Lần thứ hai tôi đến Hà Tiên chơi với Phước Mọi giúp tôi hiểu nó hai lần nhiều hơn, thắm thía tình đời hai lần nhiều hơn và tôi còn học thêm hai bài học mới.
Mỗi lần Phước Mọi về Việt Nam là mỗi lần hắn tổ chức tảo mộ cha mẹ ông bà. Ai nấy có thể rủ vài người thân đi thăm phần mộ của người họ yêu quý nhất. Tôi rất nhiều lần đi tảo mộ mẹ, hoặc ba tôi một mình. Tôi mang cho mẹ một bó hoa cúc nhỏ và một ít trái cây, cho ba tôi một lon bia và đứng trầm tư buồn bả trước mộ. Phước Mọi là con trai út. Cả gia đình 4 trai, 6 gái, hai người đã mất, nhiều con cháu, dâu rể, và tôi- người khách duy nhất, người lên Hà Tiên chỉ vì muốn thăm Phước- tề tựu bên phần mộ.
Có thể xem như hôm ấy là ngày giỗ chung ông bà cha mẹ. Mấy người chị của Phước Mọi bỏ ra một ngày nấu nướng chuẩn bị đồ cúng. Hai lều dựng được dựng sẳn mặc dù phần vòng mộ có bóng cây và trời mát. Một xe lam, được thuê bao trước, chở những thứ mà tôi phải ngạc nhiên trầm trồ, vừa đầy đủ cho 60 thực khách, vừa chu đáo vừa ngon miệng. Chị Tư thật xứng đáng là tổng chỉ huy của “buổi giỗ ngoài trời” trong khung viên phần mộ sạch đẹp lộng gió hôm ấy và tôi nghe đâu nhiều lần trước đó nữa. Ngoài các thứ chính thức, chị Tư còn “trang bị” đủ rượu bia nước đá cho khỏang 20 người thực khách nam. Trong lúc anh Sáu, lần thứ hai về Việt Nam , có vẻ là khách mời giống tôi. Tôi mang đến một ít trái cây, cây đàn guitar- như lời đã hứa với Phước Mọi và cái tấm lòng của tôi. Ông anh việt kiều- thứ 6, cùng về với Phước Mọi- thứ 9, hình như cầm về một chai rượu và…Anh Hai, từng là hiệu trưởng NLS Thiện Lập trên B’lao, quyền huynh thế phụ. Người ở lại Hà Tiên, chất phát hiền lành, anh Bảy cũng có cụng ly với tôi nhưng thường mỉm cười,
“Sáng mai còn phải dậy sớm phụ bán với mấy đứa nhỏ.”
Tôi chọn Ánh Tuyết con gái út của anh Bảy làm con nuôi để dạy cháu Anh Văn và tôi cứ bảo chị Tư nhận tôi là thằng em “thứ 9 rưỡi.” Không biết có ai thấu hiển rằng tôi thèm muốn niềm vui rất thông thường ấy như thế nào không nữa? Tối hôm ấy, hơi ngà ngà say, tôi đã thật hả hê vì đã hát được bài Lòng mẹ.
Phước Mọi và tôi vui buồn lẩn lộn. Tôi hiểu cái ngỗn ngang trong lòng hắn vì so với tôi hắn có nhiều thứ đáng qúy nhưng hắn cũng ẩn ức vì sự thiếu thốn những thứ không đáng có. Hắn có nhiều anh chị em và con cháu hôm ấy cùng hắn thăm cha mẹ ông bà. Cậu út Phước Mọi vui cười uống bia, đàn hát, quay phim, chọc phá các đứa cháu gái, thúc giục mấy đứa cháu rể cụng ly với tôi. Tôi, trưởng nam và ba tôi con trai độc nhất, thì không. Mỗi năm 25 tháng chạp giáp tết, mỗi mình tôi với các người bà con bên ngoại tảo mộ mẹ tôi. Nhìn mộ 2 bia họ Lâm của ba nó cạnh nhau tôi chạnh lòng nhớ ngay đến mộ bia cũng họ Lâm của mẹ tôi nhưng bà nằm một nơi, ông, họ Lương, ở một nơi khác. Mỗi lần về quê hương V.N, hắn có một niềm vui rất lớn, vui xum họp đông đủ gia đình. Cũng tha phương như hắn, mỗi lần về quê ở S.G, tôi không thể nào có được niềm vui tương tự.
Ở chơi với anh chị em mấy ngày, hắn có một chuyến ngao du ngắn và dĩ nhiên điểm đến mà hắn rất mong đến là Bảo Lộc. Phước Mọi gọi tôi trước và hẹn sẽ gặp tôi vào sáng ngày 27- 8. Tiếc thay tôi không thể cùng hắn hưởng được cái lạc thú của việc về chốn cũ, gặp vài người bạn học thời xa xưa hơn 30 năm trước. Hắn thích thú tâm tình, han hỏi bên bàn café Tâm Châu, ăn sáng trưa với vài bạn học cũ, trong đó có cô em góa bụa của tôi. Hắn có dịp trổ tải chơi bida với họ, người ghi điểm, kẻ chấp “nửa đường cơ”. Hắn cùng bạn bè xưa đi thăm ngôi trường cũ. Hắn chọn cơm chiều tại quán Kim Nga, đối diện cổng trường NLS do chị em của Long Kh’mer đảm đương. Phước Mọi được chị Tư kể cho nghe chuyện gia đình như một bà chị lâu ngày gặp em út. Sau buổi cơm chiều, Phước Mọi đi thăm mộ Long Kh’mer, đã được vợ con di dời về nằm cạnh ba má năm.
“Chắc Long Kh’mer ở dưới suối vàng vui lắm đó Phước ơi!”
Tối đến cũng bao nhiêu lần hội ngộ, Phước Mọi hát karaoke tại nhà một người bạn và hòa mình trong cái không khí rất bằng hữu, rất ư là Việt Nam . Âu việc vắng mặt của tôi có khi làm tăng lên cái mức được thụ hưởng, đải ngộ, đón tiếp của Phước Mọi tăng lên gấp đôi lên. Để kể cho tôi nghe, trong lúc mail cho tôi, hắn đã viết mở đề,
“Về Việt Nam lần này vui quá.”
Vừa đọc xong, tôi tự thấy vui trong lòng. Đời có khi thật đơn giản. Hạnh phúc nhiều lúc rất giản dị. Cớ sao nhiều người thật lao đao, vất vả mưu cầu được hạnh phúc. Hai chữ “vui quá” của Phước Mọi có lẻ cũng là cái “vui quá” của tôi. Niềm hạnh phúc đơn giản ấy đâu phải ai cũng mong ước nhưng đâu phải ai ao ước cũng đều có thể có được đâu! Phải không Phước Mọi?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét