thân từ đội Cảng trẻ.
     Cái trận đá với An Giang có khán giả đông nhất. Từ ba phía- sân bóng đá Quân Khu 9 có khán giả Cần Thơ, dân An Giang thuê 3 xe đò qua ủng hộ cái đội cưng yêu của họ và dân Kiên Giang cởi ngựa sắt HonDa qua xem trận thư hùng, được xem như trận chung kết sớm của giải. Chúng tôi ra sân với bộ độ nổi nhất trong 6 đội: áo thun tay dài màu vàng chanh, cùng màu vớ, quần đen có số màu vàng thêu rất sắc nét và trái bóng ngoại duy nhất trong của giải- hiệu “Mikasa”- made in Japan- rất hiếm hoi mắc mỏ thời bấy giờ. Tương phản nhau, họ mặc áo đỏ dài tay, quần trắng vớ đỏ sang trọng. Cặp tiền vệ của đối phương- Mi Sên và Mi Tư hai anh em ruột- như làm xiếc khu vực trung tuyến. Bên phía chúng ta, Huỳnh Hùng và Đẩu- đội trẻ quận 6- mới về Rạch Giá- cũng như hai anh em. Phi Hùng, thay vì đá góc trái, được chơi như một tiền vệ tự do. Anh Mười cho đội chơi ba tiền vệ để kềm bóng tốt hơn vì ta chỉ cầu hòa. Anh giải thích,
“An Giang chơi nhuyển toàn đội còn tụi mình mới ráp lại. Họ có sức bền toàn đội còn mình có mấy đứa không tập đều. Khán giả của họ quá dông. Sân QK 9 lớn và hôm nay gió nhiều. Có lẻ mình chỉ quen bóng hơn họ.”
Trong lúc nghỉ giửa hiệp, Đạt- trung phong- và tôi khởi động với sự háo hức được chơi trong hiệp hai. Chụp những quả đá vừa mạnh vừa xệch của Đạt, tôi nhận ra cái giá trị của mặt sân tốt và trái bóng ngoại. Đá hều với Kiên Giang, toàn thể đội An Giang như khán giả toàn tỉnh không hài lòng với kết quả này nhưng họ rất hài lòng vì cái cách chúng ta chơi với họ, đẹp, có kỹ thuật, có bài bản và có sự tiến bộ rỏ nét. Hai đội chơi một trận đẹp như kiểu của Barcelona với Real Madrid.
     Về Sân Quang Trung, trên đường lên cầu Cần Thơ bây giờ, cát khô nóng, tôi được giao trấn giữ khung thành ngay từ đầu. Đối thủ trận này là Tỉnh Đội Đồng Tháp, không có tiếng tăm gì, toàn bộ cầu thủ trẻ có tầm vóc hơi dưới trung bình. Ngay khi khởi động tôi đã hơi lo khi nhận ra cái “tuột chân” vì cát khô nóng và cái “hóc nóng của nắng tháng hè”. Anh Mười và 5-6 người bạn tôi cổ vũ hết mình làm tôi chơi hay hơn hẳn. Giửa hiệp hai, chúng tôi xuống trong khi họ chơi như mới vừa vào cuộc vậy. Bị dẩn trước 0- 2 trong hiệp đầu, Tỉnh đội Đồng Tháp cố gắng dành lại “những gì đã mất” trong khi phía Kiên Giang, nhất là tôi, hơi lo sợ “mất luôn những gì đã có”.
Huỳng Hùng- lớn tuổi nhất- 29- không còn giữ bóng trong chân được nữa. Hàng tiền vệ rời rạc. Hàng tiền đạo không hề giành bóng với hậu vệ đối phương. Tùng- Trung vệ thòng không còn theo kịp các đường chọc trung lộ bên cánh phải. Khi vừa có một quả chọc khe khác, và khi sân cát không giữ được vạch vôi khu vực 16 mét, tôi đã vọt ra khá kịp thời. Thay vì choài người chụp, hay kiểu stacking- chùi bóng bằng hai chân, tôi đã phá bóng bằng chân phải. Vì chân trụ bị tuột trên cát, tôi đá hụt trái bóng và tiền đạo của họ xuống bóng, xút thành bàn, rút ngắn cách biệt tỷ số. Tôi phải cà nhắc ra sân và không bao lâu sau họ lập lại đường chuyền bóng cũ và cũng cầu thủ đó ghi bàn gở huề.  
    Trận cuối cùng, chúng tôi trở lại sân Sa Đéc để đá với Quân Khu 9- đội bóng “lót đường” trong bảng. Vì Hồng Râu viện lý do vợ sinh nên tôi phải mang găng vào khuôn gỗ khi mà cái đầu gối phải xưng vù. Với 2 trận thắng, 2 trận huề, chúng tôi đang có 8 điểm, tỷ lệ bàn thắng thua 7-3   trong khi kẻ cạnh tranh cái vé lên hạng- An Giang vừa được 10 điểm- 3 trận thắng, 1 trận huề, tỷ lệ thắng bàn thua 10- 2. Khi Kiên Giang chơi với đội “dưới cơ” thì An Giang chơi với đội đang đội sổ- Minh Hải. Nếu cả hai đội, có tên cuối là GIANG, toàn thắng, thì đội bóng đang hơn điểm cũng sẽ tiếp tục hơn 2 điểm nữa. Nếu Minh Hải làm được điều thần kỳ- hạ An Giang, hoặc An Giang bị họ cầm hòa có tỷ số, thì chúng tôi phải thắng khá đậm để có thể đút vào túi chiếc vé lên hạng. Nhưng thực tế thì ngược lại. Thắng đậm Minh Hải 4-0, tăng số điểm thành 13, tỷ lệ bàn thắng thua 14-2,  đội An Giang vô địch. Chúng tôi huề với QK 9, 1-1 và kết thúc giải với  9 điểm, tỷ lệ 8- 4. Đội Kiên Giang năm ấy đã tan rả và ít có ai còn chớ giải đấu năm đó nữa.
    Thất bại trong một mùa giải không phải là chuyện lớn nhưng với tôi từ một tiền đạo của đội lớp 12 TL cho đến thủ môn của đội tuyển tỉnh .
                                                                Rạch Giá, Feb12-2012
                                                                  Lương Ngọc Thành
     
    
     

HƯƠNG Ù

                                                    

Hương Ù không phải là bí danh của bất cứ cô gái nào mặc áo dài nâu học Nông Lâm Súc, nhưng người có biệt danh này đã giúp rất nhiều “chàng mặc áo sơ mi màu nâu” trong lúc nàng làm việc trong quán cơm Thiện niên học 73-74 và Hương Ù là người dành cho tôi nhiều tình cảm, người làm thơ tặng cho tôi nhiều hơn cả.
     Khi tôi chính thức ghi tên vào “cuốn sỗ cơm”- dầy 200 trang-, Hương Ù phải viết tên tôi vào trang cuối cùng. Có khoảng một trăm học trò ăn cơm tháng ở đây. Bác Thiện, theo lời giới thiệu của một thầy giáo trong trường, đã quyết định lên đây nuôi học sinh của trường này và bác cũng đã thuyết phục được Hương Ù- cô cháu họ- từ Huế vào để phụ bác một tay. Buổi trưa nào cũng đầy ắp học trò trong quán. Tụi thằng Hải Dồi, Trí Ngố- Công Thôn khóa 2, tụi Thắng Cọ, Trọng Thỏ lớp tôi rất thân với bác Thiện. Nhóm học trò nào, gốc tích nào cũng yêu quý cách bác cư xử, cũng khoái cái đĩa thức ăn bác nấu. Nhiều thằng dành nhau bưng cơm, ghi tên những ai đóng tiền rồi dành nhau giữ tiền, dành làm bồi bàn mỗi khi có xe khách Sài Gòn vô tình ghé vào quán. Đa số xem đây như là nhà. Tôi cũng có cảm giác đó nhưng mỗi chiều tối, vì là người ăn sau cùng, tôi vô tình trở thành một thực khách đặc biệt.
     Nghe ai đó bảo rằng gia vị không tốt cho việc tiêu hóa và giấc ngủ buổi tối hôm đó , tôi xin bác Thiện đừng bỏ tiêu, ớt hay rau thơm gì vào thức ăn cho tôi cả. Bác Thiện chỉ dặn dò Hương hai lần và Hương Ù này không bao giờ quên. Tôi chỉ một lần xin nàng một miếng chanh nhỏ để vắt lên đĩa cá kho hơi có mùi và rồi từ đó ngày nào trên mâm thức ăn nàng mang ra cũng có một miếng chanh vừa mới được cắt. Khi tôi vừa múc vơi cơm trong tô, Hương, như chờ từ sẳn trong quầy, mang thêm cho tôi một tô cơm còn nóng. Tôi cố tình ăn trể nhất vì tôi cố tình ở lì lại trong lớp để học bài cho đến lúc tối mịt. Nhưng tôi vô tình nhận được nhiều sự ưu ái từ bác Thiện, Hương Ù và cả cái Xuân- dân miền tây vào phụ việc. Cả ba người phụ nữ ấy tiếp tôi như một người rất thân thích trong gia đình. Có lần khi Thắng Cọ xin bác Thiện nấu cho một tháng đồ chay, nó rủ tôi ăn chung cho vui. Hương Ù là người tình nguyện đi chợ nấu chay như là một cách chăm sóc riêng cho tôi. Sau một tháng ăn rất ngon ấy, tôi có vẻ khỏe hơn và Hương Ù có vẻ thân thích với tôi hơn. Khi tôi bị một chàng sinh viên trá hình -trốn quân dịch lên đó- chia phần ăn của tôi, Hương Ù liên tiếp nhắc bác Thiện cản ngăn tôi lại vì nàng biết khoản tiền tôi nhận được từ gia đình rất hạn chế.
      Buổi chiều nào tôi cũng được Hương Ù dành bưng cơm ra cho tôi. Con bé Xuân- rất thiệt thà- có lần nói nhỏ vào tai tôi,
“Chị Hương ngày nào cũng chờ anh ra ăn cơm hết á. Anh mà bỏ bửa cơm nào, chỉ ấy ấy không thể ngủ được tối đó chứ không phải chuyện chơi đâu nghen anh.”
May thay tôi chưa hề bỏ bửa cơm nào, dẩu cho trời mưa dầm hay có giông tố.
Thằng Sáu Lèo- ở trọ ngay phía sau quán Thiện- cũng thắc mắc,
“Ê mậy, tao thấy chỉ có mình Hương Ù bưng cơm cho mấy ăn thôi đó nghen.”
Giải thích cho mấy thằng đang ngồi “tán nai tán hươu” trước khi có độ bida hay chầu cà phê với ai đó hoặc chỉ để “nhớ nhà châm điếu thuốc…”, bác Thiện có lần nói,
“Ít có ai được như anh Thành- người cố gắng học. Bác mong anh ấy ăn nhiều, thật khỏe để học thật giỏi. Thằng Thiện con nhà bác thì không ăn được. Hắn gấy còm như anh chàng hút xì ke vậy đó.”
     Tôn Nữ thị Hương rất ít nói và nói rất nhỏ. Giọng Huế đặc của nàng rất ít có người hiểu thấu. Dù nàng trông hơi mập đấy, tôi cho rằng dáng đi của Hương rất đẹp. Tình cảm của nàng rất ít được biểu lộ. Hương bao giờ cũng chào tôi rất nhỏ nhẹ, nhìn tôi rất kín đáo. Mỗi khi tôi đóng tiền cơm, nàng viết tên tôi rất cẩn thận. Những ngón tay búp măng của Hương rất xứng đáng được thằng Khuê Bầu vẽ đưa lên bích báo trường. Hương luôn luôn mặc áo bà ba quần Xa-tanh đen bóng rất đặc trưng và rất đáng được làm một hình ảnh trong “trang phục Việt Nam”. Đôi mắt rất nhỏ của Hương cũng rất đặc trưng kiểu người Nhật. Học xong đệ nhất cấp, vì gia đình nghèo, bố mẹ Hương định cho Hương vào SàiGòn tìm việc làm. Nhận lời mời của bác Thiện, từ Sài Gòn Hương lên thẳng đây ngay ngày hôm sau. Hương chưa hề đi đâu với ai ngoài đoạn từ quán đến chợ giống như tôi từ nhà trọ đến trường. Hai đứa tôi có một điều rất chung- một tâm trạng khó có ngôn từ để diển tả, khó có người để giải bày. Tôi cho rằng Hương chắc cũng có một hoàn cảnh giống tôi- gia đình không hạnh phúc. Từ ngày ba tôi ghé lại quán để gọi là thăm tôi, tôi buồn đi thấy rỏ và Hương cũng lộ ra vẻ quan ngại hơn cho tôi thấy rỏ ràng.
