Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

CUỘC TIỂN ĐƯA

                              

   Buồn nhưng không trách ai, tôi tự lên Bảo Lộc và tự một mình nhiều lần trong bóng tối âm thầm lạnh lẻo ra bến xe Bảo Lộc để về S.G. Nhưng ngày từ Úc về Việt Nam,14-4-1993, tôi được có một cuộc tiển đưa mà nhiều người có thể ngạc nhiên, ganh tị.
   Trước khi từ Úc qua Mỹ chơi, Kim Cương, bạn rất thân của Như Ngọc, ở Bank Town, Sydney, đã đọc được mục quảng cáo của tôi trên báo. Cương gọi tôi ngay và hứa khi trở về sẽ đến thăm tôi. Không lâu sau đó, trong một buổi sáng cuối tuần, khi đang theo gia đình em tôi đi phố, tôi bị một người chạy đến ôm chầm lấy tôi. Gã thanh niên ấy kêu lên,
“Anh Thành phải không? Ối giời ơi, anh qua đây khi nào?”
  Minh Đăng, lớp 77 KNN, ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật, quá đổi mừng rở vì từ hôm ấy hắn có tôi để tâm tình, có tôi để giúp hắn có một thay đổi. Năm 1980, sau khi tốt nghiệp, làm 2 công việc vất vả không ra gì, vâng lời bố mẹ, Minh Đăng theo anh chị vượt biên. Họ rất nghiêm khắc và quyết định học tiếp Đ.H. Đăng tâm sự với tôi,
“Em đang theo học TAFE, Technology and Art Further Education. Ở đây, em không có ai thân thích ngoài ông anh và bà chị dâu. Họ không cho em hút thuốc uống bia đâu đó nhé. Em chỉ còn cách đi Disco Club mỗi tuần một lần để xả stress. Tuần này em mời anh đi với em nhé.”
    Hai tuần sau, hôm Kim Cương đến thăm tôi cũng đã là lúc tôi cố tình nhắn Đăng đến chơi để họ gặp nhau. Tôi vắn tắc giới thiệu họ với nhau,
“Đây là Minh Đăng, khóa đàn em, người Sài Gòn. Kim Cương là bạn thân của Như Ngọc, người cùng quê với anh đấy.”
Vâng lời người chị cả, Kim Cương ưng một người giáo viên Úc để được qua đây trong lúc đang là một giáo viên môn nữ công tại một trường cấp III tại Gò Vấp năm 1986. Sau hai năm chung sống, Kim Cương ly dị chồng vì một bất đồng chính kiến. Kim Cương và Đăng cùng tuổi, cùng cô đơn. Họ đã mời tôi ăn tối, nghe ca nhạc và xem trận chung kết giải bóng đá thế giới trẻ như là cách cảm ơn tôi, ông mai mối.
    Trước khi tôi qua, Bà Lộc đã quá hạn về nước. Quá thương mẹ, anh Hai  Lễ  đã không muốn bà về. Ngày tôi về cũng là ngày anh ta nhờ tôi đi cùng, đở đần bà đến nơi đến chốn. Hồi ở Việt Nam, anh Lễ nhờ tôi huấn luyện cho đội bóng xã Sóc Xoài, nơi mẹ tôi cư ngụ. Anh ta luôn xem tôi như một người đáng tin cậy. Tôi được mời đến nhà dùng bửa, được anh ta mua tặng một đôi giầy bóng đá và dĩ nhiên gia đình anh sẽ tiển tôi về.
     Chỉ làm trong hảng may chỉ 3 tuần, tôi cũng đã được nhiều thiện cảm của hầu hết đồng nghiệp. Bác Ba, vừa bố của người chủ hảng vừa là tài xế xe van đi giao nhận hàng may, thích tôi vì cái cách tôi làm việc, cái tính đôn hậu, giúp đở trò chuyện với mọi người của tôi. Ông buộc miệng rất tự nhiên,
“Hôm nào Thành về, bác sẽ nghỉ làm một buổi để tiển cháu.”
   Văn Tùng đã gặp tôi khi đi phố Cabramatta một hai lần. Hắn không tin vào mắt mình. Hắn tự nghĩ,
“Thành Xì chắc phải theo gia đình nuôi qua Mỹ thôi chớ. Tay này to mập hơn nhiều. Chắc là người giống người rồi.”
Vừa đọc được mẩu quảng cáo tìm bạn của tôi, hắn chạy ngay đến nhà em tôi, 10 phút chạy xe. Hai vợ chồng Tùng tiếp tôi rất thân thiết ân cần,
“Có khi nào ở bên đó, hai thằng bạn gặp nhau gần nửa đêm như vầy không mậy? Tao đi làm về gần 9 giờ tối hằng ngày đấy. Bửa nay ngồi chơi với tao tới sáng nghen?”
Sau đó mấy hôm, Hà vợ của Tùng gọi điện thăm tôi. Khi nóivề đời sống bên đấy, Hà muốn khóc,
“Ảnh không muốn em, có tiếng Anh trước. Em bị giam lỏng gần 5 năm từ khi qua đâu. Con bé Ni Ni nay 4 tuổi, em mới có dịp tiếp xúc với thế giới bên ngoài đó.”
 Ni Ni mến tôi nên nằn nặc muốn tôi đến chơi. Ngày 6 tháng 1 năm đó, Tùng đưa tôi đi họp mặt “Gia Đình Nông Lâm Mục Úc Châu” lần thứ nhất. Tại nhà cô Dương Thị Tuấn Ngọc, trước khi tan tiệc, chính Tùng đề nghị làm tiệc tiển tôi về nước trước kỳ họp lần thứ hai, được sắp xếp vào tháng 6. Anh chị tôi, cặp Kim Cương- Minh Đăng cũng được Tùng mời dự. Nhiều người “từng mặc áo nâu của nhiều trường bên Việt Nam” rất tiếc rằng tôi phải trở về khi mà nước Úc làm lơ cho bất cứ ai muốn ở lại. Trong bửa tiệc chia tay ấy, tôi vinh hạnh được thầy Tài, nguyên hiệu trưởng trường Bình Dương tặng tôi cái biểu tượng Harbour Bridge and Opera House. Hà, vợ của Tùng, trao tay tôi tấm thiếp goodbye có nhiều câu chúc tụng thật chân tình, thật cảm động.
  Tâm, cháu gọi tôi bằng cậu, đang một mình làm chủ một doanh nghiệp may mặc, TIMMY, có tiếng ở khu Cabramatta, Sydney. Năm 1980, trốn một vụ ngộ sát, một chàng trai trẻ đen đúa ngày nào, không nghề nghiệp, ít chữ nghĩa, chạy xuống Rạch Giá làm ruộng để trốn tội. Nay muốn đưa vợ và hai con trai ra phi trường để tiển đưa tôi như là cách tạ ơn tôi đã giúp nó làm một một bộ hồ sơ giả mạo. Bận rộn quanh năm, 12 giờ một ngày để kịp các hợp đồng, cháu tôi cho rằng hôm ấy nó có cơ hội cho vợ con nó biết phi trường Sydney và nó có một ngày nghỉ.
   Tối ngày 13-4 sau ngày làm việc như bình thường, cô em dâu của tôi làm một bửa tiệc nhỏ. Vợ chồng Tùng, cặp nam nữ tôi vừa làm may và Phùng Trương đã đến dự. Ôm cây đàn guitar, tôi đã mang qua đây, Phùng Trương,  cất tiếng câu cuối hát bài “Người Yêu Tôi Bệnh” của Nguyễn Ngọc Quang,
“Ngày nào có nhau, giúp nhau cho thật nhiều. Ngày nào mất nhau, giúp nhau chẳng được đâu…”
   Nó nghẹn ngào nói với tôi,
Tao không chia tay mày ở phi trường được.”
   Từ sáng rất sớm hai chị tôi thúc giục tôi chuẩn bị lên đường. Tại departute longue, lần lượt cặp Kim Cương- Minh Đăng, Bác Ba và bác gái, hai vợ chồng Tùng và hai con, hai vợ chồng em tôi và hai cháu trai, hai vợ chồng cháu tôi và hai cháu, anh Hai lễ và vợ đến để chia tay tôi.
   Hạnh phúc có khi đến thật bất ngờ, thật choáng ngợp.

