Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

TÌNH TRONG MƯA

  Nép sát vào tường đá lạnh ẩm, cô bé muốn cuộn tròn lại như con cuốn chiếu để trốn cái sự thật. Bên ngoài mưa vẫn rơi và không ai đóan biết chuyện gì sắp diển ra.
   Mưa có khi gây cho ta những suy nghĩ riêng tư thầm kín, mông lung xa xôi. Có khi mưa tẩy sạch những nhớp nhúa bẩn thỉu ngoài đời, những vất bẩn trong lòng. Có lúc mưa cũng gây ra những điều tốt đẹp nhưng lại có khi nó tạo nhiều vụ việc khó lường.
    Mưa tháng chín ở Bảo Lộc da diết, khiến cho ai đó đang buồn càng thêm buồn. Cái lạnh ẩm của Bảo Lộc như không màng đến ai đang bị lạnh lùng cô độc. Tôi vốn có một nỗi lo lắng khủng khiếp cho nên mưa không chỉ làm tăng thêm những nỗi buồn mà còn làm cho những cảm xúc của tôi về những ngày tháng trên đó thêm thắm thiết xâu đậm không thể nào quên.
  Ai mà biết được khi nào gặp được người tâm giao tri kỷ, kết cục của cuộc gặp gở ấy sẽ ra sao? Ở Bảo Lộc, ai mà biết được hôm nào có mưa, hôm nào không, khi nào dứt cơn mưa này, chừng nào sẽ có cơn mưa kế tiếp! Nào có những ai lường trước được những cảm giác họ sẽ có với người này nhưng không hề có tí gì với kẻ khác. Trong một tối mưa dầm, tôi đã dìu một cô gái về nhà và từ đó nàng có rất nhiều cảm tình rất riêng tư với tôi.
   Hay tin Mạnh Hùng- TL-73, đau, tôi đã cố tình ghé vào hẻm nhà thờ để thăm nó trong một tối mưa dầm tháng 9 năm 1973. Khuất sau vòm của nhà thờ là mảng tường đá dài. Ánh sáng từ đường và phía trước nhà thờ khiến nó thành một vùng thật tối. Con đường nhựa trở nên đen đủi hơn. Bên phía phải là một dãy lớp học, mái tole nằm sau một sân đất đỏ phẳng rộng. Có một tí ánh sáng từ phía trước nhà thờ hắt đưa đến một góc nhỏ của sân. Tôi rùng mình khi bước vào vùng tối trước mặt. Nào ai biết được họ sẽ đạp nhầm thứ gì trên một đoạn đường tối, gặp một bất trắc nào đó trên một đoạn đường đời? Nào ai hay biết có ai đó đang chờ họ, ai đó đang được Chúa sắp đặt để yêu thương che chở hay dìu dắt họ. Nào ai hay biết có một người cần họ, có một kẻ thương quý họ như họ hằng mong đợi vậy. Chúa đã dạy chúng ta,
“Cố yêu thương người không thể nào yêu thương được”Try to love the unlovable-. Tôi không tin vào điều ấy vì như lẻ thường tôi chỉ yêu thương người đáng thương, yêu những ai đáng yêu mà thôi.
“Anh ơi!”
Tôi giật bắn người khi chợt nghe một tiếng kêu yếu ớt từ trong vùng tối phía bức tường trái của nhà thờ.
“Anh ơi! Giúp em với.”
Tôi dần nhận ra tiếng kêu của một cô gái đang đứng co ro dựa vào tường trong cái áo len màu tím nhạt. Tôi bước đến phía cô gái, cố giữ bình tỉnh,
“Có việc gì thế… cô?”
Rất cố gắng kềm lại cái rung giọng do mưa lạnh, cô gái nói,
“Em chờ ở đây lâu… quá. Em nhờ anh đưa… em về nhà.”
Tôi ngỡ ngàng như thể tôi vừa bị tuyên phạt vì một cái tội danh rất lạ lùng, một cái án phạt thật bất ngờ.
“Tôi phải… phải ghé thăm thằng em tôi.”
“Nhà em gần đây thôi. Em lạnh và sợ lắm.”
Cố nhìn nàng trong bóng tối, tôi cố tìm ra một lời bào chửa,
“Nếu Chúa thử lòng ta, Ngài sẽ nhận ra rằng ta trong sạch vô tội.”
 “Mọi người chung quanh ta sẽ hiểu cho ta.
Mẹ tôi chắc không buồn phiền gì khi tôi được kêu gọi sự giúp đỡ từ một người đang lạnh giá cô độc như thế này.”
Tôi tự nhủ thầm như vậy.
“Cô cố chen vào đây nhé” vừa nói tôi vừa tháo các khuy cái áo mưa đang mặc.
“Cám ơn anh.” nàng nói trong lúc run rẩy.
    Bước nép vào cái vạt áo tôi vừa mở ra phía tay trái, cô bé rất nhỏ nhắn gầy gò ấy khiến tôi ngạc nhiên. Cái thân hình nhỏ bé ấy đang đứng ngay trước ngực tôi trong một không gian nhỏ hẹp trong một vùng tối đen đủi.
   Không có ai trên đường. Mưa vẫn cứ rơi. Mọi vật vẫn đang diển ra. Tôi vẫn cứ đứng yên một chổ bây giờ có thêm một người thứ hai mang thêm vào cái ẩm ướt, lạnh lẻo nhưng ẩn trong đó một vùng ấm áp mà chỉ có tôi cảm nhận được. Nước mưa từ xóm trên từ lâu nay chảy tự nhiên xuống ven theo bên đường tạo thành một cái mương nhỏ ngoằn nghòe. Nước xoáy mòn đất đỏ mềm chung quanh để lộ ra các viên đá lổm chổm. Hai đứa tôi như đang đứng giữa một con suối nhỏ, nước chảy xiết. Con suối cạn tôi đang đứng có cạnh sắt nhọn vô tình đâm vào đôi chân mềm ướt lạnh của nàng.
  Cô gái hơi tựa vào người tôi trong khi cố giữ thăng bằng khi tránh một viên sắp cắt gót chân của nàng. Tôi vừa nhận ra tôi cũng đang loạng choạng đang cố đứng vững khi cạnh bên tôi là một đóa hồng ngay dưới tôi là thanh gươm bén nhọn trong một vùng tối mịt mùng dưới những giọt mưa đều đặn như nhắc tôi rằng,
“Trời vẫn còn mưa. Đưa cô bé về.”
    Nàng run nhẹ mỗi khi dẫm trên các vũng nước đọng trên đường. Cái bờ vai gầy đó đôi khi chạm khẽ vào ngực tôi. Cái mùi tóc ẩm ướt vào mũi tôi như nhắc tôi rằng đây không phải là mộng mị. Hai cái cột gạch to đùng là cái ranh giới giửa nhà thờ và khu dân cư. Tôi vừa bước qua cái ranh giới của sự chân tình và gian dối. Cô gái không hề biết tôi đang nghĩ gì nhưng tôi thì có thể hình dung ra nỗi vui mừng của nàng. Cái vạt áo mưa của tôi dính nhẹ vào cái vạt áo dài đi lễ chiều của cô bé làm nàng như bị tôi dán vào. Cái ấm áp từ trong lồng ngực của tôi như tỏa ra làm ấm cái lưng nhỏ bé thon thả của cô bé. Không ai có thể tự đưa họ vào cái cảnh tình này. Không ai trong hai đứa tôi hiểu vì sao chúng tôi lại gặp nhau như thế,
“Nhà em ở đâu?”
Tôi hỏi nàng thật nhẹ nhàng.
“Dạ gần đến đài Đức Mẹ, anh rẻ trái. Đến gần giữa con dốc xuống đồi…” nàng cũng đáp rất nhỏ nhẹ. 
“Em chờ đợi ai mà phải trễ quá như vậy?”
“Em đi xưng tội. Ảnh hẹn đến đón em. Em chờ hoài không thấy.”
Tôi vừa hiểu ra nàng cần tôi như người bị bỏ quên. Anh chàng nào đó đã vô tâm quên rước nàng.
Cố dùng một câu thật văn chương, thật tao nhả, tôi hỏi nàng,
“Em có thường phải chờ lâu như thế này bao giờ chưa?”
Như đoán trước được câu hỏi ấy, cô gái trả lời ngay,
“Dạ, thỉnh thoảng thôi à.”
Tôi bước đi chậm hơn. Tôi mong sao con đường dài thêm ra. Tôi mong nàng kể cho tôi nghe nhiều hơn nữa và tôi ước sao trong những chiều tối mưa dầm như hôm nay, nàng cũng đứng chờ tôi đưa về như thế này.
    Hơi ấm của hai chúng tôi làm ấm dần lên cái không gian trong cái áo đi mưa chật chội. Hai đứa tôi như đang làm ấm lên cái lạnh lẻo của một số người, một phần nhỏ của Bảo Lộc.
    Nào ai biết nàng đã gặp tôi hôm ấy và nàng còn gặp những ai khác nữa hay không

