Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG- O. Henry

      

                                                                       

              Nhiều họa sĩ đã sinh sống trong vùng Greenwich Village ở New York. Trong số họ, có hai phụ nữ trẻ tuổi tên là Sue và Johnsy. Hai nữ họa sĩ trẻ ấy đã chia nhau sống trong một căn phòng, có một khoảng không gian rộng để làm họ nơi sáng tác. Nó nằm trên tầng trên cùng của một tòa nhà 3 tầng.
                Trong tháng mười, đã có một khách lạ đến đây. Không ai đã từng thấy mặt của hắn. Hắn chỉ ghé lại thành phố một chốc lát để đi một vòng như để tìm kiếm một thứ gì đó, một ai đó, một điều bí ẩn.
                Một căn bệnh sưng phổi bùng phát và đã giết chết nhiều người trong vùng này sau khi hắn âm thầm bỏ ra đi như cái cách hắn không bao lâu trước đó đến nơi đây.
      Johnsy nằm trên giường bệnh, khó lòng nào mà động đậy được một chút nào. Nàng nhìn qua cửa sổ. Nàng có thể nhìn thấy vách nhà bằng gạch nằm kế bên tòa chung cư của nàng đang ở. Một buổi sáng, khi có một bác sĩ đến khám bệnh cho Johnsy. Vị bác sĩ đo thân nhiệt. Đoạn, ông ta đã nói chuyện với Sue trong một phòng riêng khác.
“Tôi rất tiếc để phải nói rằng cô ấy có một cơ hội sống sót… ta cứ cho là 10% đi.”
Ông ta nói với Sue, đang chú ý lắng nghe một cách lo lắng.
“Và cơ hội đó là cho nàng để sống sót. Người bạn của cô mới vừa biết rằng nàng không sắp sửa khỏe lại đâu. Thế trong đầu của cô ta có điều gì không? Cô ấy có dự tính, kế hoạch gì hay không?”
“Cô ấy đã muốn vẽ bức, “Vịnh Naples ở Ý " một ngày nào đó,” Sue nói.
“Vẽ ư!?” vị bác sĩ nói một cách ngạc nhiên.
“Trong tâm trí nàng không lẻ có điều gì đáng để nàng suy nghĩ đến 2 lần sao?.. một gả đàn ông, thí dụ vậy?”
“Một người đàn ông à?” Sue hỏi lại.
“Bộ một người đàng ông có giá trị gì đấy hay sao?”
“ Nhưng không đâu, bác sĩ ơi! Không có điều gì đáng cho chuyện này.”
“Tôi sẽ làm tất cả cái gì mà khoa học có thể làm được.” ông bác sĩ thuyết phục.
“Nhưng bất cứ khi nào bệnh nhân của tôi bắt đầu đếm số xe đưa đám ma của họ, tôi tận dụng 50% khả năng trị bệnh của thuốc men."
Sau khi vị bác sĩ vừa đi khỏi, Sue vội đi vào trong phòng làm việc và bật khóc.
Rồi nàng đi tới phòng của Johnsy với một bảng vẽ, huýt sáo một đoạn nhạc rag.
Johnsy đang nằm đó quay mặt hướng về cửa sổ.
Sue ngưng huýt sáo vì nghĩ rằng người bạn bệnh hoạn kia đang ngủ ngon.
Cô ta bắt đầu chuẩn bị viết và mực vẽ cho một câu chuyện trong một tạp chí.
Những nghệ sĩ phải làm việc cái kiểu làm nghệ thuật vị nghệ thuật bởi việc làm ra các hình vẽ minh họa được cho các câu chuyện trong tạp chí phải mất rất nhiều công sức nhưng kiếm được rất ít tiền.
Sue nghe một âm thanh nhỏ cứ lập đi lập lại. Nàng đi vội đến bên giường bệnh và nhìn thấy Johnsy đang mở hai mắt thật to. Nàng đã đang nhìn ra ngoài cửa sổ và đếm…. đếm ngược.
“Mười hai” nàng tính nhẫm.
Một chốc sau đó, “mười một” và rồi “mười” và “chín” và rồi “tám” và “bảy” và tổng cộng hết cả lại.
Sue nhìn ra ngoài cửa sổ,
“Này! Johnsy, đếm cái gì ở ngoài kia vậy?”
