Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

ĐOẠN CUỐI CỦA NHỮNG MỐI TÌNH

                       ĐOẠN CUỐI CỦA NHỮNG MỐI TÌNH

    Thật đáng kể ra đoạn cuối của những mối tình cái sẽ đóng góp vào những chuyện đời thường, vào làng văn chương của nhân loại.
     Sau khi dang dỡ, người ta thường trách cứ, thắc mắc, oán hận và thậm chí còn trả thù nhau. Có kẻ thì tạ ơn người tình cũ vì chính họ học được, hiểu ra nhiều điều. Họ mạnh mẻ hơn, sáng suốt hơn và nhất là họ sống với nhiều hạnh phúc hơn như hoặc ngược lại. Có biết bao nhiêu là phim ảnh, sách báo, thơ ca, nghiên cứu, vụ án, kiện tụng và thậm chí là chuyện tếu, giai thoại về những đoạn cuối này.
     T.V đã tạo ra một đoạn cuối như nhiều người phụ nữ đã làm, âm thầm lập gia đình. Sau 5 năm, cố tình tìm gặp Phúc Lùn- một bạn NLS Bảo Lộc- để tìm ra địa chỉ của tôi, nàng viết thư thăm tôi. Trong những bức thư ấy, có một đoạn rất đáng kể,
“Em mong có dịp anh về Cần Thơ. Anh nhớ ghé thăm em và con.”
“Em và con!” tôi thản thốt kêu lên.
Chỉ với vài chữ thêm vào nữa, tôi có thể mất mạng như chơi. Một bức thư khác đã khiến tôi lo lắng mất ăn mất ngủ vì nàng viết như thế này,
“Chồng em đi bộ đội, hiện đóng quân bên Phú Quốc. Em muốn anh đưa em đi thăm anh ấy.”
May thay chuyện nàng đi thăm chồng đã không diển ra. Thật ra không ai đọc được cụm từ: “thăm em và con” cho nên tôi bình an vô sự. Nhưng tôi, 3 năm sau, đã ghé thăm nàng …với bà xã tôi sau khi chúng tôi về từ Đà lạt ngày cuối trong 2 tuần trăng mật. Buồn cười thay, trong ánh đèn dầu, nàng chụm đầu vào tôi xem hình đám cưới, hỏi chuyện về gia đình tôi như một người em. Một lúc sau, bà vợ tôi vì thẹn thùn phải tìm cách tránh mặt.
    Năm 1983, chia tay với N.N xong, tôi trở thành anh nuôi của nàng. Cùng với, chị, hoặc cháu, nàng đã xuống Rạch Giá 4 lần để đi thăm người anh hai trong tù. Nhà tôi là địa chỉ duy nhất mà nàng có thể ghé lại. Vài lần lên SG, tôi ghé thăm má nuôi của tôi và dĩ nhiên là có gặp nàng. Theo cái cách Tây phương, bà má tôi bảo chúng tôi đi ra ngoài chơi. Trong lúc uống cà phê, “cô em nuôi”, mỉm cười, hỏi tôi một câu rất tự nhiên,
“Hey, Sao you có vợ sớm quá vậy?”
Tôi phải giải bày tâm sự cái mà lẻ ra nàng cũng đã tự hiểu được.
Trong một dịp thật riêng được đối ẩm với người cha nuôi, tôi đã hỏi ông một câu cũng rất đáng được kể ra đây,
“Thưa ba! Việc con có vợ ở Rạch Giá có làm ba buồn không, ba?”
Có ai ngờ rằng ba nuôi của tôi, sau khi cạn một chun rượu thuốc, đã trả lời tôi rằng,
“Ba thấy con có phước mới không phải lấy nó đó.”
Ba năm sau, thay mặt mẹ, nàng đã viết thư mời tôi lên dự một tiệc chia tay và sáng hôm sau chia tay nàng với ba má đi định cư bên New Zealand. Trong thư, có một câu ngắn ngọn: “đừng cho vợ anh biết.”nhưng nàng vô tình- hay cố ý- đã gây ra trong lòng bà xã một ấn tượng rất xấu.
   Ngược lại với nhiều dự đoán, B.V đã gọi điện để cảm ơn cái truyện tôi đã viết bằng tiếng anh có tựa đề: B.V. Đó là lần đầu tiên chúng tôi trò chuyện với nhau sau 27 năm sau ngày ra trường. Sau đó, tại SG, sau khi được con cô gái dịch rõ nghĩa hơn, hai mẹ con nàng gọi tôi lần thứ nhì. Có một câu nói- dù với ai đó là khá bình thường- đáng để tôi lưu lại suốt đời,
“Thế hồi đó sao anh không nói?”
Từ đáy lòng, tôi cũng đã trả lời một câu đáng được người đời ghi lại,
“Chỉ vì anh muốn giữ những hình ảnh của B.V. đẹp mãi như một bức tranh.”
Có cơ hội hỏi chuyện “người dịch truyện”, tôi hỏi cô con gái của B.V,
“Trong truyện B.V, đoạn nào cháu thích nhất”?
“Cái đoạn bác đang nằm nghỉ trưa trên bải cỏ khi mẹ cháu từ Hoàng Hoa Lộ rẻ vào. Nhìn thấy mẹ cháu đi đến, bác muốn biến mất để hai người không phải thẹn đỏ mặt.”
     Ôi thật đẹp biết bao những kỷ niệm thời đi học! Ôi thật đáng yêu quý những hình ảnh đẹp trong lúc cắp sách đến trường. Ôi thật đáng nhớ những ánh mắt, những cái gật đầu chào nhau thật nhẹ, những tà áo dài nâu. Ôi thật đặc biệt các con đường, các buổi sáng mù sương, các buổi chiều mưa phùn. Ôi thật dể đi vào lòng người những tình khúc mà trong đó các nhạc sĩ viết rất nhiều về cái đoạn cuối ấy nhiều đến nổi không có một thư viện nào chứa hết được.
“Nàng em hởi! con đường em đi đó, con đường em theo đó, đúng đấy em ơi!”
“Tội nghiệp quá xây những lâu đài cát mơ…”
“Em đi qua đời anh, không nhớ gì…sao em?”
Họ cũng đặt nhiều tựa đề: “Niệm phút cuối”, “Lời cuối cho một cuộc tình”. Có vô vàn những bài hát tiếng Anh với: “The end of a love affair” ai cũng có thể tìm thấy trên Google.
   Như những đoạn cuối thật bất ngờ trong đời, mối tình của tôi với Y.T cũng thế. Sau khi xa cách nhau, tôi viết thư qua đảo thăm nàng. Có tin đồn rằng tin nàng về nước vài lần, nhưng tôi chưa nghe nàng gọi. Bổng một hôm, tôi có cuộc gọi của một cô bạn học cũ,
“Có người muốn nói chuyện với anh nè. Anh biết là ai không?”
Tôi đoán trúng ngay người muốn gọi tôi. Sau 25 năm, tôi mới có dịp trò chuyện với nàng. Nàng sau đó gởi tôi một bưu thiếp trong chuyến holiday nước ngoài với ông chồng ngoại. Quý thay cái tình cũ nghĩa xưa! Quý thay cái nghĩa bằng hữu!
Về đến nhà xong, nàng mail ngay cho và hàng ngày chúng tôi trao đổi mail như kiểu một thẩm phán tra hỏi nột nghi phạm. Tất cả thắc mắc, dày vò, đau khỗ, trách hờn của nàng được tôi giải trình như một bị cáo tự bào chữa. Xong chuyện xưa cũ rồi, nàng kể tôi nghe những gì xảy đến trong cuộc đời nàng. Tôi thật lòng khâm phục người chồng hiền hậu, rộng lượng, chìu vợ đó. Trong về chuyến sau đó, đi gần đến đây, nàng có gọi tôi. Đâu ai ngờ rằng nàng khéo léo bảo bác tài xế chạy chậm ngang nhà tôi để… “biết đâu tình cờ nhìn thấy tôi”- theo lời của nàng. Tại hotel, nàng nhờ người gọi tôi ra đó để uống nước trong chốc lát để gặp tạn mặt tôi. Thật đáng để tôi quý mến. Sau khi dạy xong, tôi đến nơi hẹn thì mới hay nàng và ông chồng tây lên phòng rồi. Tôi gởi quà lại cho receptionist. Về Mỹ lần này, nàng mail như hai người bạn học cũ, thân thiết. Vặn hỏi tôi chuyện tương lai, sau nghe tôi kể về cái mong muốn đi học Thạc sĩ giảng dạy trên SG, nàng tán thành và để góp sức nàng đã tự nguyện gửi tặng tôi một số tiền mà tôi cất giấu như một báu vật. Biết nàng sống khá buồn tẻ, ít có việc để làm, tôi đã gửi truyện để nàng dịch hoặc hiệu đính giùm tôi. Sau bao hơn 30 năm cách trở, chúng tôi trở thành bạn của nhau.  
   Trên SG, tôi vật lộn kiếm chỗ dạy, kiếm tiền để chờ ngày nộp đơn đi học. Thoạt đầu, nàng không có vẻ mặn mòi với những gì tôi đang phải trải qua và tôi không có chút nào mong mỏi từ nàng cả. Cứ vài ngày, tôi có mail của nàng. Nào là những clip tếu, nào là những địa chỉ tự học Anh văn, nào là những hình ảnh nàng đi chuyến dài ngày với chồng, nào là những tấm hình “cháu nội của nàng” gốc Đức-Mỹ và trong tất cả những mail đó và dự tính mở một trang web về trường cũ. Không có ai đo được bao nhiêu tình bạn nàng đã đặt vào trong đó. Đến khi nhận được tin tôi dạy một lớp tại trung tâm ngoại ngữ của ĐH Ngân Hàng trên Thủ Đức ngay sau trường cũ, nàng vô cùng thán phục tôi. Biết tôi sau khi dạy 12 tiết một ngày, tối về phải dịch bài gấp cho một công ty với thằng con trai đến nửa đêm, nàng thật lo cho sức khỏe của tôi. Vừa được mail tôi, nàng lập tức trả lời. Tôi chớm vui mỗi khi có clip nào nàng forward cho tôi. Vì tôi chưa hề viết câu nào than với mẹ tôi trong suốt ba năm trên Bảo Lộc cho nên tôi cũng chưa than vản với nàng bất cứ điều gì. Vài ngày liền nàng cứ vặn hỏi thẳng xem tôi cần gì để nàng có thể giúp đở. Lo ngại cái laptop cũ của tôi bị hư bất ngờ, tôi đắn đo trả lời,
“I just need a second-hand laptop”
“Anh chỉ cần một cái laptop cũ.”
   Lần đầu tiên bằng tiếng Anh, nàng mail trả lời gọn ghẽ như thế này,
“NO, I CAN’T HELP YOU.”