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

CÁI KHÚC RUỘT KHÌA

   Tôi chỉ làm một khúc ruột khìa rất ngắn cho ba tôi nhâm nhi với hai chai bia buổi trưa đó nhưng nó có thể chứa đựng một khúc tình ca dài dằng dặt âm thầm và cho đến tận bây giờ.
      Một lần, từ Sài Gòn xuống do công việc khá trể, ông ghé lại nhà. Biết chúng tôi và tôi đã chưa ăn cơm, ông đưa hai anh em tôi đi ăn ở quán Vĩnh Ký nỗi tiếng ở miền tây. Làm sao tôi quên cái hạnh phúc, cái vinh dự, cái ý nghĩa của buổi ăn tối hôm đó. Trên xe lôi máy, trong hai chiếc áo sơ mi ngắn tay cũ kĩ, quần xà lỏn đón gió mát mẻ, chúng tôi sướng hơn bao giờ hết. Chúng tôi vênh váo nhìn quanh xem có ai nhìn thấy chúng tôi không. Với mọi thằng trang lứa khác, lúc ấy có ai hạnh phúc như anh em chúng tôi.
   Mì xào dòn là cái món đầu tiên ba tôi gọi. Nó cũng làm món đầu tiên tôi biết ăn. Mỗi sợi mì giòn khứu ấy như là mỗi lần ông âu yếm tôi. Ông chỉ gắp vài miếng gan để nhâm nhi với ly bia. Phần còn lại hai anh em tôi chia nhau đến khi cái đĩa sạch bóng. Biết tụi tôi chưa hề biết đến món rùa, ông gọi “rùa rang muối”. Phần thịt thơm lừng bốc khói là của ông. Ông gắp các trứng rùa vào chén cho hai đứa con trai lớn của ông ấy và chắc ông không bao giờ nhớ. Em trai tôi có khi nhớ lờ mờ thậm chí đã quên cái món ăn đó, còn tôi thì không bao giờ.   
    Ba nuôi của tôi đã kể lại rằng hằng năm hai ông bà đưa các con đi chơi cho đến mức chúng nó năn nỉ được đưa về. Trong hành trình dài ngày đó, ông bà cho các con ăn nhiều đến nỗi chúng ngán ngẫm ê chề phải lén trúc bỏ đi. Hằng ngày dượng bảy của tôi mua thức ăn về và tối đến chở 5 đứa con đi ăn hàng ngoài chợ. Chú Hải cạnh bên nhà rất thường chở hai thằng con trai lớn đi ăn sáng hoặc ăn chiều. Nhiều người cha khác luôn mang về nhà những món ngon vật lạ. Cha tôi thì không. Sau khi chia tay nhau, ba mẹ tôi không hề nói với nhau nửa lời.
   Có lẻ vì cuộc mưu sinh của ba tôi quá khắc nghiệt khó khăn. Có lẻ 4 đứa con riêng của ông với người vợ hai đã chiếm mất hết sự yêu thương chăm sóc của ông rồi chăng? Có lẻ cuộc chiến tranh lạnh lâu dài giửa hai ông bà đã khiến ông tin rằng chúng tôi âm thầm theo phe mẹ, phe nghịch! Ông chắc tự nghĩ rằng là con lớn, tôi sẽ phải cố quên ông đi như cái cách mẹ tôi từ nào đến giờ đang làm.
    Thương mẹ, không thể để cảnh nhà trống trải, bề bộn, tôi quán xuyến việc nội trợ như một trưởng nữ giỏi dang có trách nhiệm. Hàng sáng mẹ tôi phát 2 đồng để đi chợ nấu ăn cho cả nhà. Dù chị tôi ít ăn cơm chiều nhưng không khi nào tôi không chừa thức ăn cho chị tôi cả. Để tôi không phải nấu dư cơm, không phải chừa thức ăn cho bà. Mẹ tôi thường nhắc tôi,
“Bửa nay má làm ca đêm.”
    Do cái affair của ông không thể đều đặn. Ba tôi phải ngụ lại Cần Thơ qua đêm hay chỉ có một đổi. Hôm ấy, ba tôi ghé lại lúc sáng sớm, sau khi mẹ tôi đã đi làm. Tôi hỏi ngay,
“Chừng nào ba về vậy ba?”
Ông ta buộc miệng cầu nhầu mà không thèm nhìn xuống tôi,
“Chờ “tụi nó” gom tiền chắc tới chiều tối mới xong.”
Ông rút được một số thuốc xịch muỗi và các loại hóa chất diệtc con trùng khác của đơn vị. Khỏang một tháng ông ta chuyển cho các tiệm thuốc trừ sâu ở Cần Thơ bằng xe đò Hiệp Hưng quen thuộc và rồi chính ông phải xuống để nhận tiền. Tôi hiểu ông không hài lòng “tụi nó” vì phải chờ. Tôi cũng hiểu ra rằng trưa nay tôi phải cố làm một điều gì đó cho ông vui, rằng ông ta phải ở lại đây qua buổi trưa. Tôi hình dung ngay đến việc mua cho ông hai chai bia Larue khổ lớn- cái gu của ông và nhất là tôi phải làm cái gì cho ông ấy nhâm nhi. Trong túi tôi chỉ có số tiền đi chợ ấy, 2 đồng. Trong nhà không có sẳn một món gì cho bất cứ ai ăn thêm, đậu phọng, một vài con khô, một nhúm tôm khô, một ít củ kiệu…Tôi nhủ thầm,
“Trong khi ra chợ, ta chọn cái thứ gì ngon miệng, rẻ tiền cho ba nhắm trưa nay mới được.”
Đi chợ hơn nửa năm nay tôi biết giá gần hết giá của các loại thức ăn thông thường. Các bà bán hàng cũng nhẳn mặt cái thằng nhóc con, mặc quần xà lỏn đen, cái áo sơ mi ngắn củn cởn, tay cầm cái túi “bàn”. Cả hai phía đều thông cảm nhau. Tôi không kêu ca mắc hay rẻ. Tôi tự nhủ,
“Chả nhẻ mấy bác ấy bán mắc cho mình?”
Tôi chưa bị mẹ tôi rầy la vì mua món này thiếu, món nọ bị cân non,
“Chẳng lẻ nào mấy bác ấy cân thiếu khi bán cho thằng nhóc như ta một lạng thịt hay 3 lạng đậu hủ hay sao?”
   Hôm ấy tôi ra chợ với một tinh thần khác biệt, mua một món đồ nhắm cho ba tôi. Mặt mài tươi tỉnh, tôi hỏi bà Chín Mập,
“Bác ơi, một người ăn chừng bao nhiêu gram ruột khìa vậy bác?”
Bà Chín bật cười,
“Bà lủm một kí mới vừa bụng lận con trai.”
Tôi thộn mặt ra,
“Dạ không đâu. Ý con là để nhâm nhi một mình há.”
Vừa kéo cái dao chặt thịt dầy mo vào thanh thép mài nghe rợn óc, bà hỏi lại,
“Cho ai nhấm vậy con?”
“Dạ cho ba con.”
Buông cây dao xuống cái thớt thịt,
“Mèn đét ơi. Thôi con cầm cái khúc ruột ngắn dư này nè về đi. Biết phải làm sao không?”
Bà Chín trỏ tay về phía quầy bán đồ gia vị và căn dặn tôi mua mỗi thứ một ít thôi và hỏi người bán cách “ướp” cho vừa thơm và vừa miệng.
Mừng rở vì không phải tốn tiền, tôi lia lịa,
“Dạ cảm ơn bà Chín. Con về hỏi Dì Út kế bên nhà. Con làm được mà.”
    Tôi hăm hở mừng rở và trên đường về. Tôi nghĩ đến việc ba tôi vừa uống một ngụm bia, vừa nhai ngon lành khúc ruột khìa thơm lừng vừa miệng đựơc tôi đặt trên cái đĩa kiểu vừa, với những lát dưa leo mỏng sắp chung quanh và vài khoanh cà chua đỏ thắm.
     Hai anh em tôi sẽ vui lắm đây. Hôm nay ba tôi ăn cơm ở nhà và hôm nay ba tôi không hề “kèm nhèm” gì về mẹ tôi cả.
   
                                                          Rạch Giá, ngày 27- 8- 2012
                                                                                                 Lương Ngọc Thành


Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

CÁI ĐĨA NHẠC

                                             
 Tôi được nhận một đĩa nhạc vừa được thu thanh của một nhạc sĩ để chia buồn cái tang mẹ của tôi.
    Anh ta còn mẹ nhưng tôi đã mất mẹ vào tháng 6 năm 2001. Sau khi an táng bà, ngày đầu tiên đã thật dài, thật kỳ lạ, thật trống vắng đối với tôi.  Thức dậy thật sớm và sau một lúc lâu thẩn thờ bất động, thật tự nhiên, tôi đã mail cho người nhạc sĩ, thân thiết với tôi sau bài hát tôi đã dịch.
“Ngọc Lễ thân !
Trên thế gian này không ai có thể thay thế mẹ ta được. Buồn thay mẹ tôi vừa vĩnh viển ra đi.
Chúng ta cùng hiểu rằng không có điều gì mà ta không thể không làm được để mẹ ta hạnh phúc.
Tôi nhớ mẹ tôi vô cùng.”
Chiều hôm đó tôi nhận được mail của người tôi đang mong đợi chia xẻ nỗi buồn của tôi.
Trong bức mail ngắn gọn đó, Ngọc Lễ đã viết,
Anh Thành thân!
Chúng ta đều yêu thương mẹ người đáng để ta viết ra những lời ca ngợi.
Chúng tôi vừa thu thanh xong bài “Nhớ mẹ”.
Tặng anh như là một món quà mọn. Mong ca khúc này giúp được anh vơi đi nỗi buồn.
 Ngọc Lễ- Phương Thảo
   Tôi đã nóng lòng chờ đợi và hồi hộp khi nhận cái phong bì một tuần sau đó và 2 giọt nước mắt của tôi đã chảy xuống thành hàng đến xuống cằm khi tôi nhìn thấy cái CD với những chữ trên đó,
“Nhớ về mẹ” mến tặng anh Thành.”
Như họ đoán, tôi đã khóc rất nhiều khi nghe đĩa nhạc đó. Làm sao tôi không nhớ đến mẹ tôi, người đã cưu mang tôi 9 tháng trong bụng và đã quyết định để tôi sống khi bà muốn cùng tôi tự vẫn lúc tôi chưa tròn một tuổi. Làm sao tôi không nhớ đến mẹ người đã bỏ hằng bao nhiêu ngày đêm mong tôi thành đạt, mong có cháu ẳm bồng, mong tôi ngày một khấm khá. Thật tiếc thay tôi không thể tự tay chăm sóc cho người nhiều hơn vì bà chỉ nằm trên giường bệnh đúng 3 đêm hai 2 ngày sau một cơn ngưng tim, cái hậu quả của 20 năm bị tiểu đường.
  Thật giá trị thay 48 giờ với tôi được ngồi bên giường bệnh của người trong phòng cấp cứu, yên lặng, hiền lành, ngoan ngoãn. Thật đáng để mọi người con xem cái cảnh tôi chăm sóc mẹ tôi. Thật xứng đáng với tôi vì tôi đã tự nhận ở lại VN 19 năm trước và trong lúc lâm chung chỉ có tôi ngồi kế bên kêu gào tiếc nuối,
“Mẹ ơi! mẹ không chờ để nhìn thấy mặt em và chị con sao mẹ ơi?”
Làm sao tôi có thể nguôi được những mất mát mà không có thứ gì điều gì có thể khỏa lấp được. Lúc một giờ sáng tôi đi đi lại lại trong phòng khách, nhìn dư ảnh lần này và lần khác. Không có một phép mầu nào, lời kinh nào, không có một thứ hương khói nào, một lời phán truyền của bất cứ ai có thể giúp mẹ tôi nguôi nỗi thương nhớ chúng tôi. Không có một đấng nào có thể giúp mẹ tôi quay về. Tôi thẩn thờ, chậm rải đốt thêm một nén nhang cho mẹ tôi rồi khóc vì tôi “nhớ mẹ”.
    Những gì tôi nghe khiến tôi khóc nhiều hơn,
“Mẹ  hôm cũng ngồi nào nhớ thương con….
Ha há ha hà, con cũng rất nhớ mẹ, nhớ mẹ.”  
Tôi đã lại bỏ nhà lên cao nguyên lập nghiệp sau ngày 30 tháng 4 khỏang 2 tuần. Tôi lại rời mẹ tôi để đi học lại từ tháng 9 năm 1975 cho đến khi tôi lặn lội đến cái chòi lá trong một đêm mưa tháng 7 năm 1979. Nhưng đến năm sau đó tôi bỏ mọi thứ đã có ở Sài Gòn. Tôi mới đưa mẹ về chung sống trong một căn nhà lá tồi tàn mà tôi đã xin ở đậu. Chị và em tôi đã mất trong một tai nạn xe, để lại tôi trong lòng mẹ tôi hai lổ hổng lớn. Họ cho tôi một cơ hội, họ vô tình giao cho tôi trách nhiệm “được chăm sóc mẹ”. Tôi đã làm mọi thứ, giúp những người hàng xóm hết lòng, tự tập tành hết cách, tránh hết những nhiều tai tiếng để đem về cho mẹ tôi niềm vui, niềm tự hào, tiếng khen tặng, sự kính nễ và hơn hết là hạnh phúc cái mà bà lâu nay đã không có. Tôi mua bao xi măng để xếp thành bao đựng đường đậu. Tôi tự đi nhận bảng về để vẽ. Tôi tự tập làm thợ chụp ảnh dạo trong lúc tự học AnhVăn. Tôi được thầy tôi đến tận nhà mời tôi đi dạy.
    Tôi nhớ mẹ. Tôi nhớ đến những gì tôi đã làm được những gì chưa. Tôi hồi tưởng biết bao nhiêu buổi sáng sớm đã mài dũa đèn sách bút nghiên trên Bảo Lộc để có ngày mà tôi làm tròn được chữ hiếu. Tôi tưởng tượng được những buổi sáng cùng lúc đó mẹ tôi ở Cần Thơ đun nước pha cho các vị khách ghiền cái ly cà phê đen nóng hoặc những buổi như vậy, ở Rạch Giá, mẹ tôi phải chèo xuồng vào kinh đi thăm đồng. Tôi nhớ lâu trước đó những ngày tháng mẹ tôi vác một bao quần áo to về nhà để giặt ủi. Tôi nhớ đã lâu hơn thế là những lúc mẹ tôi theo ba tôi đi buôn bán nhiều nơi trong thiếu thốn vất vả trong sự chịu đựng ông chồng nhiều bê tha, ít trách nhiệm. Tôi nhớ cái bướu cổ mà mẹ tôi mang nặng nhiều năm cho đến ngày nó biến mất sau đám ma ông nội tôi. Tôi nhớ những buổi cơm do mẹ tôi nấu những con cá chiên thật giòn cho riêng tôi, những khứa cá lóc to thắm màu với những hạt tiêu đen bốc mùi thơm. Tôi có thể kể ra lần tôi đã khiến mẹ tôi trồ lên mừng rỡ ngạc nhiên, khi tôi cho bà xem bao nhiêu tiền tôi kiếm được sau khi tôi đi chụp hình 3 ngày, giao xong một cái bảng quảng cáo to tướng hay số tiền nhỏ tôi kiếm được sau khi bán được những bao giấy đựng đường đậu do chính tay tôi cắt dán từ những bao giấy đựng xi măng. Tôi nhớ rỏ mẹ tôi đã hảnh diện như thế nào lúc mà tôi trả xong số tiền trả góp để lấy chiếc xe Honda mới. Tôi nhớ những lần mẹ tôi cười vui khi có những bà bạn ra sau vườn xem 5 hàng xoài tôi đã trồng, chăm sóc như một nhà vườn thứ thiệt, những trái xoài cát Hòa Lộc thơm ngon bà đã cắt ra mời khách ăn ngay trong miếng vườn to rộng sạch đẹp. 
Tôi nhớ ánh mắt, vẻ mặt hớn hở của mẹ tôi hai lần đón cháu nội chào đời. Tôi hình dung ra được cảnh mẹ tôi bồng cháu trên tay đi sang nhà cạnh bên hay dắt cháu đi lẩm đẩm bên cạnh bà. Tôi nhớ những lần hiếm hoi mẹ tôi giận hai vợ chồng tôi, nào là không chịu sanh con, nào là không chịu làm điều này, không mua sắm thứ bà đã chọn. Tôi nhớ những mẩu chuyện bà kể về thời kỳ theo ba tôi đi nhiều nơi. Tôi nhớ những kỷ niệm bà đã kể khi chúng tôi ở Pleiku, Quy Nhơn. Tôi nhớ những cái tên bà thường nhắc. Tôi thuộc lòng các câu mẹ tôi đã kể về ông nội hay bà ngoại. Tôi nhớ những gì mẹ kể về những lần chị hai tôi từ Sài Gòn xuống tận nơi mẹ tôi ở để làm tình làm tội và những lần bà muốn tự vẫn vì thằng em hút sách của tôi.
  Tôi nhớ mẹ nhiều đến nỗi tôi bật khóc bất cứ lúc nào tôi kể về người. Ngọc Lễ có lẻ nên tìm hiểu điều đó và viết thêm một ca khúc mới, “Mẹ tôi” 

NHỮNG SÁNG KIẾN CỦA TÔI

                            

    Mặc dù không thông minh và công phu như những nhà phát minh khác, tôi có những sáng kiến và chúng đã được ứng dụng một cách thật hiệu quả.
  Cái sáng kiến đầu tiên trong đời tôi- năm tôi học lớp 8- NLS Cần Thơ 1968- đáng được nhiều học trò noi theo là:
“Cách tự căn dặn ngày giờ hẹn.”
Tôi dùng ngay một trang vỡ trắng, viết rất to lên ngày, giờ hẹn. Nhưng thay vì để nó vào đâu đó trong nhà hoặc treo dán trên tường, tôi cột nó trên cánh tay phải của tôi bằng hai sợi dây thun. Bằng cách đó, tôi chưa bao giờ trể hẹn với bất cứ ai.  
  Cái sáng kiến thứ nhì- lớp 12 NLS Bảo Lộc- năm 1974- đáng để những tay guita cổ diển của cả trường Bảo Lộc và nhiều người khác khen thưởng:
“Trùm mền để chơi classic vào lúc 3 giờ sáng- giờ tôi nghĩ giải lao.”
Nếu tôi đã không làm được như thế, liệu tôi đã có thêm sự thanh thản để “cày” tiếp cho đến giờ phải thay chiếc áo nâu đi đến trường hằng sáng không?
   Cái sáng kiến thứ ba- năm thứ nhất, ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật- 11- 1975- là “Nhổ một nhóm cỏ dại, cột chúng bằng một thân cỏ khác thành một bó hoa để tỏ tình với Y.T.”  
Người con gái- NLS Long An ấy- chắc suốt đời không thể quên được món quà vừa mang sự lãng mạn nhưng mộc mạc và ngông nghênh của tôi.
   Phải đi làm như là một giám sát công trình cho một công ty gỗ. Trong hạng mục “Xưởng cưa với vì kèo bằng gỗ, khẩu độ 15 mét.” Tôi đã làm đơn xin làm phần mục “làm hàng chữ nổi: PHÂN XƯỞNG 1 bằng xi măng”, cái việc mà một thợ hồ bậc cao thủ mới làm được với giá công gấp 100 lần một ngày lao động.
   Cái sáng kiến thứ tư- tháng 12 năm 1992- trong một hảng may bên Úc- đã được tay chủ khen ngợi và sang tuần thứ hai hắn đã lên lương cho tôi- $5 / giờ lên $ 5.25/ giờ. Các thợ đóng nút áo cho tay vào hộp đựng để lấy từng một nút đưa vào máy. Tôi trải một số lớn nút áo lên một miếng vải dầy ướt. Năng xuất của tôi cao hơn thợ 2 năm và tôi đặt tên cho cái sáng kiến này là:
“Đặt nút áo trên miếng vải ướt.” 
    Cái sáng kiến thứ năm tôi có cũng tại bên Úc khi mà tôi đi làm cho một ông chủ farm người Việt, người đưa tôi đến farm chở tôi về nhà và cho tôi ăn trưa. Ông ta đang trồng cà tím và đang vào độ thu hoạch. Những trái cà bị gió thổi đu đưa và rất dể bị dập hay rụng. Tôi được ông ta thuê $ 50 ngày 10 giờ để cặm các cọc dọc theo líp và quấn dây nylon mềm cho hàng cây cà có chổ tựa vào. Theo cái mà ông ta chỉ tôi làm là cặm từng cọc, dùng cái đầm kéo từ trên xuống để đóng khá chặt vào đất và rồi quấn dây quanh từng cây cọc một. Khi ông ấy đi công việc khoản một giờ. Tôi đã làm xong cái việc mà ông ấy dự tính phải mất ít nhất là 2 giờ. Cặm tất cả cây cọc xong, tôi đứng thẳng để đầm tất cả cọc một lượt xong rồi tôi mới cúi xuống để quấn dây quanh tất cả các cọc cùng một lúc- để nhằm:
hạn chế số lần phải cúi xuống, ít đau lưng và tăng tốc độ làm việc.”
     Sáng kiến thứ sáu bắt nguồn từ những buổi học sớm tôi đã làm được ở Bảo Lộc. Tôi nhận lời tập cho một nhóm 5 linh mục từ lúc 5 giờ sáng và dù tôi nói đủ giỏi tôi buộc họ phải nói tiếng Anh 100% trong lớp. Ai buộc miệng “nói ra một từ tiếng Việt” bị phạt 1000 đồng. Sau 7 tháng tập, tuần 3 buổi, đa số họ nói ra được những gì họ muốn nói. Số tiền phạt đã được trả cho 2 bửa nhậu- cũng với nguyên tắc- no Vietnamese spoken- Họ đều quý mến tôi. Linh mục Thụy, nay là giám đốc Chủng Viện Cái Răng Cần Thơ- có một lần từ Pháp điện thoại thăm hỏi tôi.
    Là một người bình dị, có sinh hoạt bình dân và cư xử bình đẳng, tôi có những sáng kiến rất bình thường. Một trong số đó là “tập giảm cân và tập nghe Anh Văn cùng một lúc.” Tôi đã thu khoản 550 băng cassettes từ VOA, nửa trong số đó là normal English. Trước khi nhảy dây, tôi đã bật máy cassette lên và vừa nghe tôi vừa nhảy. Khi máy chạy hết một mặt băng, tôi kết thúc buổi tập. Cái số băng cassette tôi sắp chồng trên kệ là phân nửa số ngày tôi thật sự đã tập. Với những gì đã làm được, tôi có thể sẽ trở thành một huấn luyện viên giảm cân đấy.  
    Tất cả các bài nghe TOEFL tôi đã copy được tôi tận dụng thành bài tập đọc. Tất cả những bài báo cáo hay trong băng cassette được tôi chuyển thành các file audio để dạy. Tôi biết cắt chọn các đọan hay nhất để dạy. Tôi sọan một tài liệu Văn Phạm chỉ với 15 điểm chánh và tôi đặt tên nó là : Grammar 15. Rất nhiều các khúc nhạc hay được tôi viết lời tiếng Anh dể hiểu dể hát theo. Thí dụ như câu đầu trong bài “Love me with all your heart” được tôi sửa thành, “Can you tell darling what you’re feeling now?”
Câu đầu của bài “Those were the days” thành “A B C D E—F G and H I.”
Câu đầu của bài “Xuân yêu thương” thành I love my mommy.
  Tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến dạy Anh Văn bằng bài hát với bà Giám Đốc của trường Anh Ngữ Quốc Tế -IES- khi tôi dạy trên S.G. Bà chỉ mỉm cười mà không dám cho tôi thực hiện.
   Tôi đang có 5 blog trong đó 1 blog tôi dành riêng cho thiếu nhi- “ilovemymommyabc.blogspot.com” và tôi đang dự định lập một website để trình bày cách tự học Anh Văn và cách học qua những bài hát. Tất cả điều gì xảy ra trong cuộc đời tôi đều được tôi ôn lại và viết ra thành những truyện ngắn. Từ những truyện tiếng Việt, tôi dịch sang tiếng Anh. Tôi sẽ làm một phòng thu âm tại nhà và chính tôi sẽ đọc các truyện đó.  
     Thưa các thầy cô! Các đồng môn thân mến! Đọc giả và mọi người khác! Có phải đây cũng là một sáng kiến nữa hay không?