Chỉ có mỗi một miếng vườn trống và một khoảng sân cách vách nhà 7 mét. Một dây leo già, bắt đầu hư cỗi ở phần rễ, đang bám lên phân nữa bức tường. Hơi thở lạnh của mùa thu trước lúc ấy đã làm rụng một số lá trên thân dây, cho đến các nhánh của nó, gần như là trơ trụi, treo trên các viên gạch.
“Bạn này, cái gì thế?” Sue tra hỏi.
“Sáu,” Johnsy nói rất nhỏ.
“Bọn chúng sắp rụng xuống nhanh hơn nữa đây.” buồn bả nàng nói tiếp.
“Mới ba ngày trước đây, đã còn gần 100 lá. Đếm số lá làm tôi đau cả đầu. Nhưng bây giờ thì dể đi rồi. Này rơi thêm một lá nữa kia rồi. Chỉ còn mỗi 5 chiếc lá nữa thôi. ”
“Năm cái gì thế, Johnsy?" Sue hỏi người bạn bệnh hoạn kia.
“Những chiếc lá trên cành kia. Khi chiếc cuối cùng rơi xuống, tôi chắc cũng phải ra đi theo nó mất thôi."
“Tôi biết chuyện này được 3 ngày rồi đấy. Thế ông bác sĩ đến nay chưa nói gì với bạn sao? Hả Joe?”
“Oh, tôi đã chưa hề nghe điều gì cả.” Sue nói.
“Những cái lá vàng úa đó phải làm gì với chuyện bạn khỏe mạnh lên thế?
Và bạn đã từng yêu những lá đó à! Đừng có điên thế.”Nàng đang cố trấn an người bạn thân thiết nhất đời nàng.
“Tại sao, bác sĩ đã bảo tôi sáng nay rằng cơ hội của bạn để khỏe nhanh chóng là…để xem chính xác bác sĩ nói thế nào nào…Ổng nói cơ hội là 10 trên một.  Cố húp thêm một ít súp nhé. Và để tôi đi vẽ lại để tôi có thể bán cho tờ tạp chí ấy và để mua ít thực phẩm và rượu đỏ cho hai đứa mình.”               
“Bạn chẳng cần mua thêm rượu đỏ đâu,"
Johnsy nói cứ để nguyên hai mắt nhìn về ra cửa sổ.
“Lại rơi thêm một chiếc nữa kia rồi. Không đâu, tôi chẳng muốn một tí súp nào nữa cả. Số lá bây giờ là 4. Tôi muốn nhìn thấy chiếc lá cuối cùng rơi trước khi trời tối. Rồi tôi sẽ đi theo nó thôi.”
“Johnsy thân thương của tôi ơi,” Sue tha thiết nói.
“Bạn sẽ hứa với tôi là bạn sẽ nhắm mắt lại chặt và không nhìn ra ngoài cửa sổ cho tới khi tôi làm xong công việc này nhé?”
Sue nói một cách khẩn thiết.
“Tôi phải giao những bản vẽ này vào ngày mai.”
Sue có vẻ muốn Johnsy yên lòng.  
“Cho tôi biết ngay khi bạn hoàn thành nhé,” Johnsy nói thế rồi nhắm mắt lại và nằm trên giường trắng nhạt như một bức tượng đang nằm. Nàng nói thì thào,
“Tôi muốn nhìn thấy chiếc lá cuối cùng rơi xuống. Tôi chán việc chờ đợi này lắm rồi. Tôi chán việc suy nghĩ quá rồi. Tôi muốn buông thỏng mọi thứ trên đời này và đi lái buồm, xuống, xuống giống như một trong những chiếc lá tội nghiệp, mệt mỏi kia. ”
“Thôi cố gắng ngủ một tí đi nhé,” Sue nói.
“Tôi phải gọi ông Behrman lên đây làm người mẩu cho bức vẽ của tôi về một người thợ mỏ già. Đừng cố động đậy gì cho đến khi tôi trở về.”
   Ông già Behrman là một họa sĩ vốn lây nay sống một mình ở tầng trệt của tòa chung cư này. Trong giới làm nghệ thuật, lảo ta là một kẻ thất bại. Từ hàng nhiều năm nay cho đến lúc này, ông ta luôn cố vẽ một tác phẩm lớn nhưng ông ta đến giờ phút này chưa hề bắt đầu nó. Ông già nhỏ thó tội nghiệp ấy kiếm được ít tiền nhờ vào việc làm người mẩu cho các họa sĩ những ai không thể trả tiền cho các người mẩu chuyên nghiệp. Hắn nay trông già nua và hung tợn. Lảo ta cũng còn làm bảo vệ cho hai người phụ nữ trẻ sống tầng bên trên hắn, Joe và Johnsy.  
Sue tìm gặp lảo già Behrman trong phòng của ông ta. Trong một khoảng trống, có một khung tranh trống không, chờ đợi mảng mầu đầu tiên của lảo được 25 năm nay rồi.
Sue kể cho lảo nghe về Johnsy và nỗi lo sợ rằng người bạn của nàng rồi cũng sẽ rơi rụng như những chiếc lá khô kia.
Lảo già Behrman nỗi giận vì cái suy nghĩ điên khùng ấy.
“Có ai trên đời này lại có cái suy nghĩ về cái chết như một chiếc lá rụng một cách rồ dại như thế chứ? Tại sao cô lại để cho cái ý nghĩ ngu ngốc ấy lọt vào trong tâm trí của nàng ta như thế cơ chứ?
“Cô ta quá yếu đuối bệnh hoạn." Sue đáp nhỏ nhẹ.
“Và căn bệnh đã chiếm nửa phần trong tâm trí nàng mất rồi."
 “Đây không phải là nơi để cho một ai tốt lành như quý cô Johnsy phải nằm bệnh. Rồi có ngày tôi sẽ vẽ một tuyệt phẩm và tất cả chúng ta sẽ rời khỏi nơi này.”
Khi hai người lên lầu, Johnsy đang ngủ ngon. Johnsy was sleeping. Sue khẻ đóng lại cái rèm cửa sổ. Rồi Behrman và nàng rón rén bước vào một phòng khác.
Họ lo lắng mông lung nhìn ra chiếc lá trên cái dây leo mãnh khãnh đàng kia. Rồi cả hai nhìn nhau im lặng với hai ý tưởng riêng biệt nhau.
Cơn mưa lạnh giá với các hạt tuyết nhỏ trộn lẩn rơi rơi xuống chậm chạm.
Ông già Behrman ngồi xuống trong tư thế của một gả thợ mỏ.
Sáng hôm sau, trải một giờ ngủ chập chờn ngắn ngủi, Sue chợt tỉnh dậy.
Nàng nhận thấy Johnsy với hai mắt trắng bệt đang liếc nhìn ra cái cửa sổ đã bị che rèm.
"Kéo màng ra nào, Sue. Tớ muốn ngắm nhìn ra ngoài,"
Johnsy yêu cầu một cách nhỏ nhẹ và Sue làm theo lời nàng.
Sau cơn mưa như đập xuống đất với các trận cuồng phong suốt đêm qua, nhưng vẫn còn nguyên đó một chiếc lá nằm trên nhánh cây khô bám trên tường. Nó là chiếc lá cuối cùng. Còn có một vùng màu xanh đậm ở giửa thân lá nhưng hai rìa lá đã nhuộm màu vàng úa.
Nó nằm trơ trọi, treo trên một nhánh nhỏ cách mặt đất hàng 7 mét.
"Nó là chiếc lá cuối cùng đấy," Johnsy tự nói khẻ.
"Ta đã nghĩ rằng nó hổng chừng rơi xuống trong đêm qua rồi. Ta đã nghe gió mạnh. Hôm nay thế nào nó cũng sẽ rơi và ta sẽ cùng nó ra đi.”
"Ồ, bạn thân ơi!"
Sue cuối gương mặt nhợt nhạt mệt mỏi xuống giường để nói khẻ vào tai Johnsy.
"Nghĩ đến tớ đây này nếu cậu không nghĩ đến bản thân cậu nữa. Bây giờ tớ phải làm gì đây cho cậu hả?"
Nhưng Johnsy đã không đáp trả.
Sáng hôm sau, khi trời hừng sáng, Johnsy yêu cầu mở tấm rèm cửa sổ ra ngay.
Chiếc lá trên thân dây leo ấy vẫn còn đấy.
Johnsy nằm yên lặng và ngắm nhìn nó thật chăm chú.
Và rồi nàng gọi Sue khi người bạn tốt của nàng đã đang nấu súp.
"Tớ quả là một cô gái tồi tệ," Johnsy tự trách mình.
"Có điều gì đó đã khiến chiếc lá ấy vẫn còn ở yên đấy để cho tớ biết tớ tệ biết đến dường nào. Thật là sai trái khi muốn chết đi. Giờ mang cho tớ một ít súp đi nào."