                                                                                      Rạch Giá Sep 24, 2011
                                                                           Lương Ngọc Thành





HỌ HỌP MẶT NHAU NHƯ THẾ NÀO- phần 2

HỌ HỌP MẶT NHAU NHƯ THẾ NÀO- phần 2

    Năm nay sau đám cưới con của Nguyễn Minh Hùng, trưa ngày 6-10- 2013 tại Bảo Lộc, lớp Công Thôn 72 họp mặt lần thứ IV vào chiều cùng ngày.
    Sau 12 giờ trên xe 2 chuyến xe, từ Rạch Giá, tôi đến Bảo Lộc lúc 10 giờ sáng với cái nắng ấm áp sau gần một tháng trời mưa dầm. Gặp Mạ Chánh, năm nay 84 tuổi, tôi vui mừng như thể tôi là đứa từ xa mới về thăm mẹ. Hồng hào, khỏe mạnh, linh hoạt, mạ Chánh khiến cho những ai không còn mẹ như tôi phải ngậm ngùi. Người Chương, anh cả, từ Mỹ về trước tôi 4 ngày và mới hôm qua đây một đoàn của lớp tôi cũng đã dừng chân ở đây trên đường họ đi Phan Rang dự lễ hội Katê theo lời mời của Đặng Khôi, người Chàm duy nhất trong lớp tôi.
   Trò chuyện với Mạ và anh Chương một đổi. Chúng tôi vui như đang trong một ngày hội. Xin Mạ bó nhang, tôi ra thăm mộ Long Kh’mer. Đứng phía trước phần mộ của thằng bạn vắn số, tôi ngắm nhìn núi Đại Bình, sừng sững chiếm hết tầm mắt tôi. Bầu trời xanh, mây trắng, lòng tôi như bay bổng trộn lẩn vào cái rộng lớn khoáng đạt của quang cảnh trước mặt. Lặng thinh hồi tưởng những gì đã xảy ra giửa hai chúng tôi, những gì tôi đã nhận được từ Long Kh’mer, những lần tôi được nó ghé thăm, tôi như họp mặt với người bạn đã ra đi 29 năm. Giật mình khi đọc trên mộ bia, “mất ngày: 19- 8 1984”, tôi thầm kêu lên,
“Ôi, Long Kh’mer mất đúng ngày vào ngày sinh của ta.”
Tôi cũng tự hỏi ai trước đó đã cắm hoa cho cả 3 ngôi mộ, ngay bên phải là mộ của ba mẹ của Long. Trước khi chia tay nó, cắm hết những cây nhang còn xót lại, nhìn mộ bia của Long, vuốt tay lên những viên gạch rạn nức, tôi nói nhỏ với nó,
“Ghé thăm mày một tí nghen, Long!”
   Không nhận được trả lời, tôi sau đó biết rằng cô em “góa bụa” đang bận một đám tang của đứa cháu nên không thể dự hoặc đưa tôi cùng đi đám cưới được. Tôi nhận được hai cuộc gọi để khẳng định rằng đúng là tôi vừa có mặt. Chờ nhóm các thầy cô từ bốn nơi khác nhau, Long Xuyên, Châu Đốc, Tây Ninh và Hốc Môn, tôi, từ Rạch Giá nhập cuộc. Chủ hôn Minh Hùng và phu nhân hân hạnh bắt tay thật chặt những người trong đoàn khách thật đặc biệt ấy.
   Tiệc cưới thật đông vui, khách ngồi kín nhà hàng Tâm Châu, có đến gần 1.000 khách mời. Mọi người thật hân hoan rộn rả. Thầy Phước chỉ tôi ngồi vào ghế cạnh thầy. Thầy và tôi bàn ngay chuyện viết lách, bài vỡ. Hùng Sùi và tôi “giao lưu” với hai bàn cạnh bên. Đông giới thiệu tôi với bà xã của hắn, một đọc giả mới của tôi. Hỏi ra tôi biết Đông lớn hơn tôi 11 ngày tuổi và hai phu nhân của chúng tôi có cùng một tuồi, cùng một dáng người. Tôi vui lên khi nhận ra sự thân thiện nhưng vẫn có cái tôn ti vai vế của Đông.
   Tôi hỏi đùa phu nhân của Đông,
 “Anh cũng tuổi mùi, nhỏ hơn Đông, nhưng vì có ăn cỏ tươi nên trông thấy trẻ hơn. Sao em và Đông có nhiều đuôi mắt quá vậy. Hai vợ chồng đi căng da mặt đi nghen.”
  Cô dâu cả của lớp 72 CT chỉ có mỉm cười. Các thầy luôn vui vẻ nâng ly khi có học trò đến mời uống bia. Dù không nói được gì nhiều với nhau vì tiếng nhạc ồn ào, chúng tôi thầm hiểu rằng chiều nay mới là lúc chúng tôi trò chuyện kể lể.
   Chiều có mưa phùn nhưng chúng tôi, gần 40 người, vẫn đến đúng giờ. Nhờ hai cô cháu gái phục vụ Minh Hùng đã khiến chúng tôi dù lên lầu 3 của hội trường của Khách Sạn Công Đoàn cứ cảm thấy như đang ở nhà. Khi khai mạc, thầy Nguyễn Văn Hanh mong có các cuộc họp mặt tại tư gia.
Thầy Tho, thầy Kính vẫn khỏe mạnh như năm trước nhưng thầy Phước nay rất gầy. Thầy Sơn có vẻ như chưa nhập cuộc lắm. Thầy cô được chúng tôi tặng hoa như cái cách cùa học trò tuổi đôi mươi vậy. Cao Thanh Đông cũng trịnh trọng như mọi khi,
 “Khắp mọi miền đất nước đều có học trò NLS cho nên thật khó để gặp mặt nhau. Thật thú vị, bổ ích khi chúng ta kêu lên tiếng thầy, cô. Thật đả khi gặp nhau đùa tếu, kêu mày xưng tao với nhau. Thật đả mắt khi mặc vào cái áo nâu và nhìn nhau trong màu truyền thống có một không hai ấy.
   Bất cứ thứ gì mà chúng ta học được, có được, làm được và nhớ được nên tung lên cho thế giới này biết. Đâu phải ai cũng có được những điều chúng ta đang có.”  
  Như lần trước, tôi được mời chia xẻ cảm nghĩ. Tôi đã vào đề ngay,
  “Khi được Minh Hùng gọi mời, tôi nghĩ ngay đến một món quà và đây…”
Tôi trưng ra món qùa, “Kỷ niệm chương- Họp mặt Nông Lâm Súc- lần thứ 4” một cho người tổ chức và một cho thầy hiệu trưởng cuối cùng của NLS Bảo Lộc. Tôi sau đó nhắc đến bài phát thanh của VOA về họp mặt trung học. Chính Bill Clinton đã bắt tay chào đón từng người bạn học của phu nhân ông ta khi bà tổ chức họp mặt lớp tại nhà trắng. Tôi nhắc lại hai lần rằng,
  “Không chỉ họp mặt lớp, đây còn là cuộc họp mặt các khóa, các ban khác nhau và các thầy cô xa gần. Có nên chăng chúng ta gọi đây là cuộc họp “lớp Công Thôn 72 Mở Rộng.”
    Anh Phạn Ngọc Ẩn, CT khóa 1 từ Phan thiết, đã nhắc đến nhiều kỷ niệm và cảm xúc khi về Bảo Lộc về sự tiếc rẻ rằng lớp anh nay không thể họp mặt nhau được với quá ít tin tức, liên lạc nhau. Ngọc Quang, TL 72, hàng xóm với lớp CT 72, thì rất hào hứng khi kể về chuyện vui buồn của những tháng ngày sau khi rời xa mái trường và sau đó bắt nhịp bài Hành Khúc Nông Lâm Mục.
    Đa số hát karaoke, trò chuyện cụng ly cho đến khi có một số chào ra về. Dù vừa thuyên giảm một cơn bệnh tim, thầy Phước bảo tụi tôi tìm một ít rượu. Chung Gạo vội mang đến chai Sake đứa con gái mang từ Nhật về. Mọi người quay quần trong một phòng nghỉ cạnh bên để tiếp tục buổi họp mặt. Nhóm Đà Lạt phải chia tay chúng tôi lúc 10 giờ rưỡi. Thầy Ngôn bổng cho biết hôm ấy là sinh nhật của Thầy. Chúng tôi vội hát “Happy birthday” và buổi tiệc dang dở ấy trở thành tiệc sinh nhật thật bất ngờ, không nến, không bánh kem mà chỉ với một ít trái cây do Vũ thị Tịnh mang đến. Tịnh rất muốn có cây đàn guitar để hát còn tôi thì thích nghe những chuyện về trường. Thầy Ngôn kể cho chúng tôi rất nhiều chuyện mà ít có học trò khác có thể nghe được. Không màng đến thời giờ, xong vụ việc này, thầy Ngôn nhắc đến chuyện khác, xong về thầy này, thầy nhắc đến cô khác. Thầy Ngôn không ngại ngùng nói lên những cảm nhận thật, những suy nghĩ thầm kín khác. Chúng tôi lắng nghe, riêng tôi có gắng ghi nhớ, đôi lúc có thắc mắc, và thầy Ngôn tiếp tục.
    Một đổi thầy Phước qua phòng chúng tôi, một chốc sau thầy lại trở về phòng nghỉ ngơi. Cái đêm ấy như dài thêm ra. Đến 2 giờ sáng, nhóm các thầy cô phải ra xe về Sài Gòn. Anh Độ và tôi chờ xe lên Đà Lạt. Thầy Ngôn, Đông và vài người bạn như còn luyến tiếc ở lại qua đêm.
    Nhóm ở Bảo Lộc quyến luyến chia tay mọi người mà họ rất mong gặp hằng năm ở đây. Đất trời Bảo Lộc cũng rất mong gặp lại những người như chúng tôi kẻ luôn luôn đặt Bảo Lộc vào một vị trí trân trọng nhất trong tim.  
                                                                      Rạch Giá 18-10-2013

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

BẢO LỘC- QUỲNH NHƯ

                                  

    Quỳnh Như- đứa con gái của Long Kh’mer tôi đã bồng trên tay trong hôm cúng 100 ngày nó mất, 22-12-1984 tại Bảo Lộc, tình cờ gặp tôi trong khi tôi đang trên đường đi Đà Lạt để dự đám cưới con của Hùng Sùi và giống như ba nó từng làm, Quỳnh Như đã theo chúng tôi lên Đà Lạt ngày hôm đó, 22-12-2008.
   Trong đám cưới, biết bao bạn bè NLS của Long Kh’mer bàng hoàng khi nhận ra con của gái của hắn, có nụ cười rất giống bố. Ai cũng đến chào hỏi, bắt tay Quỳnh Như. Con bé thích thú chụp hình những ông bạn cũ của ba nó. Như Quỳnh luôn cười híp mắt, kheo rằng về Mỹ chắc mẹ nó và bác “Châu Xóm Chùa” chắc rất vui khi xem rất nhiều hình chụp này và mẹ nó sẽ kể lại từng người cho nó biết thêm cái cách mà ba nó đã chơi với những người bạn. Ngồi cạnh tôi, nó luôn được tôi gắp thức ăn, luôn được tôi giới thiệu, kể những kỷ niệm của ba nó và chúng tôi. Trong bộ đồ vest mới, ông chủ hôn Hùng Sùi đến chào bàn, hỏi Quỳnh Như và tuyên bố,
“Hồi xưa bác bị nhìn lầm là ba mầy, bị ăn đòn oan hoài đấy.”
    Phúc Chuột, trông như một nghệ sĩ chánh hiệu, thì nhỏ nhẹ nói với Quỳnh,
“Long Kh’mer bố cháu thật là đào hoa. Nhiều cô ở Đà Lạt này mất hồn vì ba cháu đấy.”
    Việt Cận, cùng lớp với Hùng Sùi, cười tươi như hoa khoe với Quỳnh,
“Long Kh’mer mỗi khi lên đây, bác phải cắt gần hết hoa trong vườn cho hắn. Cháu phải kể cho mẹ nghe rằng mẹ là người may mắn nhất đó nhé.”  
Hoàng Cận mới vừa từ Sài Gòn lên, vồn vả hỏi Quỳnh Như,
“Má có nhắc đến mấy bác này không? Má cháu biết chú Hoàng Cận không- hướng đạo với ba cháu đó?”
    Khi tôi bị bắt lên hát, cả bọn NLS trong đám cưới gần 30 đứa đồng hô to, “Thành Xì.” vang cả nhà hàng. Trong lúc chờ nhạc giữa bài, Quỳnh Như tươi cười cầm hoa lên tặng tôi. Khách hôm ấy rất ngạc nhiên khi thấy tôi ôm ghì vai cô bé trong khi hằng chục tay “phó nháy” không chuyên tràn lên sân khấu để săn ảnh và quay phim. Cái gì của Long Kh’mer còn đầy trong anh em chúng tôi và hôm đó nó tràn về qua đứa con gái bằng xương bằng thịt của nó. Quỳnh Như rất tiếc không thể chờ về chung chuyến xe với chúng tôi vì cô bé đã có hẹn tối nay hát với ca đoàn tại nhà thờ Bảo Lộc. Tôi nghĩ ngay đến những lần bỏ hết những cái hẹn khác của Long Kh’mer mỗi khi nó gặp tôi.
   Trở về Sài Gòn ngay tối hôm ấy sau khi ghé lại nhà Thi Lùn, nhậu một chầu khá thịnh soạn do Minh Còi khoản đải, tôi vùi ngay vào công việc. Dạy hai buổi cho trường Infoworld School và chạy “sô” buổi chiều tại một trung tâm của Đ.H Ngoại Thương trên đường Phan Đăng Lưu, tôi gần như quên hết những gì đã xảy ra. Hai tuần sau, vào một buổi sáng, trong lúc dạy tại Infoworld School, tôi nhận một cuộc gọi của Quỳnh Như.
“ Bác Thành Xì ra Nguyễn Du uống cà phê với cháu một tí nhé, ngay nhé! Cháu sắp đi theo mấy người bạn đi Cà Mau.”
   Tôi nhủ thầm,
“Đúng là cha nào con nấy.”
Tôi phải nói dối với lớp,
“Làm xong bài tập này nghen. Thầy có hẹn tiếp chuyện với thầy Sơn hiệu trưởng.”
Quỳnh Như mang guốc mộc, áo thun cộc, quần shorts kaki cái cách mà hiếm thấy ở các cô gái Sài Gòn. Quỳnh Như cười hả hê khi tôi đến. Gọi cho tôi 2 ly cà phê đen, Quỳnh Như vừa cười vừa nói,
“Bác Thành Xì to thế, uống hai ly mới phê, đúng không?”
 Cô bé thích đi du lịch như bố. Mỗi lần về Việt Nam, từ phi trường, với một ba lô cở trung bình, Quỳnh Như một mình lên Bảo Lộc. Đến ngày về, cô gái ấy cũng tự mình xuống SG. Có lúc nó cho các cô chú một tí quà nhưng cũng có lúc khi cháu việt kiều xin cô Năm chút tiền xài vặt. Tôi trao nó cuốn truyện tôi viết về bố nó- Long Kh’mer. Một chốc sau hai bác cháu phải chia tay tôi vội trở về dạy, nó vội lên xe vừa ghé lại.
    Đi Cà Mau về, Quỳnh Như gọi tôi vào một buổi sáng khác, mời tôi đến một quán cà phê trên một con đường lạ, Hàn Thuyên. Tôi cũng phải tìm một cách khác để chuồn ra khỏi giờ dạy- phát nhiều bài tập TOEFL khó và dặn học sinh là tôi lên họp với thầy hiệu trưởng nhưng tôi tuôn xuống lầu nhảy lên Vespa chạy vội như đi bắt cướp.
Quỳnh Như bất ngờ gọi về Mỹ cho tôi nói chuyện với Quỳnh, mẹ nó. Chúng tôi như gần lại sau một thời gian dài, sau cái mặc cảm của cả hai. Tôi chúc hai mẹ con nhiều may mắn tốt đẹp, tôi gởi lời thăm Cường, chồng sau của Quỳnh- một thợ may từng có tiếng ở Bảo Lộc. Quỳnh quá vui khi biết hai bác cháu tôi đang ngồi uống cà phê tâm sự, cái cách mà Long Kh’mer đã từng làm. Lần này tôi tháo chiếc vòng tặng nó, cái cách ba nó đã từng tặng món này vật nọ cho tôi   
    Tuần sau đó, Quỳnh Như gọi tôi vào lúc xế chiều khi tôi không có lớp. Tôi mừng rở mời cô cháu gái việt kiều này đi ăn tại nhà hàng Sơn Thủy- 394 Vỏ Văn Tần sau khi tôi điền mời Gary đến gặp nàng. Bóc vỏ từng con tôm, gắp từng tí rau sống cho cô con gái của thằng bạn quá cố của tôi, tôi như muốn nghe nó bộc lộ hết những nỗi niềm. Quỳnh còn thương một người bạn học cũ trên Bảo Lộc, có lẻ chỉ thương rồi thôi. Cô sống hạnh phúc với mẹ và bố Dượng, người chưa hề to tiếng nặng lời với nó và còn là người nấy món heo “giả cầy” rất ngon khi cô bé yêu cầu.
“Cháu sắp ra trường. Cháu cố lấy MBA và có thể cháu về đây làm việc.”
    Tôi ước gì Long Kh’mer nghe được những gì Quỳnh Như nói, nhìn thấy nụ cười với chiếc răng khễnh. Gary đến và hai người nhận ra địa chỉ của nhau bên Cali. Họ trò chuyện như hai người bạn cũ gặp lại nhau. Tôi quá mừng khi thấy Gary rất thích hỏi chuyện cô cháu gái xinh xắn lanh lợi của tôi. Những gì xảy ra trước mắt tôi là những gì tôi đã hằng mong mỏi.
Khi chia tay, Quỳnh Như ôm chào tôi và hứa,
“Lần sau về, cháu gọi bác ngay. Bác cháu ta làm một chuyến dài ngày nhé.”
    Quỳnh Như vừa làm sống tại tình bạn của bố nó và tôi.
                   
