Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2016

NHỮNG CƠN MƯA TRÊN BẢO LỘC

    

Nước mưa có thể làm sạch những thứ dơ bẩn, cuốn trôi đi nhiều thứ, nhưng mưa không thể làm trôi đi nỗi lo canh cánh, nỗi hoang mang sợ hải trong lòng tôi và mưa đã khiến tôi càng cảm thấy cô đơn lạnh lẻo ở Bảo Lộc, nơi vốn thường có mưa và lạnh.
    Ai có thể thấu hiểu anh chàng học trò mới lớn, xa nhà như tôi, luôn nơm nớp sợ mẹ của hắn bị một tai ương gì đấy, thậm chí có một cơn mưa dông lốc xoáy nào đấy sẽ kéo tung cái của cái chòi vốn ọp ẹp siêu vẹo là nơi hắn sẽ phải trở về, phải che chắn lại, phải xây dựng lại, phải biến nó thành một cái tổ ấm xinh đẹp nhất có thể được? Ai có thể bảo đảm với hắn rằng hắn sẽ không còn phải dầm mưa để hứng đầy hai cái thùng phuy chứa nước cho mẹ hắn. Ai có thể sẽ viết thư cho hắn để báo tin rằng mẹ hắn không phải đứng trong mưa để chống đở cái mái che tạm bợ bị cong oằng xuống và rồi phải chèn thứ gì đó để nước mưa không nhểu xuống ngay chổ khách đang ngồi uống cà phê.
     Không có ai giúp hắn cả và cũng không có ai giúp cái thằng như tôi. Ai có thể giúp mẹ tôi làm chuyện ấy nếu không phải là tôi. Có ai hình dung được bên rìa trái bên đường, ở góc bên cái bờ của một vùng trủng như cái ao cạn đó, mẹ tôi đang sống trên một cái sàn nhỏ được dựng tạm bợ rất dể bị sụp đỗ. Mùa mưa, mặt nước gần đụng đáy sàn. Sự ẩm thấp quanh năm làm cho cách thanh gỗ, ván sàn được chấp nối tạm bợ ngày dể gãy vỡ. Ai mà biết được hôm nào đó, nguyên cái sàn của mẹ tôi sụp tõm xuống ao nước nước đen, đọng, đầy bèo, cỏ dại kéo mẹ tôi ngập chìm trong cái mớ hổn độn ấy.
Ở trên cao, Bảo Lộc, ai có thể hình dung ra được cái thảm cảnh ấy nếu không phải là tôi. Ở trên Bảo Lộc, có mấy ai lo ngại bị muỗi mòng quanh năm. Có mấy ai nơm nớp lo sợ sẽ bị ngập sau cơn mưa to nào đó. Ở Cần Thơ, mẹ tôi thì luôn lo sợ tất cả những điều ấy.
    Ai biết đoán biết trước được thằng em bụi đời của tôi sẽ bị một đòn trả thù nào?  Ai có thể báo tin cho tôi hay rằng mẹ tôi không phải đội mưa đi tìm thằng em tôi hoặc bà phải dìu hắn vào nhà trong cơn say lúy túy của nó hoặc trong lúc nó đang đỗ máu sau một trận chiến. Dĩ nhiên cả hai mẹ con phải sũng nước. Dĩ nhiên mẹ tôi không thể ngủ yên tối hôm ấy. Và cũng như hằng nhiều đêm khác, người đã phải nhỏ to tâm tình, khuyên can, dụ dỗ nó và kết cuộc là bà không thể chợp mắt được.
    Ai biết được có bao nhiêu cơn mưa trút xuống trong một mùa mưa? Ai mà đong đến được bao nhiêu nước rơi xuống? Và rồi có làm sao có ai hứng đo được số giọt nước mắt của mẹ tôi nhiều đến ngần nào vì thương lo, tức giận thằng em đó của tôi. Ngoài nó ra, sự xa vắng ba tôi có thể là một phần khác khiến mẹ tôi khóc. Một ít nước mắt khác bà đã khóc vì lo toan thương nhớ tôi, cái thằng đang học ở một nơi mẹ tôi chưa hề nghe đến trước đó.
    Mưa giúp trái đất này thêm xanh sạch đẹp nhưng mưa không giúp lòng tôi sạch đẹp thêm một tí nào. Trong cái bếp bám đầy mò hong, phía sau căn nhà trọ của bà Tâm, suốt một năm học ấy, mỗi buổi chiều, mỗi khi trời đỗ mưa là mỗi lúc tôi khóc. Tôi khóc vì nhớ nhà, nhớ mẹ. Tôi khóc vì lo cho cái thân phận của em tôi. Tôi khóc vì tủi thân, cô đơn và những điều tôi không biết dùng lời để nói. Tôi khóc vì những bài toán khó không thể giải nỗi, những cái tên khoa học của các loại cây rừng khó nhớ. Tôi khóc vì vừa nhận được một bức thư với những hàng chữ viết ngoằn ngoèo của mẹ.
Đi chợ xong, Bác Luận ngồi vào bàn học trong phòng khách. Mạnh Hùng và em nó, Mạnh Tiến, đang vô tư chơi cờ ca rô hoặc đang cười đùa với cậu Doãn hay chỉ đang nghe gì đó trên radio. Tôi một mình làm bếp và khóc.
     Khói từ cũi ướt có thể khiến ai đó khóc nhưng cái thứ khói cay ấy vô hiệu đối với tôi, người đã quen thuộc rồi cái thứ khói ấy từ lâu rồi. Từ lúc 9 tuổi rưởi, tôi đã quen chuyện bếp núc, đánh vảy chặt kỳ, mang, mổ bụng cá, nhặt đầu tép. Tôi nấu được tất cả các món thức ăn mẹ tôi đã nấu. Tôi có thể chế biến một vài món mới lạ. Tôi đọc mục “làm bếp” trong các tạp chí phụ nữ của chị tôi. Tôi đã từng làm món “gà nấu bia” một cách khá chuyên nghiệp. Ở Cần Thơ không ai có thể tưởng tượng ra tôi đã làm bếp như thế nào trên Bảo Lộc.
  Tôi không hề có chút e ngại khi tôi hằng ngày phải làm một ký cá, loại cá ương được chở lên từ Phan rang. Nước lạnh trên Bảo Lộc đã khiến cho việc làm bếp “chua hơn”. Cá đã ngã màu ửng hồng hoặc bốc mùi rẻ hơn cá tươi. Nhũng giọt mưa nặng hạt rơi xuống mái tole nhà bếp, những cơn mưa phùn, gió lộng làm trời lạnh hơn, âm u hơn đã lắm lúc khiến tôi lo sợ hơn. Tôi lo sợ vẫn vơ trong khi đang có một nỗi lo sợ quá lớn, sự bất thành của 3 năm lên đó học.       
   Những cơn mưa ấy là một phần khá lớn trong ký ức của tôi về tuổi mộng mơ, tuổi sắp bước vào đời trong khi học trên Bảo Lộc và về những gì tôi đã nghĩ đến mẹ tôi.
                                                               Rạch Giá Mar 4, 2013