                                                 Rạch Giá, Mar 25, 2013
                                                                          Thành Xì- TL 71



CUỘC HỌP MẶT BẤT NGỜ


    Tốt nghiệp từ một trường đại học nhưng trước đó đã từ 3 trường trung học NLS khác nhau: Định Tường, Sóc Trăng, Bảo Lộc, năm đứa tôi bất ngờ họp mặt, một nhóm khá nhỏ, nhưng tôi bất ngờ học được một bài học khá lớn.
   Sập tối hôm đó ngày 19 tháng 11, 2008, khi đang viết lách gì đó, tôi nhận điện thoại của 7 Mím. Giọng cười vui vẻ khác thường, nó nói khá nhanh,
“Ê, Lương Cộ, ra cái quán này gặp nhau nhen. Tao mới lên nè.”
    Tôi mừng vì vừa được gặp bạn cũ vừa có một niềm vui mới nếu nó giúp được tôi. Tôi vội vả chạy đến nơi nó chỉ dẩn, xéo trường Đ.H Bách Khoa. Bảy Mím, cái biệt danh khá tượng hình, có thể nói lên cái đặc điểm của nó, rất thường mỉm cười. Còn tôi, Lương Cộ, cái tên do Lý Xuân Tha, MS 71 phong tặng, có khã năng “cộ” được những thứ nặng nề cồng kềnh khó chở. Khi đi thực tập, ai nấy đều có phần để lo trong thời gian ở ngoài cái phòng trọ tiện nghi, cái nhà ăn cung cấp hai bửa cơm. Mặc cho ai mang vác gì đó, tôi “cộ” bộ “đồ nghề” cho một đội bóng đá, đội khoa Nông Nghiệp.
   Bảy Mím, ngoài là một hậu vệ phải uy tín của cả trường, nó còn gần gủi với tôi hơn những thằng khác về nhiều phương diện. Vốn lâu nay âm thầm tự lực kiếm sống ở Rạch Giá, tôi cũng âm thầm tránh né họp lớp trong khi nhiều tin đồn cho rằng tôi đã xuống tàu với ai đó rồi. Tìm được số điện thoại của Tùng Xèn- Trung Tâm Khuyến Nông Long An, tôi lần tìm ra số phone của 7 Mím.
   Dù bận tâm trên đường ồn ào chật chội, tôi gợi nhớ lại ngay ra lần tôi chính thức đi họp mặt lần đầu tiên tại nhà nó. Đó là lần thật tội nghiệp cho tôi, cái thằng ở cách nó đến những 6, 7 giờ xe chạy. Xe 10 giờ Rạch Giá chạy đến nơi Bảy Mím cư ngụ, Đại Học Tại Chức Tiền Giang lúc ánh bình minh chưa lố dạng. Ngày họp mặt ấy đại đa số, đến khoa Nông Nghiệp của ĐH. SPKT, nên tôi với 2 vợ chồng Bảy Mím ngồi ứ hự trước một lượng đồ ăn cho hơn 30 chục người. May thay, hai vợ Tùng đổi hướng ngược lại để chúng tôi có thêm 2 thực khách nữa. Tôi bất ngờ gặp lại 4 người chung nhau gần 5 năm học vất vả. Hai cặp vợ chồng, Yến- Lộc- cô Dương Thị Tuấn Ngọc rất thương mến, và Hạnh-Tùng nay đều hạnh phúc và đều có 2 con. Tôi bất ngờ nghe Bảy Mím kể lại cái giai đoạn nó phải xa nhà để “kiếm thêm” ở tận Lâm Đồng gần 2 năm trời. Tôi thấm thía cái khoảng cách giửa trường đời và cái trường học, giửa cái thực tế và lý thuyết. Dĩ nhiên tôi kể hết cho nó nghe tôi đã và đang làm gì, nhất là khi hai thằng tôi ngồi bên lề đường đón xe về Rạch Giá.
    Gặp tôi lúc nào nó cũng vui như lân thấy pháo. Thấy tôi dừng xe bên ngoài , nó đứng lên kêu to tên tôi,
“Ê, Cộ! đây nè!”   
Vừa ngồi vào bàn, cụng ly tôi, nó hơi tếu,
“Ngày mai tao ra Hà Nội để gặp bộ trưởng Giáo Dục đó nghen mậy.”
Tôi cũng nhanh miệng hỏi đùa,
“Đả quá ta. Cho tao nhắn lời hỏi thăm ổng nghen.”
   Tôi không ngại khi vào đề trực khởi với nó,
“Tao lên đây hơn nửa năm rồi. Kiếm thêm cơm và kiếm thêm cái chữ nữa mày ơi. Nhờ mầy một chuyện nghen?”
“OK, Uống mới tin mầy. Nè vô đi.”
Nuốt một hơi dài, chùi bọt bia vội vả, tôi nói tiếp,
“Để học cái lớp Thạc sĩ giảng dạy tại SEAMEO, tao cần một giấy chứng nhận dạy liên tục hai năm ở đâu đó. Mầy coi giúp tao được không?
Bảy Mím thật thà, giản dị,
“Tao làm phó giám đốc thiệt. Giới thiệu mày dạy ở đó thì quá được chứ chứng cho mầy như vậy không được đâu.”