Khoảng một giờ sau, nàng nói tiếp,
"Hôm nào đó, tớ mong sẽ vẽ được bức tranh “Vịnh Naples."
Một chốc sau trong hôm ấy, vị bác sĩ trở lại và Sue trò chuyện với ông ta ngay tại hành lang.
"Hai cơ hội đều nhau," ông bác sĩ tuyên bố.
"Chăm sóc tốt, hai vị sẽ chiến thắng. Và giờ đây tôi phải đi chăm lo cho một ca khác nữa trong tòa nhà này. Tôi cho rằng tên bệnh nhân là Behrman, một loại nghệ sĩ. Bệnh sưng phổi nữa rồi. Ông ấy yếu đuối, già nua và ca này nghiêm trọng đấy. Chẳng có hy vọng gì nhưng ông ta nhập viện hôm nay để mong giảm bệnh.”


Ngày kế đó, bác sĩ bảo với Sue,
“Cô đã chinh phục được cơn bệnh đấy. Johnsy, bạn cô, vừa qua cơn hiểm nghèo. Cô thắng rồi, chất dinh dưỡng và việc chăm sóc chu đáo, thế thôi.”
Chiều tối hôm ấy, đến giường bệnh của Johnsy, Sue choàng cánh tay qua người bạn vừa khỏe mạnh.
"Tớ có chuyện này muốn kể cho cậu nghe này,"
Sue nói chậm rải từ tốn vừa đủ cho cô bạn nghe.
"Ông già Berhman vừa chết trong bệnh viện đấy. Ông ta bệnh có 2 ngày. Trong ngày đầu tiên, người ta tìm thấy ông ta tại phòng dưới lầu trong cơn đau đớn tuyệt vọng.
Đôi giày và quần áo đã hoàn toàn ướt sũng và đông đá. Thiên hạ không thể tượng tượng nỗi ông ta đã phải chịu đựng cái lạnh khủng khiếp của đêm hôm qua. Và người ta đã tìm thấy cái đèn lồng, còn cháy sáng.
Rồi người ta một cái thang trước đó được bị ai đó dời đi. Và các cây cọ, vài tuýt sơn dầu và một bản vẽ với hai màu xanh vàng được trộn lẩn trên ấy.
Nhìn ra ngoài cửa sổ xem nào, Johnsy, ngắm nhìn cái lá còn trên tường đó!
Bộ cậu đã không nhận ra rằng nó không bao giờ lay động khi gió thổi mạnh sao chứ?  
Ah, bạn thân của tớ này! Đó là tuyệt phẩm của ông già tội nghiệp Berhman. Ông ta đã vẽ nó trong đêm qua ngay sau khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống đấy!”
                                                                                            Sài Gòn 17-10-2014
                                                                                                                                   Lương Ngọc Thành

                                                                                                                  (Lược dịch truyện “The last leaf của O. Henry)

HẠNH PHÚC VÀ LÒNG BIẾT ƠN

                   

    Có một điều gì đó mà quý vị biết về tôi, điều có tính chất rất cá nhân. Và cũng có điều gì đó tôi cũng biết về mỗi người trong quý vị đây. Và đó chính là tâm điểm của những điều quan tâm của quý vị.
    Lại có một điều mà chúng ta biết về mọi người chúng ta sẽ gặp gở trên thế giới này, trên những con đường và khắp mọi nơi. Đó là sức bật chánh, động lực chủ yếu trong bất cứ điều gì mà họ làm và bất cứ điều gì mà họ theo đuổi. Và điều đó chính là, “Tất cả chúng ta đều muốn được hạnh phúc.”
Trong điều ước muốn này chúng ta cùng chung tay, chung sức chung lòng cùng với nhau. Chúng ta tưởng tượng hạnh phúc của chúng ta như thế nào đây? Cái của hạnh phúc của người này thì khác với cái hạnh phúc của người kia. Nhưng rỏ ràng là có rất nhiều điều chúng ta có chung với nhau. Đó là chúng ta đều muốn được hạnh phúc.
Nhưng bây giờ, đề tài diển thuyết của tôi là lòng biết ơn, biết tình, biết nghĩa.
Thế mối liên hệ giửa hạnh phúc và lòng biết ơn là như thế nào? Nhiều người hổng chừng nói ngay rằng, “Ôi! Cái chuyện đó thì rất dể hiểu thôi!”