                                                                 Thành Xì- TL 71

MỘT TỐI SINH NHẬT- 2


     Ánh sáng trắng và cái lắc nhiều lần của Hằng làm tôi giật mình tỉnh giấc. Hơi nhức đầu nhưng toàn thân tôi mệt mỏi rả rời. Cái ấm áp của hai thân thể dưới một cái mền len hoa bất thình lình nóng lên. Hất một phần mền, tôi chồm bật dậy và quay lại nhìn Hằng- đang mỉm cười với tôi. Cái áo robe ngủ mỏng manh để lộ ra gần nửa phần thân thể và để lộ ra chuyện gì xảy ra tối hôm qua. Quần áo tôi nằm vương vãi trên sàn nhà. Hằng kéo mạnh cánh tay tôi làm tôi ngả lên người nàng. Hai cánh tay mềm yếu của nàng gì lấy tôi như hai cái vòi bạch tuột và nàng hôn lên môi tôi.
    Chưa kịp phản ứng gì, tôi nghe tiếng mở cửa. Mẹ của Hằng dù bước nhẹ vào phòng nhưng bà như đã đang nặng nề dẫm đạp lên người tôi. Bà nghiêm trang nhìn hai đứa tôi vẻ mặt vừa buồn vừa giận. Tôi không trách người mẹ này và tôi không thể trách Hằng mà tôi chỉ còn biết tự trách mình.
Tôi ấp úng như một thằng bé bị mẹ bắt gặp đang ăn vụng,
“Thưa bác! Cháu….”
Khoanh tay ngang ngực, bà quay lưng lại nói thẳng,
“Tôi hiểu rồi. Cô cậu tính sao đây?”
Như một phạm nhân bị hỏi ý kiến về mức án hắn sẽ phải nhận, tôi còn giống như một tên tội đồ ngu ngốc bị bắt quả tang.
“Hai đứa cháu lỡ…”
Mẹ của Hằng trở nên lạnh lùng cứng rắn  hơn,
“Tôi biết, tôi biết! Tôi đâu ngờ cậu như vậy. Tôi đâu ngờ sự thể đến như thế này đâu. Cậu về kêu ông Năm qua nhà nói chuyện với tôi. Ngày mai được không?”
Hằng nảy giờ làm thinh. Trầm tỉnh hơn tôi nhiều, để đở lời cho tôi, nàng lên tiếng,
“Má cứ để con với ảnh tính.”
Cắt ngang lời Hằng, bà hơi cao giọng,
“Nhưng đây là chuyện có liên quan đến người lớn.”
Tôi bình tỉnh hơn nảy giờ:
“Thưa bác, trước khi ba Năm của cháu đến nói chuyện với bác, bác cho phép Hằng và cháu thêm…”
Người đàn bà khá thành đạt có 4 đứa con ấy mỉa mai tôi,
“Cậu muốn tôi để cho hai người thêm tự do, thêm nhiều lần lên giường với nhau nữa à? Có phải như vậy không chứ?” 
Hằng can thiệp với một giọng nói rắn rỏi hơn bao giờ trước đây.
“Má à, Con thương ảnh. Con với ảnh chưa có gì với nhau đâu má. Tại vì ảnh say rượu quá nên con muốn ảnh nghỉ lại đây thôi.”
Bà mẹ nói với con gái một cách vừa dịu dàng vừa vuốt ve,
“Má không muốn thấy cái cảnh như vầy nữa. Má muốn có một cái gì đó làm má yên tâm. Một là Ông Năm qua nói chuyện với má. Hai là hai đứa phải cách xa nhau ra. Con còn có ba đứa em nhỏ nữa. Con có biết không?”
Tôi bổng trở thành một người đàn ông trẻ từ nảy giờ,
“Thưa bác! Cháu sẽ lựa lời để thưa với ba cháu.”
Bà mẹ phải biết nói gì hơn nữa khi mà chúng tôi đã có lời phúc đáp,
“Tôi tin và quý cậu, cậu biết mà? Đừng để tôi phải nói nhiều.”
Đóng sầm cửa phòng, bà mẹ bước ra ngoài bỏ lại chúng tôi ngồi trên giường im lặng không ai nói với ai một lúc khá lâu cho đến khi tôi tìm được một câu:
“Anh phải về đây. Ba và em của anh đang trông ngóng anh ghê lắm.”
Hằng nắm cánh tay tôi,
“Chừng nào anh trở lại? Em thương anh lắm anh biết không?”
Tôi chống chế,
“Anh biết mà. Vài hôm nữa anh đến, nhen?”
Ôm choàng lấy người tôi, nàng hôn lên má tôi và ghì tôi vào lòng như không muốn tôi ra đi lúc này,
“Đừng hiểu lầm em nha anh! Em không muốn xa anh. Mai anh đến nhé. Hay cho em theo về nhà bển đi rồi để em kể cho Bác Năm nghe.”
“Thôi, thôi để anh nói chuyện với ba anh.”
Từ bé đến giờ.tôi chưa hề lâm vào một tình thế khó khăn nào như vậy. Hứa với Hằng ngoài miệng nhưng lòng tôi rối bời vì tôi không biết phải nói thế nào với Ba và em của tôi đây. Giá như tôi có một vết thương tích nào trên người lúc này thì hay quá. Giá như tôi có một người bạn đưa tôi về nhà bây giờ thì tuyệt quá. Giá như hôm qua tôi đã không đến sinh nhật của Hằng thì tôi còn gì phải lo nữa chứ? Và giá như Long Vân xem tôi như một người vô tình, vô cảm, vô tích sự nào đó thì tôi không phải khổ tâm như bây giờ.
   Nắng buổi sáng không đủ nóng nhưng áo tôi đẩm mồ hôi khi đạp xe về đến nhà. Ba Năm đượm buồn và nghiêm nghị hơn bao giờ hết.
“Thưa ba! Con xin lỗi ba. Con mới về.”
Tôi khoanh tay, lễ phép như một đứa trẻ con được dạy dỗ đàng hoàng.
“Thành ơi! Có việc gì vậy? Mà tối qua con ở đâu? Em con nó khóc sưng mắt. Ba với nó chờ con gần đến sáng.”
Ba tôi nhìn tôi vừa dò xét vừa hỏi tôi dồn dập.
“Thưa ba! Con say rượu. Con đã ngủ lại nhà của cô Hằng ba à.”
Chau mày nhìn tôi, ba Năm hỏi tôi thật nhanh,
“Trời ơi! Người ta có nặng nhẹ gì con không? Hả?”
Như đứa học trò nhỏ đang rung sợ bị ăn đòn, tôi nói lí nhí,
“Dạ, họ tử tế với con. Dạ, Hằng thương con… muốn giữ con lại. Con…”
Lên giọng, cha nuôi của tôi hỏi,
“Con có làm gì nó không hả? Người ta có làm khó dể gì con không?”
Chắc đóan được sự thể ra sao, ba tôi hiểu được ánh mắt, giọng nói cách trả lời của tôi và ba tôi giống như một người cha ruột.
“Ba sẽ qua bên nhà đó để nói chuyện.”
Tôi ngăn lại,
“Có gì đâu ba! Tụi con chỉ… chỉ ngủ chung trên giường. Không có gì đâu ba.”
“Nhưng người ta là con nhà danh giá. Bà già bên đó nói sao?”
Tôi đành phải kể cho ba tôi nghe hết chi tiết và ý kiến của hai mẹ con Hằng. Ba tôi như một người từng trải:
“ Hằng nó muốn con. Bà già muốn con phải có gì với con gái bả. Nhưng con có thương nó không?”
Tôi đáp ngay, không một chút suy nghĩ,
“Dạ con không thương lắm. Con không biết sao mà con say quá đến như vậy.”
Ba Năm rắn giọng, gật gù,
“Hổng chừng con bị nó phục rượu rồi. Ôi, đúng là đàn bà mà!”
Tôi không hiểu hết ý của ba Năm của tôi. Dắt tôi ra cái quán vắng vẻ ở xâu trong hẻm và ông từ tốn kể tôi nghe chuyện gì đã xảy đến với ông vào thời còn trai trẻ.
                                                                                                (còn tiếp)