Tôi đáp lời rất thật thà nhanh gọn,
“Thôi, tao sẽ có cách. Vô đi mậy.”
Tuyết Mun mới từ Mỹ Tho lên đến nhà xong lại vối vả vọt xe đạp điện ra đây. Mặt mày đờ đẩn, Tuyết Mun hỏi tôi trước,
“Cộ tới hồi nào vậy?”
Tôi vừa cười vừa tếu cho vui,
“Làm gì bây giờ mới tới?”
   Trong khi tôi một mình lên đây “bới quào”cho cả nhà 4 người. Thằng con trai học trên này ở với tôi, con gái ở dưới ở dưới với mẹ nó. Thỉnh thoảng tôi cùng với Hoàng Guitar- đến cái kiếm cơm của 2 vợ chồng Tuyết Mun để “chai này cụng chai kia”. Tôi thích cái đoàn kết, chung sức đồng cam công khổ của hai vợ chồng Tuyết- Hường từ Mỹ Tho lên đây hơn 10 năm. Tụi tôi chơi “công xi”, bên mồi- bên bia Sài Gòn đỏ. Ai muốn uống thêm, cứ kêu thêm và cứ móc tiền ra mà trả.  
   Người chủ quán này, từ một NLS nhỏ, giờ thành một ông khá lớn. Có vợ gốc Sài Gòn đang là thủ quỹ của trường T.H lớn, hai con gái đỗ đạt, nay có thêm cái quán nhậu này, trên vài phương diện, hắn hơn tôi những 10 lần. Một chiến hữu đến nữa cho chúng tôi đủ bộ ngũ. Tay này có chức vụ trong bộ đội, vợ dạy lương cao và cũng có hai con đỗ đạt nữa. Ông bạn này có lẻ cũng hơn tôi khoảng 10 lần nữa. Từ ngày lên đây, đầu tháng ba, hôm nay tôi mới gặp hai ông bạn “thành đạt” này của tôi. Bốn đứa tôi đã chung sống suốt 4 năm trong một phòng ký túc xá với biết bao nhiêu là thiếu thốn gian khổ và kỷ niệm.
    Ông chủ quán vô đề,
“Lương Cộ lên đây hồi nào vậy?”
Tôi tươi cười,
“Bảy tám tháng gì rồi.”
Ông kia hỏi theo ngay,
“Mày lên trên đây làm gì Cộ?”
Tôi cũng tươi cười như một người đang có niềm vui,
“Dạy Anh Văn.”
Tuyết Mun pha trò,
“Bây giờ mất dạy rồi. Thôi mấy ông vô đi.”
Bàn tròn xoay quanh chuyện đời, chuyện con cái, chuyện hồi thời sinh viên và những chuyện khác nữa. Ai mà không vui khi có 4 người cùng nhau kể lể, chọc ghẹo, đùa bởn. Chỉ có gặp bạn học mới khiến ta hồn nhiên cười vui, tươi trẻ. Chỉ có gặp người đồng môn mới thấy mình ngộ ra nhiều điều có khi còn giá trị hơn những bài học lớn trong trường. Người chủ quán hỏi tôi,
“Mầy đang dạy ở đâu vậy?”
Tôi thật thà đơn giản,
“Thì nộp đơn, phỏng vấn và dạy thử chổ nào nhận thì tao đến.”
Hắn tuyên bố,
“Bây giờ trên đây phải trẻ, bằng cấp cao mới dạy được.”
Tôi vừa hơi tủi thân thì bị người bạn thành đạt kia tặng cho một câu,
“Mầy giờ này mà còn lang bạt như thời thanh niên đi học nữa hả.”
Ông chủ quán người vừa khuyên tôi, kẻ không còn trẻ và không có bằng cấp cao, tiếp thêm một cú đau điếng,
“Lương Cộ thực tế mà không thực dụng.”
Trên đường về, tôi điểm lại những gì đã làm trong 6 tháng qua. Con tôi vừa lên học, sống chung phòng với tôi. Dạy ở vài trường, kèm tại vài nhà, dịch cho một công ty, mua cho con một laptop mới và một xe gắn máy cũ là những điều tôi làm được. Hằng tháng tôi còn phải gửi về nhà một khoản cho vợ và con. Tôi chưa hề phải xin nhờ sự giúp đở của một ai ngay cả giòng họ nội ngoại trên này.
   Nếu tôi đã biết nói dối nói phét, chắc tôi không phải hơi buồn mà 2 ông bạn tôi không phải ra điều khuyên răn ấy. Thì có mất chi của ai đâu mà ngại.
“Tao lên đây làm hiệu phó của trường X, sắp mua lại xe hơi của ca sĩ Y và sang năm sẽ cất nhà tại quận W.”
    Cuộc họp mặt đó chắc phải vui hơn không?
                                                                                  Rạch Giá Sep 6, 2012
                                                                                                                       Thành Xì TL 71


