Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2012

NHÓM MÁU CỦA TÔI- 2

Nếu cuối tháng 8 năm 1971, tôi đã rời nhà ở Cần Thơ lên Bảo Lộc học để có thể thành một kiễm lâm được thì 37 năm sau vào đầu tháng 3 năm 2008, tôi cũng đã rời gia đình ở Rạch Giá lên Sài Gòn để dạy và có thể thành một thạc sĩ được chứ? “Tại sao không nhỉ?”
      Ngay hôm sau khi đến Sài Gòn, tôi đi dạy ngay cho một tổ chức nhỏ chất lượng cao, học phí cũng cao- 6thang.com-, nhưng thù lao của tôi không cao lắm. Các học viên phải qua kỳ phỏng vấn sát hạch, đóng học phí trước và được xếp vào lớp 8 người. Trong những người tôi đã phỏng vấn, có một tay bằng tuổi tôi, cũng dạy Anh văn tại nhà như tôi nhưng chưa hề có một chứng nhận hoặc bằng cấp gì cả. Tôi âm thầm so sánh tôi với y. Tôi thầm khen con đường mình trải qua. Cái con đường đã dẩn tôi từ một tỉnh lẻ lên Sài Gòn để dạy và để học. Trong các cuộc sát hạch, có học viên trả lời những của tôi khá lưu loát và họ khiến tôi đã tự hỏi,
“Nói tiếng Anh như thế mà còn phải bỏ tiền ra đi học à? Cái tính tự học của họ đâu rồi? Lòng tự chủ họ đâu rồi?”
“Thế người ta hơn nhau chổ nào: điểm xuất phát, điều kiện hiện tại hay khả năng tự học- do it yourself-?.
Giống như hồi ở Bảo Lộc, khi ở Sài Gòn, tôi cũng đã học được nhiều thứ mà không có một cuốn sách nào miêu tả được, một tác giả nào trải nghệm được để viết ra. Có không ít người từ các tỉnh về Thành phố HCM, họ cũng vất vả rồi cũng hoặc quang vinh hoặc lang thang ở trên đó. Trong một buổi tiệc, tôi gặp được một thầy giáo, đến khi ấy dạy được 24 năm sau khi tốt nghiệp ĐH ngoại ngữ. Ngay sau khi nghe hắn nói vài câu đầu tiên, tôi thắm thía cái công tôi đã rèn luyện của tôi. Tôi nhận ngay ra cái câu, “Có công mài sắt, có ngày nên kim.” Sau này tôi cũng có dịp tự so sánh mình khi trò chuyện với một cô giáo từ Đà Lạt 20 năm trước đây về Sài Gòn, có thạc sĩ, dạy tại Hội Việt Mỹ. May mắn thay tôi được giới thiệu với một giáo viên người Mỹ, Gary. Hắn thích tôi ngay trong buổi đầu gặp nhau. Ba tuần liền sau đó hắn gọi tôi đi nhậu. Tôi nhả nhặn từ chối hắn như tôi đã từng làm trên Bảo Lộc khi có ai rủ tôi đi uống cà phê vậy. Sau khi mặt đối mặt, ly cụng ly, lòng mở lòng, cấu đối câu đáp, lần nhậu này tới lần nhậu khác, chúng tôi thành bạn của nhau. Một hôm hắn cần mua một vài món cho máy vi tính của hắn, tôi đưa điện thoại cho hắn nói với con tôi- Canon. Để thử khả năng dạy con của tôi, hắn đã hỏi chuyện con tôi một cách rất bình thường. Mỉm cười một cách rất hài lòng, hắn thố lộ với tôi:
“Tớ từng nghe nhiều giáo viên khoe họ dạy con họ hay lắm. Nhưng họ toàn nói ngoa. Thằng Canon nói khá lắm. A tree is known by its fruit. A father is known by his father. Tôi tin ông rồi đấy.”