       
 



Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016

HỒNG HẠNH- 2

                                     HỒNG HẠNH- Phần 2

    Dalat chứng kiến nhiều cuộc tình, cuộc chia tay- đoàn tụ hoặc tan vỡ và hôm ấy nó chứng kiến một cảnh ngộ éo le của tôi- một trong những học trò NLS Bảo Lộc- hiền lành chất phát và vô tội.
   Sau khi ăn tối tại một nhà hàng khá sang trọng ở Dalat, chúng tôi được đưa đến quán Lục Huyền Cầm và tối về tại cái quầy rượu xinh đẹp của khách sạn Lâm Sơn, số 5 đường Hải Thượng. Trước sự chứng kiến và cổ vũ của bà Hương, một bà mẹ sành sỏi, người có lẻ đã từng trải qua rất nhiều lần như thế rồi, bác tài xế vừa khẩn khoản vừa cố ý ép tôi uống rượu. Hạnh ngồi cạnh tôi rót rượu và mời tôi uống từng ly một. Gần hết chai rượu Vang, bác tài xế và bà Hương lánh mặt. Hồng Hạnh ngồi sát bên tôi dưới ánh sáng ấm áp trên tường được trang hoàng như một vách đá. Trong cái khung cảnh lảng mạng ấy, cái chí khí của thằng thanh niên 18, cái quyến dụ của men rượu, của cái liếc mắt, nụ cười của Hạnh đã khiến tôi uống đến chia rượu thứ nhì và đến lúc tôi không còn biết gì nữa.
    Bao giờ Dalat cũng rét buốc về đêm. Bao giờ và lúc nào du khách lên Dalat cũng thấy lạnh lẻo cô đơn. Khi lên Dalat bao giờ tôi cũng ngũ thật ngon giấc. Rượu Vang trong cơ thể tôi không làm tôi quên cái giờ học tôi đã tập thành thục- 1 giờ sáng. Bừng tỉnh, tôi thấy mình được quấn chăn hoa ấm áp. Bừng bừng, rờn rợn nỗi gai óc, tôi vừa cảm thấy sự đụng chạm của cơ thể mát lạnh và mềm mại của phụ nữ. Tôi cũng vừa ngửi cái mùi thơm da thịt quyện trong một loại nước hoa quý phái. Cố kéo cái nếp chăn hoa được lòn chặt sau lưng, tôi nhìn ra được gương mặt của Hồng Hạnh với hai hàng nước mắt đã nhòe khô đi tự lúc nào. Biết tôi vừa tỉnh giấc, nàng vội ôm nghì lấy tôi. Trong tiếng khóc than, nàng nói thật nhỏ vào tay tôi,
“Em không biết phải làm sao nữa. Anh giúp em nhé?”
Dù bừng tỉnh ngay như bình thường, tôi không thể nào nhận ngay ra sự tình,
“Có việc gì thế, Hạnh!”
Hạnh òa lên nức nở như chưa bao giờ nàng được khóc trước đây. Những đau đớn hoặc mất mát, thiếu thốn hay thua thiệt, tủi hổ hay hờn tức đổ dồn vào nàng như các nguồn nước đổ vể hồ to, tuôn trào xuống thác lớn . Tôi đặt tay lên bờ vai lạnh, đang run nhẹ theo tiếng khóc của nàng. Là bạn học từ cấp tiểu học, lớn hơn tôi 2 tuổi, trải đời hơn tôi 20 lần, có hơn tôi những 20 thứ, Hạnh vừa nói vừa khóc, 
“Em lỡ có mang… Mẹ bày cho em cách này để tránh tiếng tai dị nghị. Em lên đây để dưỡng thai. Anh nhận là cha đứa bé nhé. Em rất cần anh giúp.”
Bật ngồi dậy, tôi thấy nóng rang như đang trong phòng sấy gỗ, như đang ở trong một trận hỏa hoạn và tôi như một người lính cứu hỏa phải giải cứu một người đang bị ngộp. Tôi cũng thấy lạnh như đang ở ngoài trời, đang đi trong mưa. Cả đời tôi, chưa hề có một người phụ nữ nào buồn phiền tôi và khóc trước mắt tôi như thế. Đến nay tôi chưa hề khiến một phụ nữ nào khóc như thế. Cả người tôi như tê dại. Căn phòng như đang xoay tròn. Miếng mệm êm ấp bổng trở thành một tảng băng lạnh cứng. Tôi bổng trở thành tên tội đồ hoặc kẻ ngộ sát. Tôi tự dưng dại khờ hoặc sáng suốt minh mẫn. Hồng Hạnh đang nằm cạnh tôi như một cái xác lạnh ngắt tự lúc nào. Tôi run rẩy, nói lắp bắp,
“Cái…cái ..gì?!”
  Tôi không hề lợi dụng ai và cũng chưa hề bị ai lợi dụng. Tôi chưa hề từ chối giúp ai và cũng chưa có ai từ chối giúp tôi. Tôi chưa hề xin ai một vật hay điều đơn giản nào. Là một học trò chất phát ít tài năng, là con nhà nghèo ít hạnh phúc, tôi cũng chưa hề nghĩ đến việc tôi có thể giúp ai dù chỉ là một việc nhỏ nhặt nhất.
   Hạnh ôm tôi như người ta bấu víu cái phao cứu sinh. Nàng úp mặt trên ngực tôi, rồi nửa phần thân trần của nàng choàng ngang ngực tôi như một con trăn to sắp quấn con mồi ngon đang bất động. Cũng như bất cứ một kẻ sĩ nào, một đấng mày râu nào đó, một tay hảo hán nào đó, một Từ Hải nào đó, tôi đã rúng động.