Khi quý vị có hạnh phúc, quý vị biết ơn. Nhưng hảy suy nghĩ lại đi!
Có phải đúng là bất cứ ai có hạnh phúc đều cũng biết ơn không?
Chúng ta đều biết là có rất nhiều người, họ có mọi thứ. Họ có những thứ mà hổng chừng sẽ mang hạnh phúc đến cho họ. Nhưng họ lại không hạnh phúc. Bởi vì họ lại muốn những thứ khác hơn thế. Hoặc họ muốn có nhiều hơn nữa những thứ như vậy. Và tất cả chúng ta cũng biết rằng trên đời này có rất nhiều người bất hạnh, những nỗi bất hạnh mà chúng ta không bao giờ muốn có. Nhưng họ lại là những người hạnh phúc.
Họ phát tán ra hạnh phúc. Họ tạo ra hạnh phúc.
Quý vị có ngạc nhiên không? Tại sao vậy? Bởi vì họ biết ơn.
Thế nên không phải niềm hạnh phúc làm chúng ta biết ơn đâu mà chính là lòng biết ơn khiến chúng ta hạnh phúc đấy, kính thưa quý vị!
Nếu mà quý vị cứ nghĩ rằng chính hạnh phúc làm chúng ta biết ơn thì quý vị nên suy nghĩ lại đi!
Đúng là lòng biết ơn là cái làm cho quý vị hạnh phúc đấy. Giờ đây, chúng ta có thể tự hỏi,
“Chúng ta thật sự ý muốn nói gì với thuật ngữ “lòng biết ơn”?” và “lòng biết ơn” đó tác động như thế nào, tạo ra được điều gì?”
Tôi kêu gọi kinh nghiệm riêng của chính quý vị.
Chúng ta đều biết rằng kinh nghiệm tác động như thế nào đến chúng ta. Có điều gì chúng ta nhận thức được, nó có giá trị và điều đó thật sự được ban phát cho chúng ta. Hai điều này phải kết hợp lại với nhau. Nó phải là cái gì đó có giá trị và nó thật sự là một món quà. Quý vị đến nay chưa bao giờ mua được nó. Quý vị đến giờ này chưa hề thu nhận được nó. Quý vị đến lúc này chưa trao đổi điều gì, vật gì để có được nó. Đến giây phút này, quý vị cũng chưa làm bất cứ một điều gì cho nó cả.
Nó chỉ được giao đến cho quý vị thôi. Và khi mà hai điều này kết hợp lại với nhau, đối với cá nhân tôi, có gì đó thật sự giá trị. Và tôi nhận thức rằng nó được cho một cách tự do, free of charge, tự nguyện không tốn phí. Rồi thì lòng biết ơn trỗi lên một cách hòa điệu trong tim tôi, hạnh phúc do vậy cũng dấy lên trong tim tôi luôn nữa.
Đấy là cách mà niềm hạnh phúc đến với tôi. Bây giờ, cái điều mấu chốt ở chỗ là chúng ta không phải thỉnh thoảng mới trải nghiệm được điều này đâu. Chúng ta không có thể nào chỉ có mỗi những trải nghiệm về sự biết ơn thôi đâu. Chúng ta có thể là những người sống có biết ơn xâu, nặng nghĩa, nặng tình. Việc sống có ân tình là một chuyện. Nhưng làm thế nào để sống cho có tình, có nghĩa lại là một chuyện khác? Bởi việc trải nghiệm, bởi việc dần dần nhận thức rằng mỗi khoảnh khắc trong cuộc đời của chúng ta là mỗi khoảng khắc được giao cho, được ban cho. Và như chúng ta thường nói, “Nó là một món quà.”
Quý vị đến giờ này cũng chưa thu nhận được nó. Quý vị đến bây giờ cũng chưa mang nó đến với quý vị bất kể bằng cách nào.
Quý vị không có cách chi để bảo đảm rằng sẽ có một khoảnh khắc nào khác được ban cho qúy vị. Tuy nhiên, đó là điều giá trị nhất. Cái điều ấy có thể được ban cho chúng ta tính đến thời khắc này. Nó có tất cả những cơ hội mà nó chứa đựng trong chính nó.
   Nếu mà chúng ta không thể nào có được khoảnh khắc hiện tại này, chúng ta chắc cũng khó lòng nào mà có được bất kỳ cơ hội nào khác để làm bất cứ điều gì, trải nghiệm bất cứ chuyện gì khác được.