TÔI DẠY ANH VĂN


   Từ Nông Lâm Súc Bảo Lộc, ban Thủy Lâm, tốt nghiệp ĐH ngành giảng dạy Nông Nghiệp, ít có ai lại trở thành thầy giáo tiếng Anh như tôi và cũng ít có giáo viên tiếng Anh nào có những suy nghĩ, cách làm như tôi.
      May mắn thay, tôi được mời đi dạy sau khi tôi mới có bằng A bởi vì tôi được xem như là một ứng cử viên sáng giá nhất lúc ấy ở trung tâm tôi đang theo học. Không có ai có thể tượng được tôi đã trước chỉ tập nghe được khoản một tháng với cái máy casstte cũ kỹ của vợ Khuê Bầu trong lúc qua làm việc cho nó bên Cần Thơ. Vì trước đó chưa hề được đào tạo, tôi đã chọn cho riêng tôi một cách khi tôi dạy lớp đầu tiên cho người học vở lòng- khó cho phía họ và phía tôi. Khi tôi được mời dạy một nhóm bác sĩ sản khoa, tôi đã phải lại có một cách khác. Kế tiếp tôi được mời dạy một lớp thiếu nhi, loại lớp khó nhất, cần nhiều năng khiếu, nhiều tố chất nhất. Tôi đã diển xuất cả như một nghệ sĩ, kịch sĩ hoặc như một ca sĩ.
    Trong khi các giáo viên cố che giấu họ trước đó đã học và hiểu như thế nào, tôi kể cho học trò tôi nghe hết mọi thứ về tôi. Họ áp dụng cái gì họ đã học trước đây trong khi tôi thực thi cái gì tôi có thể nhận ra trong khi dạy. Họ cứng nhắc, rập khuôn từng chi tiết nhỏ theo sách giáo khoa. Tôi linh động, sáng tạo và thay đổi phương pháp liên tục để củng cố nghề dạy của tôi. Tôi tự dặn lòng rất nhiều điều. Tôi tự xét, tôi tự vạch ra mục tiêu để tăng tiến và tôi cũng đau khỗ nhận ra rằng họ học Anh Văn như cái cách của người nông dân ra đồng, cái cách mà một số ông bạn lười biếng của tôi đã làm trên B.L. Họ nghỉ học hoặc đến sớm về trể, đóng học phí một cách tuỳ tiện. Họ không hiểu nổi rằng việc học Anh Văn giống như việc cải tạo đất cho nhiều năm sau sử dụng. Họ không công phu như một nông dân chân chính trong khi tôi vất vả tận tuỵ như một cán bộ nông nghiệp xã, ấp. Họ đã không đọc từ vựng cái cách tôi đã tụng các tên khoa học của cây rừng hồi ở NLS. Đa số họ khác hẳn với tôi.
   Qua một số bộc lộ của học trò, tôi nhận biết rằng dù họ không giỏi tiếng Anh nhưng họ khá giỏi trong việc nhận ra ông thầy nào ăn nói hay hơn hoặc dạy hay hơn. Đặc biệt họ cho rằng đồng tiền họ trả phải được đánh đổi bằng sự phục vụ của ông thấy giáo như một người khách đi massage hoặc một người thực khách trong một quán ăn vậy. Họ quên rằng một số lớn thầy giáo có sĩ diện có cái tâm có cái kinh nghiệm học và cái trách nhiệm dạy của họ. Tôi bỏ nhiều giờ để điểm lại những học trò đã bỏ tôi bất thình lình và tôi có thể rút ra những bài học cho riêng tôi. Nhưng dẩu sao các cá biệt đó không thể đem đi so sánh được, áp dụng được.
      Tôi trình bày với học trò những kinh nghiệm tôi tự học, những khám phá của tôi về việc hiểu biết văn phạm thật nhanh và tôi đối với họ vừa như một phụ huynh nghiêm khắc, vui tính, tận tuỵ, và công bằng vừa như một đàn anh đích thực. Tôi so sánh cái khó của ngôn ngữ. Tôi chứng minh cái sai của các bài báo tiếng Việt. Tôi -theo cách ấy- có thể thành nhà ngôn ngữ học mất thôi. Tôi kể cho họ nghe những tấm gương xấu và tốt, những cách dạy và học Anh Văn ở trung học. Tôi cho họ biết tôi có cách riêng để tồn tại và tôi cũng đã và đang làm nên chuyện. Tôi nhủ lòng nhiều lần rằng:
“Tại sao họ bỏ ta? Tại sao họ không hiểu điều ta đã làm tinh giản dể hiểu nhất? Tại sao ta không giữ được đứa học trò này? Tại sao ta đã không như thế này hoặc thế khác?”
Tôi cũng đã nhiều lần tự an ủi,
“Cớ gì ta phải đi xét đoán những kẻ không biết điều biết chuyện chứ.”
Cái chuyện cần biết nhất là việc học một ngôn ngữ đòi hỏi rất nhiều sự nổ lực cá nhân chứ không phải của do công lao của ông thầy dạy hoặc những cuốn sách, giáo trình cái thứ mà một nhóm người nào đó dựa trên một số kinh nghiệm nào đó xây dựng nên cho một nhóm học trò nhất định.   