     Có một lần tôi bị cảm lạnh nặng đến nỗi tôi phải nằm vùi trên cái sàn gỗ dài của nhà trọ của tụi thằng Hiển Cận. Bác Thiện và Hương Ù đã nấu và mang cháo cho tôi. Hương Ù đã đắp khăn ấm trên trán tôi và có lẻ nàng đã nhận ra giọt nước mắt vừa được tôi quẹt vội vàng khi hay tin có người đến thăm. Bác biếu tôi hết số vitamin đã mua trước cho cậu con trai ốm yếu đang ở với chị lớn ở Sài Gòn. Hương Ù đã dùng tiền lương để mua cho tôi 2 hộp sữa và một chục cam ngon mọng nước. Cơn bệnh của tôi làm cho Hương hoang mang. Nàng hốt hoảng vì sợ tôi vắng mặt nhiều ngày và mất nhiều bài vỡ. Hương đã hỏi tôi xem tôi có cần nàng giúp viết lại bài học giùm không. Vì sợ làm mẹ tôi lo, tôi tuyệt nhiên không dám viết thư cho mẹ tôi về chuyện này cho đến tận bây giờ  
      Tôi chưa nghe một tí gì về Hương trong khi mà tụi học sinh “già hàm lẻo mép” ở đây không chừa bất cứ một “tin vịt”, một “động dao, động thớt” của bất cứ cặp nào ở trong cái trường rộng lớn như thế đó.
“K’Duang mới vừa khóc xưng mắt.” một tay tên tiếng.
“Thằng T.T vừa đá đít đó thôi.” một giọng ai đó đối đáp ngay.
“Liên tóc đỏ mới đến thăm nhà thằng Thịnh tóc Xù đó tụi mầy.” có ai đó thốt lên.
Còn có loại tin tức như thế này nữa chứ,
“Nghe nói con Thủy Xe Xua vừa dọn nhà ở chung với nhóm con Hạnh Cà Chua.”
Hằng bửa cơm tôi phải nghe các mẫu tin kiểu như thế. Tôi có thấy tụi Hùng Tẩu, Sơn Ba Trợn, Thuyết Sa Tăng chọc ghẹo Hương Ù một đôi lần nhưng chưa hề có thằng nào được Hương hỏi đáp nhỏ nhẹ như cách nàng hỏi thăm tôi.
“Chừng nào anh về quê, hỉ?” có lần Hương thắc mắc.
“Anh muốn thi vào trường “mô tề?” Nàng hỏi khi tôi bàn về chuyện học.
“Bửa nay anh “mần răng” mà ăn ít vậy?’ Hương Ù lo lắng khi tôi ăn chậm chạp.
     Cuối tháng tư năm học đó, nhóm chúng tôi đã bài hát trong đêm văn nghệ ra trường. Bài “Mảnh bằng” nhận được một tràng vỗ tay dài kỷ lục và chúng tôi được bác Thiện đải cho một nồi chè thưng to cũng kỷ lục. Và Hương Ù đã phá kỷ lục- lần đầu tiên đi ra ngoài vào buổi tối. Cười híp mắt, đỏ mặt tía tai, vân vê các ngón tay thật đáng yêu, Hương Ù hỏi tôi,
“Ai tập cho anh nói giọng Huế giống “như rựa”?”
Tôi bất ngờ đáp ngay với một chút trêu chọc nàng,
“Thì Hương tập cho anh đó chứ ai. Bửa “ni” anh nói giống quá “hỉ”.”
Mọi người phá ra cười thật vui và bác Thiện thật hả hê,
“Anh Thành ăn cho hết nồi chè “hỉ”? Hương nấu đải anh đó?”
Tôi tận dụng một từ rất Huế để phúc đáp cho ra lễ nghĩa,
“Bác nói vậy làm con “ốt dột”- mắc cở- lắm. Ăn “mần răng” cho hết đây Bác?”
Có đứa nào đó pha trò,
“Thành Xì ơi! Mày tìm vài cái bịch để mang về cho thằng Hậu Bào nghen?”
     Đời học sinh thật ngắn nhưng những gì nó lưu lại trong tâm trí của ta thì thật dài, dài vô tận. Tôi có khi mơ được nhỏ trở lại. Tôi khao khát được đi học lại, được có những giây phút đẹp hơn nữa trong đời và được tạo ra những thành tựu cao hơn nữa để dâng tặng mẹ tôi. Bảo Lộc đã nuôi dưỡng, đã hun đúc đạo tạo ra tôi. Đất trời ở đó đã bao bọc đã dung chứa cái khao khát báo hiếu, cái mơ ước được thành một thằng con ngoan, trò giỏi của tôi. Những củ khoai luộc nóng hổi, những bửa cơm của quán Thiện do bác Thiện nấu do Hương Ù bưng đến bàn, những ly sữa nóng được Thi Lùn nài nĩ cho vào vài giọt cà phê, những tô bún bò Duy Khải do thằng Tài Bột đải, những đĩa bánh bèo bà O do tụi Trọng Cọp thắng độ bida và chầu cà phê sữa tại quán Ngàn Năm Mây Bay do chị Hoa Tẩu trả tiền hay những chiếc nem chua của Má Chánh tặng như còn y nguyên trong đầu tôi.
     Mọi thứ giúp tạo ra tôi, một Thành Xì bằng xương bằng thịt. Mọi thứ giúp tôi có được những ký ức thật đẹp- đẹp đến nỗi nhiếu học trò khác trên đời này thèm muốn. Người nào ở Bảo Lộc cũng quý mến, cũng giúp tôi như thể tôi là người thân của họ. Bác Thiện, Ông bà Bảng, Bố Nhất, Bố Uyên và Bố HIển đáng làm những bậc phụ huynh tôi tôn sùng. Bích Vân, Hương Ù, cô học trò nhỏ của tôi, Hồng Hạnh, cái Xuân, cái Hậu hay bất cứ người phụ nữ nào ở đấy cũng đáng được tôi nhớ nhung. Hình ảnh của họ đáng được tôi cho vào tâm khảm.
     Trước khi tôi đến chia tay bác Thiện, Hương Ù đã trao tôi một tập thư nàng đã âm thầm nhiều tháng viết ra và cất giấu kỹ lưỡng. Trong những bài thư nàng viết nắn nót bằng mực tím, tôi thích và nhớ nhất hai câu,
                       “Bao lâu em được sống bên chàng.
                  Là bao nhung nhớ có ai màng hay chăng?”