RICHARD CULSHAW

                                        

Tôi không chắc Rick có phải đúng là bạn của tôi hay không nhưng những gì hắn kể cho tôi nghe đúng là một bài học rất lớn đối với tôi- “Sự cô đơn của đàn ông”.
     Một học trò của tôi đã đưa hắn đến nhà tôi buổi sáng ngày 19 - 11 năm 2005 để hắn có thể hỏi được nhiều chuyện hơn. Tên của hắn là: Richard Culshaw- một thợ lặn sò Abalone chuyên nghiệp ở Port Lincoln , Adelaide Nam Úc. Hắn tự nhiên thật thà hỏi tôi rất nhiều chuyện, nhiều chi tiết về hải sản, về các bải biển, về việc săn bắt dưới biển và về khả năng hắn có thể xin phép lặn ở đây. Để lai rai và để có thể kết thân, tôi mời hắn uống bia tối hôm đó. Hắn thích tôi ngay nhất là cái cách tôi hỏi chuyện hắn, cách tôi tiếp hắn. Chúng tôi uống bia và trò chuyện đến nửa đêm. Hắn về nhà trọ và sau đó dọn đến một khách sạn gần nhà tôi cho tiện việc gặp tôi. Chiều hôm sau đó, vào ngày Nhà Giáo 20-11, tôi phải đi dự một tiệc mà không tiện mời hắn đi theo, nên tôi đã để lại lời nhắn tại khách sạn rằng tôi sẽ gặp lại hắn hôm sau nhưng hắn đã trả phòng ngay tối hôm đó.
Biết là tây balô đến rồi đi, tôi đã không có gì tiếc rẻ hoặc thắc mắc về hắn cả cho đến một hôm, trong lúc vòng chung kết giải bóng đá thế giới- World cup- đang diển ra- từ ngày 27-6- 2006, Rick lù lù xuất hiện sau 7 tháng.
     Hắn vui vẻ hơn, mập hơn, chậm chạp hơn đôi chút nhưng thân mật hơn lần ghé trước nhiều. Hắn nhắc mấy lần rằng hắn vừa chia tay với một cô gái bên Campuchia để ghé đây thăm tôi và một học trò của tôi mà hắn rất ngưỡng mộ, B.S Cường. Rick tự kể cho tôi nghe rất nhiều điều về hắn, về 7 tháng hắn vừa trải qua còn tôi thì cố tìm hiểu hắn, người đã vào nghề quá sớm, đi quá nhiều và sống dưới biển quá lâu và những gì hắn tận mắt chứng kiến. Tôi hỏi Rick bất cứ điều gì cuộc đời, sự nghiệp, kinh nghiệm sống của hắn về đàn bà, về chính phủ Úc, về những nơi hắn đến, về những người bạn đồng nghiệp,về chuyện nuôi dạy con cái và về mọi thứ tôi có thể nghĩ ra.
   Từ thưở nhỏ là một học sinh ốm yếu, hắn tập bơi. Từ việc mê bơi, hắn đã trở thành tay bơi số hai toàn nước Úc năm 17 tuổi. Từ số tiền nhỏ ba hắn tặng nhân ngày sinh nhật thứ 19 của hắn, Rick mua một chiếc thuyền độc mộc, dây, lưởi câu rồi trở thành một thợ câu. Từ thợ câu, hắn lặn tìm thứ có giá trị hơn và hắn trở thành tay thợ lặn chuyên nghiệp thứ 22 ở Nam Úc. Hắn được mệnh danh là, “Rick- the rapist” vì khả năng khai thác khủng khiếp của hắn. 
      Tôi học từ hắn như một sinh viên đọc sách trong thư viện. Tôi hỏi những câu mà hắn chưa hề được ai hỏi. Hắn và tôi chọn một quán vắng khách, lộng gió, yên tỉnh khiến hắn càng có thời gian để nói hơn. Những đêm đó, hắn trả tiền hoá đơn hết và có lần hắn tuyên bố với tôi rằng nếu hắn muốn ở lại đây, con gái hắn sẽ gởi qua cho hắn khoảng 10 ngàn đô ngay tức khắc. Hắn thật tình và gây cho tôi cái ấn tượng khó quên rằng:“Ai cũng cần tình bạn”. Trong con người hắn, tôi nhận ra một phần của bạn tôi, Long Kh’mer, những người bạn Nông Lâm Súc của tôi. Một trong những câu hỏi của tôi mà hắn rất thích là,
“How would you want to die?” “You hổng chừng muốn chết như thế nào?”
Câu mà hắn rất lúng túng khi trả lời là:
“If you were young again, whom would you choose to be your wife?”
“Nếu you có thể nào trẻ lại, You chọn cưới ai?”
Hắn cũng hỏi tôi một số ý kiến và vài câu hỏi như:
“What did you learn from your Agricultural highschool?”
“You đã học được gì từ trường Trung học NLS?”
“How did you turn yourself into a teacher of English?”
“Làm thế nào you tự chuyển thành thầy giáo dạy Anh Văn?”
Hắn kể cho tôi nghe về cô gái hắn gặp bên Campuchia, Hồng, gốc Sài Gòn, 30 tuổi, có ít tiếng Anh, cũng ít nhan sắc, nhưng theo hắn, có khá nhiều cá tính. Hồng đã theo bạn trai qua đó lập nghiệp nhưng họ có chuyện bất hoà và hắn đã bỏ về. Hồng mưu sinh bằng cách nhận đồ giặt ủi từ khách “Tây ba lô.” Hồng và Rick sống chung êm ấm tốt đẹp được 1 tuần cho đến khi hắn muốn qua Rạch Giá để thăm tôi. Hắn cho nàng ít tiền đi xe về Sài Gòn và bảo nàng chờ hắn. Rick đưa tôi xem địa chỉ của Hồng và hắn tính sẽ đi tìm nàng. Tôi gọi điện cho Hoàng Cận- một chiến hữu NLS Bảo Lộc để nhờ thằng bạn thân này đi tìm địa chỉ ấy. Rick có ý định chu cấp cho nàng sống ở Sài Gòn. Với những tài sản, bất động sản hắn có bên Úc, tôi nhẩm tính Rick trị giá khoản 2 triệu đô Úc nhưng hơn tất cả hắn còn là người đích thực có trái tim nhân hậu, rất tích cực làm việc, rất khỏe mạnh- tinh thần lẩn thể xác.
      Hắn kể với tôi về rất nhiều người phụ nữ, về vợ con của hắn, về mọi điều hắn đã trải nghiệm. Tôi học được từ hắn quá nhiều điều về đời. Hắn và tôi hợp nhau vì cái quan điểm, cách nhận định về cái thế giới này. Với tính ham học hỏi, tôi đâu có quên hỏi hắn những chuyện lớn hơn, thời sự quốc tế, cái nhìn của một số nước về Mỹ trong vụ can thiệp vào Iraq, chuyện Bill Clinton với vụ Monica, chuyện đóng thuế của ngưòi Úc, chuyện dân Cuba sống ra sao nếu so sánh với dân Việt. Khi được hỏi về triết lý sống, hắn không có một chút do dự,
“Living a full qualified life.”
     Vì được phô diển cho tôi nghe những quan điểm, vài bài thuyết trình, hắn ngày càng tỏ ra thích thú. Có khi trưa hắn cũng đến. Rick thích cách tôi dạy học. Tôi cho hắn nghe các trích đoạn ngắn tôi vừa thu từ đài VOA vể kết quả các trận đá ngày hôm đó. Hắn thích các học trò của tôi. Nắm tay Thuỳ Dương, 21 tuổi, xinh đẹp, duyên dáng, hắn hỏi cô ấy có chịu để hắn bảo lảnh đi Úc không. Hắn khen cách cô học trò khác của tôi- Ngọc Phúc ghi chép, nhanh chóng chính xác. Hắn rất nể B.S Cường- người một mình đến học với tôi lúc 9 giờ tối hằng ngày. Nhưng hắn không thích cái cách Trung Hoa- một học trò học để thi IELTS đi du học Úc. Hắn tìm tôi như Long Kh’mer trước đó đến thăm tôi vậy, vui mừng kể lể và trả lời các câu hỏi của tôi- từ những câu rất chung đến những câu rất chi tiết. Hắn rủ tôi xem với hắn trận chung kết Pháp- Ý, ngày 9-7-2006 và đó là đêm cuối cùng hắn ở Rạch Giá. Giải đấu đã khép lại nhưng tôi mong tình bạn của chúng tôi vừa hé mở thêm. Sáng hôm sau tôi lo cho hắn một vé xe đi SG. Ngày 12-7, từ Sài Gòn, Rick gọi điện chia tay tôi.
   Đến nay, tôi luôn mong Rick trở lại như tôi đã rất mong một người bạn thân đến thăm tôi- cái cách mà bạn tôi-Long Kh’mer, đã từng làm.
                                                                                              Rạch Giá Ngày 9- 5- 2012
                                                                                                 Lương Ngọc Thành