   Sau khi đứng dạy những lớp mới và rất khó như- Nhà Thờ, Chùa, Công Ty Xi Măng Hà Tiên, Đại Học Ngoại Thương & Ngân Hàng, Cao Đẳng Nghề Việt Mỹ, Infoworld School, Bệnh Viện Bình Dân, Bệnh viện Bình An, mấy cán bộ trong ủy ban tỉnh, một nhóm Bác Sĩ Đại Học Y Dược hay một ông cha Phó quản hạt, tôi cảm thấy tự tin hơn rất nhiều. Sau khi phiên dịch cho bệnh viện vài lần, tôi dạn dĩ hẳn lên. Sau tiếp xúc với các giáo viên có vẻ hơn mình, các giáo viên ngoại quốc hoặc Việt kiều, tôi cảm thấy yên tâm, vững vàng hơn. Khi làm bài tập hoặc nghe viết đọc, tôi cảm thấy mình nhỏ bé hơn. Khi cùng nhóm học trò thiếu nhi hát các khúc hát ngắn do tôi viết lời, tôi thấy mình trẻ lại. Và khi tôi viết ra những gì tôi đã trải qua những điều tôi chiêm nghiệm được, tôi cảm thấy thảnh thơi nhẹ nhõm. Khi tôi xin việc tại Công Ty Bảo Hiểm Manulife ở Cần Thơ hoặc Prudential Finance ở Sài Gòn, tôi tự tin trả lời rằng,
“Từ một học sinh Nông Lâm Súc tôi thành thầy giáo, và từ một giáo viên xoàng, nay tôi có thể dạy đủ loại lớp và lên Sài Gòn dạy 7 trường trên Sài Gòn. Điều đó có thể chứng minh rằng tôi có thể làm được mọi chuyện tôi chọn hoặc muốn làm.”
Các thầy cô giáo ở Bảo Lộc ít nhiều gì cũng đã giúp tôi, đã tạo bên trong tôi cái chất sư phạm, cái lịch duyệt, cái bản lãnh cần có khi tôi đứng trước. Thầy Minh Híp, Thầy Hy, Thầy Bùi Tho, Thầy Vũ Thủy- triết học- và thầy Hùng Đô La đã khiến tôi nhớ họ mãi. Cô Nguyệt- Việt Văn, Cô Thành- Anh Văn- đã làm tôi thích học. Tôi hiểu và thông cảm khi thầy Lai Minh đỏ mặt, khi thầy Minh Híp nỗi giận. Tôi thầm phục Thầy Tân, lịch sự, hết lòng, tha thiết khi giải thích câu văn này, ý nghĩa nọ. Tôi hiểu tại sao thầy Niệm thường nhắc về trường Bảo Lộc. Mọi thầy cô giáo tôi đã học qua đều ghi nhận sự rỏ nét chuyên cần hết lòng của tôi. Các ông thầy đã phỏng vấn tôi trong những lần tôi thi ở Đ.H Từ Xa, đều thích cái cách tôi trò chuyện với họ, các câu tôi phúc đáp, thậm chí chất vấn họ nữa, thí dụ:
“Theo thầy, làm thế nào để dạy giỏi nhất?” hoặc,
“Sau bao nhiêu năm dạy học, điều gì khiến thấy, cô, theo đuổi nghề nghiệp đến ngày hôm nay?”
    Ít có ai trong số những giáo viên đang hành nghề đã từng đi học rất xa nhà, thất nghiệp, làm cầu thủ đá banh, thợ nấu rượu, thợ chụp hình dạo, thợ vẽ bảng hiệu và làm công nhân như tôi đã từng làm. Ít có ai trong số họ từng thức sớm khoảng 4 giờ sáng ròng rả 20 năm trời để tập luyện. Ông thầy tôi, Thầy Chu Sĩ Lương, đã lấy tôi ra như là tấm gương cho nhiều học trò của thầy. Thầy Danh- nỗi tiếng ở Rạch Giá- thường đố học trò của ông ta xem họ có biết tôi đến khi ấy có bao nhiêu cuốn băng cassette không như là cách động viên họ tập nghe. Một ông bạn học lớn tuổi hơn đã sững sờ khi nghe tôi trả lời cái số lượng băng ấy. Đài VOA Special English cũng đã viết thư, đề ngày Mar 3, 1997, để cảm ơn tôi,
“We’re much impressed that you have recorded almost 200 tapes of English language teaching programs.”
   Tôi có lẻ giống như các thấy cô khác thích tâm tình, nhưng bằng Anh Văn. Tôi kể hết cho học trò nghe về cuộc đời tôi. Không một chút do dự, tôi chỉ cho họ những gì tôi chiêm nghiệm sau nhiều năm, cái chất xám và cảm tính của người thầy giáo. Không ngại công khó, tôi lục tung các bài nghe rắc rối nhưng rất đời, các trích đoạn hay nhất để dạy họ.
  Một vài lần, các học trò cũ chào tôi, nhắc một vài kỹ niệm họ ghi nhớ rất rỏ về tôi- ôm đàn vào lớp hát bài này- hay dạy họ hát một khúc hát nọ, đội berret, mang cái còng bằng đồng. Nhưng nếu có bị ai phỏng vấn tôi điều gì khiến tôi dạy học được đến ngày hôm nay, tôi sẻ trả lời ngay rằng,
“Ba năm học ở Bảo Lộc, cái cách dạy của các Thầy Cô trên đó và cái nhóm máu NLS của riêng tôi đã thật sự giúp tôi đấy .”

