Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

ÔI MỘT MỐI TÌNH- 3

Nếu tin vào số phần, tôi có thể đổ lỗi cho trời đất nhưng chính nàng với sự đồng thuận tôi đã tạo ra cái đêm sinh nhật thứ 25 ấy mà không phải người thanh niên nào cũng có thể có được.
Tình cờ tôi có một lệnh triệu tập đi dự một khóa học 1 tuần về “Kiểm định cột bơm xăng dầu” tại Long An do Công Ty Xăng Dầu Khu Vực II tổ chức nhưng không phải tình cờ mà tôi đã ghé vào thăm nàng tối hôm ấy, 17- 8 1980. Gặp mặt nàng tại nhà, ngồi ăn tối chung với nàng và người chị Hai, tôi đã thật sự tự nhiên khi kể lể, nghe ngóng và trả lời mọi câu hỏi của hai chị em nàng. Tôi ghé thăm nàng vừa như một người bạn học cũ và cũng vừa  như một người tình cũ. Tôi mới vừa về làm tại Cty Vật Tư Tổng hợp Rạch Giá. Nàng dạy tại ngôi trường xưa- NLS Long An. Tôi mong có ngày lập gia đình để phụng dưỡng mẹ tôi. Nàng đã có sẵn mọi thứ tôi thèm muốn- một gia đình hạnh phúc. Tôi đã không nhắc gì đến vị hôn thê Như Ngọc của tôi và nàng cũng thản nhiên không quan tâm gì đến cái người mà nàng đã từng cho rằng: “cướp mất tôi từ tay nàng.” .
Gần về khuya, ra trước sân  nhà, hai đứa tôi ngồi sát bên nhau và không bao lâu sau chúng tôi quyện lấy nhau như hai người tình nhân trẻ. Môi nàng tìm môi tôi và nàng như muốn ngất đi vì hạnh phúc- cái hạnh phúc được yêu thương, được thấu hiểu. Nàng đã chứng minh lời tuyên bố của nàng,
”Em bao giờ cũng mong anh trở về với em như bến đò cũ chờ con thuyền xưa vậy.” 
Nàng hiện hạnh phúc vì có tôi bên cạnh, ít ra là trong một tuần tôi được tập huấn tại đây. Nàng đã từng mong có được giây phút này. Trong thời gian chờ nhận nhiệm sở cuối tháng 8 năm trước, 1979, nàng đã theo một bạn học – Nhàn, 71-74 Mục Súc, NLS Bảo Lộc- lên tận Pleiku. Trên chuyến về ghé lại trường, nàng vô tình để quyển sổ tay nhỏ trong đó nàng chỉ viết về tôi. Vừa về đến  nhà, bên hông chợ Thủ Thừa, vừa nhận ra đã để quyên nó, nàng lập tức quay về trường vì nàng cần đọc và viết hàng ngày về tôi, cho tôi- cái anh chàng NLS Bảo Lộc lắm tài nhiều tật này. Thật ra tôi chỉ có vài tài mọn và tôi không hề có một tật xấu nào. Có ai giải thích được tình yêu chưa nhỉ? Có ai đó nói cho tôi biết tại vì sao nàng hiện yêu tôi cũng như tại vì sao tôi đã yêu B.V và tại vì sao tôi hiện đang ở Rạch Giá có một vị hôn thê- người luôn luôn muốn tìm đường ra đi chứ không phải tìm cách về Rạch Giá để lập một tổ ấm với tôi?
    Sáng hôm sau, đưa tôi lên xe bus về Long An nàng căn dặn tôi đủ điều và một điều đặc biệt nhất là,
“Chiều thứ ba, sau buổi học, anh về với em nhé. Anh đi xe lôi máy. Từ Long An đến nhà mất chừng nửa tiếng thôi nhé. Em rất mong anh về đấy.”   
Tôi, người thanh niên 25 tuổi, có những thứ thông thường ai cũng có. Tôi đã làm những điều thông thường mà mọi người trước đó đã làm và tôi sắp làm điều mà đa số đàn ông làm, về gặp người yêu cũ theo lời yêu cầu của nàng.
Đến nhà nàng khi khu phố ấy vừa lên đèn, tôi như một tài tử vừa đóng xong một đoạn phim, áo thun màu vàng sáng tay dài thật ôm, quần ống loa khá rộng màu nâu. Nàng cười thật rạng rỡ, và nàng thật hảnh diện khi sánh bước bên tôi đi dọc theo con đường nhỏ dắt ra quốc lộ. Chọn một quán khá thích hợp với nhạc Trịnh Công Sơn buồn, nàng cũng móc ra gói thuốc mời tôi như ngày nào và nàng cũng uống thức uống mà tôi gọi- cà phê đen. Nhoẻn miệng thật tươi với tôi, nàng nói,
“Chúc mừng sinh nhật anh!”    
Tôi hơi bất ngờ và chỉ còn biết nắm chặt tay nàng, lí nhí nói cảm ơn. Nàng thật ra đã từng khiến tôi bất ngờ vài lần. Nàng đã tự động ghé thăm mẹ tôi ở Cần Thơ. Nàng đã nhái giống y cách tôi viết. Nàng đã đeo số áo giống tôi và nàng cố làm đội trưởng đội bóng chuyền nữ của trường vì tôi là đội trưởng đội bóng đá nam và nhất là nàng đã hai lần bảo tôi về nhà nàng để- theo lời nàng nói-,
“Em sẽ cho anh hết.”
Tiếng hát Khánh Ly, âm nhạc của Trịnh Công Sơn không có gì tương đồng với tâm trạng của tôi nhưng tôi thêm một lần nửa lại thấy buồn. Hôm nay tôi tròn 25 tuổi. Nàng đải tôi chầu cà phê này như là tiệc sinh nhật. Hôm nay chỉ có tôi và nàng biết được cái thi vị của buổi tối mà thôi.
    Ngồi cạnh nhau trước hàng ba cho đến khi các đứa em của nàng đã đi ngủ hết, nàng bảo tôi,
“Anh chờ em một lát  nhe.”
Trên cái đi văng trong phòng khách đã được tắt đèn, một cái mùng mới tinh vừa được nàng mắc xong. Tôi rạo rực như một người chồng mới bước lên cái giường trong đêm động phòng. Tôi cố tình tập trung. Tôi cố gắng giử bình tỉnh. Vài phút trôi qua thật chậm chạm. Không gian sau nửa đêm thật sự yên tỉnh nhưng lòng tôi thật sự sốn sang, rối tung lên. Một trận cuồng phong sắp diễn ra tại đây. Tôi thật sự không biết phải làm gì khác hơn là chờ đợi điều gì sẽ đến với tôi. Tiếng động thật nhẹ từ tấm rèm ở cửa buồng làm tôi biết ngay rằng nàng đang bước ra. Vừa vén mùng lên, vừa lọt nửa người vào, nàng bị tôi kéo ngay lên người tôi cái cách một thủ môn ôm ghì trái bóng. Tôi dán dính nàng vào người tôi bằng hai đôi tay dẻo dai khéo léo của chàng thủ môn có hai bàn tay bạch tuộc. Tôi khóa miệng nàng bằng hai môi tôi. Tôi với nàng xác nhập thành một. Dòng máu NLS Bảo Lộc của tôi như được chuyền sang người phụ nữ NLS Long An ấy.
    Đêm hôm ấy, nàng và tôi, cùng 25 tuổi, như một cặp vợ chồng trẻ tuổi 20 động phòng. Và chúng tôi đã làm đúng điều trong cái câu cổ ngữ quen thuộc, “Đêm….. ngày….”. Nàng đã cùng tôi biến cái đêm tối mịt ấy thành một ngày sáng lạng, để nàng có thể có những ngày tháng khác tốt đẹp hơn với tôi thay vì phải đi tìm một chổ để ra đi, để tìm một người đàn ông khác.

ÔI MỘT MỐI TÌNH -2

Gặp mặt nhau hằng ngày, chơi thể thao hằng ngày trong cùng một sân, nghe nói về nhau hằng ngày và việc nghĩ về nhau hằng ngày thì thật là rất khó đối với nàng để quên tôi nhưng với tôi, bóng đá, bà mẹ nuôi và Như Ngọc đã giúp tôi quên đi cái mối tình nóng bỏng nhưng khá chóng vánh ấy.
     Gần một năm sau khi tôi nói lời chia tay, trong một buổi thực tập, nàng lên tiếng xin trò chuyện với tôi. Như đã chuẩn bị trước rồi, nàng hỏi tôi ngay trong nước mắt,
“Có phải anh chia tay em vì một người khác phải không?”
Tôi, như một bị cáo không có luật sư biện hộ, đã đáp trả rất rỏ ràng,
“Sau khi anh chia tay em, anh đã gặp một bà mẹ nuôi. Sau một thời gian sống trong gia đình ấy, anh yêu Như Ngọc, cô con gái út trong nhà.”
Nước mắt nàng tuôn nhanh như nước thác Đam Ri trong mùa mưa lũ,
“Anh đã đính hôn vói cô ta rồi phải không?”
“Đúng rồi. Má nuôi anh đã tổ chức một tiệc nhỏ.” 
Nàng bổng ù chạy nhanh ra sân trường để mặc tôi tần ngần ngồi lại trên ghế đá trước khoa Nông nghiệp. Thêm một nữa tôi đã làm cho nàng khóc. Thêm một người phụ nữ nữa bị đau khổ vì tình yêu. Nhưng tôi đâu có tội tình gì!?
     Ngày tháng, năm học, xuân hè, đông đến và cuối cùng đến giai đoạn chúng chuẩn bị ra trường. Tôi, với bàn tay chụp bóng hàng ngày, đánh đàn hàng đêm trên Bảo Lộc, phụ trang trí báo tường hàng kỳ, nay trở thành tay kẻ vẽ bìa các tiểu luận cho cả khóa tôi- tháng 8 năm 1979. Viết đẹp, trang hoàng cân đối duyên dáng là việc không khó nhưng không phải ai cũng làm được. Gần một tháng, tôi đã có rất nhiều lần được ân cần, căn dặn, yêu cầu,
“Tới phiên tao nhe. Mai đi ăn sáng với tao nhe. Đến trưa, chiều theo tao ra quán. Thuốc và hộp quẹt đây nè. Cần gì cho tao hay liền nghe, Thành Xì. Có ba cuốn tiểu luận với một tấm phông thôi mà…”
 Nhưng trong số đó, có một lời xin rất đặc biệt của Trung- người có bạn gái sống cùng phòng với nàng,
“Ê, nàng đang rất mong mày giúp đở đó. OK nhen?
Tôi nín thin phần vì để tâm vào nòi viết, phần khác vì thật khó mà trả lời. Trung hỏi tôi đến lần thứ ba mới thấy tôi yên lặng gật đầu. Theo cái hẹn tôi đến phòng nàng tối hôm ấy khi những người khác đã đi ra ngoài cả rồi. Nàng cười thật tươi khi mở cửa phòng đón tôi vào.
“Cần kẻ gì mang ra đây đi!”
Tôi nói trổng với nàng như thể tôi phải một việc bắt buộc vậy.
Nàng như kẻ đang hấp hối trên giường gặp ông thầy lang đến thăm.
“Dạ chỉ có mấy cái bìa và anh kẻ giùm em cái biểu đồ phát triển….”
Tôi lầm lì mở giỏ đồ nghề ra, lọ mực tàu, hai ba viết nét rong, thước và giấy thấm mực khi mà nàng rung rung đặt lên bàn cái gạt tàn nhỏ và một gói thuốc “Sài Sòn Giải Phóng”- thứ thuốc mắc tiền khi ấy. Tôi thao tác như một tay chuyên nghiệp. Sau hơn một giờ tôi xong việc, một giờ nàng nín lặng theo dỏi từng nét chữ tôi thoăn thoắt lướt đi trên giấy.
“Anh đi ra xa lộ ăn chè với em nghe. Em cũng muốn nói chuyện với anh nữa, nhe anh.”
Nàng khẩn khoản nghe rất tội nghiệp. Tôi gật gù khi châm một điếu thuốc mới. Mặc cái áo mới quá khổ của anh thằng Lộc cho tôi, mang giày cao gót do anh Long Kh’mer tặng tôi và với tóc hơi dài như cái thời ở Bảo Lộc, tôi trông giống như dân chơi hơn là sinh viên sắp tốt nghiệp. Trên đường, thỉnh thoảng tay nàng chạm tay tôi, nàng thấy gần tôi hơn bao giờ hết,
“Anh đang có chuyện buồn phải không anh?”
Tôi cười mũi,
“Có lúc nào mà không buồn.”
Hai chén chè thơm ngon làm tôi thấy dễ chịu hơn bất cứ lần nào trước đó.
Tôi không biết phải làm sao để kết thúc buổi tối hôm ấy khi mà nàng hỏi tôi tản bộ với nàng vào khu chung cư trước mặt. Ngỏ tối đen, ít người qua lại khiến tôi nghe được hơi thở của nàng.
“Em vừa đọc xong quyển “Kẻ chịu chơi- Alezit Zorba.”. Em thật sự mới hiểu hơn về anh.”
Không để cho nàng một giây để phản ứng, tôi ôm ghì nàng vào lòng và đặt lên một nàng một nụ hôn nóng nhất, lâu nhất mà nàng chưa hề nhận được trước đây.
“Đó là điều anh cần. Anh luôn muốn được mọi người hiểu anh. Anh có lúc mắc lỗi. Nhưng anh đã chưa làm gì trật với em, phải không?”
Nàng ngả đầu vào vai tôi, hai tay ghì tôi chặt như không muốn tôi rời xa nàng một lần nữa,
“Mình đi qua bên phía sau trường đi anh.”
Hai đứa tôi đi thật nhanh về mặt sau của trường khi mà trong lòng không ai còn ngần ngại gì nữa cả. Vừa bước vào vùng bóng tối của những rặn cây um tùm sau vòng rào trường, tôi siết chặt nàng vào người tôi và tôi dán hai môi tôi lên hai môi đang mấp máy rung rẩy của nàng. Thời gian như ngừng lại. Hai trái tim chúng tôi thì không. Hai cơ thể như muốn quyện thành một. Nàng đang rên rỉ. Nàng cần tôi một cách rất nhân bản. Tôi cũng cần có nàng rất tự nhiên nhất là khi mà năm vừa qua tôi không về với gia đình nuôi nữa và tháng tư vừa rồi tôi đánh điện tín chúc chuyến đi “bán chính thức” của vị hôn thê của tôi được may mắn.   
Tôi kéo nàng theo tôi xâu vào trong khu vườn rẩy trong bóng tối như mực. Tôi muốn nàng quên hết mọi thứ. Tôi muốn cho nàng những cảm nhận thật riêng của tôi, nửa phần rất hạ ngã, nửa phần kia rất thanh khiết. Tôi kéo mặt nàng lên ngực tôi sau khi tôi vội mở các khuy áo. Tôi muốn nàng phà hơi ấm lên đó, đặt đôi môi lên đó. Tôi muốn nàng nhểu những giọt nước mắt vui sướng xúc động ấp áp lên đó. Tôi muốn nàng khóc như mưa cái ngày cách đây 2 năm tôi chia tay nàng. Tôi mở các khuy áo, cái hai vạt áo trùm lấy phần trên của người nàng khi chúng tôi nghe một tiếng hỏi lanh lảnh,
“Ai đó. Ai làm gì trong rẩy của tôi giờ này vậy?”
Tôi thật lẹ làng trả lời,
“Xin lỗi nghe. Chúng tôi là sinh viên, đang đứng chơi ở đây.”  

ÔI MỘT MỐI TÌNH

Trong thuở cắp sách đến trường, học trò có rất nhiều điều khó quên hoặc khiến người khác khó quên. Ở đại học, tôi đã có một mối tình. Tôi đã nói yêu và chia tay rất nhanh nhưng đến nay, sau 37 năm, có những chuyện tôi thấy rất khó nói ra với nàng, dân Nông Lâm Súc Long An, hiện giờ ở Cali với người chồng Mỹ.
       Sau giải phóng, chúng tôi, nửa năm học của Đại Học Giáo Dục- Viện ĐH Bách Khoa Thủ Đức, được gọi học lại. Khoá chúng tôi được chia làm 3 lớp- A,B,C. Có những môn học, 3 lớp chúng tôi học chung trên giảng đường. Một hôm, trong một tâm trạng rất “Nông Lâm Súc Bảo Lộc”- lãng mạn, phá phách và một chút nịnh đầm, gần giờ ra chơi, tôi bổng nhảy xuống thảm cỏ, tìm vài cây cỏ dại- có hoa- tặng để tặng nàng. Thật ga-lăng, tôi nhìn thẳng vào mặt nàng, mỉm cười,
“Quà cho em đây.”
Tôi ý thức điều tôi làm và tôi biết việc gì có thể xảy đến. Đối với nàng, đó là một món quà ấn tượng và ý nghiã còn đối vơí các nữ sinh viên khác có thể đó một điều xàm xỡ, bậy bạ. Tôi có thể- hơi tếu một chút- hỏi thẳng họ câu này:
“Trong khi cô đơn, chúng ta cần gì nào: một sự cảm thông, hay một triệu đoá hoa hồng? một lời an ủi hay hay một ngàn “si-te” củi?”
Tôi đang cô đơn. Tôi muốn có một người để tâm tình, bày tỏ. Hai đứa tôi có những điểm chung: dân NLS, học xa nhà, và có hai trái tim. Thay vì thờ ơ với tôi, nàng mời tôi đi chơi cuối tuần ấy. Tôi mừng vì ít ra tôi cũng vừa có được dịp nói ra điều gì khiến cho tôi thành một kẻ hơi ngông nghênh, hơi ngạo mạng. Mua cho tôi một gói thuốc và mang sẳn theo một cái hộp quẹt, nàng khiến tôi có cảm tình. Hai đứa đi theo một đường mòn quanh hàng rào trường rồi theo lối nhỏ đó chúng tôi đi đến tận xa lộ Đại Hàn. Không có hàng quán, không có một chổ để ngồi nghĩ chân, nàng và tôi sánh vai nhau đi, đi mãi.
     Nàng kể cho tôi nghe rằng trước kia trong lúc các học trò Nông Lâm Súc về Bình Dương thi vào Cao Đẳng tháng 8 năm 1974, nàng đã chọn và đưa tôi vào tim nàng. Vậy không phải có duyên nợ gì sao mà tôi lại tặng nàng cái bó hoa độc đáo ấy. Vậy không phải vô cớ mà nàng lại rủ tôi đi chơi chiều tối ngày hôm ấy tháng 10 năm 1975. Chúng tôi kể và hỏi chuyện nhau một cách chân tình thẳng thắn. Tôi nói ra những gì tôi muốn nói. Người nam sinh trường Nông Lâm Súc Bảo Lộc khờ khạo, lành tính, ít nói ngày nào bổng trở thành một thanh niên lịch lãm, phong trần, vừa thanh thoát, vừa lưu loát. Nàng xuất thân từ một gia đình gia giáo. Ba nàng vốn là giáo viên, hiện nghĩ hưu. Nàng có cả thảy 5 chị em gái và một em trai. Không có ai là lính nguỵ. Tôi xuất thân từ một gia đình nhà binh. Ba tôi cũng nghĩ hưu. Tôi có hai chị em gái và một em trai- lính nguỵ và một anh trai- đại uý nguỵ. Điều khác nhau giửa hai đứa tôi là rất rỏ. Nàng không có điều gì để than phiền về gia đình còn tôi thì ngược lại. Nàng rất có thể sẽ học suông sẻ cho đến ngày ra trường. Tôi rất có thể bỏ dở giửa chừng hay bị loại vì chuyện lý lịch. Nhưng như có một nam châm hút nhau, hai đứa tôi kề vai, hai chân có khi chạm vào nhau đều bước cho tới lúc tôi nhìn thấy một bải cỏ rộng trên một đồi thoai thoải, nhìn xuống hàng cây tràm và xa lộ Đại Hàn, ĐH Nông Nghiệp 4.
     Tôi kéo nàng ngồi xuống bải cỏ để nghỉ chân và để tôi có dịp bình tỉnh hơn. Tôi đã gìn giử được tình cảm đẹp đẻ của tôi với Bích Vân hơn hai năm ở Bảo Lộc. Giờ đây gần hai giờ trôi qua, tôi như muốn bùng nổ. Tôi như thành một người khác. Cái bộ mặt thật của tôi lộ ra, nhám nhúa, xấu xa hay trần tục gì đấy lộ ra. Cái bức bách của những điều khó khăn, đè nén, cái thiếu thốn căn bản, thèm muốn rất nhân tính và cái sự bất ổn lo sợ của tôi cần có chổ tuôn trào ra. Thở hổn hển khi nói lên sự cảm thông của nàng, gương mặt nàng lộ ra lời kêu gọi,
“Hảy yêu nhau đi như rừng thay lá. Hảy yêu nhau đi…..”
Kéo mạnh vai nàng vào lòng tôi, tôi nói tôi yêu nàng và ngay sau đó nàng cũng nói nàng yêu tôi. Chúng tôi hôn nhau thật nóng bỏng thật hết lòng. Hơi nóng từ cơ thể của nàng làm người tôi nóng hẳn lên như một lò sưởi đang cháy rực lửa và không có gì có thể ngăn chúng tôi lại được nữa. Trời tối dần, dịu mát trong lúc chúng tôi sáng lên, bỏng cháy. Đêm ấy trên trời có một trăng lưởi liềm. Đêm ấy trong người tôi có một lưởi hái. Tôi đã cắt bỏ những ngại ngần, nhút nhát, những lo sợ, hoang mang. Với một tình yêu mãnh liệt, chúng ta có thể thay đổi tất cả. Với một người yêu quý và hiểu ta, ta có thể thay đổi cả một cuộc đời. Tôi đã tin như thế.
     Hàng cuối tuần chúng tôi đi dạo quanh trường. Thường thì nàng chủ động rủ tôi.  Nặng nề trong tâm trí, hoang mang trong lòng, tôi rảo bước bên nàng mà thấy rời rạc, xa cách. Sức hút của cái nam châm mới đây không còn nữa. Hơi thở rất riêng, rất nữ tính của nàng vẫn thế, vẫn còn đấy. Nàng chắc nghe những tiếng thở dài của tôi còn tôi thì nghe rất rỏ những mẩu chuyện nàng kể. Hai chúng tôi dần xa nhau. Trong tâm khảm tôi, tôi muốn có nàng bên cạnh nhưng để nghe tôi tâm sự. Tôi muốn đi thật xa. Tôi muốn trốn tránh cái thực trạng nơi mà ai nấy đều hoan hỉ chờ ngày học xong và một ngày sáng sủa hơn trong khi tôi nhìn thấy cái viển cảnh bị đuổi học, bị chìm vào cái hố xâu sụp đổ của gia đình tôi. Tôi muốn lặng thinh muốn ứa nước mắt, tủi cho cái thân của tôi. Tôi muốn nàng im lặng nghe tôi, tiếng tôi thở dài ngán ngẫm. Thể nào tôi cũng kể cho nàng nghe những chuyện rất riêng tư về gia đình tôi. Ai trong trường cũng biết rằng tôi đã lao vào cuộc chơi bóng đá như một kẻ cuồng si, chứ không phải một sinh viên thông thường có sức khoẻ, có năng khiếu, tài năng. Họ chắc biết tôi đã ôm đàn chơi hằng đêm để làm gì? Tôi rất muốn tự nàng nhận ra cái nguyên cớ riêng ấy của tôi. Nàng dường như không có gì riêng ẩn khuất trong khi tôi rỏ ràng có hàng chục điều không biết nói cùng ai. Tôi nhớ một câu mà Thầy Vũ Thuỷ thường nhắc,
“Yêu nhau không phải là nhìn nhau mà là cả hai cùng nhìn về một hướng.”
Khi chúng tôi đến cái khu rất rậm rạp sau trường, trời tối đen như mực. Nàng bổng hỏi tôi trong tiếng thở mạnh,
“Bộ anh chán em rồi hả?”
Thay cho câu trả lời, tôi ghì thật mạnh nàng vào lòng. Tôi hôn môi nàng và nàng đón nhận như một cặp tình nhân xa vắng nhau hằng mười năm. Nàng như nhập vào người tôi, mềm mại, yếu đuối. Tôi muốn kêu lên,
“Em có biết anh đang nghĩ gì không? Em biết anh đang khổ tâm thế nào không?”
Nụ hôn có khi chỉ để biểu lộ cảm xúc lý tính có khi chỉ để che dấu một cảm xúc khác. Tôi thèm một tình thương, một sự thông hiểu rất thật của những người thân của tôi. Tôi thèm vào rừng làm thợ cưa. Tôi muốn mình có một mái gia đình nhỏ thế thôi. Nhưng tôi không thể nói với nàng những điều đó. Cái hạ ngã trong tôi kéo tôi xuống thấp. Tôi kéo nàng xuống bất chấp trên nền đất hay cát. Tôi quyện lấy nàng như một con trăn quấn chặt cái thứ nó đang cần, như một người . Tôi chỉ còn nghe tiếng rên xiết của nàng mà thôi. Bóng tối bao trùm chúng tôi.
     Ba tháng sau, nỗi ray rức, mặc cảm tội lỗi, sự lo sợ hay chán chường đã khiến tôi phải gọi nàng ra để nói sự thật. Tại khán đài nhỏ sân bóng đá của trường, lúc trưa nắng nóng, tôi đã nói rất rỏ với nàng,
“Anh đã từng thật sự yêu em nhưng đến nay anh không thấy còn yêu em nữa. Giửa hai chúng ta có nhiều khác biệt. Em cố gắng quên anh đi.”
Trời nắng bên ngoài sân nhưng nàng khóc như mưa trước mặt tôi. Tình yêu có khi là thế đấy.

PHƯỚC MỌI 2

    Lần thứ hai tôi đến Hà Tiên chơi với Phước Mọi giúp tôi hiểu nó hai lần nhiều hơn, thắm thía tình đời hai lần nhiều hơn và tôi còn học thêm hai bài học mới.
    Mỗi lần Phước Mọi về Việt Nam là mỗi lần hắn tổ chức tảo mộ cha mẹ ông bà. Ai nấy có thể rủ vài người thân đi thăm phần mộ của người họ yêu quý nhất. Tôi rất nhiều lần đi tảo mộ mẹ, hoặc ba tôi một mình. Tôi mang cho mẹ một bó hoa cúc nhỏ và một ít trái cây, cho ba tôi một lon bia và đứng trầm tư buồn bả trước mộ. Phước Mọi là con trai út. Cả gia đình 4 trai, 6 gái, hai người đã mất, nhiều con cháu, dâu rể, và tôi- người khách duy nhất, người lên Hà Tiên chỉ vì muốn thăm Phước- tề tựu bên phần mộ.
   Có thể xem như hôm ấy là ngày giỗ chung ông bà cha mẹ. Mấy người chị của Phước Mọi bỏ ra một ngày nấu nướng chuẩn bị đồ cúng. Hai lều dựng được dựng sẳn mặc dù phần vòng mộ có bóng cây và trời mát. Một xe lam, được thuê bao trước, chở những thứ mà tôi phải ngạc nhiên trầm trồ, vừa đầy đủ cho 60 thực khách, vừa chu đáo vừa ngon miệng. Chị Tư thật xứng đáng là tổng chỉ huy của “buổi giỗ ngoài trời” trong khung viên phần mộ sạch đẹp lộng gió hôm ấy và tôi nghe đâu nhiều lần trước đó nữa. Ngoài các thứ chính thức, chị Tư còn “trang bị” đủ rượu bia nước đá cho khỏang 20 người thực khách nam. Trong lúc anh Sáu, lần thứ hai về Việt Nam, có vẻ là khách mời giống tôi. Tôi mang đến một ít trái cây, cây đàn guitar- như lời đã hứa với Phước Mọi và cái tấm lòng của tôi. Ông anh việt kiều- thứ 6, cùng về với Phước Mọi- thứ 9, hình như cầm về một chai rượu và…Anh Hai, từng là hiệu trưởng NLS Thiện Lập trên B’lao, quyền huynh thế phụ. Người ở lại Hà Tiên, chất phát hiền lành, anh Bảy cũng có cụng ly với tôi nhưng thường mỉm cười,
   “Sáng mai còn phải dậy sớm phụ bán với mấy đứa nhỏ.”
Tôi chọn Ánh Tuyết con gái út của anh Bảy làm con nuôi để dạy cháu Anh Văn và tôi cứ bảo chị Tư nhận tôi là thằng em “thứ 9 rưỡi.” Không biết có ai thấu hiển rằng tôi thèm muốn niềm vui rất thông thường ấy như thế nào không nữa? Tối hôm ấy, hơi ngà ngà say, tôi đã thật hả hê vì đã hát được bài Lòng mẹ.
   Phước Mọi và tôi vui buồn lẩn lộn. Tôi hiểu cái ngỗn ngang trong lòng hắn vì so với tôi hắn có nhiều thứ đáng qúy nhưng hắn cũng ẩn ức vì sự thiếu thốn những thứ không đáng có. Hắn có nhiều anh chị em và con cháu hôm ấy cùng hắn thăm cha mẹ ông bà. Cậu út Phước Mọi vui cười uống bia, đàn hát, quay phim, chọc phá các đứa cháu gái, thúc giục mấy đứa cháu rể cụng ly với tôi. Tôi, trưởng nam và ba tôi con trai độc nhất, thì không. Mỗi năm 25 tháng chạp giáp tết, mỗi mình tôi với các người bà con bên ngoại tảo mộ mẹ tôi. Nhìn mộ 2 bia họ Lâm của ba nó cạnh nhau tôi chạnh lòng nhớ ngay đến mộ bia cũng họ Lâm của mẹ tôi nhưng bà nằm một nơi, ông, họ Lương, ở một nơi khác. Mỗi lần về quê hương V.N, hắn có một niềm vui rất lớn, vui xum họp đông đủ gia đình. Cũng tha phương như hắn, mỗi lần về quê ở S.G, tôi không thể nào có được niềm vui tương tự.
    Ở chơi với anh chị em mấy ngày, hắn có một chuyến ngao du ngắn và dĩ nhiên điểm đến mà hắn rất mong đến là Bảo Lộc. Phước Mọi gọi tôi trước và hẹn sẽ gặp tôi vào sáng ngày 27- 8. Tiếc thay tôi không thể cùng hắn hưởng được cái lạc thú của việc về chốn cũ, gặp vài người bạn học thời xa xưa hơn 30 năm trước. Hắn thích thú tâm tình, han hỏi bên bàn café Tâm Châu, ăn sáng trưa với vài bạn học cũ, trong đó có cô em góa bụa của tôi. Hắn có dịp trổ tải chơi bida với họ, người ghi điểm, kẻ chấp “nửa đường cơ”. Hắn cùng bạn bè xưa đi thăm ngôi trường cũ. Hắn chọn cơm chiều tại quán Kim Nga, đối diện cổng trường NLS do chị em của Long Kh’mer đảm đương. Phước Mọi được chị Tư kể cho nghe chuyện gia đình như một bà chị lâu ngày gặp em út. Sau buổi cơm chiều, Phước Mọi đi thăm mộ Long Kh’mer, đã được vợ con di dời về nằm cạnh ba má năm.
“Chắc Long Kh’mer ở dưới suối vàng vui lắm đó Phước ơi!”
      Tối đến cũng bao nhiêu lần hội ngộ, Phước Mọi hát karaoke tại nhà một người bạn và hòa mình trong cái không khí rất bằng hữu, rất ư là Việt Nam. Âu việc vắng mặt của tôi có khi làm tăng lên cái mức được thụ hưởng, đải ngộ, đón tiếp của Phước Mọi tăng lên gấp đôi lên. Để kể cho tôi nghe, trong lúc mail cho tôi, hắn đã viết mở đề,
   “Về Việt Nam lần này vui quá.”
    Vừa đọc xong, tôi tự thấy vui trong lòng. Đời có khi thật đơn giản. Hạnh phúc nhiều lúc rất giản dị. Cớ sao nhiều người thật lao đao, vất vả mưu cầu được hạnh phúc. Hai chữ “vui quá” của Phước Mọi có lẻ cũng là cái “vui quá” của tôi. Niềm hạnh phúc đơn giản ấy đâu phải ai cũng mong ước nhưng đâu phải ai ao ước cũng đều có thể có được đâu! Phải không Phước Mọi?