“Mẹ và em tin rằng anh sẽ nhận lời làm đám cưới để khỏa lấp dư luận. Em sẽ ở đây chờ đợi. Cuối tuần, em cho xe đón anh lên đây với em nhé.”
Tôi rất mong những gì Hạnh nói ra là chuyện bịa đặt. Tôi mong sao tôi chỉ đang nằm mơ. Tôi tiếc phải chi đừng theo họ lên chiếc xe hồi trưa hôm qua. Tôi ước gì tôi đã không đứng trong lớp học để họ không tìm ra tôi. Tôi ước gì tôi là một người nào khác. Tôi muốn báo cho mẹ tôi biết ngay chuyện này để bà dạy bảo tôi phải làm thế nào. Tôi rắn giọng lại,
“Anh còn phải đi học!”
“Mẹ và em cũng rất muốn anh học xong. Nhưng anh có chắc sẽ làm được gì chứ?”
“Anh không chắc lắm. Nhưng anh phải vào đại học.”
“Em chúc cho anh được như thế. Nhưng anh có thể sống ở đây với em cơ mà.”
   Cái khách sạn này do mẹ nàng vừa sang nhượng lại của một người bạn. Đây là nơi vừa làm nơi ở cho Hạnh vừa làm nơi để bà núp trốn cái bộn bề, căng thẳng trong cuộc đua chen, tranh giành một mất một còn ở Sài Gòn. Sau khi rời Cần Thơ năm 1972, bà mẹ Hạnh, có sắc có tài, đã nhanh chóng phất lên nhờ hai cái snack bar ở khu Tân Sơn Nhất với sự che chở của một sĩ quan có tiếng ở Sài Gòn và bà đã biến Hạnh thành một phụ tá đắc lực. Nhiều gả đã phải trọc đầu, trắng tay vì hai mẹ con nàng. Trong khi tôi phải mài đủng quần ở trên ghế nhà trường NLS Bảo Lộc, rất vất vả để tìm một chổ để học ở đại học, thì Hồng Hạnh, ở Sài Gòn, thư thả moi thủng túi tiền của hàng tá tay sĩ quan trẻ tuổi để rồi có một kết cục mà cả hai mẹ con nàng cũng không hình dung ra được. Một hôm nàng biết mình mang bầu mà không biết do ai tạo ra. Vừa muốn tìm ra sự thật, Hạnh vừa nhận được nhiều lời đe dọa không cho nàng giữ cái bào thai ấy từ kẻ mang nhiều bông mai vàng trên cầu vai áo nhưng gả cũng lại mang cả gai góc đã nhuộm máu trong tim nữa. Tệ hơn thế, vị hôn thê của gã dọa sẽ cho mặt nàng có thẹo như Cẫm Nhung. Cả hai muốn xóa mất đi cái mà họ không muốn nhìn thấy- cái bào thai. Hai mẹ con của Hạnh phải lập tức rời xa Sài Gòn một lần nữa trên chiếc xe hơi họ mới tậu. Tôi tự dưng trở thành người họ chọn để bảo vệ hoặc như thể kẻ lót đường cho họ.
   Trong thời chiến tranh loạn lạc máu lửa như thế này, không dể dàng gì để có một nơi để trú ngụ, trốn tránh và có một công việc. Sau khi biết nhiều người đàn ông, sau khi lợi dụng họ- hoặc bị họ lợi dụng, chung sống với họ, Hồng Hạnh vừa nhận ra rằng thật khó tìm một người thanh niên cần cù, hiền lành, hiếu thảo và ham học như tôi. Mẹ nàng là một nhân chứng sống. Sau bao nhiêu lần mơ được hạnh phúc với kẻ này, người khác, sau bao nhiêu lần chia tay với tay này chung sống với một người lịch lãm rộng lượng khác, bà Hương nay quá mệt mỏi, quá ê chề. Hồng Hạnh là cái tài sản giá trị nhất bà có được và cái bài học lớn nhất bà học được là sự bình yên bà có thể có được với Hạnh ở đây và với một gã đàn ông mà Hạnh chọn. Như đã từng nhiều lần trước đây, bà Hương rất có thể làm mọi thứ có thể để biến điều ấy thành sự thật.
       Để có một nơi sống yên thân, có một đứa con, có một người chồng danh nghĩa mà nàng vừa tự lựa chọn, Hồng Hạnh đã chọn nơi này và nàng đã chọn tôi. Giống như suy nghĩ của nhiều người, “không ai biết ngày sau sẽ ra sao”, giống như Duyên Anh đã viết “mèo mù vớ cá ráng”. Khác với họ, tôi biết rằng tôi không phải là con mèo mù và tôi chẳng bao giờ thèm miếng cá ráng đó. Tôi cũng biết rỏ rằng mẹ tôi sẽ buồn lắm. Hồng Hạnh chắc cũng đoán biết rằng một lác nữa đây tôi rất có thể sẽ phải âm thầm trốn ra bến xe để về lại trường Nông Lâm Súc Bảo Lộc, cái tổ ấm của tôi, cái nơi tôi thấy thật yên bình, cái nơi mà mẹ tôi rất vui khi bà có dịp lên thăm và cái nơi mà tôi có rất nhiều điều để viết ra mãi tận về sau này.
    Tôi đang đứng trước một ngã rẻ lớn nhất trong đời.

                                                     Rạch Giá Apr 30, 2011

                                                                   Thành Xì