Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

MÃNH BẰNG

                            

    “Mãnh bằng” ở đây không có nghiã là “a certificate” của tiếng Anh nó là một trong những bài hát nổi tiếng của nhóm AVT của cố nhạc sĩ Lữ Liên, và đó đã là bài hát mà chúng tôi đã biểu diển hai lần tại “Đại Thính Đường.”

     Trong năm học lớp mười, 1971, chúng tôi chưa đóng góp gì nhiều cho trường ngoại trừ việc ba đứa tôi tham gia vào chương trình văn nghệ cuối năm với bài hát “Mãnh bằng.” Trọng Thỏ là thằng nhát như thỏ nhưng nó đàn hay như một nghệ sĩ. Cậu Doãn có giọng hát bè rất độc đáo và nó vốn là người Bắc. Biết loại nhạc của AVT này từ hồi còn bé, thường ngân nga hát một mình suốt bài “Mãnh bằng” thành thục, tôi nghiễm nhiên trở thành người tập hát cho nhóm chúng tôi dẩu rằng tôi không phải là người hát hay nhất. Tôi cũng là người quyết định trang phục cho nhóm. Tôi nhớ rất rỏ trang phục của ban AVT, áo gấm thụng 3 màu, khăn đống, và các cây đàn đúng truyền thống Việt Nam.

    Nhưng với truyền thống của nhóm Bụi Gia Trang từ hồi ở NLS Cần Thơ, tôi chọn ngay áo kaki vàng. Câu hỏi còn lại là:mặc quần gì?”. Tôi cũng phải quyết định luôn, quần Jeans xanh bạc màu. Tôi phải tra hỏi từng thằng trong lớp, đi mượn quần về cho hai chàng kia mặc thử rồi phải sửa lại cho vừa và tôi tìm cho ra ba sợi dây nịch cùng màu, cùng kiểu.             Đêm đầu tiên, khi đi xem chương trình một biểu diển, ba đứa tôi quá choáng ngợp vì cái phong cách chuyên nghiệp của lớp đàn anh- 11 Thủy Lâm. Họ không có một nét gì của một ban nhạc học trò. Họ chơi nhạc Rock và hát tiếng Anh như một ban nhạc trẻ của Sài Gòn, thậm chí tôi cho rằng còn hay hơn. Đại Thính Đường là nơi chúng tôi lần đầu tiên bước vào. Nhạc rock là thứ lần đầu tiên tôi nghe thấy. Tôi không có cái ấn tượng xấu về nó như thằng Trọng Thỏ- cổ hủ, nhưng tôi trân trọng mọi điều tôi được tận mắt tận tai nghe thấy. Các ban, các lớp khác cũng diển khá hay với dàn nhạc, trang phục, trang điểm và có khi còn múa phụ họa nữa chứ. Họ đã khiến hai anh chàng cùng ban nhạc của tôi chùng bước.  Tôi kích động họ bằng một câu đơn giản,
    “Mỗi người có một cách riêng để khẳng định mình. Bài mình hát là vô địch.”

   Không có ông bầu cũng không có lấy một cổ động viên, tự ba đứa tôi tập và mỗi đứa tự chia đoạn, đọc lời thoại và nhắc nhau tập luyện. Trọng Thỏ nói thoại với giọng nam bộ, Cậu Doản dĩ nhiên là nói giọng bắc rồi và tôi phải “chơi” giọng Huế- khó nhất. Tôi cũng phải đứng ra trách nhiệm về ca từ, cách biểu diển, thậm chí phải ngâm câu hát câu đầu tiên. Ban nhạc AVT xử dụng đàn sến, đàn cò và đàn tỳ bà. Chúng tôi chỉ có mỗi một cây đàn Ghi ta. Cây đàn của tôi được Trọng Thỏ chọn vì nó có tiếng vang và nhìn gọn đẹp . Đêm sau, bài chúng tôi diển được xếp áp chót khi mà không khí trong Đại Thính Đường đã thật sự thấm trộn vào cái chất học trò của ngôi trường này, hồn nhiên, trân trọng, hết mình, trào phúng và độc đáo. Chúng tôi ra sân khấu lần đầu tiên trong đời và đã hát bài này hay nhất trong đời học trò từ trước cho đến lúc đó,
   “Cái bằng đâu lạ gì ai ơi. Cái bằng đo chỉ một gang thôi mà sao con gái mà sao con gái họ ham quá trời.”

      Câu hát này được tán thưởng nhiều hơn chúng tôi có thể nghĩ ra nỗi. Tràng vỗ tay và tiếng cười từ khán giả làm nức lòng ba đứa tôi. Tôi nói lời thoại,
   “Nhưng mà em bé nói với anh ra làm” răng”?”  rất ư là Huế đến mức sau này có lời đồn đại là tôi người gốc Huế. Buổi diển là một khởi đầu rất đẹp trong sự nghiệp văn nghệ của ba đứa tôi nói riêng, của lớp chúng tôi nói chung và của trường Nông Lâm Súc Bảo Lộc nữa chứ- nếu đem so với trường T.H Lê Lợi?

      Năm lớp 12, năm chúng tôi thi ra trường- đậu hoặc rớt- đi lính, Thầy Hùng Đô La được nhà trường giao làm trưởng ban tổ chức văn nghệ. Thầy rất đồng tình với bài Mãng Bằng mà tôi đề nghị và vì rất hiểu nổi khó khăn của việc học thi nên đã tuyên bố trước lớp,
“Tụi em cứ tự sắp xếp tập tành cho thuần thục. Tụi em lên sân khấu và hát được là hay rồi. Không cần lên Đại Thính Đường để dợt trước gì cả.”

     Lần này- lần diển cuối cùng của chúng tôi ở trường này, tôi chọn mặt áo nâu, 3 cái áo cùng màu nâu cùng kiểu. Lần này chúng tôi đã thật sự hiểu ý nghĩa của bài hát, cái thâm thúy của ca từ mà nhạc sĩ Lữ Liên chắc phải cực công lắm để viết ra. Tôi nhận ra bao nỗi cay đắng của việc có hay không có một mãnh bằng. Lần này tôi thấu rỏ cái ý nghĩa của bao đêm tôi học khuya, bao khó khăn của những bài toán tôi giải được, bao niềm vui nổi buồn tôi sắp phải mang theo đến hết cuộc đời và  bao nhiêu điều tôi không thể thố lộ được hoặc vì ngôn từ Việt Nam không có đủ để tôi diển tả. Tôi thật thấm thía cái mất mát, xa cách ngôi trường, cái khoản thời gian tuyệt vời mà tôi đã cảm nhận được. Lần này tôi đã nói giọng Huế giống hơn lần trước và lần này tôi có hai khán giả rất đặc biệt: Bác Thiện- người sẽ đải chúng tôi nồi chè đậu và Bích Vân- người tôi tình cờ gặp bên của hông Đại Thính Đường trước khi vào diển. Chúng tôi hát hay hơn lần trước nhiều và tôi có đủ tự tin để nhìn xuống khán giả- chật ních rạp đêm ấy. Tôi vào câu đầu tiên rất ngọt,
À này anh... sách vẫn có câu...cho rằng xưa nay... nghịch nhất là ma, thứ nhì là quỷ... ấy đến thứ ba là học trò. Nhưng mà có học mới biết rằng lo. Có thi mới biết… cam go…đoạn trường.”
Trọng Thỏ- bận tay chơi đàn- nên hát không khác lần trước bao nhiêu. Nhưng Cậu Doản, với giọng đặc chất Bắc, hát hay hơn lần trước nhiều và hay nhìn tôi mỉm cười hơn.
     “ Có người thi để làm quan sang. Có người thi cử mà vinh quang. Còn tôi mong kiếm... còn tôi mong kiếm cơm ăn nhờ bằng.”

    Ba giọng của chúng tôi trộn vào nhau. Ý nghĩa của câu hát trộn vào cuộc đời của học trò của mọi người từng cắp sách đế trường. Chắc chắn ban nhạc AVT, Lữ Liên, Vân Sơn và Tuấn Đăng- khi ấy còn sống- cũng vỗ tay tán thưởng và mỉm cười với tụi tôi thôi,
   “Thật đúng người, đúng bài và đúng lúc!”,
   “Mấy tay này hát nghe cũng được chứ nhỉ!”.
Mấy anh chàng chuẩn bị lều chỏng lên kinh ứng thí” chắc phải rúng động. Các chàng nào lâu nay bỏ bê việc học vì nhiều lý lẻ khác nhau rồi sẽ thắm cái đoạn này đến hết cuộc đời,
“Ngày xưa lúc tuổi còn ấu thơ tình tang, bố tôi mà thường nói con ráng học cho mà chuyên cần. Học nhiều thì ấm vào thân...ối a… biếng lười sau chỉ...tình tang... bám chân...đàn bà! Vợ con nó bắt coi nhà... đuổi gà... Biết nhục thì ráng... ối a ... học mà làm to. Tú tài nên ký.. nên cò...tình tang. Bác sĩ mà dân kiết, dân cúm, dân ho là giàu. K sư tay trắng xây lầu.. tang tình. Luật sư dắt vợ... ối a lại giàu hồi môn. Ráng mà học lớp sĩ quan. Vợ sinh năm một, nhiều lon… đếm con mà lượm tiền.”

       Tiếng reo hò, vổ tay huýt sáo nghe dài hơn các bài khác trong đêm đó. Với chúng tôi nó không quan trọng bằng cái điều mà chúng tôi vừa rót vào lòng các học sinh và thầy cô giáo cái ý nghĩa của học hành, thi cử, may rủi, thành bại trong đời và cái thâm thúy của tiếng Việt trong ca từ của bài độc nhất vô nhị này từ thập niên 60 cho đến tận ngày nay.
  Riêng với tôi, thế nào tôi cũng dâng cho mẹ tôi xem một mãnh bằng, “Tú Tài Trung Học Nông Lâm Súc Bảo Lộc- ngành ThủyLâm.

                                                                             Rạch Giá , Nov 22, 09
                                                                              Lương Ngọc Thành

                                                                              Thành Xì TL71-74 

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

CON ĐƯỜNG ĐẾN HẠNH PHÚC

                                 

    Mọi người dường như đang bước vào cái “trào lưu được hạnh phúc hơn”. Hạnh phúc là việc được xuất hiện trên báo chí, việc bán sách, làm các cuộc nghiên cứu khoa học thú vị, gia nhập các câu lạc bộ vui chơi hoặc dự các cuộc hội thảo về chuyện vui thú. Thế nhưng lý do là gì?
    Như ngành tâm lý tích cực vừa mới cho thấy, người hạnh phúc là người có nhiều nổ lực. Họ tích cực hơn, có hiệu quả hơn, kiếm được nhiều tiền, thu hút được nhiều bạn bè hơn, có hạnh phúc trong hôn nhân nhiều hơn, có tâm trạng hạnh phúc hơn và thậm chí họ sống thọ hơn các người cùng ở lứa tuổi nhưng nóng tánh hơn họ.
   “Tưởng tượng mà xem một loại thuốc giúp cho quý vị sống 9 năm lâu hơn, thu nhập hàng năm cao hơn và ít có khả năng ly dị hơn.” theo lời tiến sĩ Martin Seligman, người đã bắt đầu cuộc vận động tâm lý tích cực hồi thập niên trước, “Hạnh phúc dường như là loại thuốc đấy.”
  Tuy nhiên có những người khác tự hỏi liệu rằng phải chăng đây là một điều nữa khiến chúng ta cảm thấy bị nhiều áp lực hơn trong cuộc sống mà vốn đã bị quá tải rồi, với quá nhiều áp đặt rồi hay không? Làm sao có thể có một con đường hạnh phúc chung cho mọi người chúng ta được chứ? Và nếu chúng ta không cảm thấy hạnh phúc, có phải chúng ta là những người thất bại trong việc đi tìm kiếm nó không? Vài kẻ hoài nghi đã bác bỏ “chủ nghĩa hạnh phúc” như là một xu thế sống vội mới nhất. Cái ý tưởng là sự thay đổi hành vi thái độ có thể tạo ra hạnh phúc thật sự đúng là hoặc có thể là chuyện bịa đặt, theo tiến sĩ Charles Goodstein tại ĐH New York.
     Điểm lại hàng ngàn cuộc thí nghệm, các nhà nghiên cứu về hạnh phúc tuyên bố rằng hạnh phúc có thể được đo lường, được tạo lập ra. Nếu quý vị mong muốn tạo một cơ hội làm lại từ đầu trong cuộc đời để mưu tìm hạnh phúc bất chấp những người phản bác! Sau đây là vài lời khuyên.
Nuôi dưỡng hạnh phúc tự nhiên:
  Như hàng 4000 cặp song sinh đến nay cho thấy, “gen” đóng góp khoảng 50% tỷ lệ hạnh phúc. Nhưng mặc dù quý vị có di truyền cái nếp nhăn đau khổ thay vì là “gen” cười vui vẻ, quý vị không phải được sinh ra vào cuộc đời của kẻ cùng khổ. Đừng vội đính ghép những hy vọng này vào yếu tố khách quan thuận lợi khác như sức khỏe, tiền của, học vấn và ngoại hình đẹp. Chúng chỉ mang đến chút ít hạnh phúc hơn những cái mà những kẻ ít được ban ân cảm thấy. Trừ phi quý vị nghèo mạc hay bệnh liệt giường, các hoàn cảnh trong đời tính được 10 % hạnh phúc thôi. Bốn mươi phần trăm khác sẽ tùy thuộc vào cái điều gì quý vị làm được cho chính bản thân để làm chính quý vị tự cảm thấy hạnh phúc.
   Đó là điều then chốt. Đa số chúng ta cho rằng những điều khách quan như một căn nhà to lớn, một nghề nghiệp tốt hơn, việc trúng số sẽ làm cuộc đời của chúng ta tươi sáng hơn. Trong khi chúng chỉ mang lại một sự sáng sủa tạm thời, cái niềm vui sướng đó rồi sẽ mờ phai đi thôi.
“Sau 18 năm nghiên cứu hạnh phúc, tôi rơi vào một cái bẩy như những kẻ khác.” tiến sĩ tâm lý học Sonja Lyubomirsky, tác giả của cuốn sách: “Hạnh phúc thế nào.” Một tiến trình khoa học để có được một cuộc đời như quý vị muốn.
“Tôi đã quá phấn chấn khi có một xe hybrid mới mà tôi hằng mong muốn nhiều năm nay. Nhưng chỉ có sau 2 tháng, niềm vui đó trở nên bình thường.”
Hạnh phúc giống như việc giảm cân. Chúng ta đều biết làm sao để giảm đi vài cân trọng lượng nhưng điều then chốt là việc làm sao duy trì được cái số cân ấy.    
Trong cuộc nghiên cứu của họ, Lyubomirsky và các đồng nghiệp đã tìm ra cái chìa khóa của việc hưởng niền hoan lạc ấy. Đó là việc nhận ra cái chân giá trị của những niềm vui ngắn ngủi đó, đối với những “cây cột lớn chống đở” mà Seligman gọi là niềm “hạnh phúc có chủ”, mối quan hệ với gia đình, công việc làm hoặc niềm đam mê theo đuổi một mục tiêu nào đó và việc tìm ra ý nghĩa từ vài mục tiêu cao cả hơn.
“Các phương thức khác nhau là tương thích hơn với những người khác nhau.” Lyubomirsky giải thích,
“Chuyện làm việc thiện hàng ngày có vẻ là chuyện ngu ngơ đối với nhiều người nhưng việc viết ra những bức thư  cảm tạ có thể rất có ý nghĩa.”
  “Việc lập lại và mức độ cũng có tác dụng nữa.” Bà ta nhận thấy việc làm 5 điều tử tế mỗi ngày góp phần gia tăng sức khỏe, trong khi làm những điều tốt đó trong những ngày khác nhau thì không. Bà ta nhấn mạnh rằng,
“Để cảm nhận được hạnh phúc, quý vị phải có những nổ lực và tạo được những thành tựu hàng ngày đến hết cuộc đời của quý vị.”
 Nói chung, theo những thí nghiệm, thời kỳ của sự thỏa mản lâu dài to tác hơn đã vẽ ra đường biến thiên của hạnh phúc trong suốt cuộc đời. Sau thời kỳ niên thiếu vui thú nhất, niềm hạnh phúc thường là suy giảm trong tuổi cập kê và trong suốt những năm đầu của tuổi 20, tuy thế, ngạc nhiên thay, khi chúng ta lớn tuổi hơn, niềm hạnh phúc lại tăng lên theo.
“Những người trẻ có xu hướng chú ý nhiều tới những kẻ xấu, điều xấu.” tiến sĩ tâm lý thần kinh Stacey Wood của ĐH Scripps ở California giải thích,
“Khi chúng ta già hơn, chúng ta biết điều chỉnh và vượt qua cái thái độ này.”
  Thật ra vài chuyên gia nói hạnh phúc có vẻ tăng lên thậm chí trong tuổi già.
“Những người có tuổi không phản ứng một cách căng thẳng với những sự kiện trong đời và họ cho biết có ít những phản ứng tâm lý tiêu cực nhưng nhiều phản ứng tích cực hơn.” Tiến sĩ Wood đã phát biểu như vậy.
Không phải ai cũng đồng ý như thế đâu. Nora Ephron, tác giả của cuốn sách “Tôi cảm thấy nỗi đau.” nói rằng sau một lứa tuổi nhất định nào đó quý vị có xu hướng nhận thức rằng cuộc đời ngắn ngũi trong những quyết định, “Quý vị cố gắng loại trừ những người và vật những gì không làm quý vị hạnh phúc (như những bửa ăn không ngon miệng chẳng hạn).”
Ephron nói, “Nhưng dĩ nhiên tất cả những điều này đặt dưới một nỗi buồn nhất định nào đó  bởi vì đây là thời lúc khi người ta bắt đầu bị bệnh và điều này tuyệt nhiên cắt giảm mức độ hạnh phúc.”
 “Bất chấp tuổi tác hoặc tính cách, quý vị có thể hạnh phúc hơn ngay trong lúc này,” tiến sĩ Will Fleeson của ĐH Wake Forest ở Bắc Carolina công bố thế. Ông ta nói rằng ông vừa tìm ra một chiến lược “khai quả chắc chắn” để đẩy mạnh cái tinh thần này lên,
“Hảy làm cái gì đó đi, dẩu cho chút ít thôi, có bỏ ra sức lực, sự mạo hiểm, tính khẳng quyết hoặc đơn giản. Khi những người tình nguyện viên thu lại các cảm nhận của họ trong suốt một ngày, tất cả họ cảm thấy hạnh phúc hơn khi họ tích cực và có bị liên đới vào một việc gì đó.”
  “Điều ngạc nhiên lớn nhất trong cuộc khảo sát này là quý vị có thể thay đổi thái độ hành vi và làm cho chính quý vị hạnh phúc hơn một cách dể dàng và ổn định.” Fleeson cũng đã nhận ra rằng hầu hết các hành vi tích cực- thậm chí như hát, nhảy đầm theo nhạc từ radio, có một tác động tích cực lên tâm trạng.
“Cười ra tiếng đúng chính xác là việc làm có tính chủ động tích cực hoặc đơn giản nhưng nó khiến quý vị cảm thấy hạnh phúc hơn.”
Như lời của bài hát cổ xưa đề nghị, cái việc đơn giản là đóng giả một bộ mặt vui vẻ có thể tạo ra một khác biệt đấy. Trong những thí nghiệm tại Đ.H Clark ở Massachusettes, nhà tâm lý học, tiến sĩ James Laird đã nối các tình nguyện viên với các cực điện giả tạo, và châm chọc họ với những gương mặt nhân tạo có cơ mặt căng thẳng hoặc thư thái, theo tác động, họ mỉm cười mà không do một lý do gì cả. Đa số các tình nguyện viên đánh giá là các hoạt hình với mép miệng cong lên, tạo ra các góc độ, là vui tếu hơn so với các gương mặt hoạt hình nhăn nhúm hai chân mày lại hoặc có nết nhăn trên gương mặt.
   Trong những thí nghiệm khác, những cá nhân nào thường mỉm cười hơn, gợi nhớ nhiều về kỷ niệm thì hạnh phúc hơn những kẻ có vần trán nhăn nhúm hoặc có thể hiện chung chung. Bất cứ khi nào chúng ta cười, những dây thần kinh, những cơ rất có thể chuyển các tín hiệu “bật lên” các trung tâm hạnh phúc trong bộ óc. Laird đã tuyên đoán rằng,“Điều kết luận thì rằng là một cái mỉm cười chẳng tốn gì hết cả và hổng chừng lại còn tạo ra điều tốt đẹp. Thế tại sao ta lại không cười hết cở đi chứ?!
   Thế nhưng không phải mọi người được đánh giá tùy vào mức suy nghĩ tích cực. Theo tiến sĩ tâm lý học, Barbara Held tại Đ.H Bowdoin ở Maine, đối với ai trên thế giới này có quan điểm “ly nước chỉ cạn mới phân nửa thôi”, thì tất cả bài nói về hạnh phúc này có thể là vô bổ, tầm phào. Trong cuốn sách “Ngưng việc mỉm cười! Start Kvetching” Held tăng cuộc chiến chống lại “thái độ tích cực quá mức”, cái chuyện đóng giả bộ mặt hạnh phúc, theo bà Held, chiếm đại đa số trong các nền văn hóa phổ thông. Không phải bất cứ ai đang có cuộc đời bất hạnh lại có thể tạo ra vẻ lạc quan tươi tỉnh trên gương mặt của họ được, bà Held nói, nhưng mà không phải mọi người ai cũng nên làm như thế.
“Nếu quý vị cố ép người ta đối phó theo những cách thức không thích hợp với họ. Nó có thể gây hại đấy.”
  Cho nên nếu quý vị sắp trải qua một giai đoạn khó khăn, đừng cảm thấy dở vì việc cảm thấy tệ hại đó. “Khi ai đó đau khổ vì mất việc, rơi vào đoạn cuối của một cuộc tình hoặc là đau khổ vì cái chết của một người thân, thì việc bảo với họ rằng, “Cứ lạc quan hơn lên và nhìn vào phía tươi sáng của sự việc đi.” là chuyện cộng thêm sự sĩ nhục đau khổ vào họ và rồi chỉ để gây tổn thương họ thêm mà thôi.”
Bà Held nói, một ai đấy hiện cảm thấy tệ hại vì không có sống hiệu quả hơn, nhưng lại có thể vượt hơn mọi sự việc khó khăn khác đấy. Thay vào đó, việc thảo luận những cảm giác tiêu cực với một người bạn, cái điều mà bà Held gọi là “sự trách móc có tính sáng tạo, có thể là cây kim làm thông khí huyết. Thông điệp của bà ta là, “Con đường dẩn đến sự hài mản tùy thuộc vào việc ta tìm ra cái cách phù hợp nhất với chúng ta, dẩu cho điều này có nghĩa là việc bộc lộ song song hai thái độ, tức giận và đau buồn.”
Sức mạnh của nụ cười mỉm:     
   Bất kể cái vị trí thất lợi tự nhiên nào của quý vị, không khó để tìm ra lý do để mỉm cười. Xem xét nó từ góc cạnh kinh tế hay xã hội, chúng ta hiện hưởng một tài sản lớn hơn, sức khỏe tốt hơn và sự thoải mái nhiều hơn bất cứ ai từng sống đến ngày nay. Phần thưởng cho một cái nhìn lạc quan là rất hữu hiệu. Gretchen Rubin tin rằng cuộc truy tìm hạnh phúc vừa hòa nhập thêm ý nghĩa trong cuộc đời của bà.
“Tôi nhận ra rằng do chuyện làm việc vất vả để giử một giọng nhẹ hơn, do việc dùng một ít thời giờ để chơi đùa vu vơ, để cười đùa nhiều hơn, để ca hát mỗi buổi sáng, tôi đã sắp xếp đem đến nhiều thay đổi sâu sa trong cái bản ngả của chính tôi- nhiều sự yêu thương, những hoạt động và những cảm xúc có ý tưởng,” bà ta nói, “Đó là tại sao hạnh phúc lại là một nhiệm vụ.”
“Khi tôi nổ lực làm những bước đi tới cái điều khiến tôi hạnh phúc hơn, tôi có khả năng tốt hơn nhiều để làm những người khác hạnh phúc hơn nữa.”   
Mười cách để được hạnh phúc:
1.    Tiếp xúc thực tế.
Nếu có điều gì để phân biệt những người hạnh phúc này với những người hạnh phúc khác một cách vui vẻ, thì đó là chất lượng của những mối quan hệ xã hội của họ, theo tiến sĩ tâm lý học Todd Kashdan của ĐH George Mason, Virginia. Nếu quý vị suốt ngày chỉ ngồi trước máy vi tính, đứng lên và tiếp xúc với mọi người đi nào. Ngay cả việc dành thời gian cho những người xa lạ cũng làm quý vị cảm thấy khỏe lên. Trong rạp chiếu phim, cùng với nhiều người khác, quý vị cười đả hơn, sướng hơn là cười một mình khi xem T.V ở nhà.
2.    Chúng ta đánh giá ai?
Việc kê danh sách những chuyện quý vị mang ơn có vẻ như tầm phào, nhưng người ta chứng minh là có ý nghĩa đấy. Các chuyên gia nói rằng việc đếm xem có bao nhiêu lời chúc lành, cầu nguyện có thể là điều đơn giản hữu ích nhất quý vị có thể làm được để cảm thấy hạnh phúc. 
3.    Cộng thêm vào.
Nghĩ đến mỗi trải nghiệm tích cực như là việc giữ yên một giọt nước đọng trên một đoạn dây và xem xem những giọt nước khác được đọng thêm lên dây như thế nào. Điều này khiến quý vị thậm chí chú tâm hơn vào những điều nhỏ nhặt giống như việc được người lái xe vẫy tay ra hiệu cho quý vị băng qua đường hay được một email của một người bạn từ hộp thư đầy nhóc thư rác vậy.
4.    Đừng nghĩ đến vật chất.
Nếu quý vị phải chọn hoặc một xe mới hoặc một kỳ nghỉ của gia đình ư? Thu xếp hành lý lên đường đi. Sau một thời gian, chiếc xe sẽ trở nên thông thường, còn những kỷ niệm của một thời điểm nào đó với người thân sẽ kéo dài mãi.
5.    Điều gì buồn cười?
Martin Seligman nói, “Vui tếu giống như muối trên miếng thịt vậy. Nó làm mặn mọi thứ.”Xem các chương trình tấu hài ưa thích. Cố gắng cười những chuyện tếu lâm ngộ nghỉnh trong đời sống. Và cười to lên khi đọc những chuyện cười của tạp chí Reader’s digest.  
6.    Thoát ra vùng bị stress.
Nghĩ đến một nơi mà quý vị luôn cảm thấy yên tỉnh hạnh phúc. Rồi khi quý vị bị căng thẳng hay khổ sỡ, trong tâm tưởng, hảy nhớ đến nơi ấy. Đón ánh mặt trời, Ngửi mùi nắng. Lắng nghe tiếng biển. Mở cái băng video này lên trong tâm khãm khi tinh thần của quý vị bị suy sụp. 
7.    Nhìn ly nước còn “đầy phân nửa.”
Cố nghĩ đến mặt tích cực, sáng sủa. Quý vị có thể nghĩ rằng cuộc đời này luôn luôn trở nên tệ hơn, nhưng thôi đi! Suy nghĩ lại một cách trung thực, quý vị sẽ thấy rằng đời này cũng khá tốt đấy chứ. Và nếu có những điều thật sự chống lại quý vị, Xem điều thứ 8 sau đây. 
8.    Tìm kiếm tính nghệ sĩ bên trong người của quý vị.
Suy nghĩ lại những khi quý vị đã có những biểu hiện có tính sáng tạo. Quý vị đã có chơi trong ban nhạc Rock không, đã làm thơ, biết sửa xe chút ít gì không? Nhớ là cố gắng liên lụy đến chuyện gì đó nhiều nỗi quên đi cả thì giờ. Dùng thời gian cho những chuyện có tính vui thú.  
9.    Làm việc thiện.
Những chuyện giúp đở tử tế, dẩu cho nhỏ nhặt, cũng là niềm vui cho cả người nhận và người cho. Một bức thư thật, kể cho người vừa giúp quý vị xong rằng chuyện đó có ý nghĩa thế nào đến quý vị, là một cách chắc chắn để quý vị vui lên.
Việc dành thời gian hay tiền bạc để giúp ai cũng có ý nghĩa tương đương nhau.
10.Nắm bắt cái khoảng khắc ấy.
Thay vì chờ đợi để tổ chức kỷ niệm một sự kiện lớn, tại sao ta không làm ngay hôm nay? Làm một cái bánh kem, đưa ai đó đi ăn trưa. Mua chai đánh bóng móng tay. Yêu đương ngay trong buổi trưa. Tới luôn! Hạnh phúc nhiều hơn lên.
                                                                               Sydney Agu 30, 2104
                                                                                                  Lương Ngọc Thành

                                                            (Lược dich bài “The way to happiness- Dianne Hales- Reader’s digest)

TĂM TỐI

    Genard ngồi yên trong phòng ngủ và nhìn ngắm các tờ giấy dán tường. Mọi thứ khác không có điểm gì lạ đáng để hắn quan tâm tới, tấm thảm cũ kỹ, cái tủ nhỏ nằm ngay bên giường ngủ cũng ngả màu xám xịt. Hắn thấy rất lạ. Vợ chồng hắn ngủ trong căn phòng này gần suốt cuộc đời hôn nhân của họ vậy mà hắn không nhớ nỗi những bức tường, các màu sắc ấy, hoa văn, họa tiết trên đó trông như thế nào.
  Trước đó hắn bị mù lòa. Giờ hắn vừa nhìn thấy lại được rồi. Hắn gượng đứng lên một mình, định thần một vài phút và rồi bước chậm chạm đến bức tường. Đưa bàn tay phải lên một cách chậm chạp, hắn chạm tay vào những tờ giấy dán và các bông hoa nhỏ màu đỏ và những lá xanh trên đó. Màu sắc cũ kĩ và các đường nét được in trên ấy rất sắc xảo, hấp dẩn, giờ nay đã nhạt phai. Sáng hôm nay, gả mù này vừa có lại thị lực.
Vừa trước khi đó hắn mở mắt ra. Đấy! ánh sáng, cái thứ ánh sáng mà thông thường ai cũng có thể nhìn thấy được, mà 5 năm trước đó hắn bị nhỡ mất, bị tước đi mất. Trước hết, cái ánh sáng đó nhòe nhạt, lung linh và rất quyến rủ riêng đối với hắn và những người cùng cảnh ngộ. Rồi hắn nhận ra các cái bóng khuất và rồi không bao lâu sau, mọi thứ trở nên sắc xảo, sáng tỏ, rỏ ràng. Và thế nên hắn chỉ ngồi đấy và ngắm nhìn mọi thứ chung quanh hắn. Vợ con hắn bật khóc khi nghe hắn nói chuyện. Với thằng con trai, vừa vuốt vai con, hắn vừa nói,
“Con mới vừa cao lên đấy, cao như cây sậy vậy. Thật tốt được lại nhìn thấy con, và nụ cười của con.”
Thật không dễ dàng gì với hắn khi nói chuyện với người vợ, đang vân vê cái áo len nàng đan còn dở dang.
“Lena này, trông em vẫn thế, y như thế.”
Hắn đưa mu bàn tay trái lên chùi hai hàng nước mắt sắp ráo khô trên hai gò má hơi lõm vào, tạo một cái nhìn tiều tụy. Nó là lời nói dối đó chứ nhưng hắn cứ tiếp tục nói đi nói lại như vậy vài lần. Nó giúp hắn che giấu những cảm xúc khi hắn nhìn ra gương mặt già nua ốm yếu của nàng. Lena từ xưa đến nay, chưa khi nào trông thấy đẹp cả nhưng nụ cười nồng hậu khiến cho nàng cũng khá dể nhìn. Giờ đây cái vất vả của việc chăm sóc người chồng mù lòa bộc lộ trên gương mặt nàng. Nàng trông thấy phờ phạt, mệt mỏi. Genard bất ngờ cảm thấy như thể có một điều gì đó thúc giục hắn nhảy bổ ra ngoài kia để làm điều gì đấy nhằm đền đáp lại những năm tháng khó khăn vất vả của vợ con hắn. Sau một lúc, người vợ và thằng con trai rời đi để hắn một mình yên nghỉ. Họ còn phải tiếp tục những việc riêng tư đang bị bỏ dỡ một cách bất ngờ. Hắn ngồi đó hồi tưởng lại chuyện xưa, những nỗi buồn và vài niềm vui hiếm hoi đan xen vào. Mọi thứ bây giờ có thể khác rồi vì hiện hắn nhìn thấy lại được.
  Buổi trưa, Genard hắn thấy trong người hơi mệt. Hắn nghỉ ngơi khi nhìn những tờ giấy dán tường. Hắn tự hỏi liệu hắn có thể bắt đầu làm lại ở cái nơi mà trước kia hắn phải bỏ dỡ dang không nữa. Chỉ kiếm đủ cho chi phí đồng áng, trả dần những khoản nợ nần, họ đã không có đủ tiền. Vợ hắn đã tính đến chuyện bán đi cái nông trại này nhưng giờ chuyện đó không còn cần thiết nữa bởi vì hắn có thể làm việc lại được rồi. Với sự giúp sức của thằng con trai vừa vào tuổi trưởng thành siêng năng ngoan ngoản, họ sẽ giữ lại cái nông trại này. Trong đầu hắn trỗi lên những ý tưởng. Hắn nghĩ đến tương lai. Ý định làm việc lại bắt đầu kích thích hắn. Cuối cùng hắn thấy đủ gan dạ đi ra ngoài. Hắn tự hỏi những thay đổi gì đã đang xảy ra ngay ngoài kia.
Lena cảm thấy lo sợ cho hắn,
“Cẩn thận đấy anh!” nàng nói nhỏ với chồng.
“Bác sĩ nói anh chỉ nên nghỉ ngơi và yên lặng thôi mà.”
“Ồ, anh không sao đâu mà.” Genard trả lời vợ rồi một mình chậm chạp bước ra khỏi căn nhà.
   Trước hết ánh sáng ban ngày làm đau mắt hắn. Hắn nhắm lại vài phút. Rồi hắn chậm chạp mở mắt ra rồi bắt bắt đầu bước đi chậm chạp từng bước ngắn về phía dòng sông. Khi đến nơi, thấy một cây sồi, thân bị đổ ngã, hắn nhẹ nhàng ngồi xuống đó và nhìn ngắm mọi thứ xung quanh hắn trong yên lặng. Hắn nhìn thấy cánh đồng của hắn. Hắn hiểu có bao nhiêu công việc đã được vợ con hắn làm. Hắn bắt đầu lập những kế hoạch làm việc.
   Đó là một buổi chiều cuối tháng tư. Trời vẫn còn xe lạnh nhưng Genard cứ ngồi đấy và ngắm nhìn, tính toán. Hắn thấy giòng sông bị sạt lỡ, bùn lầy. Hắn thấy những ngọn đồi màu tím vương lên cao cao. Hắn thấy những cây sồi, hiện bị hoa dại màu trắng bao trùm, bây giờ lớn hơn trước đây nằm dọc theo giòng sông. Hắn ngắm nhìn những con chim đen bay xà xuống cánh đồng. Trước đây hắn đã không nhận ra rằng tất cả chúng rất dể thương. Genard có một thôi thúc ra đồng làm việc ngay lập tức nhưng cảm giác đó lại nhanh chóng qua đi. Hắn cảm thấy yên bình. Hắn ta thưởng thức cái hạnh phúc đơn giản của việc được nhìn thấy. Không còn điều gì có thể ngăn cản hắn được nữa cả, hắn nghĩ như vậy. Hắn rồi sẽ xây dựng một trang trại xanh tốt trên miếng đất của hắn. Genard lại sắp xếp các ý tưởng trong đầu hắn. Trong khi bị mù lòa, các ý tưởng của hắn cũng như bị mù lòa theo luôn. Hắn ngắm nhìn hai bàn tay của hắn, mềm mại, trắng trẻo yếu ớt. Hắn sẽ dạy chúng, bắt chúng làm việc lại.
   Genard đứng lên và bắt đầu bước đi về phía căn nhà nhỏ của gia đình hắn do chính hắn tự xây dựng nên sau khi họ cưới nhau. Mỉm cười một mình hắn nhớ lại nhiều chi tiết chánh. Trong đầu bây giờ, các ý tưởng đã rỏ ràng và hắn có các kế hoạch cụ thể. Hắn muốn nói chuyện ấy cho vợ con hắn nghe. Rồi hắn muốn cảm thấy được tự do, điều mà hắn trước đó đã thiếu thốn, mất mát rất nhiều. Hắn bắt đầu vừa đi vừa chạy, tự mỉm cười và nói thầm một cách vui vẻ. Hắn quá phấn kích đến đổi hắn có thể tự di chuyển rất nhanh. Thật là tuyệt vời khi được bước đi trên đôi chân của chính mình! Hắn suýt chút nữa giẫm đạp lên một con ếch đang nhảy tới ở giửa hai chân hắn.
“Tránh đường ra nào, Ếch!” hắn kêu lên và cười thật to. Hắn cười với bầu trời, với các cây cối và ai có thể nghe được hắn hay có muốn nghe và với cả cái thế giới này.
   Thế rồi đột nhiên hắn nhận ra một thay đổi. Một bức màng màu xám chậm chạp buông xuống bao trùm giòng sông và cả cái thung lủng. Hắn đứng bất động mở trừng trừng hai mắt. Bức màng tiếp tục buông rơi xuống, bây giờ trùm các cây sồi cho đến khi chúng chỉ còn lại các cái bóng đỗ. Genard nhắm nghiền hai mắt, đưa tay lên bụm mặt lại. Hắn hy vọng, hy vọng. Nhưng khi hắn mở mắt ra, nó vẫn tối đen. Màng sương mù tối vẫn còn đấy. Đó chính là cái điều đã xãy ra 5 năm trước đây, ngày kinh hoàng nhất trong cuộc đời hắn. Một nông dân chất phát, làm lụng vất vả. Hắn đang phải phun xịt một loại thuốc diệt sâu bọ trên mảnh đất không được mầu mở lắm của hắn khai khẩn. Khi bật cái nắp chai thuốc, hắn cảm thấy một cơn đau xé tròng mắt. Cố dụi hai mắt, vô tình hắn làm cho vết lấm kem đi thêm tệ hại. Hơn nửa ngày nằm chịu đau đớn, hắn mới được một người hàng xóm tốt bụng từ dưới thung lủng lên để chở hắn trên lưng ngựa đến một dưỡng đường cách đấy 5 giờ khi trời khô ráo.
    Hắn nhớ lại thật rỏ ràng. Một phút đầu hắn có thể nhìn thấy được. Cái phút giây kế đó cái lớp sương mù đen đủi ấy che phủ hết tất cả ánh sáng. Hắn thấy sương mù trở nên dầy đặc hơn lên. Những ngọn đồi xanh tím bị che khuất trước. Kế đến các cây sồi, các hoa trắng nhỏ và rồi Genard nhận ra rằng miếng đất và căn nhà cũng biến mất luôn vào bóng tối. Một nỗi lo sợ khủng khiếp trổi lên trong lòng hắn. Hắn vung tay đấm mạnh vào khoảng không, cố gắng đẩy lùi bóng tối ra xa. Hắn kêu van,
“Ôi, xin đừng! Đừng như thế nữa mà…”
Hắn đấm hai tay vào nhau trong một sự giận dữ bất lực và vô vọng. Bóng tối trở nên dầy đặc hơn nữa. Hắn gào lên,
“Ngưng lại. Ngưng lại. Đừng khiến tôi phải chịu đựng hơn nữa mà! Cho tôi một cơ hội đi! Kéo cái bóng tối đó lại đi…”
    Hắn vương hai tay lên trời và van xin. Nhưng!..Chậm rải, nặng nề, cái tăm tối đó cứ tăng lên. Hắn có thể tiếng réo rắt của giòng sông chảy nhẹ nhàng êm ả, nhưng hắn không còn có thể nhìn thấy nó nữa. Hắn bắt đầu chạy để bỏ lại bóng tối ra phía sau. Khi chạy, hắn đụng vào một cái cây. Hắn đứng lên và chạy tiếp. Hắn không có cảm giác đau đớn mà tất cả hắn nhận thấy chỉ là cái cảm giác ớn lạnh khủng khiếp.
    Bất thình lình, hắn ngưng chạy. Đưa hai tay ra, hắn chạm vào cái cây sần xùi. Hắn vươn hai cánh tay ra để ôm quanh thân cây và bắt đầu cười vang. Hắn cười rất lớn và rất lâu. Hắn nghĩ rằng hắn quả là một thằng ngốc nghếch tội nghiệp. Chẳng có điều gì để lo sợ cả. Đó chỉ là bóng đêm. Trời luôn luôn tối về ban đêm. Trong 5 năm tăm tối mù lòa hắn đã quên mất rằng vào tháng tư trời luôn luôn mau tối.
  Genard ngồi xuống một gốc cây, mệt mỏi vì cười nhiều, chờ đến khi kể cho vợ con nghe. Chắc họ sẽ cười hắn mất thôi. Dĩ nhiên hắn không thể bị mù lại được. Không thể có chuyện như vậy hai lần trong một đời người. Hắn tựa đầu ra sau để dựa lên cây và mỉm cười một lần nữa.
   Ánh chiều tà chiếu rọi ánh đỏ lên những giọt nước mắt đang tuôn xuống trên gó má của hắn.
                                                                                                                Sydney Agu 25, 14
                                                                                                                                               Lương Ngọc Thành


Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

MỘT TỐI GHÉ THĂM


   
   Càng nhiều lần Long Kh’mer và Khuê Bầu ghé thăm tôi tại trường Đ.H ở Thủ Đức, thì càng ít lần tôi ghé thăm Hậu Bào tại Cái Vồn, Bình Minh- Vĩnh Long.
   Sau ngày 30 tháng 4, trong nhóm Bụi Gia Trang, Băng Cần Thơ lên B’lao học, nó và tôi có hai thứ duy nhất. Tôi là kẻ duy nhất còn học tiếp đại học và nó và đứa duy nhất về quê làm ruộng. Dẩu sống trong nơi xa xôi khó đến đó, Hậu Bào đôi khi cũng có bằng hữu đến thăm như thể hắn đang ở bất cứ một nơi bình thường nào đó ở Cần Thơ vậy. Đang ở nội trú, thời khóa biểu dầy đặc, thường xuyên đá banh, tôi là người khó đi thăm nó nhất. Hơn thế nữa, 3 tuần nghỉ hè và 8 ngày nghỉ tết, người ta về quê còn tôi thì lên Bảo Lộc. Lắm lúc tôi đi lên Bảo Lộc một ngày khi có 3 ngày nghỉ học thi học kỳ.
   Tôi cần Bảo Lộc như một người già yếu cần dưỡng khí, như một kẻ bệnh tâm thần cần một nơi để an dưỡng. Tôi muốn đi Bảo Lộc bất cứ lúc nào giống như người ta muốn được xuất viện, người lính muốn nghỉ phép, một kẻ ngồi tù muốn được về thăm gia đình. Tôi đi lên Bảo Lộc như bất kỳ ai khác sống xa sứ đi về quê nhà. Tôi mong muốn lên Bảo Lộc như những người ở hải ngoại mong về quê hương.
   May thay, Hậu Bào không cô đơn như tôi. Sống chung với một mẹ già và người chị dâu góa bụa có ba đứa cháu nhỏ, nó còn có nhiều chàng nông dân trẻ thích nó. Họ thích đá banh, uống cà phê bàn luận chuyện ruộng nương, nghe nó kể chuyện và dĩ nhiên là việc nhậu nhẹt với nó. Họ quý nó vì nó có chữ nghĩa, có những trải nghiệm và có thể vì cái chất “Bảo Lộc” đã thấm nhập sâu đậm trong người của nó nữa. Có bà con bên nội rất đông vì ba nó là trưởng nam, nó phải lo tổ chức, hay đi dự rất nhiều đám tiệc, giỗ chạp. Làm hội trưởng nông dân ấp, nó phải đi họp, đi tiệc tùng của các hội viên. Làm một chàng trai từng trải, dáng vóc hấp dẩn, ăn nói chậm rỏ chững chạc, nó có một vài người phụ nữ lở thì, đàn bà góa bụa đem lòng yêu thương nó cho nên nó có thể đến với họ bất cứ lúc nào nó muốn. Làm một thầy “giáo làng”, nó có nhiều phụ huynh kính quý nó. Có thằng em trai và một chị khá giả thường rước mẹ nó qua Cần Thơ, nó có nhiều chuyến đi qua Cần Thơ để rước mẹ nó về. So với tôi, nó có hơn nhiều thứ, chỉ trừ một điều- còn ngồi trong lớp học.
   Trong một buổi xế chiều còn nắng nóng, bất ngờ biết có được một ngày nghỉ lễ, tôi quyết định đi thăm nó. Xuống xe bên dốc cầu Cái Vồn Nhỏ lúc trời đã tối mịt, tôi cứ vội vả đi nhanh vào. Khỏang hơn 3 cây số với khỏang 36 cây cầu nhỏ tôi mới đến được nhà nó. May cho tôi, có hai khách bộ hành chia cho tôi chút ánh sáng từ cây đuốc họ cầm trên tay khi qua vài cây cầu nhỏ gập ghềnh.
“Anh hai đi đâu“dìa chể” quá” dậy?”
Tôi phải cố gắng nói dối,
“Có công chuyện gấp lắm.”
Người đi song hành tỏ vẻ thông cảm với tôi,
“Chừng nào “dìa” tới nhà tui rồi, chờ tui kiếm cho anh một cây đuốc khác nhen.”
Cây đuốc là một bó lá dừa khô được cột chặt. Khi muốn cho nó sáng thêm hơn, người cầm đuốc quơ quơ hai ba lượt. Được chỉ bảo như vậy, tôi cảm thấy yên tâm hơn khi một mình đi trong bóng tối đen như mực. Vừa cố đi nhanh, tôi vừa nhẫm đếm và cố nhớ số cây cầu tôi vừa đi qua.
Nhờ ánh lửa, tôi nhận ra cổng vào và tránh vấp phải hàng đá xanh dắt vào nhà. Giống như căn ba gian to lớn mái ngói trên nền cao, nhà thừa tự, căn nhà của nhỏ mái tole cũ, được dựng tạm sau ngày 30 tháng 4, của gia đình nó tối thui. Tôi gọi tên nó thảng thốt,
“Hậu ơi. Hậu ơi. Thành Xì nè.”
Một chốc sau, có tiếng trả lời yếu ớt của ai đó,
“Thành hả! ra nhà sau đẩy cửa vô đi con.”
Tay cầm cây đèn dầu phọng khói tỏa đen thui, tay lần theo cái vách lá, tôi tìm được cửa hông. Từ trong cái buồng nhỏ, má nó bước ra,
“Sao đi đâu mà giờ này mới tới? Cơm nước gì chưa con?”
Tôi chào bà và đáp ngay,
“Xế chiều con mới lên xe lận. Kẹt phà Mỹ Thuận quá lâu nữa đó Bác.”
Đặt cây đèn trên cái bàn gỗ mục nát vài chổ, bác Ba gái rung rung lắc tay,
“Bây thiệt khổ quá. Chắc đói bụng lắm phải hông?”
Nghe xong, tôi không còn thấy mệt một chút nào nữa cả. Vịn cánh tay tôi, bà già chỉ về hướng cái bếp có ba cái “lò cà ràng”,
“Con bưng nồi cơm qua đây, có chén mắm chưng ở trong đó đó. Gọt mấy trái chuối chát ra ăn đở nghen Thành. Thắng Hậu với mấy đứa nữa ra ruộng đặt lợp tự sập tối đến giờ.”
Đang bụng đói cồn cào, tôi lẹ làng làm theo lời bác ba gái và một mình “nhập tiệc” ngay sau khi bà trở vào trong buồng nghỉ.
Tôi như đang ở ngay trong nhà của chính mình. Lần đầu tiên theo nó về đây 10 năm trước, bác Ba giới thiệu tôi là, “bạn học của thằng Hậu.”. Nhưng ngay từ lần thứ hai, tôi nghe rỏ lời bác nói với mọi người trong cái xã này,
“Thằng này là cháu tôi.”
Bà nội thương tôi như thằng cháu cưng. Có vài lần bà bảo tôi,
“Ưng bụng đứa nào, muốn làm con rể của ai con cứ nói. Bà nội đứng ra lo hết cho.”
    Cơm trắng tinh dẻo mềm lúc đó như thể là mì spaghetty của dân Ý và chén mắm kho còn sót lại trong nồi đó như cả một cái lẩu hải sản. Trái chuối chát như một miếng bắp cải Kim chi. Tôi ăn ngấu nghiến đến phát nghẹn đến mấy lần. Bình trà không còn chút hơi ấm khi đó ngon như một ly bia Đức lạnh teo. Cái đèn dầu phộng, trên bàn tròn tròn siêu vẹo, như thể một đèn kiểu được décor độc đáo trong một nhà hàng sang trọng. Một mình một bàn tiệc, tôi vừa ăn vừa suy nghĩ,
“Hạnh phúc đôi khi thật đơn giản, thật nhỏ nhoi. Ta hưởng cái ta đang cần. Ta tự cảm thấy đủ.”
Đêm ở thôn quê thật vắng lặng. Tôi không nghe thấy gì khác ngoài tiếng côn trùng, tiếng chó sủa từ rất xa vọng lại. Cái bếp lờ mờ ẩn hiện trong khu nhà lá phía sau này. Nó như muốn gợi lên cái nơi tôi muốn được chung sống với mẹ tôi. Gian nhà lá dừa, các cây cột tràm nhỏ khẳng khiu, cái chỏng che ọp ẹp, cánh cửa xiêu vẹo là tất cả những thứ tôi đang mơ đến.
  « Có ai trong nhà kìa ! »
Tiếng của thằng Hậu rắn rõi.
«Ai trong nhà vậy ? »
Cố gắng nín thinh, lua hết những hột cơm còn xót trong chén, vừa đặt nó xuống bàn, tôi nghe tiếng reo lên của thằng Sáu Lát,
« Ủa, Thành Xì ! »  
   Tối hôm ấy, nhà thằng Hậu như có một tiệc lớn. Hàng xóm chung quanh nghe có tiếng đàn hát, tiếng cười vang của 3 đứa tôi cùng với 5 thằng bạn khác, sau đó một đổi đã đến với chúng tôi. Dù nghèo khó, ít chữ nghĩa, với tay lấm chân bùn, quần áo nhiễm phèn vàng như nghệ, họ có trong lòng những thứ mà tôi quý mến, cái trong sạch, tinh khiết, thật thà chất phác và đôn hậu cái thứ mà tôi ít thấy trong những người khác.

                                                                 Rạch Giá  14- 10- 2012
                                                                                    Ngọc Thành  


Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014

NGƯỜI CHA NUÔI- phần13

                            
    Ba Năm chọn một bộ sơ mi mới và đẹp nhất. Chiếc cravat cùng gam màu làm ông có vẻ trang trọng hơn. Tôi đánh sơ lại đôi giày da mà ba tôi thỉnh thoảng mới mang. Ông đứng ngắm mình ít phút trước tấm kính. Nắn chỉnh lại cái cravat, xoay xoay cái nút măngsết, ba tôi ra hiệu cho tôi dắt xe đạp ra cửa.
    Như mọi ngày, mọi người trên đường đều hối hả, trừ tôi ra. Tôi muốn đường đến nhà cô Hằng dài hơn ra để tôi lấy lại bình tỉnh, để tôi tìm ra câu gì hay để nói họăc ý hay để viện dẩn, trả lời. Ba tôi không nói gì. Tôi cũng chẳng có gì để nói. Lâu rồi có một lần trước đây, ba tôi đã tự phải đối mặt với ông chủ tiệm- ba của cô gái, người đã nằm trên giường với ông. Nay ba tôi đối mặt với bà mẹ của cô gái trẻ- người nằm chung giường với tôi. Tôi nay có một người cha. Trước đây ba tôi có một thân một mình. Tôi thấy thương ba Năm hơn, tôi thấy yên tâm hơn. Và rồi chúng tôi cũng đã đến trước cửa nhà của cô Hằng.
     Người gíup việc mở cửa và mời chúng tôi vào trong nhà. Ba tôi đường bệ bước lên bậc tam cấp và đủng đỉnh ngồi xuống cái ghế salon bọc da đen tuyền, bóng loáng. Tôi ước phải chi mình được hiên ngang tự tin như vậy. Ba Năm ra hiệu cho tôi ngồi xuống. Ông nhìn quanh căn phòng khách. Khi mắt ông dỏi nhìn kỹ lưỡng tấm ảnh bán thân treo trên tường, tôi nói vừa đủ cho ông nghe:
   “Đó là ảnh của mẹ cô Hằng đó ba.”
Ba tôi không trả lời nhưng đứng bật lên, tiến đến gần, rất gần tấm hình. Ông ta nghiên đầu nhìn ngắm khi tôi nghe có tiếng tằng hắng của người giúp việc.
   “Mời ông và cậu dùng nước ạ.”
Tôi cám ơn bà giúp việc trong lúc ba tôi cứ đứng yên bất động. Ông như đang bị thôi miên. Gương mặt của ba tôi như bị méo đi chút ít. May thay vừa
có tiếng nói thanh tao trịnh trọng của mẹ cô Hằng vang lên: 
   “Chào ông Năm!”
Ba tôi hơi giật mình, quay người lại, run giọng hỏi:
    “Thuý Liễu phải không?”
    “Anh Hùng!”
Giống như một pha lâm ly trong một vỡ bi kịch nào đó, hai người tiến đến gần, nắm tay nhau. Bất ngờ bà Liễu ôm chầm lấy ba tôi, khóc nức nở. Ba Năm xoa nhẹ trên lưng bà Liễu, nghiên đầu tóc muối tiêu lên mái tóc uốn dợn chải chuốt óng mượt của bà. Tôi đứng nhìn họ mà ngẩn ngơ. Họ đứng ôm nhau không bao lâu bổng bà Liễu hỏi ba tôi:
  “Thằng Thành là con của anh hả?”
  “Tôi nhận nuôi nó mấy năm nay. Còn con Hằng là…?”
Ba tôi khoát tay ra hiệu cho tôi ra ngoài. Tôi còn nghe thấy tiếng của bà Liễu vừa khóc vừa giải thích với ba tôi:
  “Em đã bị ông Tân dụ dỗ, tấn công. Em đâu có ngờ đó là con của ổng đâu. Đừng hiểu lầm em. Em đã không biết tìm anh ở đâu. Bao nhiêu năm nay, em khổ lắm.”
Ông đỡ bà ngồi xuống salon và ngồi sát ngay bên cạnh người đàn bà đã âm thầm chịu đựng nhiều đắng cay, đau khỗ ấy. Vuốt tóc bà, ba tôi nhìn thẳng vào mắt bà Liễu hỏi rất thẳng thắn, ngắn gọn:
  “Có chuyện gì vậy? Ông Tân bỏ mẹ con em hồi nào. Hắn đối xử với em thế nào?”
Bà Liễu quẹt nước mắt,
  “Ổng bỏ mẹ con em 15 năm nay rồi, không hề thăm nom thằng út. Em đã rước ba má em lên này sống được vài năm rồi ông bà lần lượt bỏ em ra đi.”
Ba Năm đặt nhẹ tay lên vai đang rung lên vì những lần nấc nghẹn,
“Thôi được rồi. Chuyện gì xảy ra với hai đứa nhỏ vậy?”
Bà Thuý Liễu hơi mất tự tin:
“Hằng kể với em là vì nó thấy cậu Thành say quá nên đã liều đưa vô phòng. Hai đứa ngủ chung trên giường. Em không biết chắc chuyện gì nữa. Em lo quá nên mới biểu Thành kêu ông già lại cho em nói chuyện.”
Ba Năm nhìn thẳng vào mắt của người đã từng suýt nữa làm thay đổi cuộc đời của ông một cách rất kịch tính.
“Tôi tin thằng con tôi. Nó lành tính lành nết. Nếu tụi nó thương nhau thì mình tính tới. Còn chuyện dĩ lỡ như vậy là tại cả hai đứa nó. May là không có chuyện gì bậy bạ. Không có ai bên ngoài hay biết gì hết. Tuần sau nó có quyết định tốt nghiệp. Hai cha con tôi bây giờ quay ra lo cho đứa con gái, mới mười sáu tuổi.”
   Tôi thẹn thùng vào chào bà Liễu để về trước vì ba tôi nhận lời đi ăn trưa với gia đình của cô Hằng. Tôi biết Long Vân rất giận tôi nhưng tôi vừa có một dịp tốt.
Tôi ghé chợ mua thêm ít rau cải và chạy nhanh về để nấu cơm. Tôi chờ em tôi như mẹ chờ cô con gái nhỏ đi học về. Quá giờ cơm rất lâu rồi mà em tôi cũng chưa thấy về.
   Tôi phóng xe thật nhanh đến trường em khi có một số học sinh đang đến học buổi chiều. Tôi chạy đến nhà cô Hằng và nghe nói rằng cả nhà đi chưa về. Tôi mất thần hồn, hoang mang hoảng sợ khi về đến nhà cũng không thấy Vân đâu. Chưa bao giờ em tôi đi đâu mà không xin phép ba Năm cả. Chưa bao giờ em la cà chơi với ai sau giờ học tại trường cả. Bối rối quá tôi nhờ một vài thanh niên trong hẻm chạy đi tìm. Tôi nhớ ra chuyện bắt cóc hay dụ dổ gái vị thành niên. Tôi nghĩ đến việc Long Vân bỏ nhà không về nữa. Tôi lại mong sao em theo một bạn học thân thiết trong lớp về nhà chơi cho đến chiều mới về. Tôi tự trách mình đã không phân trần với em để khiến em phải oán giận tôi, khiến em muốn ruồng bỏ gia đình. Nếu có chuyện gì xấu xảy ra với em, chắc tôi phải ân hận suốt đời. Ba tôi chắc không bao giờ tha thứ cho tôi.
     Các thầy cô giáo dạy Vân sáng hôm đó đều cho biết em có đi học như bình thường. Người bạn học ngồi kế em kể rằng Vân có vẻ quá buồn và cho biết rằng Vân không muốn đi học nữa. Tôi viết tờ tường trình tại đồn công an phường và trả lời các câu hỏi, các nghi vấn của họ. Ba Năm tôi thẩn thờ như kẻ mất hồn. Bà Liễu dắt ba cô con gái đến thăm và an ủi ba Năm tôi. Những người hàng xóm thân thiết đều đến hỏi han chúng tôi. Không ai biết rỏ nguyên nhân xâu xa của sự tình này trừ Bà Liễu, cô Hằng, ba Năm và tôi.
   Tối hôm đó chúng tôi không có ai ngủ vì không có tin gì về Long Vân cả. Công an phường có điện khắp thành phố và cử người đi thám thính các khu vực họ nghi ngờ. Tôi không dám nhìn mặt ba tôi. Hằng chỉ lén nhìn tôi ái ngại. Đời có khi là một chuổi dữ kiện không có ai lừơng trước được hay tránh né được. Tôi tự trách mình.Tôi dặn lòng rằng tôi sẽ không bao giờ mất tự chủ thêm một lần nào nữa, sẽ không bao giờ uống rượu bia thêm một lần nào nữa.
    Đến lúc hừng sáng bà Liễu sắp chào về thì cũng là lúc Long Vân lững thững bước vô nhà. Rất phờ phạt, hốc hác, em loạng choạng ôm vồ lấy ba tôi khóc ngất lên. Ba Năm và bà Liễu dìu em vô buồng trong khi tôi đứng bất động như bị trời trồng giửa nhà. Tôi không biết phải làm gì nói gì. Tôi không còn biết tôi là ai nữa. Tôi không tin vào mắt tôi cái gì tôi vừa nhìn thấy, vào tai tôi điều gì tôi nghe thấy. Tiếng khóc, tiếng xuýt xoa của bà Liễu có thể giúp tôi hiểu một phần nào chuyện xảy ra với Long Vân- một con chim quý nhất trong vườn thượng uyển mà ông Vua- ba Năm tôi- không muốn đánh đổi với bất cứ một thứ quý báu nào trên thế gian này. Từ ngày gặp tôi trên Bảo Lộc ba năm trước đến nay, ba Năm chỉ muốn một điều: Long Vân được tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn, an toàn hơn. Với ba Năm, em Vân là tất cả. Tôi là người con nuôi mà ba Năm muốn làm anh của Vân, thương yêu bảo vệ Vân. Tôi, thằng thanh niên mất tự chủ một buổi tối, đã khiến em Vân lâm vào cớ sự này.
   “Con bé bị làm nhục rồi.”
Ba Năm nói nhỏ với tôi với hai hàm răng nghiến lại, hai nắm tai như muốn bóp vỡ trái tim tươi sống của từng thằng khốn nạn đó.
Tôi thấy trời tối sầm lại. Tôi thấy run rẩy như đang đứng trước vành móng ngựa khi nghe một án chung thân. Tôi muốn thét la lên thật lớn. Cuối cùng, tôi chỉ thốt lên hai tiếng:
    “Trời ơi!”                      
                                                       (còn tiếp)
                                                        
 


CẦN THƠ – MÙA HÈ NĂM 1974



   Đó là mùa hè duy nhất trong đời, tôi đã cảm thấy có lúc rất nóng bức đến nghẹt thở nhưng có lại lúc lạnh buốt đến nhức nhối và nó đã đưa cuộc đời tôi vào bước ngoặc mới mẻ, một đoạn đường dài cho đến tận ngày nay.
    Sau hơn 270 đêm, năm cuối đệ nhất cấp, tôi đã mài bút nghiên trên Bảo Lộc nơi yên tỉnh, mát lạnh nay ở Cần Thơ, tôi còn có khỏang 90 ngày đêm nữa để chuẩn bị đi thi đại học. Nóng ồn ào vào ban ngày, nóng và muỗi vào ban đêm đã làm giảm kết quả học. Lo lắng vì cái mức thấu hiểu và tốc độ giải bài không tăng lên khiến tôi căng thẳng, giảm cân và không còn một chút vui thú gì. Cần Thơ, với nhiều người, luôn luôn là nơi thoải mái, thanh bình nhưng lại không phải với tôi. Mẹ tôi chắc đã từng kể lể với lối xóm rằng,
“Thằng Thành con tôi đang chuẩn bị thi đại học.”
   Cho đến bây giờ, mẹ tôi đã không được nghe tôi kể rằng chỉ vài hôm trước đó khi tôi từ Bảo Lộc về ghé lại thăm nội tôi, ba tôi đã bác bỏ việc tôi muốn học tiếp,
“Về nói với mẹ mày tao biểu đi lính đi. Tao không lo nỗi nữa đâu.”
 Bà có thể vỡ tim vì tức giận. Bà có thể làm tôi khóc mù mắt. May mà sự chịu đựng của tôi đủ để ấp ủ cái đau đó riêng trong lòng. Tôi phải đậu kỳ thi này với bất cứ giá nào.
   Cứ khoảng vài lần một tuần, em tôi dắt nhóm đàn em của nó về khuynh tả cái căn gác sau nhà. Tôi đã thất kinh hồn vía khi nghe nó ra lệnh cho đám đệ tử choai choai của nó,
“Lột đồ con Nhung Nai ra, “dần” cho nó một trận.” hoặc
“Cạo đầu thằng Khanh Rỗ cho tao.”
Cũng khoảng vài lần một tuần, Bùi Chí Thông, Thông Chảo, người xóm tôi, Huỳnh Thiên Tài hoặc Nguyễn Bảo Toàn ghé thăm tôi. Tài Râu đã có một ý kiến của một thiên tài,
   “Mày mang sách vỡ vào thư viện Hội Việt Mỹ trên đường Tự Đức đó mà ngồi học. Vừa yên tỉnh, vừa mát mẻ mà mày còn được phép nghe nhạc Mỹ giải trí nữa.”
   Tôi lập tức nghe theo và tôi nhận ra ngay cái giá trị của “nơi đáng ngồi học” đó. Bắt chước một số người, sau khi học đứ đừ, tôi nhỏ nhẹ xin người quản thủ thư viện nghe nhạc. Cái head phone tốt của Mỹ và cái băng magnet các bài hát của Carpenters đã khiến tôi quên hết mọi mệt nhọc, căng thẳng. Bài “Top of the world” có lẻ không bao giờ phai mờ trong tâm khảm tôi tính từ hôm đầu tiên tôi nghe được. Sáng chiều hai lần tôi đến cái nơi chỉ dành cho ai giỏi Anh Văn ấy để học ôn thi.

