Trong thuở cắp sách đến trường, học trò có rất nhiều điều khó quên hoặc khiến người khác khó quên. Ở đại học, tôi đã có một mối tình. Tôi đã nói yêu và chia tay rất nhanh nhưng đến nay, sau 37 năm, có những chuyện tôi thấy rất khó nói ra với nàng, dân Nông Lâm Súc Long An, hiện giờ ở Cali với người chồng Mỹ.
Sau giải phóng, chúng tôi, nửa năm học của Đại Học Giáo Dục- Viện ĐH Bách Khoa Thủ Đức, được gọi học lại. Khoá chúng tôi được chia làm 3 lớp- A,B,C. Có những môn học, 3 lớp chúng tôi học chung trên giảng đường. Một hôm, trong một tâm trạng rất “Nông Lâm Súc Bảo Lộc”- lãng mạn, phá phách và một chút nịnh đầm, gần giờ ra chơi, tôi bổng nhảy xuống thảm cỏ, tìm vài cây cỏ dại- có hoa- tặng để tặng nàng. Thật ga-lăng, tôi nhìn thẳng vào mặt nàng, mỉm cười,
“Quà cho em đây.”
Tôi ý thức điều tôi làm và tôi biết việc gì có thể xảy đến. Đối với nàng, đó là một món quà ấn tượng và ý nghiã còn đối vơí các nữ sinh viên khác có thể đó một điều xàm xỡ, bậy bạ. Tôi có thể- hơi tếu một chút- hỏi thẳng họ câu này:
“Trong khi cô đơn, chúng ta cần gì nào: một sự cảm thông, hay một triệu đoá hoa hồng? một lời an ủi hay hay một ngàn “si-te” củi?”
Tôi đang cô đơn. Tôi muốn có một người để tâm tình, bày tỏ. Hai đứa tôi có những điểm chung: dân NLS, học xa nhà, và có hai trái tim. Thay vì thờ ơ với tôi, nàng mời tôi đi chơi cuối tuần ấy. Tôi mừng vì ít ra tôi cũng vừa có được dịp nói ra điều gì khiến cho tôi thành một kẻ hơi ngông nghênh, hơi ngạo mạng. Mua cho tôi một gói thuốc và mang sẳn theo một cái hộp quẹt, nàng khiến tôi có cảm tình. Hai đứa đi theo một đường mòn quanh hàng rào trường rồi theo lối nhỏ đó chúng tôi đi đến tận xa lộ Đại Hàn. Không có hàng quán, không có một chổ để ngồi nghĩ chân, nàng và tôi sánh vai nhau đi, đi mãi.
Nàng kể cho tôi nghe rằng trước kia trong lúc các học trò Nông Lâm Súc về Bình Dương thi vào Cao Đẳng tháng 8 năm 1974, nàng đã chọn và đưa tôi vào tim nàng. Vậy không phải có duyên nợ gì sao mà tôi lại tặng nàng cái bó hoa độc đáo ấy. Vậy không phải vô cớ mà nàng lại rủ tôi đi chơi chiều tối ngày hôm ấy tháng 10 năm 1975. Chúng tôi kể và hỏi chuyện nhau một cách chân tình thẳng thắn. Tôi nói ra những gì tôi muốn nói. Người nam sinh trường Nông Lâm Súc Bảo Lộc khờ khạo, lành tính, ít nói ngày nào bổng trở thành một thanh niên lịch lãm, phong trần, vừa thanh thoát, vừa lưu loát. Nàng xuất thân từ một gia đình gia giáo. Ba nàng vốn là giáo viên, hiện nghĩ hưu. Nàng có cả thảy 5 chị em gái và một em trai. Không có ai là lính nguỵ. Tôi xuất thân từ một gia đình nhà binh. Ba tôi cũng nghĩ hưu. Tôi có hai chị em gái và một em trai- lính nguỵ và một anh trai- đại uý nguỵ. Điều khác nhau giửa hai đứa tôi là rất rỏ. Nàng không có điều gì để than phiền về gia đình còn tôi thì ngược lại. Nàng rất có thể sẽ học suông sẻ cho đến ngày ra trường. Tôi rất có thể bỏ dở giửa chừng hay bị loại vì chuyện lý lịch. Nhưng như có một nam châm hút nhau, hai đứa tôi kề vai, hai chân có khi chạm vào nhau đều bước cho tới lúc tôi nhìn thấy một bải cỏ rộng trên một đồi thoai thoải, nhìn xuống hàng cây tràm và xa lộ Đại Hàn, ĐH Nông Nghiệp 4.
Tôi kéo nàng ngồi xuống bải cỏ để nghỉ chân và để tôi có dịp bình tỉnh hơn. Tôi đã gìn giử được tình cảm đẹp đẻ của tôi với Bích Vân hơn hai năm ở Bảo Lộc. Giờ đây gần hai giờ trôi qua, tôi như muốn bùng nổ. Tôi như thành một người khác. Cái bộ mặt thật của tôi lộ ra, nhám nhúa, xấu xa hay trần tục gì đấy lộ ra. Cái bức bách của những điều khó khăn, đè nén, cái thiếu thốn căn bản, thèm muốn rất nhân tính và cái sự bất ổn lo sợ của tôi cần có chổ tuôn trào ra. Thở hổn hển khi nói lên sự cảm thông của nàng, gương mặt nàng lộ ra lời kêu gọi,
“Hảy yêu nhau đi như rừng thay lá. Hảy yêu nhau đi…..”