Gary được tôi mời dự tiệc tất niên của lớp Anh Văn thương mại tại một nhà hàng khá sang trọng. Hắn rất vui lòng với cách chúng tôi tiếp đải hắn. Còn học trò của tôi trò chuyện, thưởng thức cái cuộc tiếp xúc đó rất nhiều đến đổi ba đứa trở nên khá thân mật với Gary. Hắn cũng mời tôi dự tiệc với học trò của hắn. Tôi thậm chí theo hắn đến tiệc Ngày Nhà Giáo và tân niên của hai trung tâm hắn dạy với tư cách là bạn thân. Tôi chia với hắn lớp thiếu nhi hắn dạy free. Tôi cũng chia với hắn cái Câu lạc bộ nói tiếng Anh trong bệnh viện Bình Dân. Sau này, tôi và hắn cùng nhau dạy 4 nhóm nhỏ tại nhà hắn. Hắn trả tôi một mức lương khá cao: $ 10 một giờ.
       Tôi đã khiến cho bà trưởng phòng đào tạo của trung tâm Anpha rất hài lòng với cái cách tôi đối đáp và tôi được giao dạy 3 lớp và một câu lạc bộ nói tiếng Anh. Tôi gây cho bà hiệu trưởng của một trung tâm quốc tế một ấn tượng tốt đẹp sau cuộc phỏng vấn với câu phát biểu: “Anything is possible.” Tôi sau đó lần lượt vượt qua nhiều cuộc phỏng vấn khác và thậm chí một kỳ thi Proficiency tại một trung tâm. Tôi đã được sắp thứ 8 trên tổng cộng 180 giáo viên đến đấy ứng thí. Tuổi của tôi hơi “cứng” nên tay trưởng phòng đào tạo phải gọi tôi bằng chú. Tại trung tâm tài chính của Prudential, tôi được phỏng vấn cho cái chức vụ “Training Manager”. Tôi nói chuyện với tay giám đốc như một người bạn củ. Tôi lý luận,
“Nếu tôi từ ngành Thuỷ Lâm, dốt nát tiếng Anh mà tôi thành một giáo viên Anh Văn được, thì tôi cũng có thể thành một training manager được thôi.”
Thông qua một ngưòi mới quen, tôi được mời đến trung tâm ngoại ngữ của ĐH Ngoại Thương và sau một tiết dạy thử, tôi được giao một lớp Anh Văn Ngoại Thương trung cấp. Tôi đã gọi điện thẳng tới Trung Tâm Ngoại ngữ của ĐH Ngân Hàng và tôi củng được mời dạy lớp trung cấp. Tôi cũng đã rất tự tin đến phỏng vấn để nhận cái ghế “Phó Giám Đốc” một hảng may xuất khẩu của Hàn Quốc. Tôi cũng rất tự tin khi nộp hồ sơ cho cái vị trí “Phó Hiệu Trưởng trường Du Lịch T.p Hồ Chí Minh. Tôi viết mail và cẩn thận điền vào form xin việc “Dạy tiếng Việt cho trẻ con Tây” tại RMIT. Tôi đã nột hồ sơ qua một Đ.H Tài Chính Kế Toán bên Campuchia. Tôi đã tiếp xúc với Học Viện Bóng Đá Hoàng Anh Gia Lai. Nếu tôi đính kèm vào đây danh sách các việc tôi đã nộp đơn, nhiều học trò và thầy cô ở trường Nông Lâm Súc Bảo Lộc chắc phải lắc đầu khoát tay. Ngày ngày tôi tìm việc trên các trang web và gởi ngay C.V của tôi đến. Nếu tôi đã từng mài từng bài toán khó hồi năm 1974 một mình mỗi sáng sớm lạnh lẻo trên Bảo Lộc thì vào năm 2008, 34 năm sau tôi có thể hằng sáng sớm chọn từng địa chỉ để xin việc. Một trong những sáng sớm ấy, tôi được một công việc bán thời gian mà thật ít ai trong trường mình nghỉ ra: “Trợ giảng cho Trường Bóng Đá Arsenal- Vinamilk”. Trong lúc làm việc, Tôi đã được cựu danh thủ Phạm Huỳnh Tam Lang- hiệu phó- mời vào đội bóng đá lảo tướng Thành Phố HCM khi biết tôi từng là thủ môn của Tỉnh Kiên Giang. Và tôi cũng được giám đốc trung tâm ngoại ngữ ĐH Ngân Hàng mời dạy lâu dài.