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

TÔI DẠY ANH VĂN

Từ Nông Lâm Súc Bảo Lộc, ban Thủy Lâm, tốt nghiệp ĐH ngành giảng dạy Nông Nghiệp, ít có ai lại trở thành thầy giáo tiếng Anh như tôi và cũng ít có giáo viên tiếng Anh nào có những suy nghĩ, cách làm như tôi.
      May mắn thay, tôi được mời đi dạy sau khi tôi mới có bằng A bởi vì tôi được xem như là một ứng cử viên sáng giá nhất lúc ấy ở trung tâm tôi đang theo học. Không có ai có thể tượng được tôi đã trước chỉ tập nghe được khoản một tháng với cái máy casstte cũ kỹ của vợ Khuê Bầu trong lúc qua làm việc cho nó bên Cần Thơ. Vì trước đó chưa hề được đào tạo, tôi đã chọn cho riêng tôi một cách khi tôi dạy lớp đầu tiên cho người học vở lòng- khó cho phía họ và phía tôi. Khi tôi được mời dạy một nhóm bác sĩ sản khoa, tôi đã phải lại có một cách khác. Kế tiếp tôi được mời dạy lớp Thiếu nhi, loại lớp khó nhất, với nhiều năng khiếu, nhiều tố chất nhất. Tôi đã diển xuất cả như một nghệ sĩ, kịch sĩ hoặc như một ca sĩ.
    Trong khi các giáo viên cố che giấu họ trước đó đã học và hiểu như thế nào, tôi kể cho học trò tôi nghe hết mọi thứ về tôi. Họ áp dụng cái gì họ đã học trước đây trong khi tôi thực thi cái gì tôi có thể nhận ra trong khi dạy. Họ cứng nhắc, rập khuôn từng chi tiết nhỏ theo sách giáo khoa. Tôi linh động, sáng tạo và thay đổi phương pháp liên tục để củng cố nghề dạy của tôi. Tôi tự dặn lòng rất nhiều điều. Tôi tự xét, tôi tự vạch ra mục tiêu để tăng tiến và tôi cũng đau khỗ nhận ra rằng họ học Anh Văn như cái cách của người nông dân ra đồng, cái cách mà một số ông bạn lười biếng của tôi đã làm trên B.L. Họ nghỉ học hoặc đến sớm trể tuỳ tiện. Họ không hiểu nổi rằng việc học Anh Văn giống như việc cải tạo đất cho nhiều năm sau sử dụng. Họ không công phu như một nông dân chân chính trong khi tôi vất vả tận tuỵ như một cán bộ nông nghiệp xã, ấp. Họ đã không đọc từ vựng cái cách tôi đã tụng các tên khoa học của cây rừng hồi ở NLS. Đa số họ khác hẳn với tôi.
   Qua một số bộc lộ của học trò, tôi nhận biết rằng dù họ không giỏi tiếng Anh nhưng họ khá giỏi trong việc nhận ra ông thầy nào ăn nói hay hơn hoặc dạy hay hơn. Đặc biệt họ cho rằng đồng tiền họ trả phải được đánh đổi bằng sự phục vụ của ông thấy giáo như một người khách đi massage hoặc một người thực khách trong một quán ăn vậy. Họ quên rằng một số lớn thầy giáo có sĩ diện có cái tâm có cái kinh nghiệm học và cái trách nhiệm dạy của họ. Tôi bỏ nhiều giờ để điểm lại những học trò đã bỏ tôi bất thình lình và tôi có thể rút ra những bài học cho riêng tôi. Nhưng dẩu sao các cá biệt đó không thể đem đi so sánh được, áp dụng được.
      Tôi trình bày với học trò những kinh nghiệm tôi tự học, những khám phá của tôi về việc hiểu biết văn phạm thật nhanh và tôi đối với họ vừa như một phụ huynh nghiêm khắc, vui tính, tận tuỵ, và công bằng vừa như một đàn anh đích thực. Tôi so sánh cái khó của ngôn ngữ. Tôi chứng minh cái sai của các bài báo tiếng Việt. Tôi -theo cách ấy- có thể thành nhà ngôn ngữ học mất thôi. Tôi kể cho họ nghe những tấm gương xấu và tốt, những cách dạy và học Anh Văn ở trung học. Tôi cho họ biết tôi có cách riêng để tồn tại và tôi cũng đã và đang làm nên chuyện. Tôi nhủ lòng nhiều lần rằng:
“Tại sao họ bỏ ta? Tại sao họ không hiểu điều ta đã làm tinh giản dể hiểu nhất? Tại sao ta không giữ được đứa học trò này? Tại sao ta đã không thế này hoặc thế khác?”
Tôi cũng đã nhiều lần tự an ủi,
“Cớ gì ta phải đi xét đoán những kẻ không biết điều biết chuyện.”
Cái chuyện cần biết nhất là việc học một ngôn ngữ đòi hỏi rất nhiều sự nổ lực cá nhân chứ không phải của do công lao của ông thầy dạy hoặc những cuốn sách, giáo trình cái thứ mà một nhóm người nào đó dựa trên một số kinh nghiệm nào đó xây dựng nên cho một nhóm học trò nhất định.   
   Sau khi đứng dạy những lớp mới và rất khó- Nhà Thờ, Chùa, Công Ty Xi Măng Hà Tiên, Đại Học Ngoại Thương & Ngân Hàng, Cao Đẳng Nghề Việt Mỹ, Bệnh Viện Bình Dân, mấy cán bộ trong ủy ban tỉnh, một nhóm Bác Sĩ Đại Học Y Dược hay một ông cha Phó quản hạt, tôi cảm thấy tự tin hơn rất nhiều. Sau khi phiên dịch cho bệnh viện vài lần, tôi dạn dĩ hẳn lên. Sau tiếp xúc với các giáo viên có vẻ hơn mình, các giáo viên ngoại quốc hoặc Việt kiều, tôi cảm thấy yên tâm, vững vàng hơn. Khi làm bài tập hoặc nghe viết đọc, tôi cảm thấy mình nhỏ bé hơn. Khi cùng nhóm học trò thiếu nhi hát các khúc hát ngắn do tôi viết lời, tôi thấy mình trẻ lại. Và khi tôi viết ra những gì tôi đã trải qua những điều tôi chiêm nghiệm được, tôi cảm thấy thảnh thơi nhẹ nhõm. Khi tôi xin việc tại Công Ty Bảo Hiểm Manulife ở Cần Thơ hoặc Prudential Finance ở Sài Gòn, tôi tự tin trả lời rằng,
“Từ một học sinh Nông Lâm Súc tôi thành thầy giáo, và từ một giáo viên xoàng, nay tôi có thể dạy đủ loại lớp và lên Sài Gòn dạy 7 trường trên Sài Gòn. Điều đó có thể chứng minh rằng tôi có thể làm được mọi chuyện tôi chọn hoặc muốn làm.”
Các thầy cô giáo ở Bảo Lộc ít nhiều gì cũng đã giúp tôi, đã tạo bên trong tôi cái chất sư phạm, cái lịch duyệt, cái bản lãnh cần có khi tôi đứng trước. Thầy Minh Híp, Thầy Hy Lèo, Thầy Bùi Tho, Thầy Vũ Thủy- triết học- và thầy Hùng Đô La đã khiến tôi nhớ họ mãi. Cô Nguyệt- Việt Văn, Cô Thành- Anh Văn- đã làm tôi thích học. Tôi hiểu và thông cảm khi thầy Lai Minh đỏ mặt, khi thầy Minh Híp nỗi cáu. Tôi thầm phục Thầy Tân, lịch sự, hết lòng, tha thiết khi giải thích câu văn này, ý nghĩa nọ. Tôi hiể tại sao thầy Niệm thường nhắc về trường Bảo Lộc. Mọi thầy cô giáo tôi đã học qua đều ghi nhận sự rỏ nét chuyên cần hết lòng của tôi. Các ông thầy đã phỏng vấn tôi trong những lần tôi thi ở Đ.H Từ Xa, đều thích cái cách tôi trò chuyện với họ, các câu tôi phúc đáp, thậm chí chất vấn họ nữa, thí dụ:
“Theo thầy, làm thế nào để dạy giỏi nhất?” hoặc,
“Sau bao nhiêu năm dạy học, điều gì khiến thấy, cô, theo đuổi nghề nghiệp đến ngày hôm nay?”
    Ít có ai trong số những giáo viên đang hành nghề đã từng học rất xa nhà, thất nghiệp, làm cầu thủ đá banh, thợ nấu rượu, thợ chụp hình dạo, thợ vẽ bảng hiệu và làm công nhân như tôi đã từng làm. Ít có ai trong số họ từng thức sớm khoảng 3:30 sáng ròng rả 20 năm trời để tập luyện. Ông thầy tôi, Thầy Chu Sĩ Lương, đã lấy tôi ra như là tấm gương cho nhiều học trò của thầy. Thầy Danh- nỗi tiếng ở Rạch Giá- thường đố học trò của ông ta xem họ có biết tôi đến khi ấy có bao nhiêu cuốn băng cassette không như là cách động viên họ tập nghe. Một ông bạn học lớn tuổi hơn đã sững sờ khi nghe tôi trả lời cái số lượng băng ấy. Đài VOA Special English cũng đã viết thư, đề ngày Mar 3, 1997, để cảm ơn tôi,
“We’re much impressed that you have recorded almost 200 tapes of English language teaching programs.”.  
   Tôi có lẻ giống như các thấy cô khác thích tâm tình, nhưng bằng Anh Văn. Tôi kể hết cho học trò nghe về cuộc đời tôi. Không một chút do dự, tôi chỉ cho họ những gì tôi chiêm nghiệm sau nhiều năm, cái chất xám và cảm tính của người thầy giáo. Không ngại công khó, tôi lục tung các bài nghe rắc rối nhưng rất đời, các trích đoạn hay nhất để dạy họ.
  Một vài lần, các học trò cũ chào tôi, nhắc một vài kỹ niệm họ ghi nhớ rất rỏ về tôi- ôm đàn vào lớp hát bài này- hay dạy họ hát một khúc hát nọ, đội berret, mang cái còng bằng đồng. Nhưng nếu có bị ai phỏng vấn tôi điều gì khiến tôi dạy học được đến ngày hôm nay, tôi sẻ trả lời ngay rằng,
“Ba năm học ở Bảo Lộc, cái cách dạy của các Thầy Cô trên đó và cái nhóm máu NLS của riêng tôi đã thật sự giúp tôi đấy .”

Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

PHƯỚC MỌI

      Ai từng đá banh trong trường đều phải nể Phước Mọi, TL 73, và ai từng chơi với Long Kh’mer đều phải biết cái tay có cái tên rất “độc”, có cái tướng đi nghênh ngang và có gốc tích ở Hà Tiên này- nhưng ít ai biết cái quãng đời độc đáo của hắn.
       Tôi tình cờ là thầy dạy của thằng cháu ruột của Phước Mọi kẻ đã thắc mắc ngay hôm đầu tiên đến học khi nhìn thấy cái bảng tên trường NLS Bảo Lộc tôi treo trên tường ngay trên kệ sách. Hắn báo ngay cho chú út về cái tên ông thầy Lương Ngọc Thành, NLS Bảo Lộc.
Trên điện thoại, Phước Mọi vào đề trực khởi liền,
“Ông học ở lớp nào vậy?”
Tôi cũng lẹ miệng đáp ngay,
“Lớp của Tâm Dê- bida Mỹ Khanh- Trọng Cọp đó, biết không?”
Thế là hắn biết ngay tôi là ai. Phước Mọi và tôi đã chính thức gặp nhau tháng 10 năm 1995 tại nhà tôi sau khi hắn gọi điện hẹn giờ gặp. Mang đến chai Johny Walker, chờ tôi đi dạy về lúc 9 giờ, chúng tôi lai rai hàn huyên trò chuyện về nhiều thứ nhưng xoay quanh hai nhân vật chánh Long Kh’mer và Liên Hải Cẩu cho đến nửa đêm. Nghe kể hắn sắp mở một tiệm phở, tôi phát thảo chữ phở “tàu bay” theo ý của hắn rồi làm cho hắn một cái sign bằng mica. Cũng học Thủy Lâm như tôi, hắn hoan hỉ đóng thùng mang về Úc cái hộp đèn tôi đã làm với một dự tính làm giàu bằng nghề bán phở. Cứ khoản hai năm Phước Mọi về thăm quê hương hay về bất ngờ vì những dịp đặc biệt. Hắn là một đọc giả thường xuyên của tôi trên nlsbaoloc.com. Có vài lần tôi nghe điện thoại của Phước Mọi từ Úc. Có lần hắn gọi tôi từ Cần Thơ trong khi qua thăm Khuê Bầu- trưởng lớp. Thỉnh thoảng hai đàng gặp nhau, 2 lần tại nhà tôi, 1 lần tại nhà Đăng Thúy và mới đây- sáng sớm ngày 1- 9-2011, tôi một mình với cây guitar đeo trên vai, chạy Vespa Piaggio cũ đến Hà Tiên để đối ẩm với hắn. Để hiểu biết thêm về 2 nhân vật mà cả hai chúng tôi quan tâm, để giải bày tâm sự, và nhất là để hiểu thêm lẩn nhau, tại bải biển “Mũi Nai” lộng gió từ 10:30 giờ sáng, rồi về nhà cho đến 10:30 giờ tối, 2 đứa tôi đã uống cạn 8 chai Volka khổ nhỏ, đã tọng 5- 6 loại ốc sò và “mồi bén”- đồ hải sản tươi sống.
     Mồ côi mẹ từ năm lên 7 tuổi, Phước Mọi- em trai út- theo ông anh hai Lâm Văn Rầm về Bảo Lộc sau khi ảnh lập gia đình năm 1966. Anh hai Rầm thoạt đầu là lính tiểu khu và chị dâu- Thy Bảo- nhân viên của tòa hành chánh B’Lao. Hai năm sau, khi anh chị hai có đứa con đầu lòng, Phước Mọi- chú Út- chịu nhiều vất vả với thằng cháu đích tôn của ba nó. Sau một thời gian Anh Hai Rầm biệt phái về Tân Phát làm Hiệu Trưởng trường tiểu học Thiện Lập. Không bao lâu sau đó, trường phát triển thành trường trung học đệ nhất cấp Thiện Lập- với 2 lớp đệ thất, đệ lục có học các môn Nông Lâm Súc năm học 68- 69. Phước Mọi theo anh hai để là một trong những học sinh ở đó trước khi trở thành học trò NLS Bảo Lộc- TL 73. Như một vài huynh đệ tài hoa trong trường mình, Phước Mọi có hai cái tài- đá banh và chơi bida. Hơn tôi- kẻ học lóm, Phước Mọi là người đi học đàn guitar của thầy Phi một cách chuyên cần. Y ta từng chơi thành thục nhiều bài trong quyển Carruli. Như cái cách được đặt tên tục của mọi đồng môn khác, có lẻ màu da đen khá đặc trưng của Phước Mọi khiến y có một nick name độc nhất vô nhị ấy.
    Long Kh’mer, với tư cách là huynh trưởng hướng đạo, đã đích thân đến tận nhà trọ của Liên Hải Cẩu để thăm nàng. Căn nhà của Bác Tố đó có 4 mỹ nữ ở trọ- Thanh Thủy, Thế Thạnh, “Võ sĩ” Cúc và Liên Hải Cẩu. Đành rằng nói là để dạy cho Liên đánh semaphore và đánh morse, Long Kh’mer còn thầm muốn một điều gì nữa cơ. Nó bấn loạn thế nào mà lần đầu ra về, hắn để quên lại cây cờ và lần thứ hai hắn để quên cả đôi giày. Với bao nhiêu ưu ái, bao nhiêu điều muốn dành cho Liên Hải Cẩu như thế, nên sau khi tình cờ vừa nghe nhắc đến cái tên Phước Mọi, “đàn anh” Long Kh’mer liền nổi cơn thịnh nộ. Long Kh’mer sai Bình Bon đi tìm gặp Phước Mọi để hẹn ngày giờ “song đấu” để xem ai hơn ai. Cái dũng khí, cái tính cách của Phước Mọi được Long Kh’mer kết ngay. Họ kết tình bằng hữu sau một chầu cà phê sau một lúc chuyện trò. Phước Mọi được Long Kh’mer mời về nhà. Dỡ bức tranh đang treo trên vách nhà, Long Kh’mer tặng ngay cho Phước Mọi cái “kiệt tác” ấy của nó. Phước Mọi đã kinh ngạc và quý vô cùng cái món quà có cái tiêu đề “Ơn cha nghĩa mẹ” đó của Long Kh’mer, cái bức tranh mà tôi cũng còn nhớ và rất muốn sao chép lại cho đến ngày hôm nay. Trước ngày vượt biên, tháng 7 năm 1978, Phước Mọi ân cần dặn những anh chị ở lại gìn giữ bức tranh ấy một cách cẩn trọng. Tình bè bạn đã khiến Phước Mọi rất mong muốn rồi đã hứa đưa Long Kh’mer đi vượt biên cùng một chuyến với hắn. Quỳnh -vợ Long- rất cảm kích tấm thạnh tình đó của Phước Mọi. Tôi thường nghe Quỳnh nhắc tên vị “ân nhân bất thành” này trong những cái hè năm 76- 77 khi tôi lên tá túc nhà Má Chánh trên Bảo Lộc.  
    Bám trường, bám niềm hy vọng cho đến ngày 26 tháng 3- 1974, ngày cuối cùng để “chạy”, Phước Mọi mới chịu rời Bảo Lộc. Y theo đoàn người di tản xuống Phan Rang rồi Cam Ranh và bay đến Nha Trang trong khi có anh hai Rầm ra đó. Ngày 10 tháng 4, hắn chen nhau lên tàu Hải Quân từ Nha Trang về Sài Gòn. Hắn phải cởi bỏ sợi dây chuyền đang đeo để đổi lấy một phần lương khô và nước uống từ một tay sĩ quan. Gặp ông già đang ở Sài Gòn, Phước Mọi quên ngay bút nghiên, bóng đá và  mọi thứ khác để xuống tàu đi đánh cá với người cha già- vừa hết lòng thương vợ thương con vừa yêu nghề đi biển. Chỉ có mấy ngày sau giải phóng, Phước Mọi trở thành một ngư phủ. Một hôm, tàu đánh cá của Phước Mọi gặp một tàu vượt biên từ Mỹ Tho với 80 thuyền nhân. Xuất phát từ ngày 1 tháng 5, bị hư máy nặng, vị thuyền trưởng- một thiếu tá- cầu cứu. Y xin mua lại dầu, nước uống, gạo và cá của tàu Phước Mọi nhưng rồi y và vài tay sai hung tợn đã dùng vũ lực uy hiếp ông già lái tàu đi Thái Lan. Vừa đến Patthaya- bên bờ biển phía Đông của vịnh Thái Lan, dù được một gia đình Mỹ bảo lảnh ngay nhưng Phước Mọi từ chối ngay. Tàu bị neo tại cảng Chon Buri cho đến tháng 8- 1975- ngày mà tất cả thuyền nhân được tiếp nhận, Phước Mọi, anh thứ Bảy và ông già lái tàu trở về Việt Nam. Sau khi bị giam giử 3 tháng để hỏi cung, Phước Mọi chia tay anh Bảy và người cha đáng kính để trở lên Bảo Lộc. Đầu năm 76 Phước Mọi về NLS Bảo Lộc đi học lại.
    Trong lòng trống trải, bạn bè cũ tan tác mỗi đứa mỗi ngả, ê ẩm vì cái thực tế vừa mới trải nghiệm, cái thiện cái ác lẩn lộn, cái hiểu biết và cái ngu dốt đan xen nhau, Phước Mọi không thể vui học như trước nữa. Dẫu còn nhớ hoài cảnh dành nhau từng miếng ăn, cái tồi tàn của một vài kẻ trí thức lừa gạt nhau để có một chút nước uống hay cái cách người ta sẳn sàng giết nhau để có một chổ lên tàu, hắn đã cố học xong trung học. Hắn phải cùng với học trò bên tỉnh- trường Lê Lợi cũ- thi tú tài. Chẳng biết phải làm gì nữa, Phước Mọi trở lại quê nhà. Ở Hà Tiên, dù có nhiều tình thương yêu chăm sóc của anh chị em, không biết làm gì nữa, hắn đã ra khơi và đến Úc.
     Đúng là dân Thủy Lâm, giống như tôi, hắn có bá nghệ. Bà xã hắn quý thương chồng. Khi được giới thiệu tôi là “đàn anh”, phu nhân của Phước Mọi đã chào tôi một cách nhả nhặn lịch sự. Hắn kể với tôi rằng hắn- giống như biết bao Việt Kiều khác- đã nhiều năm vất vả với nhiều nghề khác nhau ở Melbourn. Hắn được sự giúp đở của gia đình và thương quý của hai đứa con trai- một hiện là dược sĩ. Dù mập phệ ra như một tay tài phiệt, Phước Mọi vẫn có phong thái trẻ trung, nhanh nhẹn, vẫn còn nhớ rất nhiều điều, hát những bản tình ca, chơi các khúc classic từng tập thời còn đi học. Gặp được y quả là một điều may mắn. Tôi đã “phỏng vấn” hắn, ghi ghi chép chép như một tay phóng viên. Hắn nheo mắt, gợi nhớ và kể lể. Bốc cây guitar lên, hắn hát một khúc. Đàn một đoạn, hắn tâm tình,
“Ở bển làm sao được như vầy. Bên Úc mà, như ông biết rồi đó, trống trơn như sa mạc. Thôi! Vô đi, Thành Xì!”
     Ngoài việc về tảo mộ cha mẹ, thăm viếng gia đình các anh chị, giống như bất cứ Việt Kiều nào đã từng học ở NLS Bảo Lộc, điều làm hắn phấn kích, khoái chí nhất là những gì có liên quan đến trường cũ, bạn học, những kỹ niệm và nhất là mặt đối mặt, ly cụng ly, câu hỏi câu đáp, tiếng hát tiếng đàn. Phải vậy không Phước Mọi?
                                              Thanh Luong