                                                                           Sai Gon 12- 01- 2009
                                                                              Lương Ngọc Thành
      

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

BẢO LỘC- NHỮNG CƠN MƯA



Nước mưa có thể làm sạch những thứ dơ bẩn, cuốn trôi đi nhiều thứ, nhưng mưa không thể làm trôi đi nỗi lo canh cánh, nỗi hoang mang sợ hải trong lòng tôi và mưa đã khiến tôi càng cảm thấy cô đơn lạnh lẻo ở Bảo Lộc, nơi vốn thường có mưa và lạnh.
    Ai có thể thấu hiểu anh chàng học trò mới lớn, xa nhà như tôi, luôn nơm nớp sợ mẹ của hắn bị một tai ương gì đấy, thậm chí có một cơn mưa dông lốc xoáy nào đấy sẽ kéo tung cái của cái chòi vốn ọp ẹp siêu vẹo là nơi hắn sẽ phải trở về, phải che chắn lại, phải xây dựng lại, phải biến nó thành một cái tổ ấm xinh đẹp nhất có thể được? Ai có thể bảo đảm với hắn rằng hắn sẽ không còn phải dầm mưa để hứng đầy hai cái thùng phuy chứa nước cho mẹ hắn. Ai có thể sẽ viết thư cho hắn để báo tin rằng mẹ hắn không phải đứng trong mưa để chống đở cái mái che tạm bợ bị cong oằng xuống và rồi phải chèn thứ gì đó để nước mưa không nhểu xuống ngay chổ khách đang ngồi uống cà phê.
     Không có ai giúp hắn cả và cũng không có ai giúp cái thằng như tôi. Ai có thể giúp mẹ tôi làm chuyện ấy nếu không phải là tôi. Có ai hình dung được bên rìa trái bên đường, ở góc bên cái bờ của một vùng trủng như cái ao cạn đó, mẹ tôi đang sống trên một cái sàn nhỏ được dựng tạm bợ rất dể bị sụp đỗ. Mùa mưa, mặt nước gần đụng đáy sàn. Sự ẩm thấp quanh năm làm cho cách thanh gỗ, ván sàn được chấp nối tạm bợ ngày dể gãy vỡ. Ai mà biết được hôm nào đó, nguyên cái sàn của mẹ tôi sụp tõm xuống ao nước nước đen, đọng, đầy bèo, cỏ dại kéo mẹ tôi ngập chìm trong cái mớ hổn độn ấy.
Ở trên cao, Bảo Lộc, ai có thể hình dung ra được cái thảm cảnh ấy nếu không phải là tôi. Ở trên Bảo Lộc, có mấy ai lo ngại bị muỗi mòng quanh năm. Có mấy ai nơm nớp lo sợ sẽ bị ngập sau cơn mưa to nào đó. Ở Cần Thơ, mẹ tôi thì luôn lo sợ tất cả những điều ấy.
    Ai biết đoán biết trước được thằng em bụi đời của tôi sẽ bị một đòn trả thù nào?  Ai có thể báo tin cho tôi hay rằng mẹ tôi không phải đội mưa đi tìm thằng em tôi hoặc bà phải dìu hắn vào nhà trong cơn say lúy túy của nó hoặc trong lúc nó đang đỗ máu sau một trận chiến. Dĩ nhiên cả hai mẹ con phải sũng nước. Dĩ nhiên mẹ tôi không thể ngủ yên tối hôm ấy. Và cũng như hằng nhiều đêm khác, người đã phải nhỏ to tâm tình, khuyên can, dụ dỗ nó và kết cuộc là bà không thể chợp mắt được.
    Ai biết được có bao nhiêu cơn mưa trút xuống trong một mùa mưa? Ai mà đong đến được bao nhiêu nước rơi xuống? Và rồi có làm sao có ai hứng đo được số giọt nước mắt của mẹ tôi nhiều đến ngần nào vì thương lo, tức giận thằng em đó của tôi. Ngoài nó ra, sự xa vắng ba tôi có thể là một phần khác khiến mẹ tôi khóc. Một ít nước mắt khác bà đã khóc vì lo toan thương nhớ tôi, cái thằng đang học ở một nơi mẹ tôi chưa hề nghe đến trước đó.
    Mưa giúp trái đất này thêm xanh sạch đẹp nhưng mưa không giúp lòng tôi sạch đẹp thêm một tí nào. Trong cái bếp bám đầy mò hong, phía sau căn nhà trọ của bà Tâm, suốt một năm học ấy, mỗi buổi chiều, mỗi khi trời đỗ mưa là mỗi lúc tôi khóc. Tôi khóc vì nhớ nhà, nhớ mẹ. Tôi khóc vì lo cho cái thân phận của em tôi. Tôi khóc vì tủi thân, cô đơn và những điều tôi không biết dùng lời để nói. Tôi khóc vì những bài toán khó không thể giải nỗi, những cái tên khoa học của các loại cây rừng khó nhớ. Tôi khóc vì vừa nhận được một bức thư với những hàng chữ viết ngoằn ngoèo của mẹ.
Đi chợ xong, Bác Luận ngồi vào bàn học trong phòng khách. Mạnh Hùng và em nó, Mạnh Tiến, đang vô tư chơi cờ ca rô hoặc đang cười đùa với cậu Doãn hay chỉ đang nghe gì đó trên radio. Tôi một mình làm bếp và khóc.
     Khói từ cũi ướt có thể khiến ai đó khóc nhưng cái thứ khói cay ấy vô hiệu đối với tôi, người đã quen thuộc rồi cái thứ khói ấy từ lâu rồi. Từ lúc 9 tuổi rưởi, tôi đã quen chuyện bếp núc, đánh vảy chặt kỳ, mang, mổ bụng cá, nhặt đầu tép. Tôi nấu được tất cả các món thức ăn mẹ tôi đã nấu. Tôi có thể chế biến một vài món mới lạ. Tôi đọc mục “làm bếp” trong các tạp chí phụ nữ của chị tôi. Tôi đã từng làm món “gà nấu bia” một cách khá chuyên nghiệp. Ở Cần Thơ không ai có thể tưởng tượng ra tôi đã làm bếp như thế nào trên Bảo Lộc.
  Tôi không hề có chút e ngại khi tôi hằng ngày phải làm một ký cá, loại cá ương được chở lên từ Phan rang. Nước lạnh trên Bảo Lộc đã khiến cho việc làm bếp “chua hơn”. Cá đã ngã màu ửng hồng hoặc bốc mùi rẻ hơn cá tươi. Nhũng giọt mưa nặng hạt rơi xuống mái tole nhà bếp, những cơn mưa phùn, gió lộng làm trời lạnh hơn, âm u hơn đã lắm lúc khiến tôi lo sợ hơn. Tôi lo sợ vẫn vơ trong khi đang có một nỗi lo sợ quá lớn, sự bất thành của 3 năm lên đó học.       
   Những cơn mưa ấy là một phần khá lớn trong ký ức của tôi về tuổi mộng mơ, tuổi sắp bước vào đời trong khi học trên Bảo Lộc và về những gì tôi đã nghĩ đến mẹ tôi.
                                                               Rạch Giá Mar 4, 2013
                                                                 Thành Xì- TL 71

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

BẢO LỘC- MẠ CHÁNH

(Ở Bảo Lộc nhiều người biết tiếng lò nem của bà Chánh nhưng rất ít ai biết Mạ Chánh có một tình sữ thật độc đáo.)

   Tại số 23/3 đường Gia Hội, xóm Trần Trạch, mạ Chánh đã được sinh ra và lớn lên trong phủ của bà Công chúa Đồng Phú. Là con út trong một gia đình nho giáo dòng giỏi thứ 25 của vua Thiệu Trị, đang học lớp 5, Cours Supérieur, tuổi 15, mạ Chánh không biết chi ngoài việc học lấy bằng Primaire Élémentaire.  
   Cậu học sinh con một Trương Chánh từ huyện Tam kỳ, Quảng Nam, được gia đình gửi ra Hội An trọ học. Sống gần một khu nhà thổ, nơi ăn chơi ồn ào náo nhiệt của giới mày râu, cậu học trò vốn thường nghịch phá ấy đã có rất ít tiến bộ. Dù chỉ theo nghề nem chả của ông bà, ba ruột của Chánh luôn luôn mong cậu con một ấy học giỏi. Vốn không sanh được con, cô dượng của cậu xem Chánh như con ruột. Cha ruột và cha nuôi, một thầy thuốc, cùng quyết định đưa cậu Chánh đang học lớp đệ tứ, rời Hội An ra học trường Tư Thục Thuận Hóa, cố đô Huế.
    Một hôm, một người bạn của dì của Mạ đến xin cho một cậu học trò Chánh lớn hơn Mạ 4 tuổi ở trọ học. Vốn rất ít nói nhưng học khá giỏi, Chánh nhanh chóng khiến cho ông ngoại thương yêu. Dù tuổi cao đang bệnh hoạn, ông luôn quan tâm đến người học trò xứ Quảng ấy. Mỗi khi có quà bánh, thức ăn ngon, ông đều nhắc cô con gái út chia phần cho Chánh. Biết sức khỏe yếu dần, người cha xứ Huế rất muốn cho “con ni” gần với “thằng nớ” hơn. Quá thương Chánh, ông ta luôn thầm nghĩ ra cách để giữ người học trò xứ Quảng ấy ở lại Huế luôn. Ông bảo Trương Đức Chánh dạy kèm cho cô con gái út môn toán và Pháp văn, 3 buổi tối một tuần. Được sống trong khung cảnh nên thơ của vùng có nhiều đền đài lăng tẩm núi Ngự sông Hương, Trương Chánh còn bị một sức hấp dẫn rất mạnh từ người con gái Huế mà chàng giảng dạy.
   Sau khi nghỉ tết năm Ất Dậu, 1944, Trương Chánh từ Tam Kỳ, Quảng Nam trở ra Huế với một cái chân bị băng bó. Thay vì hỏi han “ông thầy dạy kèm” vừa bị tai nạn gì, cô học trò nhỏ, Trần Thị Mãi Tiếu, cứ che miệng cười ra vẻ trêu chọc. Chàng đã cứ tưởng là,
  “Mãn mùa toóc gạo rơm khô,
   Bạn về quê bạn biết nơi mô kiếm tìm?”
Tiếu càng ít quan tâm đến cái vết thương ấy, ông thầy Chánh càng dỗi hờn. Chánh chỉ còn biết trách thầm,
“Người mô mà vô tình như rứa?”
Sự vô tình ấy như thúc giục thêm chàng trai xứ Quảng, họ Trương tiến thêm một bước. Sau gần một năm dạy kèm cho cô học trò Huế, một buổi tối, trong giờ học, thầy Chánh viết ra trên một mẩu giấy nhỏ một thông điệp vô cùng vắn tắc và độc nhất vô nhị. Lòn tay xuống dưới mặt bàn, dùng chân khều chân của cô học trò nhỏ, thầy Chánh trao một mảnh giấy nhỏ,
Tiếu có thương anh không?”
Đang rất lo lắng về 10 bài toán phải nộp vào sáng mai, nhất là đang ngồi trong bàn học gần giường bệnh của cha, không hé miệng nói đến nửa lời, người học trò Mãi Tiếu vò ngay mảnh giấy nhỏ ấy và buông nó rơi xuống sàn nhà.
Không màng đến chuyện gì chung quanh, thầy Chánh lòn tay xuống bàn cố trao cho người học trò đang ngồi thẹn thùng trước mặt một mảnh giấy nữa, với cùng một câu hỏi,
Tiếu có thương anh không?”
Lần nào cũng vậy, chữ Tiếu được chàng viết hoa và gạch dưới. Lần nào đón nhận, người thiếu nữ Huế chưa biết thế nào là thương yêu ấy cũng vò nhỏ rồi buông rơi nó xuống sàn nhà, thầm mong sao cho thời gian trôi qua thật nhanh.
  Tình về Đại Lược. 
   Duyên ngược Kim Long.
  Tới đây là chỗ rẽ của lòng.
  Gặp nhau còn biết trên sông bến nào?”
Một bên, người con gái 16 tuổi, “ốt dột”, không nói một lời nào. O Mãi Tiếu chỉ cuối rủ mái tóc dài che mặt, trong lòng vừa lo sợ vừa hờn giận. Bên phía bên kia bàn, người thanh niên họ Trương, 20 tuổi, cũng không nói một lời nào mà cứ tiếp tục viết và trao cho O Tiếu mảnh giấy khác cho đến hết buổi học. Những mẩu giấy bị vò nhỏ ấy vươn vãi khắp dưới mặt bàn.
   “Núi cao chi lắm núi ơi,
    Núi che mặt trời không thấy người thương.”
    Sau khi không được nàng phúc đáp, chàng bèn viết thư về cho cha ruột và cha nuôi. Hai người cha lập tức ra Huế để gặp ngay người anh cả của Mãi Tiếu để xin làm đám hỏi và có thể là cưới “chạy tang”. Bà mẹ của Tiếu liền phản đối, vì theo lời bà giải thích,
“O Tiếu còn nhỏ lắm, còn phải đi học. Mai này, sau khi ông quy tiên, mạ còn trông nhờ vào O, chăm sóc kề cận chứ hỉ.” 
Ba của Tiếu thì cho rằng đến lúc sắp ra đi như vầy ông chỉ muốn nhìn thấy cảnh Trương Chánh trở thành con rể. Ông mong sao được cặp tân lang tân nương dâng cho ông miếng bánh, ly rượu lễ.  
   Biết ngày một yếu dần, ông đồng ý làm một đám cưới gấp trước khi ông trút hơi thở sau cùng.
Khoảng 11 giờ đêm hôm ấy, với 3 mâm trầu rượu, 1 trên bàn thờ tổ tiên, một trên bàn thờ Phật và một mâm lễ. Xính lễ của gia đình họ Trương là một đôi bông tai và 3 tờ giấy bạc Đông Dương. Cạnh giường bệnh, người anh rễ của Mãi Tiếu viết tay tờ giấy hôn thú. Mãi Tiếu không được mặt áo cưới, không trang điểm, không có họ nhà gái chúc mừng, cho quà và không có lạy xuất gia. Khi cặp nam nữ ấy đang đứng sánh đôi thắp hương bàn thờ tổ tiên, tiếng pháo nổ trước sân khiến nhiều người hàng xóm chạy đến xem. Ông được đở dậy để nhìn thấy quang cảnh đám cưới của cô gái út. Để ông hưởng chút ít lễ cưới, người con rễ đút cho ông một tí bánh. Ông vui lòng nhấm nháp trên đầu môi. Một số người dự lễ lại có ý kiến để ông nhấm chút rượu. Ông mỉm cười nhìn đôi tân lang tân nương rồi nhấm nháp một chút rượu được người rễ lớn dâng đến miệng. Cốc rượu lễ vừa được lấy ra, Ông cũng vừa ngả đầu nhẹ về phía phải, nhắm mắt ra đi trong tiếng khóc rống lên của mọi người.
    Sau cái đám cưới chạy tang ấy, cô dâu Tiếu thi đậu bằng Primaire và chú rễ Chánh thi đậu Diplôme và được bà mẹ vợ làm một cặp vịt vừa để cúng người chồng quá cố vừa để khao chàng rễ hiền, hiếu học.
    Suốt đời Mạ chỉ có ba Chánh và cuộc tình của Mạ thật đáng đọc.
                                                           Rạch Giá 21- 05- 2013
                                                               Thành Xì- TL 71