                “Tôi muốn riêng tặng Hương Ù truyện này với một lời nhắn nhỏ:
                            “Có, rất nhiều Hương Ù ơi!”
                                                                                                       Rạch Giá Jul 5, 2011  

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

HAI NHẤT

                                             

Chỉ chuyên làm nghề tuốt lúa ở Bình Minh- Vĩnh Long, chỉ có cái thú vui chơi bóng đá và chỉ vì chung trong chuyến vượt biên rồi cùng ở trong trại Cây Gừa với nhóm bạn của tôi thôi, Hai Nhất thành một người bạn thân của tôi một cách đơn giản, nhanh chóng như cái cách chúng tôi chơi với nhau, suy nghĩ về nhau.
   Tôi gặp Hai Nhất trong một chuyến về thăm thằng bạn tôi Sáu Hậu- Cái Vồn, Bình Minh. Buổi xế chiều hôm ấy, dù đã không có hẹn và chuẩn bị trước, tôi được dịp chơi bóng chung với đội ấp của nó. Cách tôi khởi động, cái áo tôi mặt, đôi giày tôi mang, mọi thứ tôi có là một thứ nam châm cuốn hút tất cả sự chú ý, thán phục và mến mộ của mọi thanh niên ở đó. Sau trận đá bóng đó là một bửa nhậu với những món mồi miệt vườn không có ở đâu có- ốc bu mới bắt lên- chuối chát và cơm mẻ. Tôi thích cái cách những chàng nông dân trẻ đó ăn nói, sống, làm việc, đá banh và nhậu nhất là trong đó có bạn tôi và Hai Nhất. Cây đàn guitar bám bụi bậm của thằng Hậu đang treo trên vách là nhà sau, được tôi lau chùi, lên giây đàn và tôi đã biến nó thành một thứ làm rung động, phấn khởi mọi người. Tôi đàn hát vài bài. Bài ca: Người yêu tôi bệnh- Nguyễn Đức Quang- đã khiến cho cả bàn nhậu ngồi yên lặng để thưởng thức và vài tay thanh niên kể cả tôi đã ứa lệ. Tôi nhắc lại 2 câu kết mà Long Kh’mer và tôi luôn hát bè mỗi khi tôi cầm cây đàn lên.
”Giờ còn có nhau, giúp nhau cho thật nhiều.
Ngày nào mất nhau, giúp nhau chẳng được đâu.”
Tôi đã mang đến cho nhóm người chất phát, mộc mạc, ít học ấy một niềm hạnh phúc điều mà nhiều kẻ cao sang, quyền thế và giàu có không thể làm được hay không thèm nghĩ tới bao giờ. Khi chia tay nhau, Sáu Hậu, đặt tay trên vai tôi,
“Rảnh về đây chơi nữa nghen. Tụi tao sẽ nhắc mày hoài đó cho coi.”
Hai Nhất thì ăn nói đơn sơ hơn nhiều,
“Ê Thành Xì, mày chơi “im quá” mậy.
“Gảnh gảnh” thì “dìa” đây chơi. Anh em tụi tao lo tiền xe tiền cộ cho nghen.”
   Trước khi xuống Rạch Giá dự đám cưới tôi, 11-3- 1994, Hùng Sùi dắt 5 thằng “dân phòng” của phường 1 Đà Lạt ghé vào chơi với Sáu Hậu. Cùng hội cùng thuyền, nhất là để phụ với Sáu Hậu, Hai Nhất một lòng một dạ chơi cho đám thanh niên Đà Lạt biết tay. Để cho những tay chơi trẻ từ Đà Lạt xuống biết thế nào là miệt vườn sông rạch, Hùng Sùi ra lệnh cho mấy thẳng đệ tử chơi xả láng. Hai Nhất cho chặt mấy quầy dừa, tát đìa, dở hủ mắm cá trèn. Hai Nhất mượn một chiếc xuồng tốt cho mấy thằng thanh niên trắng trẻo đó tập chèo ở khúc rạch trước nhà nó. Và Hai Nhất mang tất cả cái gì hắn có ra để đải 6 vị khách đến từ cao nguyên Lâm Viên, cái tên nghe rất xa lạ, cái nơi hắn chưa hề đặt chân tới. Hai Nhất đã để lại trong lòng họ một sự cảm mến, một ấn tượng xâu sắc.
   Có lần tôi về chơi vào buổi chiều tối. Để có một thứ mồi “độc” và “tươi sống”, hắn tổ chức bắt chuột đồng và tôi là khách mời theo để chứng kiến. Có mồi xong, về đến nhà lúc khỏang 10 giờ tối, tụi nó cùng nhau làm một tiệc nhậu với “Chuột đồng rô ti.”
Sáng hôm sau nó đưa tôi về nhà để giới thiệu với gia đình nó, ông bà già, vợ và 3 đứa con. Nhờ vậy tôi mới nhận ra sự vất vả của một người nông dân hơn tôi 2 tuổi đã làm để nuôi gia đình 7 người. Tôi tự rút ra được một bài học mà không phải ai cũng may mắn có được,
“Vất vả trong việc đèn sách liệu có hiệu quả và hạnh phúc hơn so với việc vất vả mưu sinh của kẻ ít được ngồi dưới ánh đèn đọc sách hay mài đủng quần trên ghế nhà trường.”
Tôi cũng chợt nhớ ra cái phương châm của Nông Lâm Súc ,
“Học để làm. Làm để học. Tạo tiền để sống. Sống để phụng sự.”
   Hai Nhất nài tôi ăn cơm trưa với các món thức ăn dân dã vợ hắn vừa mới nấu xong. Đối với một sinh viên, sống tập thể, ăn cơm bếp tập thể với mức 19,50 đồng một tháng, bửa cơm đạm bạc đó xứng đáng là một bửa tiệc thịnh soạn. Hai Nhất vui ra mặt vì đã mời được tôi- một tay sinh viên quèn- về nhà ăn một bửa cơm như thể ai đó đã vinh dự mời được thượng khách. Hai Nhất khoe với cả nhà rằng tôi còn đang học ở “chên” Sài Gòn.
  Sau khi bị tai nạn nghề nghiệp, chỉ còn có một con mắt, ông bạn nông dân của tôi đã sáng suốt quyết định bán hết ruộng vườn để làm được một thay đổi lớn cho cả nhà. Hắn cầm cố, vay hỏi bất cứ ai có thể được để đưa thằng con trưởng nam qua làm lao công bên Hàn Quốc. Thằng con trở về với một ít tiền cho cha. Hắn thuyết phục thằng trưởng nam ấy qua Nhật làm vài năm nữa. Về phần mình, hắn tậu một miếng đất bên quốc lộ và sau đó xây một dảy nhà trọ để làm nồi cơm cho cả nhà. Máu nông dân vẫn còn nhiều trong người, nó chừa một thửa đất để trồng rau thơm, trồng bí trồng cà. Nó đào một ao nhỏ để thả ít cá tai tượng. Nó có chuồng nhỏ nuôi vài con gà. Nó tự nấu rượu gạo cao chử rất ngon để dành đải khách. Hơn tất cả, nó còn có một cây đờn vọng cổ và ngón đờn của nó nghe cũng “im” lắm.
   Được tôi luôn luôn xem như là một người bạn tốt, một người đàn ông đích thực và là một tấm gương cho tôi và nhiều người khác. Trên đường từ Sài Gòn về Rạch Giá nghỉ tết năm 2008, tôi dừng chiếc Vespa cũ để thăm cái cơ ngơi mới của nó- nhà trọ- Thanh Trúc gần cầu Cái Mơn, lúc 10 giờ tối ngày 24 tháng chạp. Hắn bày ra những thức ăn, đồ nhậu như thể tôi là một khách Việt Kiều mới về. Nó ngồi với tôi đến nữa đêm, kể lể tâm tình, hỏi ý kiến tôi về chuyện này, hỏi tôi những điều nó không rỏ. Tôi ôn tồn hỏi nó,
 “Mọi chuyện trong gia đình êm xuôi rồi phải không?”
Cụng ly, uống cạn với tôi xong, nó trả lời,
“Coi như “ im” “gồi” đó.”
 Gắp mồi cho tôi, nó hỏi lại,
“Mày ở “chển” dạy Anh Văn có “im” hông?”
Không chờ tôi trả lời, nó tự động tuyên bố,
“Có gì không ổn thì “dìa” đây ở với tao. Có mắm ăn mắm, có muối ăn muối.”
    So với Hai Nhất, tôi đôi khi thiếu mắm thiếu muối để ăn. Ôi biết sao được khi tôi đang trong cái thời buổi mà “Nhất sỹ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sỹ.” Thua nó vì tôi không có sẳn những thứ để đải bạn hiền, những thứ để cho một thằng bạn thưởng thức trong một chuyến ghé thăm bất ngờ và nhất là tôi không có một sự bình ổn yên tâm như nó đang có.
    Đôi lúc tôi mong được như nó.
                                                                          Rạch Giá Ngày 22- 5- 2012
                                                                                Thành Xì- TL 71


MỘT GIẤC CHIÊM BAO

                                

Nàng rón rén ngồi xuống bên tôi, trên thảm cỏ xanh mềm mại dịu mát, khi tôi vừa chợt bừng tỉnh. Vạt áo dài màu nâu bay lên như một đám mây xám báo hiệu một cơn mưa lạnh nhẹ nhàng. Tôi chợt ngồi bật lên dang hai tay như cố ôm ghì lấy nàng, người thiếu nữ tôi yêu âm thầm, người mà tôi trước đó chưa hề dám mơ đến việc nắm lấy bàn tay.
    Nhỏen miệng cười mỉm chi phân nữa với tôi, phân nữa kia có lẻ với hoa lá, mặt bừng đỏ như một trái đào vừa chín, nàng vùng vằng đẩy tôi ra,
“Bao nhiêu người đang nhìn mình kìa, Thành.”
Như một tên tội đồ trẻ tuổi ngông cuồng sắp bị hành hình, nhìn nàng đắm đuối, tôi thống thiết van xin,
“Cho phép Thành nhé.”
Nàng vùng vằng, nghiêm mặt và như muốn quở phạt tôi,
“Giận cho mà xem. Ai mà dám làm vậy bao giờ. Sắp đến giờ học rồi. Dậy đi chứ. Nào, đưa tay đây.”
Tôi bắt chước,
“Giận cho mà xem. Không thèm đưa tay đâu.”
Người nàng bổng lung linh như sắp bốc thành hơi nước, mái tóc đen nhánh bay nhẹ lên hòa quyện vào mây nên tôi đã hỏang hốt kêu lên,
“B.V, đừng đi! chờ Thành với.”
Bầu trời rộng mênh mông trên không trung kia như không màng đến chúng tôi. Hai đứa tôi dần bay bổng lên, nhẹ nhàng như hai cánh chim lần đầu sát cánh bên nhau. Tôi lượn lại gần nàng hơn để hỏi,
“Em đang nhìn thấy gì đấy?”
Nàng e thẹn nói gì đó rất nhỏ. Tôi hỏi tiếp,
“Em đang ước mơ gì?”
Như được một sức đẩy mạnh mẻ, nàng lướt đến thật sát bên tôi,
“Đang mơ được trở thành một cánh chim luôn. Thế còn anh?”
    Có ai còn có thể khiến mẹ tôi vui được nữa không ngoài tôi ra. Mà ngoài việc tôi học giỏi, chẳng còn có điều gì tôi có thể làm được cho người nữa cả. Tôi đã tự tìm ra những việc gì đó để làm nếu không còn đi học được nữa. Tôi đã nhiều lần tự dặn lòng rằng,
“Ít nhất ta cũng làm cho mẹ hài lòng vì ta là đứa con ngoan,chưa một lần làm cho người nhíu mày khó chịu chứ không cần phải một học trò giỏi.”
    Suốt đời tôi nếu tôi không thể nào phụng dưỡng người được nữa, tôi cũng còn biết phải làm gì hơn. Đời tôi sẽ chẳng có một ý nghĩa gì nữa cả. Tôi sẽ chẳng thiết tha bất cứ thứ gì khác cả.
“Anh! Có nghe em hỏi không?”
Tôi lúng túng,
“Có... anh ... không biết sao nữa.”
   Tôi chợt nhận ra mẹ tôi đang ở đâu đó mong tôi đáp xuống, mong tôi sớm trở về nhà sau khi học xong. Như bất cứ con chim mẹ nào trên đời này, bà chỉ có một mơ ước- thấy con mình trở về tổ, bình yên.
“ B.V này, Anh cũng mong làm chim như em vậy nhưng anh muốn được sống chung với chim mẹ của anh cơ. Em có biết là anh yêu thương mẹ anh nhiều bao nhiêu không?”
Vừa nghe tôi nhắc nhở, nàng chớp mắt muốn khóc,
“Em cũng muốn về với mẹ. Em cũng sợ làm mẹ buồn.”
Tôi cũng vừa chợt ứa lệ,
“Em có muốn sống chung với mẹ không?”
Nàng ngỏanh mặt đi như muốn trách cứ tôi vì hỏi nàng câu hỏi vô duyên ấy,
“Ai mà không muốn thế chứ?”
Tôi cố gắng làm nàng hiểu tôi hơn,
“Mẹ anh chỉ có mỗi mình anh. Mẹ không thể sống hạnh phúc được nếu người vắng anh. Em có hiểu không?”
Nàng quay lại nhìn tôi tỏ vẻ cảm thông,
“Ai mà không hiểu thế?”
Chúng tôi bay nhẹ, lước trên các ngọn cây xanh rì. Chúng tôi nhìn thấy hàng cây Muồng lá nhỏ nở hoa vàng rực. Chúng tôi nhìn thấy những đồi trà xanh rì, những dảy đồi trà chập chùng đẹp mắt. Chúng tôi bổng hơi nặng nề đi khi  chúng tôi người mong chờ, có một nơi để quay về, có một chổ để ngụ lại suốt đời- tổ ấm của mẹ. Trời bổng mát dịu. Mây bổng bay thấp xuống ẩm ướt. Nàng lượn bay thật sát vào tôi như cần tôi hơn,
“Em thấy hơi lạnh.”
Tôi an ủi,
“Bay đi một tí nữa nhé.”
Nàng không nói gì nữa nhưng chớp mắt, liếc nhìn tôi,
“Tí là bao nhiêu?”
“Ai mà biết?”
Dang hai cánh rộng để giữ thăng bằng, nàng trách hờn tôi,
“Không biết sao lại rủ người ta?”
Tôi vội vả đập hai cánh để dừng nhanh lại,
“Anh e rằng ta không còn có dịp nào được bay lượn bên nhau thế này thôi.”
Nhẹ nhàng hơn bao giờ hết, nàng nói rất khẻ,
“Anh cứ về với mẹ anh đi. Em biết bà ở xa lắm và đang mong chờ anh về.”
Tôi thật sự muốn biến mất khi nghe nàng nói thế,
“Em giận anh phải không?”
“Em chỉ... chỉ hiểu rằng anh thương yêu mẹ hơn em...”
      Tia nắng quái át nào đó đã xuyên qua tán lá rọi lên mắt tôi khiến tôi chợt tỉnh giấc ngủ trưa. Cái mát dịu của bải cỏ như một tấm mệm êm như muốn ghì tôi lại. Nhận ra vài chiếc áo nâu đang hướng về các dảy phòng học, tôi bổng ngồi dậy. Dùng vạt tay áo sơ mi ngắn, thật vội vả, tôi dụi hai mắt hơi ươn ướt. Tôi nhìn chung quanh. Trưa nay nắng thật dịu êm. Chồng sách vở tôi vừa dùng gối đầu vẩn cứ nằm yên đó. Mọi thứ vẩn bình yên như thế đó. Lòng tôi trở nên thật thanh thản. Những ai yêu thương nhau thật lòng, yêu thương mẹ thật nhiều, chắc cũng phải ganh tị với hai chúng tôi mất thôi.
      Ai đâu mà biết tôi vừa có một giấc chiêm bao tuyệt vời ấy.
                                                 Rạch Giá Agu 17, 2012
                                                                    Thành Xì TL-71

MỘT LẦN NÓI DỐI.

                                  

     Từ bưu điện bước ra trong cái nắng sáng ấm áp của tháng ba, tôi thấy nao nao lạnh lẻo như thể tôi đang thui thủi về một mình trên đường vắng mùa rét mướt.
     Mẹ tôi chắc phải nhờ ai đó đọc ra cái nội dung bức điện với một số chữ được viết liền nhau khó hiểu mà tôi vừa gửi về khi mà bà có qúa nhiều việc, quá nhiều điều lo toan, quá nhiều khỏan chi tiêu, quá nhiều khách đến với bà ngày hôm đó- đám cưới của chị tôi. Một cơn giông bất ngờ vừa làm sập cái lều thật to vừa được giăng lên giữa sân nhà làm cho mẹ tôi thêm rối rắm. Ngoại tôi và người mợ vừa từ Sài Gòn xuống không làm gì hơn là loay hoay bên cái hàng ba vừa hẹp vừa cao. Mẹ tôi òa khóc,
“Trời ơi.”
Nhưng trời chẳng giúp được gì cho bà lúc đó cả. Nếu tôi, thằng con trai lớn trong nhà, có mặt lúc đó, chắc chắn tôi sẽ làm mẹ tôi ít khóc hơn hoặc tự tôi xoay xở để làm cho bà yên tâm ngay. Đám cưới của chị tôi đâu phải chỉ có mỗi cái chuyện cái lều to đó. Mẹ tôi chắc còn phải khóc to hơn khi bà nghĩ đến tôi, đến sự can thiệp, đở đần công việc, quán xuyến mà tôi từ lâu nay đã chứng tỏ, từ bửa tiệc chia tay tôi đã tự lo cho đến việc quét dọn lau chùi 2 cái trang thờ trên gác nhiều năm nay. Từ chuyện nấu ăn hằng ngày từ năm tôi 11 tuổi, cho đến việc tôi trùm mền chiếc Honda SS-67 sau khi tôi ngưng theo cái nhóm “đi xe gắn máy” để theo nhóm “nhóm chơi bóng rổ”. Từ việc tôi có làm chuồng gà để có điểm “thực hành nông trại” cho đến việc tôi dùng số tiền bán trứng để mua thức ăn khô về tự pha trộn để duy trì cái chuồng đó gần một năm sau. Từ việc tôi chỉ xin một lon gạo để đóng góp vào bửa cơm ngày mai trong những ngày tháng chúng tôi làm lúa, phải ngủ lại ban đêm để “lo việc đồng áng” tại trường NLS Cần Thơ cho đến việc tôi tự động theo nhóm “đi học trên Bảo Lộc.”. Từ việc tôi nhận đúng 5 ngàn đồng trong suốt đệ nhất lục cá nguyệt cho đến khi tôi về tết tôi đã không xin mẹ tôi một khỏang tiền nhỏ nào để đi ra ngoài hoặc tiêu xài. Mọi việc tôi đã làm là một bằng chứng sống động cái vai trò của tôi trong gia đình, chổ dựa, người phụ tá đắc lực của mẹ tôi trong những lúc bà gặp chuyện khó khăn.
   Tôi chưa hề làm cho ai phải khóc. Tôi rất sợ phải làm cho ai đó buồn. Tôi tôn trọng những tình cảm của bất cứ ai tôi tiếp xúc. Tôi nhớ hoài những khi Hồng Hạnh kể cho tôi nghe về chàng bạn trai hút thuốc Pall Mall của nàng. Tôi im lặng nuốt tọt vào lòngnhững lời than thở của cô giáo Thủy, hay của chị Hoa Trang. Tôi nhận ra gần hết cái khổ của mẹ tôi khi bà vừa kể cho tôi nghe về việc em tôi vừa gây ra hay một vụ cải cọ với ba tôi.
   Tôi mong sao mọi người có niềm vui, hạnh phúc. Tôi ước sao thế giới này không có sự tỵ hiềm, ganh ghét nhau. Trên đời này không còn có sự dối trá lừa gạt nhau và đời mẹ tôi không còn có bất nỗi khổ nào nữa cả. Vậy mà tôi đã quyết định không về dự đám cưới. Vậy mà tôi đã vừa gửi về nhà bức điện tín như thế này,