Và khoảng khắc này là một món quà. Nó là món quà được ban phát không cho chúng ta như chúng ta đã từng nghe nói lâu nay.
Giờ đây, chúng ta nói về món quà mà trong đó nó thật sự là cái cơ hội. Cái chuyện mà quý vị mang ơn là cơ hội chứ không phải là một điều gì khác, không phải như một vật gì khác được ban cho quý vị đâu. Bởi vì nếu “món quà ấy” mà có ở chổ nào khác, và quý vị đã không có cái cơ hội đó, để thưởng thức nó, để làm điều gì đó với nó, thì quý vị hổng chừng không biết ơn nó đâu!
 Cơ hội là món quà bên trong mỗi món quà. Và chúng ta đều có biết một thành ngữ và cũng thường nhắc nhở với nhau rằng,
“Cơ hội chỉ đến có một lần thôi!” Àh, quý vị suy nghĩ lại đi!
Mỗi một thời điểm là một cơ hội, mãi mãi, hoài hoài. Và nếu quý vị vuột mất cơ hội của thời điểm này, thì một cơ hội khác lại được ban cho qúy vị, vào một khoảnh khắc khác. Chúng ta có thể hoặc tự thân tận dụng nó hoặc giả là chúng ta bỏ nhỡ nó.
Và nếu chúng ta tận dụng được cái cơ hội này, nó chính là cái chìa khóa mở ra cánh cửa hạnh phúc. Chúng ta cầm giử cái chìa khóa chánh để mở cửa hạnh phúc ngay trong lòng bàn tay của chính chúng ta. Từng thời điểm một, chúng ta có thể biết ơn vì việc được ban cho cái món quà này.
    Có phải như vậy là chúng ta phải mang ơn mọi thứ không? Chắc chắn là không phải rồi? Chúng ta không biết ơn chiến tranh, bạo lực, sự chống đối, sự bóc lột. Ở mức độ cá nhân, chúng ta không thể mang ơn sự mất mát của một người bạn, sự bất nghĩa, lòng bội bạc hoặc việc tước đoạt. Tôi đã không nói rằng chúng ta biết ơn mọi thứ mà tôi đã nói rằng chúng ta biết ơn trong những khoảnh khắc được ban cho chúng ta, cho chúng ta một cơ hội. Và ngay cả khi chúng ta phải tìm cách đương đầu với cái điều gì đấy khó khăn khủng khiếp, chúng ta có thể vươn lên đến cơ hội này và tiếp xúc, gặp gỡ nó. Nó không tệ đến nỗi gì đâu!
Thật sự ra, khi quý vị ngắm nhìn nó và trải nghiệm nó, quý vị nhận ra nó mọi lúc.
Cái gì được giao cho chúng ta chính là cái cơ hội để thưởng thức. Và chúng ta lại hụt mất nó, bỏ nhỡ nó. Bởi vì chúng ta vồ vập, vội vả, đầu tắt, mặt tối và chúng ta phải bôn ba, chạy đôn chạy đáo để lo cho cuộc mưu sinh để có một đời sống tốt đẹp hơn trong suốt cuộc đời này. Và nhất là chúng ta không sắp sửa dừng lại để nhìn thấy cái cơ hội đó.
Nhưng thỉnh thoảng, có cái gì đó rất…rất khó được ban cho chúng ta. Và khi điều khó khăn này xảy ra với chúng ta, nó là một thách thức để vươn tới cơ hội ấy. Và chúng ta có thể vươn tới nó bởi việc học điều gì đó. Đôi khi chúng ta bị khá đớn đau đấy. Việc học tập lòng kiên nhẫn là một thí dụ.
Từ lâu nay chúng ta được dạy bảo rằng,
“Con đường tới hòa bình không phải là con đường để chạy nước rút. Nó khá giống với con đường để chạy marathon đấy.”
Việc chạy marathon chắn chắn là phải đòi hỏi lòng kiên nhẩn. Điều này thật là khó khăn. Nó có thể xuất hiện vì chính kiến của quý vị, xuất hiện vì đức tin của quý vị. Đó là một cơ hội được ban cho chúng ta để chúng ta học, để chịu đựng và để chống đỡ. Tất cả những cơ hội này được giao cho chúng ta. Nhưng chúng nó chỉ là những cơ hội mà thôi! Và những ai người mà tự thân tận dụng được chúng thì thường được chúng ta ngưỡng mộ, tôn trọng.
    Họ tạo ra điều gì đó mới mẻ tốt đẹp cho cuộc đời này. Và những ai, kẻ chịu thất bại, thường thường lại là người nắm bắt được một cơ hội khác. Đó là một trong những cái phong phú tuyệt vời của cuộc đời này.
Thế nên làm sao chúng ta có thể tìm ra một phương cách để giử chặt cơ hội này? Làm thế nào chúng ta có thể tìm ra một cách thức cho việc sống một cách có ơn, có nghĩa, để không phải chỉ thỉnh thoảng được hạnh phúc nhưng trong từng mỗi khoảnh khắc một cách biết ân tình, biết nghĩa vụ? Làm sao chúng ta có thể làm được điều này? Nó là một phương pháp đơn giản. Nó thật sự quá đơn giản đến nỗi nó đúng như là cái chuyện mà chúng ta đã được bố mẹ dạy bảo lúc còn trẻ con về việc băng qua đường vậy thôi. “Dừng lại. Nhìn. Bước qua.” Có vậy thôi!  Nhưng chúng ta thường dừng lại như thế nào? Chúng ta vội vả bôn ba, chạy đôn, chạy đáo suốt cả cuộc đời này. Chúng ta hoặc không biết, hoặc không chịu dừng lại. Chúng ta nhỡ cơ hội nhưng chúng ta không chịu dừng lại. Chúng ta phải dừng lại! Chúng ta phải yên lặng! Chúng ta phải xây dựng lên những bảng hiệu “Dừng lại”- “Stop” trong cuộc đời của chính chúng ta.
   Khi tôi sống ở Châu Phi vài năm trước đây và rồi tôi đã quay trở lại đấy, tôi chú ý đến nước sinh hoạt. Ở Châu phi, nơi tôi sống, tôi đã không có nước uống được. Mỗi khi tôi mở vòi nước ra, tôi đã bị choáng. Mỗi lần tôi bật công tác đèn lên, tôi đã rất biết ơn. Ánh sáng đã làm tôi rất vui, rất hạnh phúc. Nhưng sau một lúc, ánh sáng lịm tắc dần. Thế nên tôi dán lên một miếng sticker nhỏ lên cái công tắc đèn và trên cái vòi nước. Và rồi cứ mỗi khi tôi mở vòi lên, nước chảy! Thế thôi vậy…
      Tôi bỏ dỡ câu chuyện ở đó để quý vị tự tưởng tượng ra điều gì sẽ xảy ra.
Quý vị có thể nhận ra bất cứ điều gì cái điều mà tác động tốt nhất cho quý vị không? Tuy nhiên qúy vị cần những bảng hiệu stop trong cuộc đời của quý vị. Khi quý vị dừng lại, điều kế tiếp là ngắm nhìn. Quý vị nhìn ngắm. Quý vị mở hai mắt ra. Quý vị tận dụng tất cả ngũ giác để nhận ra cái sự phong phú tuyệt diệu vừa được giao cho, được ban cho quý vị. Không có sự kết thúc, không có dấu chấm hết.
 Và đó chính là tất cả những cái gì thuộc về cuộc đời này, thưởng thức, tận hưởng, những gì mà cuộc đời này ban tặng cho chúng ta.
    Rồi thì chúng ta cũng có thể mở lòng ra, những tấm lòng. Chúng ta cho những cơ hội. Bởi vì những cơ hội này có thể giúp những kẻ khác, để làm họ được hạnh phúc. Bởi vì không điều gì khiến chúng ta hạnh phúc hơn là khi tất cả mọi người chúng ta cùng được hạnh phúc. Và khi chúng ta mở tâm hồn ra tới những cơ hội, những cơ hội đấy mời chúng ta làm một điều gì đấy. Đó là điều thứ ba.
   Dừng lại, nhìn ngắm và rồi đi tới và thật sự làm một điều gì đi! Và cái gì chúng ta có thể làm là bất cứ điều gì mà cuộc đời này giao cho chúng ta trong cái khoảnh khắc hiện tại. Đa phần, nó là cơ hội để thưởng thức. Nhưng cũng có lúc, nó là điều gì đó khó khăn hơn thế nhiều.
    Nhưng bất kể nó là cái gì, nếu như chúng ta nắm bắt lấy cơ hội này, chúng ta tận dụng nó, chúng ta sáng tạo. Chúng ta là những người sáng tạo. Và cái dừng ngắn ngủi ấy, ngắm nhìn, tiếp tục, quả đúng là cái hột giống tốt. Cái hột giống tốt này có thể làm thay đổi cái thế giới này của chúng ta. Bởi vì chúng ta cần, chúng ta sống trong cái thời điểm hiện tại, trong trung tâm của một thay đổi về sự nhận thức. Và quý vị sẽ bị ngạc nhiên.
Tôi luôn ngạc nhiên khi tôi nghe biết bao nhiêu lần cụm từ “lòng biết ơn” và “sự tri ân” thể hiện ra. Mọi nơi, mọi lúc, ở đâu đó, qúy vị có thể nhận ra nó, một hảng hàng không có ân tình, một nhà hàng biết ơn nghĩa, một quán cà phê có tình nghĩa và một thứ rượu tình nghĩa. Đúng thế, thậm chí, tôi vừa đi liếc qua một loại giấy vệ sinh, cái hiệu của nó là “Cảm ơn”.
Có một làn sóng của lòng biết ơn bởi vì người ta đang trở nên ý thức hơn về tầm quan trọng về nó. Và ta ý thức được lòng biết ơn có thể thay đổi thế giới của chúng ta như thế nào.
   Nó có thể thay đổi thế giới của chúng ta theo những cách cực kỳ quan trọng. Bởi vì nếu quý vị biết ơn, quý vị không còn sợ, quý vị không bạo lực. Nếu quý vị biết ơn, quý vị thoát ra được cái cảm nhận đủ mà không phải là cái cảm nhận sợ hải. Và thế cho nên quý vị mong muốn chia xẻ. Nếu quý vị biết ơn, quý vị đang thưởng thức những cái khác biệt giửa những con người. Và quý vị kính trọng mọi người và điều này làm thay đổi cái quy luật “sức mạnh của kim tự tháp” mà chúng ta đang sống với nó. Nó không làm ra sự bình đẳng. Và bình đẳng là điều quan trọng. Tương lai của thế giới này sẽ là một mạng lưới chứ không phải là một kim tự tháp, không phải là cái kim tự tháp bị đảo lộn ngược đầu. Cuộc cách mạng cái mà tôi đang nói đến là một cuộc cách mạng không có bạo lực. Nó có tính cách mạng rất cao đến nỗi nó có thể thậm chí làm cách mạng từng mỗi quan điểm của một cuộc cách mạng. Bởi vì một cuộc cải cách bình thường là một cái nơi mà có một kim tự tháp mạnh mẻ xoay ngược đầu lại. Và những ai kẻ đã nằm ở dưới đáy thì nay được dời lên trên đỉnh và điều chính xác cũng cùng diển ra- ai đang ở trên đỉnh sẽ bị dời xuống đáy.
Cái điều chúng ta cần là một mạng lưới của những nhóm nhỏ hơn. Trong những nhóm nhỏ  ấy, người ta hiểu biết lẩn nhau. Và đó là một thế giới có ân tình.
   Một thế giới tình nghĩa là một thế giới dành cho những người vui vẻ. Người biết ơn là người vui vẻ và càng có nhiều người vui vẻ, chúng ta càng có một thế giới vui vẻ. Chúng ta có một mạng lưới của những sinh vật biết ân tình. Và nó vừa nở rộ lên đấy. Chúng ta không thể hiểu được tại sao nó vừa mọc lên. Chúng ta có một cơ hội cho con người để thắp sáng lên một cây nến khi mà chúng ta mang ơn cái thứ gì đấy. Và đến nay, có đến 15 triệu ngọn nến sáng lung linh trong một thập niên. Người ta hiện đang nhận biết rằng một thế giới biết ân nghĩa là một thế giới hạnh phúc. Và chúng ta tất cả đều có cái cơ hội ấy bởi một cái dừng lại đơn giản, nhìn, tiến tới để thay đổi cái thế giới này, để biến nó thành một nơi hạnh phúc.
  Và đó là điều mà tôi hy vọng cho chúng ta. Và nếu như nó vừa mới góp một chút ít gì vào việc khiến cho quý vị muốn làm điều tương tự, vậy thì, “Dừng lại, nhìn, tiến tới đi!”                           
                                                                              Sydney, Sep 4, 2014
                                                                               Lương Ngọc Thành

                                               (Lược dịch theo bài diển văn của David Steindl-Rast)