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013

CẦN THƠ- MỐI TÌNH CỦA TÀI BỘT

   Trong khi về Cần Thơ để có một thời gian tốt nhất cho việc luyện, ôn thi, Tài Bột có một mối tình éo le, lãng mạng mà ít ai có thể nghĩ ra.
   Sau khi an vị tại nhà tôi được 2 ngày, Tài Bột nhờ tôi chở hắn đến nhà của người cháu bà con của mẹ hắn. Theo con hẻm dọc theo kinh Tham Tướng, vào đến khúc quẹo bị che khuất um tùm vì những chòm tre, khóm trúc, chúng tôi hỏi ra nhà của ông Út Tốn. Bị bệnh gan vàng da gần 10 năm nay, tuổi đời lớn hơn chút ít, nhưng ông Tốn trông già hơn chúng tôi rất nhiều. Theo vai vế, ông Tốn gọi Tài Bột bằng anh. Mừng vì có khách đến nhà, ông hoạt bát hẳn lên. Gọi con gái pha trà, ông cố gắng kéo ghế mời chúng tôi ngồi. Vừa rót nước trà mời khách, vừa hỏi chuyện chúng tôi. Ông Tốn rung giọng hỏi tôi.
“Nhà anh Thành có xa đây lắm không?”
“Tôi ở đường Lê Lai. Đi xe gắn máy đến đây khoảng 10 phút thôi.”
“Tôi sẽ viết thư xin Bác Mộc, mẹ của anh Tài để anh ấy về đây trú tại nhà tôi. Chúng ôi mang ơn của Bác Mộc nhiều. Nay chắc Bác cho chúng tôi một dịp để đền đáp.”
   Thằng bạn học hiền lành như ông bụt, trắng như bột sau đó dọn đến nhà anh Tốn.
Hai cô con gái của anh Tốn nhỏ nhắn, gọi Tài Bột bằng Cậu. Mất mẹ từ lúc lên 12, Phương Mai nào phải vừa chăm lo cho em, Phương Thảo, vừa phải quán xuyến công việc nhà và chạy chữa cho bố. Làm lò rượu nhiều năm, nhắm nháp quá nhiều loại rượu, uống quá nhiều với khách hàng, bố của Phương Mai bị đau gan và mất sức làm việc. Cô gái nhỏ nhắn ấy trở thành người lao động chính. Dù có hai người thợ phụ việc, Phương Mai vẩn phải đầu tắt mặt tối 30 ngày một tháng. Cái chuồng lợn sau vườn cũng do một tay Mai tạo dựng. Cô em gái nhỏ Phương Thảo chỉ có việc đi học và rửa bát đĩa khi có thì giờ.
    Vốn vất vả, mồ côi mẹ từ bé, Phương Mai không hề hé răng than thở một điều gì. Thức dậy trước 4 giờ sáng là điều mà cô trưởng nữ ấy đã quen thuộc từ lâu nay. Có một ông khách quý, Mai dậy sớm hơn một tí. Vừa đánh thức cậu Tài xong, Mai mang đến cái thau nhôm nước mưa và cái khăn sạch để cậu rửa mặt. Cái bàn chải của Cậu Tài đã được Mai cẩn thận quẹt kem lên từ lúc nào. Trong khi cậu Tài còn đang dở dang chuyện vệ sinh buổi sáng, Mai cũng đang chuẩn bị pha cà phê và ấm trà ngon cho cậu. Cái mát lạnh tĩnh mịch của sáng sớm trong khu vực này và sự phục vụ chu đáo của cô cháu gái đã khiến cho ông bạn của tôi học rất “vô” trong 2 tuần đầu. 
   Phương Mai nhỏ hơn Tài Bột một tuổi. Thuở thơ ấu của nàng đã không đẹp đẻ lắm vì bố mẹ nghèo, họ là hai nhân công cho mẹ của Tài. Sau khi bố nghiện rượu nặng, mẹ nàng buồn lo đến nỗi mắc bệnh. Họ dời về Cần Thơ khi Mai vừa lên 5. Họ lập một lò rượu để có rượu ngon cho ông Tốn uống và để giử chân ông tại nhà. Lúc lên 7 Phương Mai đã biết cho lợn ăn, rắc men rượu lên sàn cơm vừa đủ ấm, đo độ cồn…
Thương mẹ vất vả, Mai nghỉ học năm học hết lớp đệ tứ. Sau khi mất mẹ, nàng gánh vác hết những việc trong nhà. Chăm sóc cha bệnh, lo cho em học, nuôi một đàn heo chuồng, trông coi một lò rượu nhỏ là việc của nàng. Không có chút vui thú gì của tuổi dậy thì, nàng lớn lên theo cách của một thanh niên mạnh mẽ, nhiều cá tánh, cương quyết. Trông bề ngoài, nàng rắn rỏi bao nhiêu, thì trong lòng, nàng mềm mại bấy nhiêu. Tài Bột là người thanh niên đầu tiên nàng để tâm đến. Những gì Mai thiếu thốn là những gì Tài Bột có thừa. Điều Phương Mai khâm phục Tài cũng là điều nhiều người thiếu nữ khác đồng tình, con nhà khá giả lên Bảo Lộc học 3 năm và về Cần Thơ 3 tháng để ôn thi vào đại học. 
     Tài Bột bổng nhận ra rằng Phương Mai không phải chăm sóc cậu theo cái cách một ân nhân của gia đình, một vị khách quý mà là một sĩ tử, một người thanh niên nàng đang âm thầm yêu thương. Sau cà phê, trà và món điểm tâm hàng sáng, buổi trưa nào Tài cũng được một mâm thức ăn ngon, rau tươi, và khăn lạnh. Buổi cơm chiều nào Tài cũng được thêm một món đặc sản của Cần Thơ cậu chưa hề biết qua. Chiều tối Tài Bột được trái cây, chè lạnh và thức ăn khuya.  Chưa bao giờ Tài Bột được chăm sóc như thế. Chưa bao giờ Tài Bột được quan tâm đến như thế.
    Cậu nhớ lại những tháng năm trên Bảo Lộc. Trước hết, cậu phải chịu đựng nhóm bạn cùng phòng ồn ào không bao giờ để tâm đến sách vỡ. Dọn đến ở chung với một anh chàng khác người hút thuốc lá liên tục, la cà suốt với chúng bạn sau giờ học. Ở chung phòng với tôi, hắn yên tâm hơn nhưng rất đổi cô đơn vì chúng tôi có một cách biệt lớn. Hắn chọn thi khối A còn tôi chọn khối B. Hắn rụt rè khi quyết định việc gì đó còn tôi thì cương quyết làm cho bằng được điều tôi muốn làm. Hắn học từ sau buổi cơm chiều đến 1 giờ sáng lúc mà tôi thức dậy để “mài”. Chủ nhật hắn đi lễ sáng rồi về phòng trong khi tôi rời phòng trọ vào trường để học suốt ngày. Hắn không có chi trong đầu để ray rức, lo toan trong khi tôi có đầy trong tim trong óc những chuyện không thể nói ra được.
     Nó đến nhà tôi để tâm sự với tôi sau một buổi lễ chiều ,
“Mai chăm sóc tao như một người yêu chứ không phải một người cậu.”
     Tôi tra gạn nó,
“Làm sao mi biết?”
“Cái ánh mắt, cử chỉ và gương mặt ửng hồng khi tao hỏi hoặc cảm ơn. Mai còn có vẻ chải chuốt hơn trước nữa cơ.”
 “Thế mi thấy thế nào.”
Hắn nhìn vào mắt tôi,
“Thành Xì ơi. Tao ngại quá! Bận lòng quá tao học “không vô.” Thật đấy! .”
Tôi chặt lưỡi,
“Bà bác có biết chuyện này không?”
“Làm sao mẹ tớ hay biết gì! Nhưng ông Tốn có vẻ đoán ra được chuyện này.”
“Thế thì gay đấy. Hay là cậu quay về đây với tớ nhé.”
Tuần sau cũng vào chiều Chủ nhật, Tài Bột quay lại nhà tôi bằng chiếc Honda Dam với hai bàn tay không.
“Ơ hay? Sao thế?”
Tài Bột gải tai bức tóc,
“Mai khóc quá chừng khi nghe tao muốn dọn đi. Cô ta… cô ta đã nói yêu tao.”
“Thế cơ à? Rồi cậu nói làm thế nào?”
Xoay xoay cái đôi dép sandal nó đang mang, hai bàn tay nó đan xen vào nhau, Tài Bột thật sự khó nói.
“Tớ nín thin.”
“Nhưng có ai nghe thấy gì không?”
“Hôm qua, lúc sáng sớm tinh mơ, ai đâu mà người ta biết chứ?”
Hai đứa tôi yên lặng một đỗi. Tôi chợt thở ra,
“Cậu cứ bảo với Mai là chờ cậu thi xong đi cậu sẽ trả lời, nhé.”   
   Được tôi cố vấn, Tài Bột, người cùng ở chung phòng với tôi một năm học, ra về với vẻ an tâm hơn lúc hắn đến.
                                                               (Còn tiếp)

THÔNG CHẢO

                                          