   Tôi bồi hồi nhớ lại cái hè trước đó. Hằng sáng, tôi nhẹ nhàng cắp tập sách theo hẻm cạnh nhà thằng Liêm Ốm, Liêm Thầy Pháp, đi học cái lớp toán lý hóa của thầy Trí Ba Túi. Hiểu bài, làm bài tập đúng phóc và cách tếu của thầy Lễ Râu dạy triết khiến tôi cảm thấy mùa hè trước đẹp hơn bao giờ cả. Tôi mơ có ngày giải được bất cứ bài tập khó nào, mơ đến ngày đi thi, ngày cắp sách lên đại học. Còn bây giờ, phải chi tôi chỉ mới bắt đầu năm học đệ nhất cấp.
   Thi rớt đối với tôi còn có nghĩa là,
“Con không cha như nhà không nóc.”
Thi rớt chắc chắn đồng nghĩa với việc vào quân trường và vào quân trường rất có thể đồng nghĩa với vào bệnh viện để lại một chân hoặc vào nằm vĩnh viễn trong lòng đất. Càng nghĩ đến cái “tam đoạn luận ”ấy, tôi càng “tam sầu bạch xác”. Sau mùa hè đỏ lửa, chính nhóm “Bụi Gia Trang” đều mặc áo nâu đã đưa cái hòm của Thuận Què lớp tôi ra nghĩa trang đó thôi.
     Các rạp xi nê Tây Đô, Huỳng lạc, Casino với các phim nỗi tiếng đang trình chiếu chỉ dành cho ai đó chứ không phải cho tôi. Khương Đại Vệ, Dịch Long, Trần Quang Thái hoặc Alian Delon, Michael Douglas và Brigitte Bardot là những thần tượng của bất cứ ai khác chứ không phải của tôi. Bất cứ cuồn phim gì cũng có thể hay với bất cứ ai khác trừ tôi ra. Quán kem Lan Hương, gần rạp Huỳnh Lạc hay cà phê “Ta Bắc” dưới chân cầu Cái Khế, hay Cà Phê Mây Bốn Phương gần góc đường Phan Đình Phùng là điểm đến lý tưởng của những nam thanh nữ tú nào khác chứ đã không bao giờ là nơi của tôi. Các điểm đến tình tứ, lộng gió ở Bải Cát, Vườn Ổi hay bến Ninh Kiều là những chổ hẹn hò của những cặp trai gái nào khác thôi chứ không phải cho nàng và tôi.
    Thanh Vân qua thăm tôi vào 7: 30 tối cuối tuần. Cô ấy thật cảm quý cái tính cách của tôi. Người thanh niên hừng hực lửa của tôi đã không hề dám chạm nhẹ vào người nàng ngoài lần đầu tiên nắm tay khi tôi nói tôi yêu nàng. Chưa bao giờ tôi có ý định rủ Thanh Vân đi đâu cả. Chưa bao giờ tôi có ý định ôm nàng nhẹ vào lòng và nói với nàng rằng,
“Em phải ủng hộ anh. Anh phải đi tới.”
     Một trưa Chủ Nhật, linh tính có ai lay cái cánh cửa sắt dưới nhà, tôi men xuống gác để xem. Thanh Vân đang vịn vào thanh cửa đứng ngóng chờ tôi. Mình trần trụi, lấm tấm mồ hôi, tôi chỉ tiếp chuyện với nàng trong ít phút,
“Em biết anh bận học nhưng chị Nguyệt cứ bảo em qua đây mời anh về quê em ở Cái Tắc.”
Thẹn thùng vì phải nói dối, tôi ấp úng,
“Anh đang làm dở dang mấy toán khó. Anh không đi được đâu. Cho anh gửi lời cám ơn chị ấy nhé.”
Tiển nàng về, tôi và tự nghĩ,
“Có thể hai chị Vân buồn lắm.”       
     Mọi người vào thời gian này thời điểm khác có những cái nhìn nhận, ký ức khác nhau về Cần Thơ. Tôi nhớ mùa hè ở Cần Thơ năm1974 đó như in. Tôi sống nhưng trong lòng sắp chết đi phân nửa. Ai có trải qua nỗi niềm này mới thông hiểu cho tôi.
                                            Rạch Giá Mar 18, 2013
                                                        Thành Xì- TL-71
                                              


HÈ TRÊN BẢO LỘC

                                

    Đến hè năm 1976, tôi lên nhà Má Chánh để “làm lá”, một việc không khó nhọc nhưng nhiều công phu. Tôi nhập vào trong gia đình Má nhiều đến nỗi tôi như đang nghỉ hè ở nhà.
     Ba tuần hè ở Bảo Lộc của tôi quý như vàng. Sáng sớm dậy quét dọn bếp, bắt nước pha trà, tôi bắt đầu “làm lá” ngay như có ai thúc giục. Má Chánh làm 10 ký thịt để làm nem và mỗi ngày tôi có 30 ký lá chuối để làm. Suốt ngày lo toan sao cho “nguồn lá” tôi làm ra kịp cho các tay thợ gói, cho các mẻ hấp chả. Tôi âm thầm hạnh phúc về một việc làm có ý nghĩa. Tôi không làm lá sao được khi mà hàng ngày có biết bao nhiêu người đều làm nhiều phần việc khác nhau. Tôi không “làm lá” sao được khi mọi việc cuối cùng rồi phải có lá mới ra lò: lá nòng nem, lá gói nem, lá bao ngoài nem, lá nòng chả, lá gói chả và lá bao ngoài chả.
   Mạ thường nói về tôi,
“Hắn quá chi là hiền lành, suốt ngày chỉ lo làm lá.”
Má Chánh còn nói riêng với tôi,
“Bửa mô đi chợ với mạ hỉ. Mạ cho ăn cái gì “bồi dưỡng hỉ”. Làm răng mà ở nhà hoài hỉ?”
Tôi cuối mặt xuống che hai hàng nước mắt sắp tuôn ra, tự hỏi lòng mình,
 “Ta đã thèm muốn một câu nói yêu thương đến như thế sao? Ta đáng được mạ dắt đi chợ thật ư?”
Chị Phương không hiểu, không tưởng tượng nỗi tôi đã đang nghĩ gì và nhất là chị chẳng hiểu vì sao hai cái hè rồi tôi đã lên đây. Một buổi tối khi tôi thoan thoắt cắt xén lá, chị Phương hỏi tôi,
“Chị không hiểu sao em lên đây nghỉ hè mà chị không thấy đi ra ngoài, không đi đâu chơi cho thoải mái vậy, Thành Xì?
Liếc lên, tạm dừng tay, tôi giải thích,
“Em lên được đến đây, làm được như vầy là đủ thoải mái rồi. Đi chơi hoài mạ la em.”
“Thành nói sao chứ… chị thấy mạ thương Thành lắm đó. Có hôm em về trể, mạ cứ nhắc chị chừa thức ăn cho em hoài đến sốt cả ruột.”
Tôi phì cười, chọc ghẹo chị,
“Sốt ruột…chị chừa đồ nhiều quá làm em đau cả ruột.”
    Thấy Má Chánh phải ru ngủ hai cháu nội, tôi sốt ruột. Tôi xin Mạ để tôi thử. Tôi kể chuyện,
“Một hôm thỏ Mẹ phải đi vào rừng tìm củi, hai con thỏ con nằm im với thỏ Chú. Sợ mẹ buồn, hai thỏ con không dám khóc. Thỏ Chú cất tiếng hát,
  “Thỏ ngoan thỏ ngủ cho say.
    Thỏ mẹ đi cày có lúa cho cha.
    Thỏ cha đang ở rất xa.
    Thỏ mẹ vất vả bôn ba cả ngày.”
Ngọc, mới lên 7 tuổi, hỏi tôi,
“Thỏ Cha đang ở đâu vậy chú?
Quay sang con bé đang nhớ cha, tôi nói nhỏ,
“Ở xa lắm. Thỏ mẹ tìm củi về bán để có tiền đi thăm thỏ Cha đấy.”
Con bé em bên phải cũng tò mò hỏi tôi,
“Mẹ đi tìm củi bao giờ về hả chú?”
“Biết hai cháu ngủ xong mẹ mới về.”
Như nhà thôi miên, tôi vừa làm hai cháu nhỏ của tôi nhắm nghiền mắt ngủ trong sự thán phục của má Chánh.
    Một bửa cơm chiều mưa lạnh, như mọi ngày cả nhà cùng ngồi chung bàn. Lần lượt mọi người ăn xong buông đủa xuống khi tô canh vẫn còn khá đầy. Thay vì bới thêm cơm, tôi dùng thìa to chan đầy nước canh vào chén và húp vội vàng 2 lần. Thấy tôi chan canh vào chén lần thứ ba,“mạ” ngăn tay tôi lại,
“Cơm còn nhiều lắm. Thành Xì ăn thêm một chén nữa đi hỉ.”
“Má con dạy, “Cơm để qua ngày sau còn ăn được. Nứơc canh để qua đêm bị thiêu.” Để con cố húp hết tô canh thay cơm vậy.”
   Mạ quay sang ba cô con gái nhỏ,
“Nghe anh Thành mi nói chưa? Con trai như rựa mà nghe lời Mạ như rựa.”
   Ba Chánh, ít nói nhất nhà, hằng ngày làm một cây chả đặc biệt để chia đều cho ai làm việc hoặc vắng mặt ngày hôm ấy. Tôi có phần như bình thường như mọi người. Tôi muốn được cái mọi người đáng được- sự bình đẳng.
Mỗi ký nem đem bán cho “Cửa hàng ăn uống Bảo Lộc”, Má Chánh được mua một gói thuốc giá chính thức. Số thuốc lá được chia đều mọi người trong nhà. Anh Từ thường hay khen tôi,
  “Từ khi có mi lên đây, lúc nào lá cũng đầy đủ, gọn gàng. Mi đúng là “Thành Lá” rồi.”
    Trên BL, tôi còn có một địa chỉ khác để đến, quán Má Năm. Một lần theo Long Kh’mer ra quán, Long kể cho Má Năm nghe về tôi,
“Nó ở ký túc xá ăn tòan bo bo và bột mì. Còn cơm hả? Má mà lấy cục cơm mà chọi con chó, nó dám lăn đùng ra chết lắm đó.”
Má Năm tặt lưỡi, hỏi tôi,
“Cực khổ quá vậy hả con?”
Cái thằng Long lẻo mép hôm đó còn “châm thêm dầu vào lửa”,
“Mỗi tháng nó được 21 đồng tiền học bổng đó má. Có khi nào nó có xu nào dính túi đâu Má?”
Má Năm trợn mắt,
“Rồi sao con có tiền ăn quà hàng bánh gì hả con?”
“Nó còn cạy cơm cháy nhà bếp để ăn sáng đó má!”
Má xoa đầu tôi,
“Mèn đét ơi! Tội nghiệp thằng nhỏ quá chừng. Thôi ráng nghen con. Ra trường xong, lên đây ở với má.”   
    Tôi thấy run run trong lòng. Dãy phố cũ kỹ phía sau chợ Bảo Lộc như lung lay nhảy múa trước mắt tôi. Sau khi có má Chánh rồi, tôi vừa có thêm một người má nữa ở Bảo Lộc này. Cái chòi, mái tole, được che chắn tạm bợ xiêu vẹo này, cái sạp bán tềnh toàng thế này bổng trở thành một căn nhà nhỏ xinh xắn ấm áp. Các vật dụng cũ kĩ, thông thường bổng trở thành bông hoa, đồ nội thất đẹp mắt. Tôi thầm cảm ơn má và ước chi tôi không còn một lựa chọn nào khác. Tôi thầm mơ ước sao tôi có thể làm được điều gì đó để giúp cho Má ngay tức khắc. Dọn bàn, rửa chén, bưng thức ăn ra cho khách là chuyện tôi làm được nhưng Má Năm rầy tôi,
“Để đó cho chị Năm làm! Con ngồi chơi với thằng Long đi.”
    Làm sao tôi có thể quên được những ngày hè như thế chứ?
                                         Rạch Giá Jul 06, 2012