                                                                                                                    Rạch Giá July 22, 2012

                                                                                                          Lương Ngọc Thành- Thành Xì 74 TL 

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2014

TRỞ VỀ

                                      TRỞ VỀ
     Mọi việc đều có cái khởi đầu và kết thúc- tốt đẹp hoặc phũ nhàng. Ngày tôi rời gia đình để lên Sài Gòn lập nghiệp, vợ và con gái đã ôm tôi khóc như mưa bấc. Hôm tôi trở về, họ cũng đã ôm tôi, nhưng cười như hoa xuân.
     Chuyện lên Sài Gòn để dạy Anh Văn, làm một nghề khác và học sau đại học là một điều tôi hằng ấp ủ. Tôi không thể hình dung tôi sẽ ra sao nếu tôi không thành công, nếu hai con tôi không phát triển tốt, vợ tôi chấp nhận. Tôi trình bày mọi chuyện với họ và đã tự hỏi,
“Có phải ta muốn làm một khác biệt không?”
    Thu nhập thấp, không có cơ hội tiếp xúc ở một tỉnh nhỏ, không có dịp học thêm gì nữa đã khiến tôi thất vọng, tự ti. Tôi trách mình đã không có được một khoảng tiền ít ỏi cho con tôi đi thi đại học, không tiền cho 2 lần sinh nhật của chúng nó. Tôi vui mừng khi nhận được một học trò, có một bài dịch. Trong những ngày Tết, khi nhiều người vui chơi tiêu xài, tôi làm cỏ ở sau vườn vì tôi không có khách hoặc học trò đến thăm. Bất cứ khi nào có điện thoại của bằng hữu , tôi đều phải toan tính, dè dặt. Bao giờ đi dự họp mặt lớp hay đám cưới của con bạn học, tôi đều phải về ngay vì lo sợ mất một người học. Tôi sắp bị trầm cảm hoặc đại loại như thế.
    Trên Sài Gòn tôi học được cái ý tưởng của Dough- một giáo viên Canada,
“Nhà, quê nhà ư? là nơi ta máng cái nón hay cái áo lên khi đi làm về.”
Ở nhà không chỉ có được như thế, tôi có thể khiến cho vợ con tôi vui mừng, yên Tôi khiến cho mọi người bên gia đình vợ tôi tiến bộ, người ở quê tôi biết cách học mới mẻ hơn. Hồi còn trẻ, tôi đã lên Dalat học và đã mơ có một học bổng đi du học.  
   Gary- người bạn Mỹ dạy chung với tôi- rất ngạc nhiên vì những gì tôi đang làm, những khó khăn tôi đang vượt qua, những thử thách và mục tiêu  trước mắt tôi. Hắn từng dạy học ở Nhật 3 năm, Hàn Quốc 3 năm và Trung Quốc hơn 2 năm. Khi gặp nhau, hắn đã dạy ở Sai Gòn hơn một năm rưởi. Gary và tôi bàn bạc về chuyện sống xa nhà và trở về. Hắn muốn có một gia đình ở Việt Nam. Tôi muốn đưa vợ con lên Sài Gòn chung sống. Gary và tôi ngày càng thân thích. Tôi giúp hắn khi hắn cần và hắn giúp tôi những gì hắn có thể. Ở đó, tôi có hắn làm bạn. Hắn dạy tôi nhiều điều. Hắn sửa chữa tôi nhiều lổi nhỏ. Hắn ngạc nhiên cách tôi dạy thiếu nhi. Cách tôi tập cho học trò với các bài nghe hay cách hai cha con tôi chung sống. Tôi đã tiếp xúc với nhiều giáo viên cũng đến Sài Gòn lập nghiệp như tôi. Tôi so sánh những gì họ và tôi làm được. Sống xa nhà thiếu thốn vất vả nhưng tôi tiến bộ và tôi đã khiến con trai tôi tiến bộ theo.
     Bà xã tôi không đồng ý theo tôi lên Sài Gòn và tôi không thể trở về quê có nghiã là chúng tôi phải ly dị nhau. Dĩ nhiên là điều đó không phải dể được hai con tôi chấp thuận. Sau nhiều lần cải cọ, sau nhiều lần quát tháo nhau trên điện thoại, việc ly dị nhau tạm lắng dịu. Tôi chờ đến ngày cuối cùng mới quyết định học sau đại học. Hồ sơ của tôi thiếu một thứ mà tôi không lường được: bảng điểm khi tốt nghiệp. Thất vọng về điều đó chưa kịp nguôi ngoai thì vào ngày sau đó, tôi nhận được một tin lạ, con gái tôi bắt đầu dậy thì. Tôi tự đúc kết soi xét mọi chuyện tôi trước đó cho đến khi đó làm. Tôi soạn thư chia tay với một số học trò thân. Tôi giúp Gary dọn nhà và tôi rất hy vọng hắn sẽ dạy khá lên. Tôi chờ đến khi nhận học phí của 2 học trò riêng của tôi. Dặn dò thằng con trai một số điều quan trọng, sau khi nhận lương của tháng dạy đó, tôi đã quyết định vào lúc 4:30 sáng ngày hôm sau chạy chiếc Vespa trở về nhà.
   Cuối năm 1980, tôi về đây để làm việc, mang trong lòng một tình thương mẹ, một ước mơ giản dị. Giờ tôi một lần nữa trở lại đây tiếp tục dạy học, với một tình thương con, một ước mơ đơn sơ như trước đây. Sau 30 năm, tôi học được một bài học lớn: chúng ta có thể bỏ tất cả vì một lý tưởng tốt đẹp. Chúng ta có thể bỏ lại tất cả vừa xây dựng được vì một lý do tốt đẹp. Có những chiến binh bỏ hết vì độc lập tự do. Có người bỏ lại hết, đi xa quê lập nghiệp. Có kẻ bỏ lại hết cái họ kiếm được để hồi hương. Có một số người ngông cuồng chạy theo một mục tiêu không rỏ ràng. Có kẻ lại đơn giản đi theo con đường sáng sủa. Có kẻ dại, có người khôn. Có kẻ đúng, có người sai. Tôi cũng chỉ là một con người.
  Ngay hôm tôi vừa về đến nhà, một phụ huynh hỏi cho đứa con trai học. Những ngày kế tiếp, có những người khác trực tiếp đến hỏi học.Tôi vui mừng ra mặt và vợ tôi không dấu diếm được nỗi hân hoan hy vọng. Tôi thật sự kiếm đủ cho gia đình nhưng không đủ cho chi phí của đứa con trai học ở Sài Gòn. Như những gì tôi đã tiên liệu. Có người khen, có kẻ tiếc nuối. Có người thắc mắc, có kẻ thông hiểu. Tôi tự hiểu mình hơn ai hết và tôi đã chiến thắng bản thân tôi. Hai cha con tôi ở chung, nấu cơm ăn chung, cùng nhau dịch tài liệu và hai cha con chúng tôi có chung một hoài bảo: Sống một cuộc sống khá hơn và học được nhiều hơn.
    Trên chiếc Vespa cũ kỹ, tôi đã chạy lên Sài Gòn, đã chạy đi dạy một số nơi với một hoài bảo và cũng trên chiếc xe ấy tôi chở về nhà một niềm hy vọng: Làm lại những gì tôi đã làm một cách tốt đẹp hơn như nhiều người ly hương, nhiều Việt kiều đã từng và đang làm.
                                                                            Rạch Giá 12 tháng 4 -2013
                                                                                                               Lương Ngọc Thành