“Bận học quân sự học đường con không thể về được. Con chúc anh chị trăm năm hạnh phúc.”
Tôi đã nhẩn tâm nói dối mẹ tôi. Tôi đã làm một luật sư tự bào chửa cho cái tội lỗi tôi vừa gây ra. Tôi không phải học quân sự. Tôi có thể xin phép nghỉ học để về Cần Thơ vì có việc rất đáng. Nhưng tại sao tôi đã làm như vậy.
   Khỏang 24 giờ trên đường đi về và mất đi khỏang một phần tư khỏang tiền hàng tháng là một mất mát tôi cho rằng quá lớn. Đổi lại tôi làm được gì trong ít thời gian tôi có thể lưu lại tại nhà. Trong ngày ấy thế nào ba tôi cũng có mặt. Trong ngày ấy thế nào ba má tôi cũng có chuyện để gây gổ nhau. Trong ngày ấy, bên chồng của chị tôi thế nào cũng nghe ba tôi tố khổ mẹ tôi. Và trong cái ngày đặc biệt ấy của chị tôi, thế nào ba tôi cũng sẽ phải cho chị một số tiền khi chị tôi “lạy xuất giá” nhưng ông ấy lấy đi của chị tôi nhiều thứ khác mà tiền bạc không thể thay thế được. Ông ấy có thể chê bai điều này. Ông ấy cũng có thể xuyên tạc chuyện khác. Cái nhà lá tềnh tòang ông ấy đã để lại khi rời gia đình theo người vợ hai ra Quy Nhơn nay trông rất khác biệt. Căn nhà nhỏ, gác gỗ dài, hai phòng ngủ, bếp rộng, có hồ nước, trông ngăn nắp khá đẹp mắt ấy đã do chính tay mẹ tôi tạo nên. Cái gì ông ta nhìn thấy trước khi ra đi nay hòan tòan khác biệt. Má tôi nay có một nghề, dẫu cho đó chỉ là nghề lao công vất vả. Chị tôi đang làm cho ICCS- nay có chồng. Em tôi, thằng Tài, con út, đã bỏ học và hiện giờ thành một thằng du côn. Còn tôi ư? Thằng Tèo ốm yếu ngày xưa học tiểu học nay vừa trở thành một thằng học sinh lớp đệ tam ban Thủy Lâm ở cái trường có tiếng với một tướng mạo như một thanh niên đỉnh đạc. Tôi đang học ở cái nơi cách Cần Thơ gần 370 cây số. Trong giòng họ nội, có lẻ tôi là người duy nhất đang học trung học. Trong ngày ấy, lẻ ra phải có nhiều sự giúp đở từ phía nội tôi hay của chính ba tôi. Nhưng tôi đóan rằng chỉ có ba tôi về dự và chỉ có ba tôi là người khiến cho mẹ tôi khóc mà thôi.
   Tôi đã không về vì tôi không muốn nhìn thấy những chuyện tôi không muốn thấy. Tôi đã không về vì tôi không muốn nghe những chuyện tôi không nên nghe. Tôi đã không về vì tôi không muốn chính tôi phải khóc vì tủi hổ, vì thương mẹ, vì tội nghiệp cho chị tôi và vì mắc cở với bên chồng củc chị tôi từ Biên Hòa xuống. Tôi đã không về vì không muốn nỗi buồn âm thầm kéo dài nhiều ngày ấy làm ảnh hưởng đến việc học của tôi hàng ngày. Tôi đã không về vì tôi đã đề cao cái tôi một phần và vì để mọi người nhắc đến tôi, cái thằng con lớn chết tiệt đã vắng mặt trong cái ngày vui của gia đình ấy.
  Nếu tôi xin được hai điều ước, một tôi chỉ xin cho mẹ tôi luôn luôn hạnh phúc, mỉm cười nhất là trong cái ngày cưới ấy của chị tôi và điều thứ hai là mẹ tôi tha lỗi vì tôi đã nói dối.

                                                               Rạch Giá 20- 4- 2012
                                                                             Thành Xì TL 71