   Dù học khác lớp, A3, nhưng chơi bóng rổ với nhau hằng ngày, thỉnh thoảng đi học về cùng đường, ở cùng một khu vực, Bùi Chí Thông, Thông Chảo, có những điều trong thời “mài đủng quần” ở ghế nhà trường mà tôi mục kích, ghi nhớ và muốn viết ra đây để góp phần vào cái đẹp cái đặc biệt của những chàng nam sinh, những người có những cái đầu chải brillantine láng bóng, quần áo lượt là, mặt mày trắng trẻo, nhưng lại có kẻ trông như lao công, phu mỏ.
   Cao to hơn hẳn trong nhóm, lưng căng phồng phẳng rộng, ở trần, dang nắng nhiều buổi trưa trước giờ học, nó đen như cái chảo. Có khiếu tếu lâm, thích cười đùa nghịch, Thông Chảo là một thằng bạn đáng mến và có sức lôi cuốn nhất đến cái tuổi ấy trong bao nhiêu “cầu thủ bóng rổ nhí” chúng tôi. Trong lúc giải lao, chúng tôi cuối người thấp xuống để uống nước máy từ cái robinet thấp ngang tầm đầu gối. Nó làm nhiều đứa tôi ôm bụng cười ho sặc sụa, chảy nước mắt sống. Mỗi khi có “độ” ăn nước đá đậu ở xe đẩy của chú Xồi, nó chọc phá chú như thể một thằng cháu vui tính lâu ngày về thăm ông chú ruột. Nó xin thêm tí nước đường, nó múc thêm vài hột đậu hoặc chan thêm một chút nước cốt dừa. Nó dành bào nước đá vào ly của thằng này, thêm nước xi rô màu vào ly của thằng khác. Khi uống nước giải khát, nó dùng hai ngón tay kẹp cái vòi của ấm trà giống y như cái cách tụi con trai đi “tháo nước ra ngoài.” Sau khi đi xem đội bóng Thọ Nhơn tập luyện vài lần, nó bắt chước cách lên rỗ của “A Chảy” nó cũng nháy được đánh mông nhẹ nhàng của “A Húi”. Nó làm cho chúng tôi vừa buồn cười vừa khâm phục. Nó là người không thể thay thế được.
   Rỏ ràng Thông Chảo có tài, có năng khiếu tếu lâm bẩm sinh. Chàng ta biết làm mắt lé, lận cặp môi dầy ra ngoài, rung lắc hai vú, mông và cái bụng mở đủ kiểu. Nó có khi nghĩ ra, kể cho chúng tôi nghe các món ăn lạ lẫm,
“Tao hiện khoái món:“Môi Mỹ đen xào hẹ.”
“Hôm qua tao vừa ăn món:“Móng tay chiên giòn.”
Hoặc có khi nó mô tả cách xút bóng,
“Một tay kéo áo xuống, tay kia xoáy bóng.”
“Móc bóng từ sau lưng rồi lăn tròn tới một vòng.”
Có lần nó lén đưa đôi giày đang bốc mùi nồng nặc vào mũi thằng Tòng đang nằm lim dim ngũ trưa.
   Nó tập được cách nói của thầy này, nó nhớ thuộc lòng cách nói của một cô khác. Nó chỉ cho chúng tôi xem cái tính cách độc đáo của thầy Phi, cái điều lạ lùng của thầy Lực, của cô Hồng... Nó đã khiến Mẫn Lùn đã phải nhảy vào cuộc. Hai anh chàng đã khiến những buổi tập chơi bóng rỗ của chúng tôi thật đáng nhớ. Mỗi khi ngồi lại bên nhau để nghỉ ngơi sau một ván đấu 20 điểm, hắn nghĩ ra đủ cách, đủ câu chuyện để chọc cho chúng tôi cười. Chưa bao giờ nó bị ai đó cự cải hay hờn mát gì nó sau khi bị nó chọc ghẹo. Chưa bao giờ nó giận hờn ai hay có vẻ buồn bả ưu sầu như thể nó chẳng có gì để buồn.
   Có lần nó chọc tôi, người vừa từ bỏ theo nhóm “chạy xe Honda”, còm cỏi nhất, chơi dở nhất trong nhóm,
“Mầy sau này có lấy vợ, chọn cô nào mập cở như tao để tối ngũ không phải đắp mền, để khi đi đau bệnh có người ẳm bồng .”
Nó chọc thằng Mẫn Lùn,
“Sau này nếu mày có bồ cao ráo. Muốn hôn nó, mày cứ nhảy lên ôm cổ nó.”
   Mỗi khi có lớp học buổi chiều tối, khi có những chiếc dài trắng thướt tha vào sân trường, nó càng chơi hay càng tếu phá như nó vừa có thêm một phép thuật gì vậy.
Không ai trong chúng tôi có bạn gái. Không ai trong chúng tôi để ý đến nàng nào. Không có ai thích kể về một nữ sinh nào như thể mọi đứa tôi chỉ yêu “quả bóng rổ.” Giống như đa số chúng tôi, Thông Chảo không chừa hai môn bóng đá và bóng chuyền. Nó sút mạnh phạt khá mạnh và “phá banh” cũng khá hay. Nó đở quả phát bóng rất cao của thằng Phúc Lùn mà không cần phải chuẩn bị gì.
   Mỗi khi có bóng ở đường biên cuối sân bóng, dùng thân mập, nặng ký nhất trong nhóm, nó hít văng chúng tôi ra ngoài sân. Có khi chúng tôi phải tự nhảy ra khỏi sân bóng để không phải dính vào cái lưng đang nhầy nhụa mồ hôi dầu của nó. Ai cũng ngại hoặc lười ôm quả bóng về nhà, hắn thì không. Thông Chảo đã không những vui vẻ vân vê quả bóng mà khoát cái áo sơ mi trắng trên một vai, để lộ gần hết cái thân trần trụi từ trường về. Môi dầy, cười híp mắt, tiếng cười dòn tan, Thông Chảo thật đáng nhớ, thật xứng với cái nick name đó.
    Nhóm muốn đi lên Bảo Lộc của chúng tôi phải vào NLS Cần Thơ đầu niên học 1968- 69. Về sân trường cũ, chúng tôi đánh với nhóm P.T G. đang tập trong sân hằng chiều. Đội Bụi Gia Trang tụi tôi như có thêm một nguồn lực mới, một kỹ thuật mới, một tốc độ mới nhất là sau khi chúng tôi đã tập chung với nhóm lính Mỹ ở sân trước nhà thờ Tin Lành, lộ 20. Có một cái gì khác hơn trước đây, một phe áo trắng, một phe áo nâu. Chúng tôi mặc đồng phục có số áo. Bên phe kia cũng có bộ áo mới. Thằng Định Vịt Xiêm hay Liêm Hút được cử làm trọng tài cho thêm phần nghiêm túc.
   Thông Chảo vẫn còn là một sứ giả hòa bình giửa hai nhóm. Lý Thái Lâm thật ít nói nhưng chơi hay hơn nhiều. Những thằng khác trong Bụi Gia Trang cũng theo bước của “Anh hai Lâm” chuyền nhanh, di chuyển liên tục, sút xa chuẩn xác. Đội “Bụi Gia Trang” của chúng tôi chơi hay hơn. Chúng tôi đã nhích lên một nấc. Nhóm đi Bảo Lộc như thể đang chuẩn bị lên đường.
    Hay tin tôi sắp đi học, Thông Chảo đã đến nhà tôi vài buổi chiều để tâm tình, tra gạn, tranh luận, phân tích một cách nghiêm túc như một nhà giáo dục học, một kẻ trưởng thành rất có trách nhiệm về việc đi học xa nhà, không giúp được gia đình, một mái nhà có cơ nguy bị hư hỏng. Nhà đông anh chị em có công việc làm ổn định, và là em út, Thông Chảo khó lòng nghĩ đến chuyện như tôi sắp làm dù nó cũng rất thích được học hỏi nhiều hơn, khám phá nhiều điều mới mẻ hơn và được thay đổi nhiều hơn như chúng tôi.
    Mỗi dịp hè về, tết đến, hắn đều đến nhà thăm tôi. Đường Lê Lai khi đó được tráng nhựa, chỉ mất 5 phút để gặp tôi, Thông Chảo thường ghé đến chơi với tôi hơn trước đây. Và những anh chàng khác, Thiên Tài, Bảo Toàn, Đức Ngân, Hét Quắn, Khuê Bầu, cũng theo chân hắn. Thông Chảo phỏng vấn tôi,
“Mầy thấy việc đi học xa nhà có lợi nhiều hay ít?”
“Mầy đã học được gì từ trường NLS Bảo Lộc?”
“Tụi mày có chơi bóng rổ trên đó không? Trời lạnh chơi đả hơn phải không?
Giờ đã mặc áo nâu của NLS Cần Thơ rồi, giờ không còn rất tinh nghịch như hồi còn bé, hắn tò mò hỏi tôi,
“Mầy có yêu ai trên đó chưa?”
“Có nàng nào để mắt đến mầy chưa?
“Con gái trên Bảo Lộc dễ thương không?”
“Mầy có làm cho gia đình buồn lòng về điều gì không?”
   Thông Chảo làm tôi thấy ý nghĩa của việc đi học xa nhà hơn ai hết. Chính nó làm tôi thấy hảnh diện vì tôi đã đem về Cần Thơ, về mái nhà xưa, về trường cũ, khá nhiều điều mới mẻ tốt đẹp.
                                                    (Còn tiếp) 

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

THE LOVE FOR MY MOM

                                