PHÒNG HỌC 903

“Tạo tiền để sống. Sống để phụng sự” là cái phương châm tôi đã học ở NLS Cần Thơ từ tuổi 15 và rồi tôi đã ứng dụng nó khi kiếm sống trên Sài Gòn ở tuổi 53 một cách “không sờn chí trên vạn đường xa”.
     Sau khi dạy lần lượt tại một trung tâm nhỏ, hai trung tâm lớn: IES, Cao Đẳng nghề Việt Mỹ, trường Infoworld School, hai trung tâm ngoại ngữ của ĐH Ngoại Thương và Ngân Hàng, dạy kèm hai tư gia tại Q: 8 và Q: 12, làm “cố vấn ngôn ngữ” cho trung tâm bóng đá “Arsenal- Vinamilk, dạy thị nguyện với một người bạn Mỹ  và rồi dịch thuật cho một công ty, tôi đã có một cách kiếm sống khá độc đáo: dạy kèm trong căn phòng thuê trên lầu 9 khách sạn Công đòan, phòng 903, số 1 Bùi Thị Xuân, Q: 1, Sài Gòn.
    Dĩ nhiên tôi phải có những chuẩn bị nhất định cho cái lớp đặc biệt có một không hai ấy. Bàn học là điều thứ nhất. Tôi đã nhặt cái bàn xếp cũ kĩ đã bị ai đó vứt đi lâu nay trong một góc. Dùng thanh gỗ giăng mùng, tôi đã ghép nối 4 chân bàn mụt sét để cho nó “đứng” lại được. Tôi dùng dây kẻm kềm cố định và sơn mới 4 chân bàn. Mặt bàn được tôi dán decal màu vàng vỏ hột gà. Cái gáy bằng nẹp gỗ tróc lớp vecni dơ bẩn được tôi dán băng keo dầy cùng màu. Sau hai buổi sáng, tôi đã tái tạo cái thứ vứt đi ấy thành ra cái bàn dạy học.
    Hai cái ghế nhựa cùng màu bị ai đó bỏ quên ngoài phòng được tôi mang lên phòng tôi lúc sáng sớm để tránh bị bắt gặp. Căn phòng 25 mét vuông được tôi ngăn làm hai bằng cái màng vải. Quanh tường vôi cũ, tôi trang hòang bằng những câu tiếng Anh, những hình phong cảnh trong tờ lịch cũ. Tôi vá víu các nền sàn bằng những mẩu decal hợp với cái hiện trang loang lổ của nó. Dùng “au de javel”, tôi chùi sạch mọi thứ bằng nhựa. Tôi kéo chèn gọn ghẻ các dây điện trong phòng. Tôi đã biến cái phòng ở trọ của 4 người thành cái phòng học một cách được nhiều người sinh viên, nhiều khách ghé qua phải khâm phục. 
    Người học trò đầu tiên, dược sĩ Trần Đoan Trinh- đang làm cho Zuellieg Pharma VietNam, rất hài lòng cái “lớp học ấy” và cả cái chất lượng của lớp học do một mình tôi đảm nhiệm. Sau khi thử học một buổi chung với một nhóm y bác sĩ, D.S Trinh tự quyết định hỏi tôi học riêng và đồng ý nơi học, giờ học và học phí 5 đô la một tiết học. Sau khi hết 24 tiết, sau những bài học, những cuộc đàm thoại, những niềm vui của cả hai phía, cô ấy lễ phép trao tay tôi một phong bì có chứa tờ 100 đô la Mỹ, tờ giấy bạc sạch sẽ nhất thế giới, một khỏang tiền tôi cho là to tác nhất mà tôi kiếm được trong đời. Trinh- vốn là học sinh giỏi Hóa của Đà Lạt được tuyển thẳng vào Đ.H Dược- đã giới thiệu một vị dược sĩ khác người có cùng thành tích ấy nhưng từ tỉnh Long An.
   Thay vì giấu nhẹm cái “lớp bất hợp pháp” đó, tôi thì thầm nhỏ to với các cô tiếp tân,
“Các cô chọn giờ rảnh lên phòng tôi học nhé.” hoặc
“Tụi em cứ gọi hỏi tôi những câu tiếng Anh cần nói nghen.”
Và sau cùng tôi đã lên tiếng với vị phó G.Đ Khách Sạn- người tin rằng tôi đang ở đây vừa làm vừa đi học,
“Tôi rất mong được anh ủng hộ.”
 Bắt tay tôi, ông ấy nhả nhặn, trân trọng đáp lời tôi,
“Thầy cứ dạy.  Đừng để mất trật tự hoặc gây ồn ào thôi. Chúng tôi cũng rất  muốn giúp thầy.”
   Một nhóm nhỏ bác sĩ cũng nghe theo lời giới thiệu của hai nữ dược sĩ ấy lên phòng học “903” của tôi. Lớp của tôi đã âm thầm từng bước phát triển. Một cô công nhân ở tầng dưới tìm tôi để học riêng từ 5 giờ15 hàng sáng. B.S Loan từ Gia Lai gọi tôi để xin cho cô con gái học. Cháu Linh, s.v năm thứ 2, từ Gò Vấp đến đúng 1: 30 trưa một cách thật đáng kinh ngạc và cháu đã tiến bộ một cách tôi phải kính nễ. Có một sinh viên nam khác học cùng giờ, tôi cho hai học trò hai bài học khác nhau, hai chổ ngồi khác nhau. Có học trò chọn rất đặc biệt: 9:30 tối. Tôi thường xuyên phải ngả lưng trên cái ghế bố sau tấm màng một tí để qua cơn buốn ngủ đến sập mí mắt.
   Một đứa cháu gọi tôi đến bằng ông chú đã rất thích thú với các bài học của tôi. Cô bé chạy xe gắn máy mất hơn một giờ mỗi bận đến học. Vừa về đến nhà, nó mang bài học đi khoe với nhiều chúng bạn kẻ từng học lâu nay tại Hội Việt Mỹ. Ba đồng môn của tôi ở Bảo Lộc cũng đưa con đến học. Một ông thầy tóan đã tự tay đưa học trò lên tận phòng tôi, một loại lớp học mới. Họ gửi xe ở tầng hầm, đi thang máy đến tần 6 rồi đi bộ lên. Khi có ai hỏi chuyện, họ thản nhiên trả lời,
“Lên phòng 903 học Anh Văn.”
Đúng là một chuyện mới lạ. Và tôi đã bắt đầu có một niềm tin mới.
    Lớp học “903” trên lầu 9 Khách Sạn Công Đòan đã góp phần làm thay đổi cái nhìn nhận của mọi người về tôi và cái tôi nhìn nhận về điều mà đa số gọi là “số phận”. Chính tôi, hai bàn tay tôi, khối óc và Anh Văn của chính tôi, chứ không phải ai khác, điều gì khác đã làm cái lớp đó hiện hữu.
   Thế không phải tôi đã từng cuốc đất ruộng phồng tay, bừa ruộng bằng cái băng ghế dài, từng nấu cơm bằng nước ao, ăn bánh mì chấm nước đá chanh thay cơm trưa, ngủ trên bàn học trong phòng lớp 92 ở NLS Cần Thơ đó sao? Thế tôi đã chẳng từng kể rằng ăn tôi đã ăn khoai lang trừ cơm nhiều ngày tháng trên NLS Bảo Lộc đó hay sao? Trong thời sinh viên, tôi không phải đã từng trốn học, bất chấp bị kiểm điểm, để đi đá banh cho đội Bột Giặt Viso chỉ vì một bửa cơm chiều đó hay sao? Và còn ba lần nghỉ hè tôi đã lên Bảo Lộc? Chắc không phải gì lý do gì khác hơn là: kiếm cơm! Thế tôi không phải từng về Kiên Giang đá “chầu” đó sao? Gò lưng, buộc bụng làm cho một công ty có tiếng tăm với mức lương hạng bét, tôi đã vì cái gì nào? Bán sữa đậu nửa năm, nấu rượu gần cả năm trời, đứng trên thang tre cheo leo ngoài trưa nắng như đổ lửa để kẻ vẽ bảng hiệu và đi chụp hình dạo suốt ba ngày tết, tôi đã muốn gì nếu không phải là để tìm miếng cơm manh áo chứ?
   Tôi đã thật tự hào vì đã làm được điều tôi mơ ước, “Tôi hết gạo chạy rong nhưng đã kiếm sống chính bằng cái sức cái lòng của tôi.”

                                                                   Rạch Giá Ngày 31-8-2012
                                                                                                     Thành Xì TL-71

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

HIẾU

ÔI, SỐ ĐÀO HOA

ÔI! CÁI SỐ ĐÀO HOA   
  Hôm qua đi chơi với Thư
 Tối về mới biết tương tư em Hồng
 
Tiếc thay Hương đã có chồng
 Còn Tuyết tay bế tay bồng hai con 
 Cầm phone định gọi cho Loan
 Mới quay một số thì Đoan đến tìm
 Nhớ hôm dạo mát ôm Bình
 Thấy Nga xinh đẹp thình lình muốn hôn 
 Dáng Thu làm anh hết hồn
 Xuân cười e thẹn nghe xôn xao lòng
 Nắng Hạ đi với em Bông
 Ôm Đào ngủ suốt mùa đông lạnh dài 
 Nhớ Dung trong chiếc áo dài
 Thương Vân bởi dáng trang đài liêu trai 
 Yêu Nhung vì đôi mắt nai
 Riêng Thuỷ có mái tóc dài khó quên 
 Yến Nhi thì mới biết tên
 Bích Ngọc nũng nịu làm duyên trao tình
 Thư Mai gởi tặng tấm hình
 Email Trinh bảo nhớ mình Hạnh thôi 
 Bên Loan ngồi ngắm sao trời
 Nhìn trăng nhớ Liểu một thời mê Ngân
 
Mây bay chợt nhớ đến Hân
 Nghe dòng suối chảy tiếc thầm em Hoa 
 Thúy Ái tiếng đồn gần xa
 Mi thì diễm lệ nhưng hát hay
 Thanh Trúc ngã trong vòng tay
 Phượng buồn rũ rượi Châu dài tuôn rơi 
 Lấy vợ mẹ bảo chọn Tươi
 
Còn Bố thì thích cô Mười bún riêu
 Huệ được bà nội mến yêu
 Ông nội nói Thúy sanh nhiều cháu con 
 Lấy Trang ngoại tặng hột xoàn
 Ông ngoại nghĩ Lệ chu toàn ngoài trong
 Đính hôn với Oanh bên sông 
 Còn in thiệp cưới thì lồng tên Lan 
 Số tôi sao lắm nhiều nàng
 Nhìn đi ngó lại đôi bàn tay không
 Tình có nhưng rồi lại không
 Ngần ấy (cô) không ai chọn chồng là tôi

                        