                                                                                     

MỒNG HAI TẾT

                                          MỒNG HAI TẾT

  Có biết bao nhiêu điều người ta làm trong ngày mồng hai tết mà tôi có thể hình dung ra nhưng họ không thể tưởng tượng nỗi tôi đã làm gì từ 3 giờ sáng ngày thứ nhì của năm Nhâm Ngọ 2002.
   Có một dạo sau năm 1975, dãy phố ngay góc rẻ xuống Cầu Trắng, Tiệm Phú Vinh cũ, đã từng là nhà sách, cửa hàng văn hóa phẩm và là “Cửa hàng ăn uống”. Mỗi khi lên Bảo Lộc, đi ngang qua đây, tôi đều ghé mắt nhìn vào dảy phố ấy. Năm 1977, trong cửa hàng có treo một bức tranh sơn dầu đen trắng. Nó đập ngay vào tâm trí tôi và đã khiến tôi luôn ước ao vẽ lại nó trong khỏang 10 năm cho đến lúc tôi tình cờ mua được tập tranh của họa sĩ - giáo sư giảng dạy về phong cảnh người Nga- Ivan Ivanovich Shishkin (1832 – 1898). Bức tranh gây ấn tượng mạnh mẻ đến nổi ngày ngày tôi luôn  mong đến lúc vẽ lại cái phong cảnh rừng nỗi tiếng thế giới ấy. Chính vì thế mà trong lúc lên Dalat để kỷ niệm 5 năm ngày cưới 1989, tôi đã đặt mua một khung tranh 2 x 1,2 mét để chuẩn bị cho bức tranh tôi mong muốn chép vẽ lại.
    Vào năm 1998, ngay phía trước nhà, tôi mở ra một phòng vẽ quảng cáo như là cách kiếm thêm ít thu nhập, giúp được 2 nhân công và cách tôi tự khẳng định mình. Tôi có dịp thiết kế một số kiểu chữ, làm bảng hiệu mica hộp đèn lần đầu tiên tại Rạch Giá. Việc dạy học chiếm khá lớn thì giờ của tôi trong năm. Nhưng người học vội vàng nghỉ ngay rằm tháng chạp và đi học lại khoảng rằm tháng giêng. Họ khiến tôi mất một tháng thu nhập. Chưa có tết năm nào tôi vui sau khi có 3 năm liền tôi có nhóm học trò đến thăm vào ngày mồng 4 tết. Ngay sáng sớm ngày mồng hai, tôi đã từng sang lấp đất cái mương to phía sau vườn sau khi đã mua 15 mét khối đất ruộng. Có được khoảng đất 18 mét x 40 mét vườn sau nhà, tôi quyết định trồng xoài cát Hòa Lộc. Các cây giống chiết cành mau phát triển và mẹ tôi mau chóng có một niềm vui thật lớn với các bà bạn gần xa, có một vườn xoài thẳng tấp. Có năm tôi chọn việc làm cỏ miếng vườn ngay sáng mồng hai tết và từ chối đi qua Cần Thơ.
   Năm nào tôi cũng có lời mời của Thi Lùn lên Bảo Lộc, Cậu Doản lên Đà Lạt và Khuê Bầu qua Cần Thơ chơi tết. Bạn bè mong làm tôi vui nhưng làm sao tôi có thể vui thú gì khi mà tôi chẳng có một khoản để dành ít nhất cho tiền lì xì, tiền vé xe, tiền xăng, cho khoảng nhỏ để vá xe...? Làm sao tôi có thể thoải mái khi mà lòng tôi nặng nỗi lo mưu sinh, nỗi buồn cho cái cách tôi phải bó tay bó chân ở cái nơi mà cơ hội khá ít với tôi. Nhìn mẹ tôi ngày càng già đi, con tôi ngày càng lớn lên, tôi ngày càng buồn bả, lo toan, vẩn vơ, ngày ngày làm những điều phải làm chứ không phải những điều tôi ưa thích.
   Ngày 13 tháng 6 năm 2001, mẹ tôi vĩnh viển ra đi, để lại trong lòng tôi một lổ hỏng thật lớn, một nỗi buồn không thể diển tả được bằng lời và một nỗi đau không có loại thuốc men nào làm có thể làm thuyên giảm được. Cuối năm ấy, tôi mang ra cái khung tranh để ráp lại. Tôi sơn lót miếng ván ép và ráp vào khung. Chiều ngày mùng một, kê khung lên giá vẽ, bày biện các tube sơn dầu, cọ vẽ trên bàn để sáng sớm hôm sau, mồng hai tết, tôi vẽ lại bức tranh tôi đã nhìn thấy trên Bảo Lộc 23 năm trước.
   Từ 3 giờ 30 sáng ngày mồng hai, tôi bắt tay vào việc. Phóng bức tranh mẩu, 6 cm 5 x 4 cm 4 thành bức trang lớn hơn 30 lần. Tôi chọn tâm điểm là con gấu đứng ngước nhìn lên, mảng sương mù chung quanh là vùng ánh sáng tương phản. Suốt ngày mồng hai tôi chẳng hề có khách hoặc học trò đến thăm. Tôi chẳng hề phải nghỉ tay, không có một phút bận lòng. Tôi đứng trước giá vẽ như một tay thợ chép tranh mải mê việc cho kịp ngày giao cho khách hàng. Tôi quên hết mọi việc xảy ra chung quanh. Tôi chăm chú vào các đường nét rỏ nét nhất, các nhánh cây, vết nứt tét của cái cây thông và hàng trăm chi tiết sinh động sống thực khác.