When I was young, my mun was my world. She was supposed to live for her children, to be with us, to be our spirit. But the conventional moral was broken down in my mind. She became a normal woman since I once  was so disappointed that I annouced "My mum is dead"- not as a slip of my tongue but as a matter of fact, mental thought. Actually, she has died since I discovered she considered me as a pawn in her scheme of revenge on my irresponsible father.
    It is good to have a normal family, isn't it? I wish I had been born in a simply good family. It doesn't matter to me how good I become, how well I would learn and work but how happy I feel. When a family breaks down, there comes a time when each family member's heart is broken, so was mine. I was badly influenced by our parents' divorce. Later, graduately, it ruined my young brother's life and my ideal love for my mother.
     No one would compare what he did for his mother's love with what I did. No boy in the world could do the things I did to serve, to protect, to raise the love of our mothers. Our lives are about our desires to love and to be loved differently, aren't they. My childhood was completely taken away from me. There were no birthdays, no Chirstmas, no normal pleasure of childhood. I was told my dad became irresponsible since I was very small. Instead of taking care of me, his first son, he played cards, drank, went out and had a second wife. He did what he should not have . My mum was so upset that once, she was about to commit a suicide by swallowing a poison with me when I was about 10 months old. As time went by, it was reasonable for my Mom to ask for a separation and he did. Actually his supervisor forced him to do so. He was transfered to work in a town of Quy Nhon where he got such a fortune while struggling for his second family's new life.
   Natuarally enough, my mum sought a job right after being left and she succeeded in working as a cleaner for an American military base, so did my sister at the age of 17. My brother and I were left home wondering what was happening around us. We both lived in a home but grew up with an unparalleled intentions. He did what people expected a member of a broken family to do. He dropped school at the age of 10, going out with friends, staying out over night, drinking, smoking, fighting, robbing and commiting crimes. I did the total different, staying at home, cooking, taking care of the home and my studying and as parents have wished, becoming a good boy. Noone in my neighborhood could ever believe I could pass the entrance exam for the state secondary high school while other boys having their fathers’ support failed.
   As a left- father boy did, I didn't read much especially about family care, happiness, but I wrote an essay in Vietnamese literature class at grade 7 so well that my teacher praised evaluating my ability of writing as he said it would be a good story with some help of a writer. What made me do that? What the hell did I write about? The topic was: “What is the most memorable event in your life?”. Well, I did challenge myself to write down such a difficult thing: My broken down family. How and why? The willing of warming, complaining people about the plainest realism on Earth, divorce or separation made me write rather well. My typical utterance was high piched and highly rhetorical and consisted of a wild out burst of naked emotion and simplicity.
    When thinking of staying away from 3 of my classmates having motorbikes and often playing hooky, I wanted to be good and the love for my Mom helped me do it. Going to Agricultural high school was another proof to prove my progress of being independent. We tried to farm to earn and save money for our trip. While doing farming, we had poor lunch. Since no one in our families realized what we were doing, we all felt lonely as the run away did. We decided not to stay home at night. We rode to school sleeping in the beds of students’tables, reading with an oil-lamp, eating bread for lunch, having very poor dinner. But we all felt happy living as the dust children. That was why we were named “Bui Gia Trang”. I always thought of my Mom as I was doing such a strange thing hoping one day she would call me back or asking me why I could do what I had been doing. Then I could tell her what I needed.
   No one could ever think of the reason of my smoking and when I first smoked at the age of 11. But after 4 years, I did the opposite thing that the youth couldn’t. I stopped smoking as soon as I left home for Bao Loc School. Besides, I just asked her to offer me the least amout of money for my rent and board. During 3 years there, I was given exactly what I actually needed meaning I had no cents all the time there. Knowing that we were so hungry, one of our classmates asked us to pick up fruits and sweet potatoes in his uncle’s garden. After we stuffed into bags all we needed and ready to be back, he shouted out loud: “Let’s run”. We learned that stealing was what the others there did for food. We kept doing it as our unique way to have supper and breakfast. When I was home on summer vacation, I refused to my mom’s home-made breakfast. To her surprise, I calmly told her that I used to have nothing for that.
    During grade 11th, I had a chance to live with 2 brothers of a dismissed classmate whose parents supported us the cost of rice so the money was just for food. I did the cooking so well so I had enough food that whole school year. I didn’t tell her that I was offered help to keep her from being offensive which I had never wanted to happen.
    What I did in the last year of high school was so special that it would be considered a way to show my loyalty to my Mom, the love for her. As Tai Bot and I shared a small inside-room of a house, we had to be quiet. As I realized he was an unchangable guy, I managed to be on my own way of learning, and at a special time. What he did was normal- studying from 8 P.M to mid-night. What I did was quite opposite- studying from 1 to 6 AM and I kept doing it continously in my last school year. How could I do that?
The second thing I did was that I kept letters from my girl friend in Can Tho unread since their arrival at 10 AM till my break time 3 AM the next day. My life was manifestly determined by my passion for my mother, love and it emphasized the supreme importance of this natural impulse. I made or tried to make my love for her absolutely perfect. There was nothing false or unmoral I had done. My treatment and behavior were evidence of a through natural humanity in it. I was great souled in my way and attained a certain primitive nobility because of my huge strength of character I loved as fiercely as I hated, and my passions were so humanly powerful that I became admirable in some ways.
    As a matter of fact, I passed the college entrance exam. Things went unsmoothly. It was a hard time to study especially for those in the first year of college. The first room I rent was large enough but too noisy and dirty tobe in. Then I found the second one which it cost me nearly half of the money I was given- 5,000d out of 12,000d. After 2 weeks, a classmate asked me to share it. It was about time we had to study some natural scientific subjects at Phu Tho University. I had a chance to cut down the number of meals by having dinner at my sister’s or my grand ma’s having bananas and bread for lunch 2 days a week. As I had to travel 20 km to Phu Tho Polytechnique University from Thu Duc, I left the room at 3:30 AM. Even though I felt pitiful of myself, deeply I considered that part of endurance I should try to prove my love for her. 
    One day, I happened to be told her coming the following day. I prepared to meet her. I borrowed a good bicycle and after class I rode as fast as could to see her. It was a 20-kilometer trip and it took me over 2 hours. At my grand ma’s, we met, sadly she asked me a few questions and as noone could imagine she let me go back by showing me less willing to keep me there. On the way back, I cried more than I had ever done. How could she treat me that way? I started to doubt if she had truly loved me. I recalled an unforgetable event, my leaving home May, 1975. All seemed to me she paid less attention to me to how I lived my life, who I was what I thought how I felt than anyone could do. What she did was to send me a certain amount of money monthly. I had assumed to ask her as least care as possible so I never tended to tell her what I did how much I suffered.
   My very existence is grounded upon the impulse to love and to be loved. If we are disppointed in a certain desire, time and circumstances eventually combine to make us forget, and then our attention focuses on something new. We are changeable but my love for my Mom remained the same for a long time. I made my love an absolute thing. We are based on instinct, the fundamental urges or an external system of values.
   Did my Mom have a deep natural love for me? Was she led to reject it or did she hide it? I always want to know the truth. Each of women is attracted by something non- essential, and the attraction represents a perversion of true love, doesn’t it? Each finally chooses a man who is really worth her affection, doesn’t she. After my Dad left, there came a man. If he had not interfered with my Mom’s emotional world, then what gap would have been between us? The human mind is so  well-constructed that we understand something best if we can visualize. She had not seen what I did for her so she didn’t love me as I had wished she would.
    Life itself has  a lot of understandable things, doesn’t it. I would feel easier if it was true of our relation ship. I would believe in anything that could make me understand this.
                                              Rach Gia Apr 16- 2007
                                                                               Luong Ngoc Thanh
       

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

LETTERS SENT TO MY SON

                                     
    It’s unbelievable that someone at the age of 2 and half- like my son- could get 16 letters compared with the 2 my Mom sent me when I was at NLS Bao Loc. I sent them to him with only one purpose: to encourage him to be a good boy as well as to show how much I would care for him.
    As I got a sponsor-ship of a 6-month holiday in Sydney Australia, I also got a great chance to get to know how a father could influence his young son from such a long distance. I wondered myself how influenced my schoolmates were when they got their parents’ letters. When I left home for Australia- Oct, 1992, he was just a little boy and he could not speak at all. A month passed smoothly in there with me but with him and his Mom at home as I could imagine. The farther the young son is from his Dad, the harder for his Mom to educate him. To reply my wife’s first letter, I spent a short time writing but for the second one it took me much longer time to do so. And as time went by, one day, she wrote:
“Like many others, our son doesn’t care to eat. I have to lie to him that you will come back sooner if he eats well. On the contrary, if he doesn’t eat enough, you will never return home. To my surprise, he has been eating so well and has gained some weight. What a good lie it is!”
     I found that it would be reasonable to spend more time writing him personally. I kept doing it as once she wrote me that worked so efficiently. Anytime I replied my wife’s letter, I carefully wrote him a separate one stating what I wanted him to do. I often reminded him of the time I was at school far from home, of the letters I got from my Mom, of what she asked me and how I put myself near her. As a small boy wishing his father to be back as soon as possible, he tried to eat as much as he could and he made all of us very pleased. Though my brother in Australia had made an unbelievable change, he had not made my Mom as happy as what any  son did.
  After about a month, my son could say something on the phone. Tears quickly fell on my face as fears silently rose inside me. He could speak. He could understand better and he would be different. He would be able to help change the family. He would also become the point of us of our attempts to make ourselves happier than we had ever been.
    In December, my wife wrote me a letter telling something that shocked me. She informed that in the recent C level test, Dr. Hung and Miss Loan passed. I suddenly compared myself with who made it at home, how much English I got there and how much they had been doing at home. I emotionally thought of my son’s growth and others’. Whose would be better? Dr. Hung’s son must be proud to tell his classmates the good news and his whole school considered it his father’s gift for him even though he had never thought of. What I could get for my son may not be as much as what someone else could but certainly more meaningful. By naming him Luong Nhat Anh, I mean his first position English language study. By working hard, I wanted to get some money. By studying English, I tried to improve it and by writing him, I had to warn him a few things which would be something like studying better and living a better life.
My very first letter I wrote to him was about how important it would be for him to eat.
   First of all, I wrote:
“Eating is just the first step for everyone to take. Everyone should go on. Every young boy should play, go to bed and eat more each day as time goes by. Last year, you ate pasted potato, drank milk. Now you eat rice and drink water.”
Secondly, I often added:
“Be obedient as you have no ideas what is wrong or right around you in this wide world. Can you realize what is true and what is false on the T.V? Take your Mom’s advice. Do what you are told to do. Don’t do anything that they warn you not to. Say ‘good night’ to you grand Ma and your Mom before going to bed. Say “thank you” when you get help or gifts. Say “Sorry” when you make mistakes. We’ll let you free till you grow up and we’ll tell you why you have to do so.”
Thirdly, I especially impressed him by telling him that his cousin - Dong, 9, was using his first computer and wanting to become a computer programmer. So I created a question for him: What do you want to be? What do you want to have for your life? Dong is enjoying playing games, reading because he hopes to create something similar. What are you enjoying doing so what do you hope to create later in your life? I am here enjoying hearing you are growing well and becoming a good boy.”
Fourthly, I had one thing to worry about and I let him know in a sentence:
“When I was your age, I had no ideas what I would do to make my life better. Now as things have changed, I am working hard here to help make ends meet. I am studying early here to teach better at home for 4 of us. As you are growing up, you’d better keep in mind what to do and how to do it.”
Finally, of course, I told him anytime I wrote that I loved him and would go back to be with him. What I got was his waiting for me for hours before my arrival time at Tan Son Nhat air-port and his acceptance to sleep alone. Could any Viet Namese fathers do the same? Could any VietNamese boys do that to show his love to his Dad?
Was my writing worth it? I think it was.