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

PHƯỚC MỌI phần 2

    Lần thứ hai tôi đến Hà Tiên chơi với Phước Mọi giúp tôi hiểu nó hai lần nhiều hơn, thắm thía tình đời hai lần nhiều hơn và tôi còn học thêm vài bài học mới.
    Mỗi lần Phước Mọi về Việt Nam là mỗi lần hắn tổ chức tảo mộ cha mẹ ông bà trong khi ai đó chỉ có thể rủ vài thân nhân đi thăm phần mộ của người họ yêu quý nhất mà thôi. Tôi rất nhiều lần đi tảo mộ mẹ, hoặc ba tôi một mình. Tôi mang cho mẹ một bó hoa cúc nhỏ và một ít trái cây và âm thầm khóc trước mộ mẹ tôi. Tôi mang cho ba tôi một lon bia và đứng trầm tư buồn bả bên mộ ông. Phước Mọi là con trai út. Cả gia đình 4 trai, 6 gái, hai người đã mất, nhiều con cháu, dâu rể, và tôi- người khách duy nhất, người lên Hà Tiên chỉ vì muốn thăm Phước- tề tựu bên phần mộ.
   Có thể xem như hôm ấy là ngày giỗ chung ông bà cha mẹ. Mấy người chị của Phước Mọi bỏ ra một ngày nấu nướng chuẩn bị đồ cúng. Hai lều dựng được dựng sẳn mặc dù phần vòng mộ có bóng cây và trời mát. Một xe lam, được thuê bao trước, chở những thứ mà tôi phải ngạc nhiên trầm trồ, vừa đầy đủ cho 60 thực khách, vừa chu đáo vừa ngon miệng. Chị Tư thật xứng đáng là tổng chỉ huy của “bửa giỗ ngoài trời” trong khung viên phần mộ sạch đẹp lộng gió hôm ấy và tôi nghe đã có rất nhiều lần trước đó nữa. Ngoài các thứ chính thức, chị Tư còn “trang bị” đủ rượu bia nước đá cho khỏang 25 người thực khách nam. Anh Sáu, lần thứ hai từ Úc về Việt Nam, có vẻ là khách mời giống tôi cầm về một chai rượu. Tôi mang đến một ít trái cây, cây đàn guitar- như lời đã hứa với Phước Mọi và cái tấm lòng của tôi. Anh Hai, từng là hiệu trưởng NLS Thiện Lập trên B’lao, đúng là trưởng nam, quyền huynh thế phụ. Người ở lại Hà Tiên, chất phát hiền lành, anh Bảy cũng có cụng ly rượu với tôi nhưng thường mỉm cười phân bua rằng,
   “Sáng mai còn phải dậy sớm phụ bán với mấy đứa nhỏ.”
Không biết có ai thấu hiểu rằng tôi thèm muốn niềm vui rất thông thường ấy như thế nào không nữa? Niềm vui có đông anh chị em con cháu, niềm vui xum họp, vui cười như một ngày tết như vậy đâu phải ai cũng có được. Niềm vui được thăm mộ ba mẹ với nhiều người thân, nhiều con cháu quây quần như ngày ấy của Phước Mọi phải khiến cho tôi, người theo mẹ ly hương nhiều năm, phải thèm muốn, ganh tị, và nó khiến cho nhiều kẻ khác phải suy gẫm.  
    Phước Mọi và tôi vui buồn lẩn lộn. Tôi hiểu cái ngỗn ngang trong lòng hắn vì so với tôi hắn có nhiều thứ đáng qúy nhưng hắn, con trai Út, cũng ẩn ức vì sự thiếu thốn, mất mát, những thứ không đáng có. Tôi, trưởng nam và ba tôi con trai độc nhất, không có được những thứ tương đương. Mỗi năm 25 tháng chạp giáp tết, với các người bà con bên ngoại tảo, mỗi mình tôi đi tảo mộ mẹ tôi. Nhìn mộ 2 bia họ Lâm của ba Phước Mọi nằm cạnh nhau tôi chạnh lòng nhớ ngay đến mộ bia cũng họ Lâm của mẹ tôi nhưng bà nằm một nơi: vườn trầu Bà Điểm, quận 12. Ba tôi họ Lương nằm một nơi khác- ấp An Hội, quận Gò Vấp. Mỗi lần về quê hương V.N, hắn có một niềm vui rất lớn, vui xum họp đông đủ gia đình. Cũng tha phương như hắn, mỗi lần về quê ở S.G, tôi không thể nào có được niềm vui tương tự.
    Hai miếng đệm vừa dài vừa rộng làm “bàn” cho hai phe nam nữ. Khi phe nam chưa hào hứng bùng nổ, đã có vài đứa cháu gái hô hào, hát to và không khí tưng bừng hẳn lên. Có nhạc công bên phía chúng tôi đệm đàn. Có một số thanh niên góp tiếng hát. Cậu út, Phước Mọi, vui cười uống bia, đàn hát, quay phim, chọc phá các đứa cháu gái, thúc giục mấy đứa cháu rể cụng ly với tôi.   
    Người ta đã đổ xương máu để mưu tìm cái gì nếu không phải là một đời sống tốt đẹp, ý nghĩa, hạnh phúc và hữu ích hơn. Bao nhiêu người đã phải bỏ mạng, hy sinh hoặc bỏ những điều riêng tư nhỏ nhoi để tìm kiếm gì nếu không phải là chỉ việc làm tròn bổn phận hơn, hiếu thảo hơn và cho chính cuộc đời của họ đáng được biết đến, nhắc đến nhiều hơn.
     Giống Phước Mọi, tôi đã bỏ cái được coi như rất tốt ở S.G để về đây làm tròn chữ hiếu. Giống tôi, Phước Mọi bỏ cái mảnh đất Hà Tiên ra đi cũng để mong làm một kẻ tốt hơn, đứa em, đứa con hiếu thảo hơn và một Cậu Chín đáng kính đáng mến hơn. Và như luật nhân quả, Phước Mọi ngày nay thành đạt hơn một Phước Mọi nào khác, kẻ đã không ra đi.
    Chiều xuống, nhóm người đang “chè chén” chúng tôi dời về quán Ánh Tuyết của gia đình. Cũng đủ mặt bên nhau với thêm vài món đặc sản, chúng tôi uống, hỏi han, cười vui. Hơi ngà ngà say, tôi đã thật hả hê vì đã có dịp hát karaoke bài “Lòng Mẹ”. Có lẻ bài hát đó tôi dành cho hai thằng tôi, đều mồ côi mẹ. Tôi chọn Ánh Tuyết con gái út của anh Bảy làm con nuôi để dạy cháu Anh Văn và tôi cứ bảo chị Tư,
“Chị cứ kêu em là thằng“9 rưỡi” đi.”
      Ở chơi với anh chị em mấy ngày, Phước Mọi ao ước sao có một ít thì giờ riêng cho một chuyến ngao du ngắn và dĩ nhiên điểm đến mà hắn rất mong đến là Bảo Lộc. Phước Mọi gọi tôi và hẹn cùng tôi làm chuyến về thăm chốn cũ.  Tiếc thay chúng tôi không thể  hưởng được cái lạc thú đơn sơ ấy.
      Phước Mọi nhắn tin cho tôi,
   “Về Việt Nam lần này vui quá.”
    Vừa đọc xong, tôi tự thấy vui trong lòng. Đời có khi thật đơn giản. Hạnh phúc nhiều lúc rất nhỏ nhoi- cho và nhận. Cớ sao có nhiều người thật lao đao, vất vả mưu cầu được hạnh phúc. Hai chữ “vui quá” của Phước Mọi có lẻ cũng là cái “vui quá” của tôi. Niềm hạnh phúc đơn giản ấy đâu phải ai cũng mong ước. Nhưng đâu phải ai ước mong cũng đều có thể toại nguyện được đâu! Phải không Phước Mọi?
                                     Rạch Giá Ngày 30-8-2012 (Ngày Lễ Vu Lan)
                                                 Thành Xì- TL71