   Ngày hôm sau, người đầu tiên nhìn thấy tôi vẽ là thầy Danh. Khi đi thể dục ngang nhà, ông thầy giáo có tiếng ở đây có thể cho rằng tôi có một bức tranh chép phải hoàn tất trong tháng giêng. Những ai khác có thể rất ngạc nhiên khi nhìn cái tông màu trắng đen và họ không thích thú gì với công việc tôi đang làm. Nhưng tôi chỉ làm cái tôi thích, vẽ ra cái tôi cảm nhận và muốn vẽ.
    Sáng ngày mồng 4, bức tranh dần hiện ra cái nội dung của nó. Con gái tôi ngây thơ ra phòng vẽ trước nhà ngắm nhìn.
“Ah, ba vẽ mấy con gấu của nhà mình.”
Tay chân bê bết các vết sơn dầu, tôi không thể xoa lên tóc con bé được. Cuối thấp người xuống, nhìn vào gương mặt xinh xắn của đứa con gái 4 tuổi, tôi hỏi ,
“Con gấu ba đâu? Gấu con đâu?”
Con bé trỏ ngón tay lên,
“Gấu ba to nhất đứng dưới đất. Gấu con đang đứng trên cây nhìn xuống gấu anh hai đó, phải không ba?”
Tôi cảm động hỏi nhỏ,
“Còn gấu mẹ đâu con?”
Ánh mắt sáng quắt, con bé tiếp tục chỉ tay qua bên phải một tí,
“Ba đang vẽ ra đó. Con gấu mẹ đang đứng canh chừng 2 anh em con đó!”
Tôi quay ngang giấu diếm giọt nước mắt ứa xuống. Tôi rất e ngại phải nghe nó hỏi,
“Gấu bà nội đâu rồi ba?”  
  Trên bàn thờ mẹ tôi, di ảnh của người rỏ ra đấy. Bà nhìn buồn bả, ư phiền. Mỗi khi cháu điều gì đấy sai quấy, tôi đều bảo cháu đến trước bàn thờ bà nội lạy bà 3 lần để xin lỗi. Nó thơ ngây không hiểu tại sao người ta cho “cái hộp bằng gỗ rất to” của bà cháu xuống đất ở trên Bà Điểm Hốc Môn. Nó có thể tự hỏi nay sao có hình bà nội trên cái bàn cao cao này. Khi muốn xin trái cây mà mẹ cháu vừa cúng bà nội, cháu đều hỏi tôi. Tôi nghiêm mặt lại trả lời con gái,
“Con ra xin bà nội đi con.”
Konica ngoan ngoản như anh nó, Canon. Nó làm theo lời tôi. Khi cháu trở lại, tôi hỏi,
“Bà nội nói sao vậy con?”
Nó thản nhiên nói dối với tôi,
“Nội nói, con muốn ăn gì thì cứ lấy đi.”
    Đến xế chiều ngày mồng 5, tôi có học trò ghé thăm. Vũ, cháu của Phước Mọi, từ Hà Tiên đến chúc tết tôi,
“Tết có gì vui không thầy?”
Chỉ vào bức tranh sắp hoàn chỉnh, tôi trả lời,
“Niềm vui rất lớn tôi mới có ở trong đó đó.”
Tôi nhờ hắn phụ một tay để treo tác phẩm của tôi lên ngay giửa phòng khách như người ta treo một vật quý giá nhất. Tôi nhìn ra các nét cọ vụng về, thô thiển và tôi tự hứa sẽ có ngày tôi mang nó xuống để tô điểm lại. Ngày ấy có thể sẽ là ngày mồng hai tết của năm nào đó tôi vừa có một mất mát nào khác.   
     Đến khi con gái đủ khôn lớn, tôi sẽ kể cho nó nghe cái gì tôi đang vẽ ra hôm nay đây, bốn con gấu trong rừng. Cuộc đời giống như một cánh rừng to lớn mênh mông vô tận. Cuộc đời như một mái nhà chung cho nhiều thứ. Nó có thể chứa mọi thứ đẹp xấu. Nó cũng có thể chứa mọi thứ rất giá trị, rất vô giá trị. Trong đời, biết bao nhiêu nỗi hiểm nguy điều tốt đẹp, biết ngần nào là cơ may, mất mát. Người ta được sinh ra đời như ai đó đi vào rừng mà không có một chút hiểu biết gì về nó cả. Mỗi người giống như một lá cây trong rừng. Sau khi rụng xuống, chiếc lá trở về với đất mẹ. Nó sẽ được hồi sinh ở một thế giới mới mẻ nào khác hoặc nó chỉ sẽ nằm yên nơi đấy với mẹ cho đến mục rữa thành một phần của mẹ.
                                                       Rạch Giá, mồng hai tết năm Quý tỵ

                                                                             Lương Ngọc Thành