    Tôi chạy Vespa đi dạy như một tay chuyên nghiệp trên Sài Gòn vậy, từ chổ tôi ở trọ- Khách Sạn Công Đoàn- quận 1, đến quận 12, quận 7, 8 và đến Bình Thạnh rồi đến tận Thủ Đức. Ngay nơi tôi ở có một quán cơm tạm được nhưng trên đường đi dạy, tôi có thể ghé lại bất cứ chỗ nào, ăn bất cứ cái gì để lót dạ. Trong tháng ít việc, để tiết kiệm, tôi đã nấu ăn. Thức ăn trong tháng đó chỉ gồm có một chai dầu ăn với lọ muối tiêu, chao và dưa leo. Tôi đã từng quen không ăn sáng trên Bảo Lộc cho nên tôi cũng thản nhiên đi dạy khi đói meo mỗi buổi sáng. Tôi dạy và học như cái cách của một sinh viên trên Sài Gòn thường phải làm. Sau nửa năm tôi ở Sài Gòn, thằng con tôi lên học Đại Học. Hai cha con tôi ở chung. Tôi kiếm được một nghề dịch báo và hai cha con tôi làm chung công việc. Nó ở nhà nấu cơm, tôi, trên đường đi dạy về, mua đồ ăn. Chúng tôi hiểu nhau nhiều hơn. Chúng tôi có nhiều điểm chung hơn và chúng tôi có chung một mục tiêu: một tương lai sáng lạng hơn. Con trai tôi âm thầm và trực tiếp học được một số tính cách của tôi. Một hôm tôi có một bài dịch khó, về ngành xây dựng. Tôi nhắn tin cho hắn lúc 3:30 xong tôi phải đi dạy suốt đến 9:30 mới xong. Khi tôi về, nó đã tự mầy mò dịch được gần hết. Tôi chỉ duyệt lại để bài dịch được gởi đi đúng hẹn. Khi tôi có việc mới ở đâu, nó tỏ ra rất quan tâm. Nhờ có những ngày tháng sống chung đó, cha con gần nhau hơn. 
Tôi phải lo đến việc kiếm một chổ ở riêng để mở các lớp riêng, để quảng cáo để phát triển và để có nhiều tự do hơn. Theo lời giới thiệu, tôi đến một địa chỉ ở Phú Nhuận. Người chủ nhà tiếp tôi ân cần và còn mời tôi đi uống cà phê. Tôi rất tiếc căn nhà quá nhỏ với 2 cha con tôi và lớp riêng tôi sẽ dạy tại nhà. Nhưng tôi bộc bạch, tâm sự và tôi tỏ ra lạc quan trẻ trung hơn bao giờ hết. Người chủ nhà, sau một khoản thời gian ngắn ngủi, đã quý mến tôi và người ấy đã giúp tôi vượt qua vài khó khăn nhất định. Tôi một mực giử khí tiết còn người ấy cũng rất hết lòng giúp tôi, mong tôi sớm ổn định và luôn chúc tôi thành công. Người ấy thường nhắc nhở tôi bình tâm, suy xét kỹ lưởng khi biết rằng tôi xích mích với vợ tôi và cả hai đòi ly dị nhau nhiều lần. Tôi chưa hề nghỉ đến tình cảnh như vậy. Tôi đau đầu lo dạy, lo học để lấy TOEFL 550 điểm cho đầu vào thạc sĩ, lo cho chi phí cả gia đình và dĩ nhiên phải lo cho ngân khoản học của tôi sau này.
     Tôi có lúc như già đi, có khi như trẻ lại. Có lúc tôi thật phấn chấn nhưng cũng có khi buồn thui thủi. Có khi suốt tuần, tôi dạy ngày 12 tiết, tối về còn phải dịch bài suốt 3 giờ đồng hồ. Tôi có khi nhậu thâu đêm với Gary. Chuyện đời tôi như vào một chương mới còn chuyện gia đình tôi như vào một giai đoạn rất đặc biệt. Sau 14 tháng dạy trên Sài Gòn, tôi đã trở về nhà làm lại công việc trước đây- dạy Anh Văn tại nhà. Nhờ đâu tôi làm được những điều kỳ thú ấy nếu không phải là nhờ vào “Nhóm Máu NLS của tôi?”     

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét