Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

BÀ MẸ NUÔI- 3

Ngày càng hiểu thấu tình thương của bà, tôi đã gọi bà bằng má và bà đã làm nhiều điều để minh chứng rằng tôi đúng là một người con trong gia đình.
    Ngày qua ngày tôi càng hiểu được cô em ít nói, hơi cộc cằn, rất hiếu học và dỉ nhiên là rất bất đắc chí. Ngày qua ngày chúng tôi thân mật nhiều hơn nhất là sau khi mẹ nuôi của tôi mua một chiếc xe buýt. Đèo cô ta ra bến xe sáng sớm, đưa cô ấy về đến nhà rất trể, giúp cô em chuyện này, kể cho nàng nghe điều nọ, tôi có nhiều cảm xúc nhiều hơn một người anh nuôi. Như Ngọc đôi lần làm tôi xao xuyến khi nàng cho tôi biết nàng cần tôi đến như thế nào, nàng quý mến tôi ra sao. Tôi hoặc phải nói ra lòng mình hoặc phải ém nhẹm tình cảm của tôi với nàng và có lẽ tôi sẽ phải làm một kịch sĩ rất giỏi trong một sân khấu rất thực.
   Hè sau đó, bà mẹ nuôi đưa hai đứa tôi đi Vũng Tàu. Bà có thể vừa vô tình vừa cố ý cho tôi một cơ hội để tôi thật gần với Như Ngọc. Ngoài biển, cạnh bên nhau, tôi bất ngờ đặt tay lên tay của cô em và tỏ tình. Nàng nhìn tôi tha thiết và ánh mắt nàng đã trả lời tôi. Chúng tôi thay phiên hôn nhau suốt trên đường từ Vũng Tàu về. Ngay hôm sau đó tôi thú thật với bà Không ngạc nhiên như tôi đã nghĩ, mẹ nuôi tôi vui vẻ đón nhận cái tin này và bà hoạch định một buổi lễ đính hôn. Bà ôn tồn giải thích,
“Má thương con như con ruột. Đây là lúc má vừa gả chồng cho con gái vừa cưới vợ cho con trai.”
Vì sợ cả nhà ganh tị, chống đối, bà mời ông đi Taxi với hai đứa tôi ra nhà hàng Continental để ăn một tiệc nhỏ- tiệc đính hôn. Ngay sau đó bà trao tôi một sợi dây chuyền to do chính bà tự chọn. Bà bảo tôi đeo vào cho Như Ngọc như là quà đính hôn của tôi.
    Mọi người trong nhà có thái độ nghi ngờ, chống đối bằng nhiều cách khác nhau. Chúng tôi phải đương đầu với nhiều lời đàm tiếu, thành kiến, bài kích. Họ rỉ tai với mẹ nuôi tôi điều này, họ nhỏ to với bà điều khác. Bà, nửa là mẹ nuôi nửa là mẹ vợ, luôn yêu thương, tin tưởng và bảo vệ tôi cho đến một hôm tôi bị người chị thứ Bảy chạm tự ái của tôi, một gả đào mỏ dưới con mắt của y thị.
Tôi đã chào bà và xin bà cho tôi không về nhà một thời gian. Không bao lâu sau đó họ âm thầm nhưng khá quy mô làm một chuyến đi lớn cho cả 200 người tính luôn cả nhà. Trong lúc đang đi thực tập tại Ô Môn Cần Thơ, chờ gần đến ngày họ khởi hành, tôi đánh điện tín cho nàng,
“Chúc mọi chuyện tốt lành.”
Mẹ nuôi tôi viết thư thăm tôi và bà luôn mong tôi được bình an, đỗ đạt. Có lần bà nghẹn lời khi hỏi tôi,
“Nếu tụi nó đi hết thì con làm sao hả Thành?”
Tôi trả lời ngay không suy nghĩ,
“Thì con ở lại đây với ba má.”
Chuyến đi của họ đã không thành nhưng việc học của tôi thì tốt đẹp xuông sẻ. Tôi được giữ lại trường như là một cán bộ thể thao. Ông già vài lần giới thiệu với khách rằng tôi là rễ. Bà vui mừng vì tôi bình tâm trở về với gia đình bà mặc dù Như Ngọc bị shock thêm một lần nữa. Sau khi tôi về Rạch Giá thăm mẹ ruột và được Công ty Vật Tư Tổng Hợp mời về làm và chơi bóng đá cho họ. Bà đã quyết định rất nhanh, quên đi cái ích kỷ của bà mẹ vợ. Bà nghiêm túc khuyên tôi.
“Con nên về RG. Thứ nhất là vì con gần mẹ ruột để báo hiếu. Thứ hai là con gần biển và gần cơ hội thăng tiến. Nếu vì sợ xa Như Ngọc, má bắt nó xuống thăm con.”
   Tôi vâng lời dạy của bà đi về đây tháng 4 năm 1979. Bà luôn giữ lời hứa. Cách 3 tuần bà bảo Như Ngọc xuống RG thăm tôi. Sau khi cô ta quyết định tá túc với tôi một thời gian, tôi bán sữa đậu nành để tạm mưu sinh. Bà viết thư thăm hỏi,
“Cả nhà mình hiện giờ chỉ có hai đứa con là đang tự lo thân được thôi. Má rất mừng vì hai con đang chung sống với nhau hạnh phúc.”
  Bất ngờ nghe tin một chuyến đi, Như Ngọc quyết định chia tay tôi. Một lần nữa cô ta không toại nguyện. Ngán ngẫm cô gái út cứ luôn đòi đi, luôn thay đổi, bà đã xúi tôi,
“Con cứ có con với nó đi. Mọi chuyện để má lo hết cho.”
Tôi nghe theo lời bà nhiều chuyện nhưng tôi đã không làm chuyện đó. Bà không thể tin vào tai khi tôi cho biết tôi còn giữ gìn cô ấy trinh trắng. Trong một chuyến xuống đây thăm tôi, cô ta thản nhiên xúc phạm tôi, vị hôn phu của nàng. Tôi đã viết thư cho cả hai để từ hôn vào tháng 3 năm 1973. Hơn một năm sau tôi lập gia đình.
  Câu chuyện tưởng như tạm dừng ở đấy. Đến tháng 9 năm 1984, hai ông bà được chị Bảy lảnh qua New Zealand để đòan tụ và Như Ngọc đứa con duy nhất còn lại được theo cha mẹ. Mẹ nuôi của tôi sau đó theo các con khác qua Mỹ. Như Ngọc có việc làm và kết hôn với một người rất hiền lành do chính bà lựa chọn.
  Mẹ con tôi từ đó cách xa nhau nửa vòng trái đất nhưng chúng tôi rất đều đặn thư từ qua lại. Bà đã viết trong thư như thể bà là người mẹ ruột,
“Hai con yêu thương của Má. Hôn hai con và hai cháu nội của má.”
“Má luôn cầu Chúa ban phước lành cho hai con và hai cháu của má.”   
Hoặc những dòng sau đây đã khiến tôi nghẹn ngào,
“Má luôn nhớ nhiều điều về con…Biết con đang dạy ở nhà thờ RG, má rất hảnh diện…”
“Được thư con má mừng quá. Má chờ tụi nói về đông đủ rồi đọc thư của con cho tụi nó nghe.”
“Làm sao má hôn con được đây hả Thành…”
    Ông bà không hạnh phúc lắm khi ở chung với thằng con thứ chín độc thân. Ông bị stroke và ra đi vào năm 1995. Bà viết thư báo tin và gửi hình của ông cho tôi. Như Ngọc rước bà về Cali để sống chung với gia đình cô ấy. Bà nhớ ông, nhớ các con khác đang ở xa và nhớ Việt Nam. Như Ngọc đi vắng nhà thường xuyên nên không thể trực tiếp chăm sóc bà.  So với mẹ ruột của tôi bà không hạnh phúc, sung sướng bằng. Trong nỗi buồn, tuổi già bà bị stroke và âm thầm ra đi vào ngày 28 tháng 12 năm 1999.
   Sau khi mẹ ruột tôi được an táng, người ta thấy tôi đặt trên bàn thờ 2 di ảnh song song nhau. Dưới di ảnh của bà mẹ nuôi của là một cái hộp bằng nhôm. Bên trong đó tôi đã xếp cẩn thận tất cả những bức thư đầy lời lẻ yêu thương bà đã viết cho tôi từ bên New Zealand và từ Mỹ.  

BÀ MẸ NUÔI- 2

Buổi sáng chủ nhật kế đó dường như trôi qua rất chậm chạp và tôi không biết phải làm gì.
  Không phải việc tôi đã gặp bà ấy mới khiến cho tôi tin rằng có nhiều nhân đạo trên đời này. Bà là người đầu tiên làm cho tôi ngạc nhiên hạnh phúc rằng tôi được yêu thương được mong đợi. Tôi đón xe buýt lúc khoảng 2:00 để tôi có thể đến nhà bà lúc khoảng 3 khi bà và những người trong nhà đã có  một giấc ngủ trưa và nhờ vậy tôi sẽ được tiếp đón tử tế hơn.
   Tôi đã bị sốc ngay khi nhìn thấy căn nhà ở 20A Hiền Vương (Võ Thị Sáu bây giờ). Tôi thấy tự thương hại tội nghiệp cho bản thân mình và tự hỏi nhiều điều. Nhìn quanh để tìm kiếm điều gì, bất kỳ ai để hỏi về bà để tôi tự tin gỏ cửa hay tôi phải quay về, tôi rất mừng khi có một phụ nữ trẻ đang bước đến nhấn chuông gọi cửa.
Hơi lúng túng, tôi hỏi trổng lốc,
"Dạ có phải đây là nhà của Dì Ba, người thấp lùn không vậy?"
"Ah, đúng rồi. Anh là.."
Câu trả lời bị gián đoạn bởi một giọng nói từ trên một cửa sổ tầng một.
"Thành hả? Cả nhà đang đợi cháu nè, Dì Ba xuống ngay đây."

Tôi nghe tiếng chân vội vả xuống lầu. Vài giây trôi qua và bà tự tay mở cửa. Vui mừng nắm tay tôi, bỏ mặt người khách vừa nhấn chuống, bà nói nhanh,
"Lên đây! lên lầu theo Dì Ba nè".
Đưa tôi vào phòng và bảo tôi ngồi chờ xong bà vội vả trở xuống lầu. Tôi ngồi yên hồi hộp điều gì sẽ xảy ra. Tuy nhiên, tôi đã nghĩ rằng tôi có thể đến, tôi cũng có thể ra đi.
Như Ngọc, con gái út, bước vào với một ly nước chanh. Cố tươi cười tự nhiên, cô ta nói ngay,
“Anh Thành phải không? Má nhắc anh hoài đó.”
Tôi gật đầu nói lí nhí điều gì đó tôi không thể nhớ nỗi. Cô mời tôi uống nước và nói tiếp,
"Má nói …anh chơi guitar hay lắm."
Cô gái càng tự nhiên bao nhiêu, tôi càng rung bấy nhiêu,
"Anh đàn một bản cho em nghe nhen?"
Như bị thôi miên, tôi mất kiểm soát và đàn đọan đầu bài Romance không hay như tôi từng chơi trước đây. Bất ngờ, cô gái vổ tay nhẹ khen tôi nhưng đó là khoảnh khắc bối rối nhất trong đời tôi.
Dì Ba tươi cười khi thấy chúng tôi trò chuyện. Sự hiện diện của tôi làm thay đổi không khí gia đình. Lần lượt tôi gặp anh Tư, chị Bảy, chị Tám, thằng thứ 9, nhỏ hơn tôi một tuổi đang học ĐH Nông Nghiệp và Út Hải. Tôi đã tự hỏi,
"Ta có gì mà được Dì Ba ưu ái, các con của Dì tỏ ra thân thiết với ta thế?"
Mỉm cười thật tươi, dì ba hỏi tôi xem tuần tới tôi có thể về chơi nữa không,
"Có", Ngọc thay mặt cho tôi trả lời.
"Cháu chỉ sợ phải đi đá banh ở đâu đó." Tôi nhẹ nhàng tiếp lời.
Bà phân trần,
“Đá banh xong rồi về. Tụi nó mong gặp cháu nữa nhen, Thành."
Nhờ cái cách mà bà, Như Ngọc và Út Hải tiếp tôi, tôi cảm thấy bớt căng thẳng. Tôi lại về tuần kế đó. Vào tối chủ nhật tháng 4, trời hanh khô, dưới ánh trăng, ngoài balcony, ngồi trên ghế dựa với Như Ngọc cạnh bên, bà bảo tôi đàn những bài tôi yêu thích. Cô em gái thứ mười, Như Ngọc, như một con mèo nhỏ ngoan ngỏan, chăm chú nghe tôi đàn. Như tên tội nhân phải đánh đàn để được ân xá, tôi chơi liên tiếp những bài classic quen thuộc. Gần về khuya, tôi đánh bài Leyenda như muốn xin kết thúc. Như Ngọc nghiêm nghị hỏi tôi,
“Tuần sau anh mang đàn của anh về và dạy em vài bài nhé.”
Tôi như thể vừa có một cơ hội để được mản hạn tù. Ít ra tôi cũng cần cho 2 người trong nhà này để làm cho họ vui lòng và được họ mong đợi tôi về.
   Tôi chỉ nàng các hợp âm của bài “A time for us”. Chúng tôi tập cho đến khuya. Tôi như ở trong một thế giới mới và nàng rỏ ràng có một niềm vui mới. Nhờ tiếng đàn, chúng tôi ngày càng gần nhau. Nhờ Dì Ba và Như Ngọc, tôi có một thứ tôi rất cần, hạnh phúc gia đình, dẫu cho đó là thứ vay mượn mà thật lòng tôi không muốn có và tôi luôn cảm thấy bất an.
   Hằng 3 tuần liên tiếp, tôi quen dần cái nhịp sống, lối sống của gia đình này nhưng tôi không đóan được bao lâu tôi mới có thể nhập cuộc hoặc gần với họ trừ Dì Ba và Như Ngọc ra. Dượng Ba, yếm thế, cô đơn, ít nói nhất nhưng không làm tôi e ngại lắm. Anh cả- còn đang cải tạo- có lẻ đang nghi ngờ tôi. Anh ba, chị tám có vẻ không màng đến sự có mặt của tôi. Tôi thường tự hỏi,
“Hạnh phúc có phải tùy và cái gì ta có, chổ ta ở và đang ở với ai chăng? Hay nó chỉ tùy vào việc ta cảm thấy như thế nào và ta nghĩ đến cái gì?
Tôi thường nghĩ đến Long Kh’mer, nghĩ về sự cô đơn của nó trong chính gia đình của nó. Tôi nhớ Má Chánh, Má Năm và tôi không thể không nghẹn ngào khi nghĩ về mẹ ruột của tôi.
   Vào đầu tháng 5, tôi được nghỉ hè 3 tuần. Như một tên tù được đi phép, tôi xin Dì Ba cho tôi lên Bảo Lộc. Như Ngọc xoe tròn mắt nhìn tôi,
“Có việc gì mà anh không ở lại đây?”  
Tôi ấp úng giải thích,
“Anh lên đấy phụ việc trong một lò nem của Má Chánh.”
Út Hải vội vả vào cuộc,
“Anh Thành ở đây đi. Hai anh em mình đi buôn đồ cổ cho anh Tư.”
Vài người khác trong nhà cũng bận tâm việc tôi vắng mặt ba tuần.
Chị Bảy, đẹp hiền ngoan nhất nhà và thương mẹ nhất nhà, hỏi tôi,
“Có ai làm cho Thành buồn không?”
Rít một hơi thuốc dài, nhún vai, Hòang Anh lên giọng hỏi tôi,
“Thành có chắc ở trên đó được không?”
Dì Ba hiểu tôi như người mẹ ruột,
“Cháu cứ lên đó đi nhưng có gì cháu không hài lòng thì quay về đây. Cả nhà đang mong cháu, nghen Thành.”
    Có vẻ như Dì Ba là người hiểu tôi nhất cho đến lúc ấy.

BÀ MẸ NUÔI

Nếu không phải vì tình yêu của bà mẹ nuôi của tôi, tôi không bao giờ đã có thể trở thành người như tôi bây giờ và nếu không nghe theo lời khuyên của người, có khi tôi không bao giờ sống tại Rạch Giá đến hôm nay như thế này.
     Thật khá dể dàng để được đi cùng với một bạn học này trên một chuyến xe buýt ra Chợ Lớn, nhưng thật khó mà gặp một người bạn học cũ khác trên xe buýt đó khi nó tạm dừng đèn đỏ tại ngả tư Trần Bình Trọng- Trần Hưng Đạo. Điều đó xảy ra với tôi như là trang đầu tiên của một cuốn truyện dài của đời tôi với cái tiêu đề “Bà mẹ nuôi.”
     Nhận ngay ra thằng bạn NLS Bảo Lộc cũ, tôi mừng rở nhoài người ra cửa xe, kêu tên nó thật to,
"Trọng Cọp!"
Đang uống cà phê trên vỉa hè vắng người, nhận ngay ra tôi, Trọng Cọp đáp trả thật nhanh.
  "Thành Xì hả? Xuống xe đi! Xuống mau lên!"
Đang chờ đèn đỏ, tôi thoát xuống xe kịp lúc. Từ giây phút đó, tôi trở nên thoải mái hơn vì tôi có nơi để đến mỗi cuối tuần, hẻm 22 Nguyễn Biểu Q:5, những khi tôi muốn. Tôi hoặc ở có thể ở lại với gia đình nó qua đêm hoặc tôi trở lên trường trong ngày. Ngoài những chuyện bất tận hồi đi học, Trọng Cọp, một cơ thủ, một tay quậy phá, tếu lâm có tiếng trong trường đón tiếp tôi như một khách quý. Cả nhà nó rất vui mỗi khi tôi về chơi. Hai chúng tôi chỉ có một điểm chung duy nhất- xem bóng đá. Chúng tôi đã học 3 năm với nhau cùng một lớp Thủy Lâm trên Bảo Lộc nhưng tâm trạng, tính cách, sở thích và tình cảnh khác nhau. Nó đặc biệt có bà bác họ, Bác Thọ bán xôi ở phố tàu Bảo Lộc, cấp dưỡng chu đáo. Là con trưởng trong một gia đình lao động nhưng khá sung túc ở Sài Gòn, không lọt qua cửa trung học, có nhiều em, chỉ phụ ít việc nhà nơi chất chứa rất nhiều thứ hàng buôn bán, nó rất tù túng buồn chán. Vì vậy, khi có tôi đến, nó vui ra mặt và làm cả nhà rộn rịp hơn lên. Mỗi chủ nhật của tháng 3 năm 1976 sau khi ăn trưa, đi xem bóng đá, nó chở tôi đến trạm xe buýt Sài Gòn- Thủ Đức. Nó dúi vào túi tôi một ít tiền để đi xe và hẹn gặp tôi tuần sau đó.
   Đôi khi tôi xuống thăm ngoại tôi ở Tham Lương, Bà Điểm, trước khi ghé nhà Trọng Cọp. Một lần như vậy, tôi đến nhà của nó một buổi sáng sớm chủ nhật. Tôi không thể nhớ chính xác lý do tại sao nó đã vắng nhà ngày hôm ấy. Đó là lần đầu tiên tôi ra về sớm, thui thủi, buồn bả, một buổi sáng tháng 4 năm 1976. Tôi cũng không hiểu sao tôi lại đến trạm xe đi Biên Hòa thay vì Thủ Đức như bao nhiêu lần trước đó. Lạ lùng thay ngay sau khi tôi lên xe, một bà hành khách trạc hơn tuổi mẹ tôi, đậm người hơn mẹ tôi, vừa chen lên vừa được tôi đở lên ngồi cái ghế còn lại bên cạnh tôi.
Khi xe chúng tôi trên đường Phan Thanh Giản (Đ.B.P), bà bắt đầu một cuộc trò chuyện,
"Cậu đi Biên Hòa hả?"
Tôi đáp rất nhỏ nhẹ,
"Dạ, không, cháu chỉ đi  Thủ Đức thôi."
Người hành khách ngồi cạnh tôi thân mật hơn.
"Tôi cũng đi Thủ Đức nữa."
Bà nhanh chóng đổi cách xưng hô và hỏi tiếp,
"Cháu đang làm gì ở đó?"
Tôi trả lời một cách rất lịch sự. 
"Cháu vẫn còn đi học."