THÚY HẰNG

Khi mời tôi dự sinh nhật, cô Hằng cũng mời tôi dự tiệc khánh thành cái shop đồ lưu niệm của gia đình. Ba Năm của tôi không có ý kiến gì nhưng Long Vân thì ngược lại.
      Thấy cô Hằng tươi cười đến và tấm thiệp nhỏ tôi cầm trên tay khi tôi tiển cô ta về, Long Vân thừa hiểu có việc gì sắp xảy đến rồi. Nàng lộ vẻ buồn bả và không muốn nhìn thẳng vào mặt tôi. Tôi bổng trở thành kẻ dại khờ không biết làm sao để hoặc chối từ không đến tiệc sinh nhật ấy hoặc làm sao cho cô em tôi hết giận dỗi. Từ rất lâu nay, tôi đọc được sự ganh tị trong ánh mắt của Vân. Giờ đây, Long Vân lộ rỏ rằng nàng không muốn tôi thân thiết, tiếp xúc trò chuyện với bất cứ ai trừ nàng ra. Tôi hoang mang lo sợ. Tôi đang có cái mà tôi đã từng thèm muốn, một gia đình nuôi, cho nên tôi phải cố mà gìn giữ. Tôi lâu nay luôn lo sợ sự mất mát dẩu cho là thứ rất nhỏ nhặt, vì tôi vốn đã mất mát những thứ quá lớn lao rồi. 
     Tôi thật không có chuẩn bị tinh thần cho cái loại tiệc tùng, với những lời chúc tụng, nâng ly, khen tặng như thế. Tôi chưa hề biết chén trà chén rượu với ai. Tôi ngại ngùng lạc lỏng trong các đám tiệc. Hồi tháng rồi trong một sinh nhật của cô em kế của Hằng, Thuý Nga, cô ấy và Hằng mời tôi hai ly Champagne. Nể tình tôi đã uống cạn và phải ngồi nghỉ lại khá sau tôi mới có thể đạp xe về. Hằng phải xoa trán cho tôi, xức dầu trên cổ cho tôi trong khi mấy mẹ con kéo lên lầu để cho hai đứa tôi riêng tư. Cô ta chăm sóc tôi như thể một người vợ trẻ lo cho ông chồng hiền lần đầu tiên say rượu, như một cô em ruột lo cho ông anh bị quá chén khi trong nhà không còn có ai. Cô ta lau mặt, cởi áo sơ mi của tôi một cách tự nhiên như cách cô ta thừơng làm khi tắm cho đứa em út hay thay đồ cho các em trong nhà. Hằng đã làm tôi tin rằng mọi thứ đều có thể xảy ra.
   Trừ việc không có cha, cô Hằng hơn tôi rất nhiều thứ, tình mẹ và các em ngoan trong một ngôi biệt thự- Thuý Hằng. Mẹ và em nàng làm cái chổ dựa khi nàng mệt mỏi, buồn bả. Nàng nhắm đến cái đích gia đình như một thợ săn biết mình làm gì khi đi săn. Gia đình nàng là một ngọn núi, đám mây, một cánh rừng to lớn che cản các cơn bảo táp, nắng gió, cái mà tôi hoàn toàn chưa hề có. Là một cô giáo trong một trường trung học có tiếng ở Sài Gòn, cô ta hơn tôi ở nhiều khía cạnh cá nhân. Hoàn cảnh của nàng tạo cho nàng lòng tự tin, tính dạn dĩ, cái thu hút và hơn trên hết là cái hiểu biết chuyện người lớn. Cái cảm giác được chăm sóc, được gần gủi đụng chạm da thịt đó rất là nhân bản, rất ý nghĩa với cả nàng và tôi- người chăm sóc, kẻ được chăm sóc.
     Long Vân, con nuôi của ba Năm, khác xa so với Hằng. Em rụt rè, ngại ngùng như một cô gái mới quen tôi. Em như một mầm xanh mới trong cánh rừng nhiệt đới với nhiều loại thực vật, sinh vật, nhiều mầm bệnh, côn trùng. Ba Năm, cha nuôi của tôi, như một cái cái giàn che cây con, non nớt dể bị tồn hại đó. Đời có nhiều điều tốt xấu, lợi hại. Người cũng có nhiều loại tương tự. Không có sự chăm sóc của mẹ, Long lớn lên trong vòng tay của Ba Năm, người đàn ông vốn thiếu thốn khổ sở, nhiều bất hạnh, mất mát. Việc có tôi là một điều hạnh phúc nhất đối với ông và cũng là với Long Vân nữa. Long Vân chỉ có tôi- một ông anh nuôi, sinh viên gốc miền tây, không kinh nghiệm đời, không hiểu biết nhiều về phụ nữ, không có những điều một thanh niên Sài Gòn thường có, bản lảnh. Hai anh em tôi đều đã không có một thời thơ ấu đẹp đẻ. Hai đứa tôi,  bị một lổ hổng lớn trong tim. Hai đứa tôi không hề có sinh nhật, bánh kẹo, đồ chơi, du lịch ngày hè, về quê trong dịp tết. Long Vân và tôi- cùng thiếu một thứ mà ba Năm đến hết cuộc đời này không thể nào tạo ra được: tình mẹ.
  Chúng tôi như hai sinh vật non nớt vì không được mẹ bảo vệ. Chúng tôi như hai con rùa con phải ngoi lên trong cái hố nhỏ đã được mẹ moi xuống một lớp cát ấm và đấp lại sau khi đẻ trứng vào đấy. Từ lúc lên được mặt cát, hai anh em rùa chúng tôi phải chạy vội vả đến mặt nước biển, nông hay xâu, ấm hay lạnh, lặng hay đang nổi sóng. Trên đường chạy, biết bao là mối hiểm hoạ, chim ưng, các loại bò sát ăn thịt đang săn mồi. Chúng tôi- hai rùa anh em- giờ đang ở dưới biển với ngần ấy hiểm nguy rình rập. 
     Tôi thật nửa lo nửa mừng. Hằng, vốn dạn dĩ, đã tỏ ra chủ động. Các ngón tay mềm mại, nhỏ nhắn của nàng len vào trong áo sơ mi của tôi để mở nút áo, khi tôi nín lặng một cách ngoan ngoãn theo ý của nàng. Các ngón tay quái ác làm tôi nổi gai ốc, nhột nhạt toàn thân khi nàng xoa dầu, cạo gió cho tôi. Tôi rùng mình, nhột nhạt đến phải uốn éo thân mình nhiều lần. Trong đời tôi, đó là lần tiên tôi có nhiều cảm nhận về sự tiếp xúc thể xác, sự biểu hiện tình cảm của người khác phái.
Nàng, như một người chị lớn chăm sóc đứa em trai nhỏ, trách vui:
“Có ngoan không nè. Em cạo cho anh tróc da luôn.”
Tôi thấy nóng trên lưng, bừng bừng trên mặt, rất ấm áp trong lòng. Tôi thấy trên đời này mọi vật có một ý nghĩa riêng biệt của nó. Tôi rên lên rất tự nhiên,
“Ui da, đau quá.”
“Ráng lên anh. Em mát tay lắm- nhất trường em luôn mà. Một chút nữa thôi nhe anh. Cố lên nhe anh!”
Tôi kêu đau nhưng- một cách rất nhân bản, rất tội nghiệp- nhưng tôi thầm muốn nàng cứ xoa xoa, cạo cạo, chà vuốt trên da thịt tôi. Một cơn thèm muốn thật tự nhiên, thật tội tình. Tôi cố nhớ lại những lần hiếm hoi tôi được cô Thủy và Hồng Hạnh chăm sóc.
   Tôi thường ngại nếu các cô gái mời tôi uống, hát hay nhảy đầm. Gần đây tôi càng cảm thấy ngaị hơn khi mà giửa tôi với Long Vân như có cái gì khó giải thích, một cái gì đó hơi kỳ lạ. Chúng tôi sống với nhau trong một mái nhà nhỏ và tôi càng muốn thu người lại trong cái thế giới nhỏ bé, dể đổ vỡ hoặc rạn nức đó của 3 người chúng tôi. Ba Năm lường được cái khoảng cách giửa tôi với Long Vân. Dẫu coi tôi như con ruột, ông ta không thể bảo tôi nên làm điều này hoặc không làm điều khác. Dẫu muốn nhìn cảnh chúng tôi thân thiết với nhau, ông ta cũng có một tị hiềm rất người khi tôi chiếm một phần lớn hơn trong trái tim của Vân. Tôi hiểu một cách đại khái cái mặc cảm Freud khi thầy Vũ Thuỷ- dạy triết năm tôi học lớp 12 ở Bảo Lộc. Ông và tôi là hai cá thể, hai người đàn ông khác nhau, với hai nhu cầu khác biệt.

    Đến sinh nhật nàng, tôi rất ái ngại nhưng vì được Hằng đón tiếp rất chu đáo, không có ai chung quanh, tôi lấy lại được phần nào bình tỉnh. Nàng mời tôi ngồi trên ghế sô pha trong khi nàng lấy cho tôi một khăn lạnh và một ly chanh Rhum đã được pha trước. Tiếng nhạc từ máy thu băng magnet cũng đã được chỉnh trước. Các bài nhạc khiêu vủ trổi lên khiến cho không khí thêm tình tứ. Hằng mỉm cười rất tươi với tôi:
“Anh Thành uống nước đi. Chính tay em pha cho anh đó.”
Đang khát nước, tôi uống hết nửa ly một cách tự nhiên như đang ở một mình.
“Để em rót thêm cho anh nhe.”
Hằng hớp vào một ngụm nhỏ lấy lệ và hỏi nhỏ cũng để lấy lệ.
Tôi không trả lời Hằng vì tôi đang bị một chút say xẩm, lâng lâng.
“Những khách mời của em đâu?”
“Đây nè. Em anh chỉ mời có anh thôi à.”
Ngheo ngẩy một ngón tay trước mặt tôi.
“Anh Thành nhảy với em nhe?”
“Cô Hằng đừng chọc tôi nữa mà.”
“Em nói thật mà.”
Cô ngồi sát lại tôi, vai trần của nàng chạm vào cánh tay áo sơ mi mới của tôi. Cái cảm giác nóng ấm, trơn tru làm tôi rùng mình. Cái mùi nước hoa gì gì đó như một loại thuốc mê bay lọt vào mũi tôi.
“Cả nhà phải lo khai trương cái shop mới rồi. Chỉ có anh và em ở nhà thôi. Bà vú em đã đi ra shop từ trưa nay rồi. Em chỉ muốn mỗi mình anh dự sinh nhật đặc biệt này của em thôi. Kìa anh! uống đi anh. Uống với em nè.”
Tôi bổng chốc thành kẻ ngu si dại dột. Tôi ngu ngơ khờ khạo như một đứa học trò nhỏ dốt nát của Hằng. Tôi uống hết một ly rượu như người ta hớp một ngụm nước. Tôi không còn là tôi nữa rồi. Tôi đang đánh mất một thứ rất quan trọng, sự tự chủ.
“Anh uống thêm với em nhé.”
Như có một luồn điện chạy xuyên qua khắp cơ thể, chân tay tôi run nhè nhẹ và mặt tôi nóng bừng như thể tôi đang đứng ngoài một bửa nắng trưa hè gay gắt hoặc như đang ngồi trước một lò sưởi rực lửa, như đang biểu diển bài độc tấu rất khó, như đang hồi hộp chờ cú đá penalty quyết định vậy. 
“Anh chờ em một chút nhe.”
Bước vào phía sau cái quầy, chỉ trong vòng vài giây, Hằng mang ra một ổ bánh sinh nhật nhỏ nhưng được trang trí rất đẹp. Tôi không đếm được số đèn cầy và tôi cũng không đốt lên được các ngọn đèn. Hằng mau mắn châm lửa. Bàn tay nhỏ nhắn, nhanh nhẹn lướt qua một vòng, với cái que diêm. Cô giáo Hằng đứng lên đóng công tắc các ngọn đèn của phòng khách. Ánh sáng của các ngọn nến lung linh toả một vùng sáng nhỏ trong cái phòng khách vừa vặn, tươm tất. Ánh của các ngọn nến đủ để làm sáng cái ý định của nàng nhưng làm tối tăm cái đầu non nớt của tôi.
“Anh cùng thổi với em nhé.”
Tôi nhận ra tay tôi bị năm ngón tay nhỏ của Hằng nắm chặt. Khi các ngọn nến vừa được thổi phụt tắt là khi Hằng cũng vừa ôm tôi, run rẩy.
“Anh có yêu em không? Anh?”
Tôi như chết lặng. Tôi như một bệnh nhân đang bị gây mê, đang nằm yên trên bàn mổ trong khi người y sĩ đứng kế bên đang theo dỏi tôi. Tôi như một đứa bé bị bắt tận tay đang ăn trộm một thứ quý báu. Tôi như đang lạc vào trong một cánh rừng già, lạnh buốt, tĩnh mịch. Tôi như bị một ông thầy giáo hỏi một câu thật khó trả lời.
“Em yêu anh lắm. Anh, hôn em đi!”
Bóng tối đồng loả với sự rồ dại. Bóng tối ở trong con người tôi bổng trở nên tối tăm hơn. Chất men của rượu Rhum do nàng cố tình pha cho tôi nhiều hơn bình thường. Chất men trong người nàng hôm nay cao hơn hẳn bao giờ hết. Nàng phà hơi thở ấm áp lên mặt tôi và đôi môi nàng chạm vào rồi dính chặt môi tôi như có một thứ keo, chậm chạp nhưng rất mạnh.
Tôi chưa hề biết hôn ai và tôi cũng chưa hề đọc tiểu thuyết, mô tả lúc hai người thanh niên tình tự. Tôi, một gã khờ, đang được cô giáo khôn ngoan xinh đẹp dạy phải hôn như thế nào.
      Hằng, như một chàng trai, hừng hực lửa tình đốt cháy, đang làm tôi ngây ngất. Nàng kéo lôi tôi vào phòng, trong ánh đèn ngủ màu hồng thật quyến rũ. Nàng như thể là một người chồng trẻ mới về nhà sau một vài năm xa người vợ thương yêu. Tôi mềm nhũn như một tên say rượu, mất tự chủ và tệ hại hơn không còn khả năng chống đở. Miếng nệm êm ái nhấn chìm hai đứa tôi trong đó như hai đứa trẻ nhỏ bước lọt vào một cái ao đầy bèo, một vũng bùn rất to. Tuổi hai mươi thật đẹp nhưng cũng thật bồng bột tội lỗi. Cô giáo Hằng có vẻ như chuẩn bị sẳn từ trước, mùi nước hoa trong phòng. Quạt máy được mở sẳn trước đó. Tiếng nhạc hoà tấu rất nhỏ có tự lúc nào. Việc có tôi trên cái giường này, trong vòng tay của nàng là điều mà dường như nàng cũng đã chuẩn bị từ trước đó rồi. Tôi như đang ngủ mê, nhưng lại là người nàng đang nắm bắt. Tôi như một ông chồng khờ khạo yếu đuối mặc cho vợ trẻ tung hoành. Tôi không còn làm chủ được bản thân. Tôi không còn biết tôi là ai và việc gì tới đã tới ngay sau đó, đêm hôm đó.

Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2012

NHỚ ĐẾN MẸ- Đĩa nhạc của Ng lễ



    Ít có ai được nhận một đĩa nhạc vừa được thu thanh của một nhạc sĩ và cũng ít có nhạc sĩ nào mail cho tôi nhiều như Ngọc Lễ.
    Ngọc Lễ còn mẹ nhưng tôi đã mất mẹ vào sáng sớm ngày 21 tháng 6 năm 2001 tại Rạch Giá. Sau một tuần làm tang lể tại nhà ngoại tôi, phường 12 Gò Vấp Sài Gòn, sau khi an táng bà, tôi mang hình và lư hương của bà trở về Rạch Giá. Ngày đầu tiên, tại nơi mẹ tôi từng sống với chúng tôi hằng 16 năm hạnh phúc, đã thật dài, thật kỳ lạ, thật trống vắng. 
Thức dậy thật sớm và sau một lúc lâu thẩn thờ bất động, thật tự nhiên, tôi đã mail cho Ngọc Lễ, người trở nên thân thiết với tôi sau bài dịch “Xe đạp ơi.” tôi đã gửi tặng.
“Ngọc lễ thân !
Trên thế gian này không ai có thể thay thế mẹ ta được. Buồn thay mẹ tôi vừa vĩnh viển ra đi.
Chúng ta cùng hiểu rằng không có điều gì mà ta không thể không làm được để mẹ ta hạnh phúc.
Tôi nhớ mẹ tôi đến vô cùng.”
Chiều hôm đó tôi nhận được mail của người tôi đang mong đợi chia xẻ nỗi buồn mất mẹ với tôi.
Trong bức mail ngắn gọn đó, Ngọc Lễ đã viết bằng tiếng Anh,
Anh Thành thân!
Chúng ta đều yêu thương mẹ người đáng để ta viết ra những lời ca ngợi.
Chúng tôi vừa thu thanh xong bài “Nhớ đến mẹ”.
Tặng anh như là một món quà mọn. Mong ca khúc này giúp được anh vơi đi nỗi buồn.
Phương Thảo- Ngọc Lễ
   Tôi đã nóng lòng chờ đợi và hồi hộp khi nhận cái phong bì một tuần sau đó và 2 giọt nước mắt của tôi đã chảy xuống thành hàng đến xuống cằm khi tôi nhìn thấy cái CD với những chữ Ngọc Lễ đã viết trên đó,
“Nhớ đến mẹ” mến tặng anh Thành.”
Như họ đoán, tôi đã khóc rất nhiều khi nghe đĩa nhạc đó. Làm sao tôi không nhớ đến mẹ, người đã cưu mang tôi 9 tháng trong bụng và đã quyết định để tôi sống khi bà muốn cùng tôi tự vẫn lúc tôi chưa tròn một tuổi. Làm sao tôi không nhớ đến mẹ người đã bỏ hằng bao nhiêu ngày đêm mong tôi thành đạt, mong có cháu ẳm bồng, mong tôi ngày một khấm khá. Thật tiếc thay tôi không thể tự tay chăm sóc cho người nhiều hơn vì bà chỉ nằm trên giường bệnh đúng 2 ngày. Thật giá trị thay 48 giờ với tôi được ngồi bên giường bệnh của người trong phòng cấp cứu, yên lặng, ngoan ngoãn. Thật xứng đáng với tôi vì tôi đã tự nhận ở lại VN 19 năm trước và trong lúc lâm chung chỉ có tôi ngồi kế bên kêu gào tiếc nuối,
“Mẹ ơi! mẹ không chờ để nhìn thấy mặt em và chị con sao mẹ ơi?”
Làm sao tôi có thể nguôi được những mất mát mà không có thứ gì điều gì có thể khỏa lấp được. Lúc một giờ sáng tôi đi đi lại lại trong phòng khách, nhìn dư ảnh lần này và lần khác. Không có một phép mầu nào, lời kinh nào, không có một thứ hương khói nào, một lời phán truyền của bất cứ ai có thể giúp mẹ tôi nguôi nỗi thương nhớ chúng tôi. Không có một đấng nào có thể giúp mẹ tôi quay về. Tôi thẩn thờ, chậm rải đốt thêm một nén nhang cho mẹ tôi rồi khóc vì tôi “nhớ đến mẹ”.
    Những gì Ngọc Lễ đã viết ra, hai vợ chồng đã hát ra khiến tôi khóc nhiều hơn,
“Từ ngày lớn lên con rời xa mái nhà, để mẹ chốn nao buồn vui một mình.
Một đời chắt chiu đàn con thơ dại.
Người mẹ sớm hôm ngồi nhớ thương từng đứa…. từng đứa con….
Ha.. ha…con nhớ đến mẹ, đến mẹ.”   
Tôi và nhóm bạn đã bỏ nhà lên trường Nông Lâm Súc Cần Thơ ngũ trong lớp trong ánh đèn lầu lù mù những lúc làm ruộng hay chăm sóc vụ mùa gần thu hoạch. Tôi đã chuyển lên Bảo Lộc học Thủy Lâm 3 năm về nhà đúng 6 lần. Tôi đã lại bỏ nhà lên Bảo Lộc 2 tuần sau ngày giải phóng. Tôi lại rời mẹ tôi để nhập học từ tháng 9 năm 1975 cho đến khi tôi lặn lội đến kinh Quản Thống Sóc Xoài, tại cái chòi lá trong một đêm mưa tháng 7 năm 1979. Nhưng đến năm sau đó tôi- bỏ vị trí một cán bộ thể thao của trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật, bỏ một cái thế sắp làm con rể của người mẹ nuôi tại 20 Vỏ Thị Sáu, Q: 1 Tp. Hồ Chí Minh- để thật sự về Rạch Giá và đến tháng 6 năm 1985, tôi mới đưa mẹ về chung sống trong một căn nhà lá tồi tàn mà tôi đã xin ở đậu. Chị và em tôi đã ra đi 1982, để lại tôi một vết đen mới trong hồ sơ cá nhân của tôi nhưng họ cho tôi một cơ hội, họ vô tình giao cho tôi trách nhiệm “được chăm sóc mẹ”. Tôi đã làm mọi thứ, giúp những người hàng xóm hết lòng, tự tập tành hết cách, tránh hết những nhiều tai tiếng để đem về cho mẹ tôi niềm vui, niềm tự hào, tiếng khen tặng, sự kính nễ và hơn hết là hạnh phúc cái mà bà lâu nay đã không có.
    Tôi nhớ đến mẹ. Tôi nhớ đến những gì tôi đã làm được những gì chưa. Tôi hồi tưởng biết bao nhiêu buổi sáng sớm đã mài dũa đèn sách bút nghiên trên Bảo Lộc để có ngày mà tôi làm tròn được chữ hiếu. Tôi tưởng tượng được những buổi sáng cùng lúc đó mẹ tôi ở Cần Thơ đun nước pha cho các vị khách ghiền cái ly cà phê đen nóng hoặc những buổi như vậy, ở Rạch Giá, mẹ tôi phải chèo xuồng vào kinh đi thăm đồng. Tôi nhớ lâu trước đó những ngày tháng mẹ tôi vác một bao quần áo to về nhà để giặt ủi. Tôi nhớ đã lâu hơn thế là những lúc mẹ tôi theo ba tôi thuyên chuyển đi nhiều nơi trong thiếu thốn vất vả trong sự chịu đựng ông chồng nhiều bê tha, ít trách nhiệm. Tôi nhớ cái bướu cổ mà mẹ tôi mang nặng nhiều năm cho đến ngày nó biến mất sau đám ma ông nội tôi. Tôi nhớ những buổi cơm do mẹ tôi nấu những con cá chiên thật giòn cho riêng tôi, những khứa cá lóc to thắm màu với những hạt tiêu đen bốc mùi thơm. Tôi có thể kể ra lần tôi đã khiến mẹ tôi trồ lên mừng rỡ ngạc nhiên, khi tôi cho bà xem bao nhiêu tiền tôi kiếm được sau khi tôi đi chụp hình 3 ngày, giao xong một cái bảng quảng cáo to tướng hay số tiền nhỏ tôi kiếm được sau khi bán được những bao giấy đựng đường đậu do chính tay tôi cắt dán từ những bao giấy đựng xi măng. Tôi nhớ rỏ mẹ tôi đã hảnh diện như thế nào lúc mà tôi trả xong số tiền trả góp để lấy chiếc xe Honda mới. Tôi nhớ những lần mẹ tôi cười vui khi có những bà bạn ra sau vườn xem 5 hàng xoài tôi đã trồng, chăm sóc như một nhà vườn thứ thiệt, những trái xoài cát Hòa Lộc thơm ngon bà đã cắt ra mời khách ăn ngay trong miếng vườn to rộng sạch đẹp. 
Tôi nhớ ánh mắt, vẻ mặt hớn hở của mẹ tôi hai lần đón cháu nội chào đời. Tôi hình dung ra được cảnh mẹ tôi bồng cháu trên tay đi sang nhà cạnh bên hay dắt cháu đi lẩm đẩm bên cạnh bà. Tôi nhớ những lần hiếm hoi mẹ tôi giận hai vợ chồng tôi, nào là không chịu sanh con, nào là không chịu làm điều này, không mua sắm thứ bà đã chọn. Tôi nhớ những mẩu chuyện bà kể về thời kỳ theo ba tôi đi nhiều nơi. Tôi nhớ những kỷ niệm bà đã kể khi chúng tôi ở Pleiku, Quy Nhơn. Tôi nhớ những cái tên bà thường nhắc. Tôi thuộc lòng các câu mẹ tôi đã kể về ông nội hay bà ngoại. Tôi nhớ những gì mẹ kể về những lần chị hai tôi từ Sài Gòn xuống tận nơi mẹ tôi ở để làm tình làm tội và những lần bà muốn tự vẫn vì thằng em hút sách của tôi.
  Tôi nhớ mẹ nhiều đến nỗi tôi bật khóc bất cứ lúc nào tôi kể về người. Ngọc Lễ có lẻ nên tìm hiểu điều đó và viết thêm một ca khúc mới, “Mẹ tôi” 
                                                                        Rạch Giá Aug 31,2012
                                                                          Lương Ngọc Thành