MÓN QUÀ BỊ TRÁO

Tôi đã từng rất nghèo khó nhưng có kẻ nào đó, đã đang làm trong Hải Quan phi trường Tân Sơn Nhất, vì nghèo khó hơn tôi, đã phải đánh tráo cuốn tự điển, giá trị 5 bảng Anh- một món quà tặng của đài BBC cho tôi sau khi họ chọn đọc truyện của tôi “Quyển tự điển cho con.”
     Vào khoảng tháng 9 năm 1985, với bằng đại học, làm giám sát công trường, tôi có một mức lương thấp kỷ lục- 50 đồng/ tháng- tương đương 25 gói thuốc lá đen hạng bét. Được vào làm một công ty bất kỳ nào đó là một thử thách, có thể tính bằng hàng chục chầu nhậu nhẹt, hàng chục lần thăm viếng với ngần ấy quà cáp. Tôi được mời gọi đi làm sau khi được chính họ - Sở Lâm Nghiệp Kiên Giang- đãi một tiệc lớn- sau khi tôi giúp họ đoạt giải vô địch tỉnh năm đó. Họ rất vui mừng khi nhận ra rằng tôi có bằng “Tú tài Lâm Nghiệp” từ trường Nông Lâm Súc Bảo Lộc và bằng Đại học chính quy. Họ đã không màng đến việc tôi trước đó bị một công ty sa thải vì một chuyện tế nhị. Họ cũng đã không ngờ rằng khi tôi nhận lời chụp cho họ hai trận đá quan trọng đó, tôi đã đang nấu rượu lậu với gia đình bên vợ.
  Tôi được nhận vào làm cho Công Ty Lâm Sản, trong một công trường xây dựng 4 xưởng cưa, vỉ kèo bằng gỗ, 15x60 mét. Tôi dành nhiều thì giờ để đọc tài liệu vì tôi mong sao tôi không mắc sai phạm chuyên môn và học được một nghề phụ, nghề xây dựng. Không có một khoảng thu nhập gì thêm, tôi cảm thấy bế tắc. Một hôm tôi phải ứng tiền để mua một món đồ cho công trình. Tôi mượn một khoản tiền ít ỏi để mua một cái radio nhỏ. Từ đấy hằng đêm tôi nghe đài BBC để mong mở mang tầm nhìn ra bên ngoài, học được ít tiếng Anh và tôi bắt được một tin vui.
     “Chúng tôi mở mục truyện ngắn từ Việt Nam, từ các ngòi viết không chuyên và được gởi từ Việt Nam. Đặc biệt chúng tôi không để tâm đến chính kiến của người viết. Tác giả có truyện được chọn đọc, sẽ được chúng tôi gởi tặng một quyển tự điển Oxford.”
BBC công bố hằng đêm khoảng suốt một tháng. Hai vợ chồng tôi vui như trẻ sắp được quà. Chúng tôi bàn thảo một kế hoạch. Là thư ký đánh máy, cô ấy lén đánh từng trang từ bài viết tay của tôi. Là người chưa từng viết bao giờ, tôi bỏ rất nhiều thì giờ cho câu chuyện “đầu tay” ấy, dựa theo chuyện đứa cháu nhà nghèo nhưng hiếu học Anh Văn. Tôi viết về việc nó không có được một cuốn tự điển như e rằng cho con của chúng tôi sau này. Suốt 2 tuần công phu, người viết, kẻ đánh máy, chúng tôi hoàn tất phần đầu của cái giấc mơ nhận được quyển tự điển- đơn sơ, tội nghiệp. Tôi thầm nghĩ sau này thằng bé sẽ rất tự hào về cái món quà độc đáo đó. Tôi do dự cho đến khi nghe chuyện đầu tiên “Cái áo len” của một tác giả ở Đà Lạt. Vét tiền dành dụm, chúng tôi cố gởi bức thư tới đài BBC, bên trong có 4 trang giấy đánh máy. Bức thư có chứa một cái tình thương thân, thương con, thương cho cái nghèo khó nhưng hy vọng “được đền bù xứng đáng”.
     Tôi không hề nghĩ đến trị giá bằng tiền- 5 bảng Anh mà tôi luôn nghĩ đến cái giá trị tinh thần, cái giá trị nhân bản, cái giá trị của luật nhân quả. Thứ bảy hàng tuần, lúc 10:30 tối, tôi hồi hộp mong đợi tin vui. Và cái gì đến đã đến. Đêm hôm 27-7-1985, tôi nghe BBC công bố danh sách các chuyện sắp được đọc. Cái tiêu đề, cái cụm từ “ Quyển tự điển cho con” nghe họ đọc vừa ngọt ngào nhưng lại như một cơn lốc mạnh. Nó như bốc tôi lên cao, xoay tôi trên không trung và ném tôi xuống một cái ao đầm tăm tối với nước tanh tưởi, đen ngòm. Tôi sung sướng như một sinh viên vừa nghe tên mình được xướng lên trong ngày tốt nghiệp. Không giống như Archimedes đã kêu lên: “eureka”- “I have found it”- trần truồng chạy trên đường phố sau khi phám phá ra định luật nâng của nước, tôi đã phải nín câm, đôi khi còn lo sợ bị công an hỏi tội. Ngày tôi sẽ nhận được quyển tự điển của đài BBC có lẽ là ngày đáng ghi nhớ suốt đời tôi và nó chắc phải là món quà ý nghĩa nhất mà một người cha có thể tạo ra cho con của ông ta. 
      Hằng đêm thứ bảy chúng tôi hồi hộp nghe đọc các truyện với một niềm vui khôn tả. Và trong cái nhà lá nhỏ, dột nát tồi tàn ấy, tôi ấp ủ một giấc mơ. Nó đơn giản như cái giấc mơ lúc học xong ở Bảo Lộc về Trảng Bom học kiểm lâm của tôi trước đó 14 năm. Tôi mơ có một nghề phụ, mơ có một căn nhà nhỏ -như cái căn tôi đang ở nhờ đây vậy. Tôi mơ sẽ có một đứa con. Tôi mơ con tôi học giỏi- như tôi đã từng mơ hồi ở Bảo Lộc. Tôi mơ làm một người cha có trách nhiệm- người cha mà tôi đã và đang không có. Tôi mơ đến ngày trao tay cho con tôi cuốn tự điển “BBC” và bảo với nó rằng,
“Nếu ba tạo ra được cuốn tự điển này, con sẽ tạo ra hàng ngàn cuốn như thế, phải không con?”
     Giống như Carpenters hát bài Mr. Postman, ngày nào tôi cũng trông chờ ông phát thư- giống như thời đi học trên Bảo Lộc. Người phát thư đã không đến vì tôi mượn địa chỉ bên gia đình vợ tôi. Một ngày cuối năm, 24 tết năm đó, thằng cháu vợ hớn hở đạp xe đến với bịch quà từ đài BBC. Tôi ôm ghì nó và lì xì cho nó một ít tiền rồi hí hửng mở quà ra. Ngoài bìa phong bì to có ghi rỏ mọi thứ tôi hằng mong đợi. Nhưng bên trong, cùng kích thước ấy là một quyển sách cũ bằng tiếng Đức. Cái món quà của BBC, cái quyển tự điển tôi hằng mong đợi ấy đã bị đánh tráo.
Kẻ nào đó trong Hải Quan Tân Sơn Nhất, vì đã quá tham, quá thiếu tiền, đã cố tình đánh tráo quyển tự điển đó khi mà Bưu Điện tỉnh chính thức công nhận là họ đã nhận từ Sài Gòn về nguyên vẹn như thế.
      Tôi đã viết thư cho BBC hai lần để thỉnh cầu một quyển khác hoặc nhận được cái phiên bản truyện ngắn đó nhưng đã không nhận được hồi âm. Tôi e ngại rằng con tôi sẽ không tin vào chuyện này. Tôi e rằng tôi sẽ có thể làm vẫn đục cái niềm tin mà nó đặt vào tôi. Đánh mất niềm tin của một người, có thể được ví như đánh mất một cánh tay. Việc làm ai thất vọng có thể được xem như việc gây một vết thương trên thân thể họ. Tôi không trách kẻ đánh tráo cái quyển tự điển ấy nhiều bằng cái việc “đánh tráo tình người”.