Bà nhẹ nhàng với tôi hơn,
"Thế à? Dì Ba có tới 11 đứa con. Hai đứa còn đi học. Dì rất mong đứa nào cũng còn được đi học. "
Người đàn bà cảm thấy vui mừng như thể bà được nói chuyện với một người thân. Bà nói với tôi sau đó là bà đã cho rằng tôi sẽ là một lính ngụy khi bà thấy tôi đội một berret nỉ màu đen, để ria, mặt mày thiểu não. Bà kể cho tôi nghe rằng bà ấy đến thăm vị phó giám đốc của con trai thứ ba xin cho anh ta tiếp tục đi làm. Đổi lại, tôi kể ra bất cứ điều gì bà đã muốn biết từ chuyện gia đình, học trung học và đang ở ký túc xá như thế nào. Trong khi nói chuyện, tôi thản nhiên đưa cho bà xem cái căn cước của tôi.
   Bất ngờ thay, tôi cũng đã bộc bạch cho bà ấy nghe tôi cảm thấy không hạnh phúc và bất an như thế nào, tôi đã muốn bỏ học như thế nào. Và bất ngờ lại đến với tôi, bà ấy nói với tôi dù rằng bà ấy đã có rất nhiều con và luôn luôn muốn làm con cái hạnh phúc để học giỏi. Vì chỉ đến cái nhà đối diện trường của tôi, bà hứa đến thăm tôi tại ký túc xá của tôi sớm. Tôi đã kể cho tụi bạn cùng phòng những gì vừa xảy ra ngay sau khi tôi bước vào. Tụi nó tất cả đã tò mò muốn xem và điều gì sẽ xảy ra kế tiếp. Tôi nhận ra rằng tôi nhìn đồng hồ rất thường xuyên. Sau đó không lâu, bà xuất hiện tại cửa trường. Tôi cảm thấy xấu hổ, ngại ngần nhưng lâng lâng vui sướng khi  đi cùng với bà ấy hướng về phía ký túc xá của tôi. Đòan Ngọc Liên- CN 71- vừa gặp chúng tôi, vừa chào hỏi ngay,
“Thưa bác!”
Xoay qua tôi nó hỏi luôn,
“Mẹ lên thăm hả Thành Xì?”
Khi thấy tôi ấp úng, bà vội đỡ lời,
“Dì Ba của Thành. Dì ghé vào xem chổ nó ở một chút.”
  Cái thứ đầu tiên bà nhận thấy là cây đàn guitar của tôi treo trên tường. Bà nói ngay rằng người con gái út, Như Ngọc, đã rất thích chơi đàn và đã từng theo thầy Nam Phong học gần hai năm. Tất nhiên, tôi được bà yêu cầu đánh một đọan yêu thích và tôi đã ngoan ngõan vâng lời. Thực sự, tôi đã không có một cảm giác gắn dính giữa hai chúng tôi. Theo tôi đó chỉ là một cuộc gặp gở tình cờ sự trùng hợp nhưng theo lời bà,
“Chúa đã dắt Dì gặp con để thế chổ thằng một con trai đang ở Mỹ.”
     Sau một cuộc thăm viếng ngắn ngủi đó, bà ấy bảo tôi đến gặp bà vào cuối tuần này. Bà ấy bắt tôi nhận một ít tiền đi xe buýt và hứa đi hứa lại rằng tôi sẽ đến. Tiển bà ra tới cổng và cùng ngồi chờ đợi xe buýt, tôi có những cảm xúc khó tả. Tôi nhớ lại trong những vở kịch của Kim Cương trong đó nghệ sĩ Vân Hùng có cách diển tả giống như tôi đã trải qua, một chàng sinh viên năm thứ nhất ở tỉnh đến gặp một người Dì mới quen tại một căn nhà khá bề thế- 20A Hiền Vương (Võ Thị Sáu), Q: 3, Sài Gòn.

Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

CHA NUÔI- 15


    Tôi nhận được quyết định làm việc như là một cán bộ thể thao của trường. Nhiều người mừng vui cho tôi trong khi tôi không có cảm nhận gì đặc biệt. Điều đặc biệt nếu có là việc tôi dắt Long Vân về Rạch Giá thăm mẹ tôi.
     Ba tôi có vẻ hơi tươi tỉnh hơn chút ít. Ông sửa soạn ít quà cho tôi đi Rạch Giá. Ông dặn dò Vân gì gì đó tôi không nghe rỏ. Ông giờ đây có bạn, có người ông nhờ cậy. Bà Liễu rất thường đến thăm gia đình tôi. Bà Liễu lo lắng cho Vân như con cháu. Tôi nhắc lại với ba Năm là tôi sẽ về đúng hẹn và tôi sẽ làm điều tôi đã hứa với ba tôi- làm cho Long Vân vui. Tôi bồn chồn lo lắng như một đứa con trai lưu lạc từ phương xa về thăm mẹ. Ba Năm đưa cho tôi một số tiền làm lộ phí và một gói quà cho mẹ tôi. Tôi nghẹn ngào,
“Con về thăm má con xem sao rồi con sẽ liệu cách nào đó để lo cho cả nhà.”
“Con đưa em đi cho nó khuây khoả vài ngày rồi về hai cha con mình tính.”
Ba Năm tiển chúng tôi ở bến xe. Long Vân bịn rịn vì đây là lần đầu tiên em xa nhà. Sau khi bị nạn, Vân đã nghỉ học. Em ở trong nhà suốt ngày. Em có khi khóc suốt đêm. Trông thấy em xanh xao, phờ phạt, ba tôi và tôi đều lo sợ. Ba vuốt tóc em, dặn dò đủ điều như một bà mẹ tiển con về bên nhà chồng,
“Con về dưới quê phải cố giỏi giang, phụ công chuyện nhà. Má của anh Thành ở dưới đó có một mình. Con cố làm sao cho bà thật vui. Cái gì không biết phải hỏi bà nghe con. Con cần gì phải hỏi ý kiến anh con nghe hông? Đi tàu ghe có bị gì, có anh con kế bên. Đi chợ búa phải cẩn thận, xuồng ghe lắc lư dễ té dễ  ngã lắm nghe con. Chỉ ăn uống đồ đun sôi, nấu chín thôi nghe con. Không ghé lại quán tiệm nào hết. Muốn làm việc gì cũng phải xin phép bác gái hoặc anh con trước nghe con.”
Tôi nắm chặt tay ba tôi:
“Có con bên cạnh em suốt ngày mà. Ba đừng lo.”
Để Vân có thể nghỉ ngơi, tôi quyết định ghé lại Cần Thơ. Tôi giới thiệu với gia đình người hàng xóm Vân là người em họ tôi dắt xuống Rạch Giá đi vượt biên. Họ tin lời tôi ngay và tôi và nhờ tôi tìm cho họ vài chổ đi bảo đảm. Tôi mượn chiếc Yamaha của người chủ nhà để đưa Vân đi chơi. Tôi chỉ cho Vân trường tôi học, chợ búa, bến Ninh Kiều. Tôi muốn làm em quên đi cái ồn ào náo nhiệt của Sài Gòn nên tôi ghé lại vườn ổi bải cát, một khu vực vắng vẻ. Hai đứa tôi ngồi yên đón gió mát thổi từ giòng sông Hậu. Em tựa nhẹ vào vai tôi và tôi để yên như vậy khá lâu. Nắm nhẹ bàn tay nhỏ nhắn của Vân, tôi liếc nhìn vào gương mặt hơi gầy guộc của em. Em nhìn xa xăm, lặng thinh. Chúng tôi đang có quá nhiều thứ để lo toan và nhiều điều để nói ra đến nỗi cả hai không nói được gì. Tôi không hề nhắc đến chuyện gì có thể khiến nàng chạnh lòng. Bất ngờ, em ôm eo tôi chặt như sợ có ai vồ lấy tôi. Em áp má vào lưng tôi. Em làm cho ai nấy đều lầm tưởng rằng em là nhân tình nhỏ tuổi của tôi. Chúng tôi đã hưởng được một khoản thời gian bình yên, thanh tịnh nhất từ bé cho đến lúc ấy.
     Sáng hôm sau chúng tôi đi chuyến xe đò sớm nhất. Tôi mừng vì Vân không bị say xe, không khó chịu vì mùi xăng dầu. Em chăm chú nhìn cảnh vật bên đường rồi nhìn tôi. Em làm tôi cảm thấy con đường đi Rạch Giá ngắn lại nhưng con đường đời của chúng tôi thì dài thêm ra gấp đôi.
“Anh à! Anh sẽ nói với má làm sao?”
“Có làm sao đâu?”
“Ý em hỏi là anh giới thiệu với má em là ai.”
“Thì là em của anh chứ còn là ai nữa.”
“Rồi tối em ngủ ở đâu?”
“Em ngủ chung với má nghe?”
“Em phải làm sao?”
“Thì em làm như ở nhà mình vậy đó.”
Tôi ước phải chi Vân là em ruột để em có thể ở lại đó với mẹ tôi phụ giúp bà một thời gian. Tôi ước chi em giỏi nấu nướng, nội trợ. Tôi ước chi tôi đã có đủ thì giờ bên em để tôi dạy em những điều mà ba chúng tôi cần. Tôi tiếc không đưa em đi học may. Tôi trách mình không mua được cho em một máy may. Tôi tội nghiệp cho em không có mẹ dạy dỗ mà những điều các cô gái khác thừa mứa. Tôi thương em như một cô em cùng cha khác mẹ- mồ côi sớm. Mẹ tôi thích mọi việc nhà phải được làm nhanh chóng. Mẹ tôi thích có người kề cận, lắng nghe và người đó phải chìu ý của bà. Tôi biết thật khó tìm một người phụ nữ như vậy để làm vui lòng mẹ tôi. Những người bạn gái của tôi chắc phải tự rút lui khi nghe tôi nói về các tiêu chuẩn đó. Cô Hằng có thể làm được nhiều điều cho tôi nhưng thật khó có điều gì cô ấy có thể làm mẹ tôi hài lòng. Còn Long Vân, cô gái nhỏ tuổi nhưng lớn gan này có thể làm phật lòng mẹ tôi bất cứ lúc nào. Em với vết thương lớn này có thể trở nên ngông cuồng hoặc ngu ngơ bất cứ lúc nào.
Mẹ tôi người đàn bà đến nay chịu quá nhiều bất hạnh, bất công đến nỗi mỗi việc nhỏ nào tôi làm cũng chỉ nhằm khiến cho bà vui mà thôi. Sự hiếu thảo với mẹ- nhất là đối với mẹ tôi- không thể được đo lường bằng bao nhiêu vàng, tiền hay vật chất mà là những điều nhỏ nhặt đơn giản có thể làm cho bà mỉm cười, vui lòng. Tôi sẳn lòng lấy một người phụ nữ tôi không thương yêu nhưng miển sao người đó làm mẹ tôi hài lòng. Tôi sẳn lòng đánh đổi tất cả để đổi lấy sự hài lòng của mẹ tôi. Ai mà hiểu được điều này cũng sẻ dể dàng hiểu ra tại sao tôi có thể làm được những điều tôi đã làm được trên Bảo Lộc. Ai mà hiểu được những nỗi đau đớn của mẹ tôi cũng sẻ dể dàng hiểu được tại sao đến giờ này tôi mới về thăm mẹ. Hôm nay tôi mang về cho bà hai thứ lớn: việc tôi tốt nghiệp đại học và một cô em gái- con của người cha nuôi.
“Má khó không anh? Em không biết phải làm sao cho má vui nữa.”
Câu hỏi của Vân khiến tôi giật mình. Tôi nói nhanh để trấn an  cô em,
“Anh thấy má dể lắm. Nhưng cũng dể giận hờn như những người khác.”
“Em thấy lo quá. Hay là anh kiếm chổ nào cho em ở lại đi. Anh đi thăm má một mình nhe.”
Ba Năm sẽ rất buồn khi tôi phải để em tôi phải làm như vậy. Má tôi sẽ rất tò mò muốn biết cô gái bé nhỏ này là ai. Và hơn thế nữa, em sẽ rất tủi thân khi tôi một mình về thăm mẹ.
“Anh biết là má anh yêu thích có con gái lắm. Anh đoán thế nào má cũng thương em như ba thương anh vậy.”
Nàng đưa mấy ngón tay lên như muốn nhéo tôi,
“Sao anh biết?”
Tôi vội kêu lên ui da, ui da như để phụ diển với cô em gái,
“Thì má cứ hay nói như vậy, cứ ước ao có con gái hoài mà.”
“Em cũng không biết sao nữa.”
“Có gì anh đở cho em hết. Đừng lo lắng gì hết nghen!”
                                                                       (còn tiếp)