                                                              Ngọc Thành 

NGƯỜI CHA NUÔI- phần 12

                                     

  “Vốn ít học, ba chỉ còn cách tìm một nghề thích hợp để kiếm sống. Ba học nghề may và thành thợ chánh cho một hiệu may lớn ở Cần Thơ.”
    Chầm chầm nhìn ly cà phê đen nhánh, xoay xoay cái muỗng trong hai ngón tay dài thon đẹp, gầy guộc, ba Năm hớp một ngụm nhỏ rồi đặt cái ly xuống bàn nhẹ nhàng như thể ông đang cẩn thận hé mở cái cánh cửa cuộc đời ông ra vậy.
     “Với các sáng kiến, may nhái hàng cataloge thời trang có tiếng lúc bấy giờ, ba có hai thứ làm thay đổi đời ba. Ông bà nội nuôi đâu có lo cho ba học đ61n nơi đến chốn nên ba phải tự bương chải lo thân thôi. Có lương khấm khá, ba xắm được một xe Honda đời 66 màu đỏ rất tuyệt. Có một khách hàng rất trung thành, một nữ sinh, đẹp gái, đẹp nết, yêu thương ba hết mực. Cô ấy hiểu và quý ba hơn ai hết. Thường chở cô ta đi học và đi chơi những ngày cuối tuần, nhưng ba chưa bao giờ dám đến nhà. Gia đình của cô ta không coi ba như là người xứng đáng nên ba chỉ lén lúc hẹn hò với nàng. Ba tự trách cho cái thân phận của mình và muốn tìm cách chứng minh. Ba cật lực may, sáng tác các kiểu mới, và rất đúng hẹn. Càng làm giỏi, ba càng được cô ấy và ông chủ tiệm thương quý. Trong lúc đang may đồ hoặc khi nửa đêm thức giấc, ba hay dặn lòng:
“Bàn tay này, trái tim này có thể làm thay đổi mọi thứ. Tại sao ta không thay đổi cuộc đời này? Nếu nàng thương ta, nếu ông chủ tin dùng ta, tại sao ta không tính đến một tương lai tốt đẹp hơn nữa chứ?”
    Mới học xong lớp đệ tam, nàng đã có nhiều theo đuổi. Một trong số người làm cái đuôi theo nàng là ông Tân- kẻ có bề thế và lõi đời nhất ở Cần Thơ. Hắn mua chuộc, lấy lòng mọi người trong nhà nàng. Hắn có nhiều kinh nghiệm chinh phục và hắn thật sự mê say cô ấy. Hắn khéo léo che đậy hai lần hôn nhân trước của hắn nhưng hắn lộ rỏ cái ý muốn cưới nàng linh đình để vừa lòng ba má nàng. Chán ghét con người giả dối ấy, nhiều lần này định bỏ học để trốn đi theo ba lập nghiệp ở một xứ lạ nào đó, một hóc hẻm nào đó.
Nhiều lần cô ta thì thầm với ba,
“Em nghe lời trái tim em thôi và em đã chọn anh là người để em trao thân rồi.”
Ba hiểu ý của cô ta nên đã cố thuyết phục nàng:
“Em có rất nhiều thứ để gìn giữ. Anh chẳng đáng gì để em phải bất hiếu với cha mẹ. Anh mồ côi sớm nên anh rất quý hai tiếng gia đình. Em cố bình tâm lại đi.”
Ba Năm của tôi như đang sống lại những ngày trai trẻ. Mồi một điếu thuốc khác xong, hít một hơi thật dài, ông nhẹ nhàng kể tiếp.
   “Thuý Liễu- hoa khôi của trường Đoàn Thị Điểm- yêu thương một chàng thợ may nghèo, mồ côi, ít danh giá, với một tấm chân tình. Ba thấy mình không xứng đáng và chính ba đã định bỏ đi mấy lần. Ông chủ tiệm nhờ quen biết và tiền bạc đã lo cho ba hoản dịch gia cảnh vì nửa phần để giử người thợ giỏi, nửa phần kia để giúp cho ba có một tương lai sáng sủa hơn.
Không có ai cho không ai một điều gì cả. Ông ta cũng có ý bắt ba ở rễ. Cô gái út được bà mẹ nuông chìu nên đã bỏ học sớm. “Cô chủ nhỏ đó” luôn luôn khiến cho ông bà nơm nớp lo sợ. Ông ta chìu chuộng ba và rất muốn ba thân mật với cô ả. Ba thiệt tình không biết phải làm sao đây cho tròn hai bên.”
     Tôi đang cố nhớ tình tiết câu chuyện nên tôi cất tiếng thản nhiên hỏi,
“Ba thương cô nào nhiều hơn vậy ba?”
“Không cô nào cả. Thân mồ côi mồ cút, có vợ khá giả về để nó khi dể mình sao chứ? Ba chỉ muốn một người vợ hiền hậu con nhà ngèo, cùng cảnh ngộ thôi.”
Vừa rót trà cho hai ly cà phê uống xong, tôi vừa nảy ra một ý để hỏi ba Năm:
“Sao hồi đó ba không về một vùng quê nhỏ nhỏ nào đó, mở tiệm may, cưới vợ, rồi lập nghiệp ở đó luôn?”
“Thì ba cũng nghĩ như vậy đó, nhưng…chuyện đời thật khó lường.”
Ba Năm bất ngờ gọi vài điếu thuốc lá. Tôi muốn cản ba tôi hút thuốc lại nhưng tôi lặng thinh chờ ông ta châm thuốc và tiếp tục câu chuyện.
“Sau một bửa tiệc gia đình tại tiệm may, ba bị ông chủ chuốc rượu đến say mèm. Hừng sáng hôm sau, ba bị ông chủ kêu dậy khi đang nằm trên giường với cô con gái út của ổng. Ông ta biểu ba chấp nhận mọi chuyện để tuần sau ông làm đám hứa hôn cho. Không bao lâu sau, ba mới vở lẻ là cô ấy đã có bầu trộm với nhân tình. Họ đã lừa gạc ba. Người ta đưa ba ra làm bình phông. Ba không dám nói gì hơn là chỉ lặng lẻ trốn khỏi tiệm, tình nguyện đi lính và…”
    Ba tôi hút thuốc như một thanh niên lịch lãm, trải đời và đang có nhiều tâm trạng. Tôi đi nhẹ nhàng vào trong quán để xin thêm một bình trà mới. Chờ tôi ngồi xuống, rót trà xong, với cái giọng khàn khàn đi vì thuốc lá, hơi khác thường vì vấn đề này rất khác thường, hơi rung giọng, ba Năm kể tiếp:
“Khi ở trong quân trường, không chịu nỗi sự cô đơn khốn đốn, ba tìm cách liên lạc với Thuý Liễu. Nàng đã đến thăm ba vài lần và… đã thất thân với ba.”
Tôi như bị một cú đánh lén bất thình lình trong bóng tối. Ba Năm của tôi…
“Liễu cho ba hay là nàng có thai với ba nhưng nàng sắp phải ưng ông Tân nếu không muốn ba má nàng vỡ nợ.”
Tôi chợt hiểu thêm ra chuyện đời và cảm thấy thương người cha nuôi của tôi hơn bao giờ hết. Đàn ông có lúc vừa là kẻ đi xây lại vừa là người đi phá. Có khi họ khôn ngoan như một nhà hiền triết hay khoa học gia nhưng có lúc họ lại ngu ngơ khù khờ như thằng những thằng dốt đặt cán mai. Cái gì tôi hiểu biết có khi không đủ để đặt vào cái bóp đầm của một quý bà quý cô nào đó. Cái nóng bỏng tốt đẹp trong lòng tôi có khi không đủ để cho ai đó nhóm lửa hay mồi một điếu thuốc lá. Cái ao ước mơ mộng của tôi đôi khi chỉ làm cho ai đó phì cười. Cuộc đời của ba tôi đã bị bóp méo, vo tròn, bị ném đi, bị quẳng xuống nước do hai người đàn ông: Ông Tân- kẻ chiếm đoạt người yêu ông- Thuý Liễu và kẻ kia là ông chủ tiệm may- người ép ông lấy cô con gái út hư hỏng. Giờ đây, Ba Năm của tôi, bằng xương bằng thịt, đang ngồi đây trước mặt tôi, trở nên rất gần với tôi. Cuộc đời của ba Năm tôi lại có thể bị thay đổi do chính tôi- người ba tôi rất thương yêu tin tưởng. Người thuyền trưởng- ba Năm và tôi- thuyền phó sắp vượt sóng to, vượt qua cơn bảo táp vì tôi đang gặp rắc rối và em tôi- Long Vân đang tuổi lớn khôn.
Ba Năm gằn giọng hỏi tôi:
“Cô Hằng và con có gì với nhau tối hôm qua không?”
 “Dạ không ba ơi. Cô ta chỉ nằm kế, ôm con, hôn con vậy thôi.”
   “Ba sẽ qua nhà để nói chuyện với má của cô Hằng. Con hẹn với họ là 8 giờ sáng mai ba đến.” 
Chúng tôi mỗi người có một suy tính. Tôi thay ba Năm làm bếp trong lúc ông ấy đăm chiêu suy nghĩ. Long Vân đi học về mà không chào hỏi tôi một tiếng. Bửa cơm trưa hôm ấy thật nhạt nhẽo. Tôi thấy mắt của Vân đỏ hoe. Tôi thấy ba tôi già thêm đi mấy tuổi. Tôi bổng thấy mình là một kẻ dại khờ, đáng tội. Căn nhà nhỏ êm đềm của chúng tôi hôm ấy bổng trở thành một nơi xa lạ, một vùng biển mà cả ba người trên ba cái ốc đảo cách nhau, không ai hiểu ai, không ai buồn nói gì với ai.    Tối hôm đó, không có ai màng đến mấy con muỗi.
    Ngày hôm ấy bổng nhiên dài hẳn đi. Cuộc đời có lúc bổng nhiên trở nên vô vị, vô nghĩa.

                                                      (còn tiếp)