      “Quyển tự điển cho con.” kể về một thằng học trò nhỏ, lớp 8, mồ côi cha. Là một công nhân bình thường, mẹ của thằng bé không lo được cho nó sách hay, vở tốt chứ nói gì đến quyển tự điển. Hằng ngày cậu bé chăm lo học và được chọn vào lớp chuyên Anh Văn. Được sắp hạng nhì trong lớp chuyên Anh, vì thằng bé thua hẳn người hạng nhất vể từ vựng. Xin mẹ một quyển tự điển chưa được, thằng bé phải mượn của mấy đứa bạn học trong lớp và thức khuya để tra từ vựng trong các đọc khó. Một đêm, mẹ con đều phải thức khuya để học. Thằng bé ngủ gục trên bàn học trong lúc mẹ nó đang chăm chú đọc một bài khó hiểu dài dòng. Chợt mẹ nó nghe tiếng con mình,”Má cố tìm mua cho một quyển tự điển nghe mẹ, nghe mẹ…” Bà mẹ bật khóc và đến trước bàn thờ của người chồng quá cố để đốt một nén nhang và để tâm tình. Bất ngờ người mẹ nó nhớ lại cái đồng hồ đo điện kế- cái công cụ mà ông ta đã từng rất cần, rất yêu quý. Mẹ đem nó đi bán và đã mua được một quyển tự điển cho con. Thằng bé thật vui khi nhận món quà và nó cảm động hơn nhiều khi đọc dòng chữ mẹ nó nắn nót viết trên trang đầu tiên,” Tặng con yêu của mẹ. Không có từ nào trong quyển tự điển này có thể giải thích được tình yêu của mẹ đâu con ạ!”
  Tôi quyết định giử gìn nó cho đến ngày hôm nay. Đến nay, câu chuyện xảy ra được 27 năm. Tôi thường tự hỏi, “Có ai muốn xem quyển tự điển bị đánh tráo đó không nhỉ?!”
  Tôi cứ xem đấy như một món đồ có giá trị, thật đấy!
                                   Thành Lương

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

MỘT TỐI SINH NHẬT

Đến sinh nhật nàng, vừa là đồng nghiệp vừa là học trò của tôi, tôi rất ái ngại vì được đón tiếp quá chu đáo, vì không nhìn thấy có ai khác và nhất là lần đầu tiên tôi dự một tiệc sinh nhật.
   Phải cố gắng lắm tôi mới lấy lại được phần nào bình tỉnh khi Thúy Hằng mời tôi ngồi trên ghế sô pha rồi nàng vội lấy cho tôi một khăn lạnh và một ly chanh Rhum đã được pha trước. Tiếng nhạc từ máy thu băng magnet cũng đã được chỉnh trước. Sau khi bài nhạc khiêu vủ vừa trổi lên, Hằng tắt bớt đèn. Tôi rùng mình chóang ngợp khi Thúy Hằng tình tứ mỉm cười liếc mắt với tôi:
“Anh uống nước đi. Chính tay em pha cho anh đó.”
Đang khát nước, tôi uống hết gần nửa ly một cách tự nhiên như đang ở một mình.
“Để em rót thêm cho anh nhe.”
Thúy Hằng hớp vào một ngụm nhỏ lấy lệ và hỏi nhỏ cũng để lấy lệ.
Tôi không trả lời nàng vì tôi đang bị một chút say xẩm, lâng lâng.
“Những khách mời của cô Hằng đâu?”
Chỉ ngón tay gần chạm vào ngực tôi, nàng nheo mắt,
“Đây nè. Em anh chỉ mời có anh thôi à.”
Ngheo nguẩy trước mặt tôi, nàng nói giọng nhỏng nhẻo.
“Anh Thành nhảy với em nhe?”
“Cô Hằng đừng chọc tôi nữa mà.”
“Em nói thật mà.”
Thúy Hằng ngồi sát bên tôi, vai trần của nàng chạm vào cánh tay áo sơ mi của tôi. Cái cảm giác nóng ấm, trơn tru làm tôi nổi gai ốc. Cái mùi nước hoa gì gì đó như một loại thuốc mê bay lọt vào mũi tôi.
“Cả nhà phải lo khai trương cái shop mới rồi. Chỉ có anh và em ở nhà thôi.  Em chỉ muốn mỗi mình anh dự sinh nhật đặc biệt này của em thôi. Kìa anh! uống đi anh. Uống với em nè.”
Tôi bổng chốc thành kẻ ngu si dại dột. Tôi khờ khạo như một đứa học trò nhỏ mới học lớp của cô giáo Hằng. Tôi uống hết một ly rượu như người ta hớp một ngụm nước. Tôi không còn là tôi nữa rồi. Tôi đang đánh mất một thứ rất quan trọng, sự tự chủ.
“Anh uống thêm với em nhé.”
Như có một luồn điện chạy xuyên qua khắp cơ thể, chân tay tôi run nhè nhẹ và mặt tôi nóng bừng như thể tôi đang đứng ngoài một bửa nắng trưa hè gay gắt hoặc như đang ngồi trước một lò sưởi rực lửa. Tôi như đang biểu diển bài độc tấu rất khó, như đang hồi hộp chờ cú đá penalty quyết định vậy. 
“Anh chờ em một chút nhen.”
Ngún nguẩy bước vào phía sau cái rèm cửa, sau vài giây, Thúy Hằng mang ra một ổ bánh sinh nhật nhỏ nhưng được trang trí rất đẹp. Tôi không đếm được số đèn cầy và tay tôi rung rẩy không thể bật được một que diêm. Bàn tay nhỏ nhắn của Hằng mau mắn châm lửa 22 ngọn nến với 1 cái que diêm. Bỏ giày cao gót ra, Thúy Hằng đứng lên đóng công tắc đèn của phòng khách. Ánh sáng của các ngọn nến hồng lung linh toả một vùng sáng nhỏ trong cái phòng khách vừa vặn, tươm tất. Ánh sáng ấy dù yếu ớt cũng vừa làm sáng cho cái ý định của nàng nhưng làm tối hơn đi cái đầu non nớt của tôi.
“Anh cùng thổi nến với em nhé.”
Tôi nhận ra tay tôi bị năm ngón tay nhỏ của Thúy Hằng nắm chặt. Khi các ngọn nến vừa được thổi phụt tắt là khi nàng cũng vừa ôm tôi, hơi thở hổn hển phà lên mặt tôi,
“Anh có yêu em không? Anh?”
Trong bóng tối, tôi như chết lặng. Tôi như một bệnh nhân đang bị gây mê, đang nằm yên trên bàn mổ trong khi bác sĩ giải phẩu đứng kế bên theo dỏi. Tôi như một đứa bé bị bắt tận tay đang ăn trộm một thứ gì quý báu. Tôi như kẻ đang lạc vào trong một cánh rừng già, lạnh buốt, tĩnh mịch, như một học trò bị cô giáo hỏi một câu thật khó trả lời, như một kẻ mất trí, rồ dại.
“Em yêu anh lắm. Anh, hôn em đi!”
Bóng tối đồng loả với sự rồ dại. Bóng tối ở trong con người tôi bổng trở nên tối tăm hơn. Chất men rượu Rhum do nàng cố tình pha cho tôi nhiều hơn bình thường nhưng chất men trong người nàng hôm đó cao hơn hẳn bao giờ hết. Nàng phà hơi thở ấm áp lên mặt tôi và đôi môi nàng chạm vào rồi dính chặt môi tôi như có một thứ keo, chậm chạp nhưng rất mạnh.
Tôi chưa hề biết hôn ai và tôi cũng chưa hề đọc tiểu thuyết, cảnh hai người thanh niên tình tự. Tôi, một gã học trò khờ khạo, đang được cô giáo khôn ngoan xinh đẹp dạy phải hôn như thế nào.
   Thúy Hằng, như một chàng trai trẻ hừng hực lửa tình bỏng cháy, đang làm tôi ngây ngất. Nàng kéo lôi tôi vào phòng ngủ của nàng dưới ánh đèn ngủ màu hồng thật quyến rũ. Nàng như thể là một người chồng trẻ mới về nhà sau một vài năm xa người vợ thương yêu. Tôi mềm nhũn như một tên say rượu, mất tự chủ và tệ hại hơn không còn khả năng chống đở. Miếng nệm êm ái nhấn chìm hai đứa tôi trong đó như hai đứa trẻ nhỏ bước lọt vào một cái ao đầy bèo, một vũng bùn rất to.
  Tuổi hai mươi thật đẹp nhưng cũng thật bồng bột tội lỗi. Thúy Hằng có vẻ như chuẩn bị mọi thứ từ trước, mùi nước hoa, quạt máy và tiếng nhạc hoà tấu rất nhỏ. Việc có tôi trên cái giường này, trong vòng tay của nàng dường như cũng đã được nàng chuẩn bị lâu rồi. Tôi như đang bị thôi miên còn nàng đang rất tỉnh táo. Tôi như một ông chồng khờ khạo yếu đuối mặc cho vợ trẻ tung hoành. Tôi không còn làm chủ được bản thân.
   Tôi không còn biết tôi là ai và việc gì tới đã tới ngay đêm hôm đó.