Kéo mạnh vai nàng vào lòng tôi, tôi nói tôi yêu nàng và ngay sau đó nàng cũng nói nàng yêu tôi. Chúng tôi hôn nhau thật nóng bỏng thật hết lòng. Hơi nóng từ cơ thể của nàng làm người tôi nóng hẳn lên như một lò sưởi đang cháy rực lửa và không có gì có thể ngăn chúng tôi lại được nữa. Trời tối dần, dịu mát trong lúc chúng tôi sáng lên, bỏng cháy. Đêm ấy trên trời có một trăng lưởi liềm. Đêm ấy trong người tôi có một lưởi hái. Tôi đã cắt bỏ những ngại ngần, nhút nhát, những lo sợ, hoang mang. Với một tình yêu mãnh liệt, chúng ta có thể thay đổi tất cả. Với một người yêu quý và hiểu ta, ta có thể thay đổi cả một cuộc đời. Tôi đã tin như thế.
Hàng cuối tuần chúng tôi đi dạo quanh trường. Thường thì nàng chủ động rủ tôi. Nặng nề trong tâm trí, hoang mang trong lòng, tôi rảo bước bên nàng mà thấy rời rạc, xa cách. Sức hút của cái nam châm mới đây không còn nữa. Hơi thở rất riêng, rất nữ tính của nàng vẫn thế, vẫn còn đấy. Nàng chắc nghe những tiếng thở dài của tôi còn tôi thì nghe rất rỏ những mẩu chuyện nàng kể. Hai chúng tôi dần xa nhau. Trong tâm khảm tôi, tôi muốn có nàng bên cạnh nhưng để nghe tôi tâm sự. Tôi muốn đi thật xa. Tôi muốn trốn tránh cái thực trạng nơi mà ai nấy đều hoan hỉ chờ ngày học xong và một ngày sáng sủa hơn trong khi tôi nhìn thấy cái viển cảnh bị đuổi học, bị chìm vào cái hố xâu sụp đổ của gia đình tôi. Tôi muốn lặng thinh muốn ứa nước mắt, tủi cho cái thân của tôi. Tôi muốn nàng im lặng nghe tôi, tiếng tôi thở dài ngán ngẫm. Thể nào tôi cũng kể cho nàng nghe những chuyện rất riêng tư về gia đình tôi. Ai trong trường cũng biết rằng tôi đã lao vào cuộc chơi bóng đá như một kẻ cuồng si, chứ không phải một sinh viên thông thường có sức khoẻ, có năng khiếu, tài năng. Họ chắc biết tôi đã ôm đàn chơi hằng đêm để làm gì? Tôi rất muốn tự nàng nhận ra cái nguyên cớ riêng ấy của tôi. Nàng dường như không có gì riêng ẩn khuất trong khi tôi rỏ ràng có hàng chục điều không biết nói cùng ai. Tôi nhớ một câu mà Thầy Vũ Thuỷ thường nhắc,
“Yêu nhau không phải là nhìn nhau mà là cả hai cùng nhìn về một hướng.”
Khi chúng tôi đến cái khu rất rậm rạp sau trường, trời tối đen như mực. Nàng bổng hỏi tôi trong tiếng thở mạnh,
“Bộ anh chán em rồi hả?”
Thay cho câu trả lời, tôi ghì thật mạnh nàng vào lòng. Tôi hôn môi nàng và nàng đón nhận như một cặp tình nhân xa vắng nhau hằng mười năm. Nàng như nhập vào người tôi, mềm mại, yếu đuối. Tôi muốn kêu lên,
“Em có biết anh đang nghĩ gì không? Em biết anh đang khổ tâm thế nào không?”
Nụ hôn có khi chỉ để biểu lộ cảm xúc lý tính có khi chỉ để che dấu một cảm xúc khác. Tôi thèm một tình thương, một sự thông hiểu rất thật của những người thân của tôi. Tôi thèm vào rừng làm thợ cưa. Tôi muốn mình có một mái gia đình nhỏ thế thôi. Nhưng tôi không thể nói với nàng những điều đó. Cái hạ ngã trong tôi kéo tôi xuống thấp. Tôi kéo nàng xuống bất chấp trên nền đất hay cát. Tôi quyện lấy nàng như một con trăn quấn chặt cái thứ nó đang cần, như một người . Tôi chỉ còn nghe tiếng rên xiết của nàng mà thôi. Bóng tối bao trùm chúng tôi.
Ba tháng sau, nỗi ray rức, mặc cảm tội lỗi, sự lo sợ hay chán chường đã khiến tôi phải gọi nàng ra để nói sự thật. Tại khán đài nhỏ sân bóng đá của trường, lúc trưa nắng nóng, tôi đã nói rất rỏ với nàng,
“Anh đã từng thật sự yêu em nhưng đến nay anh không thấy còn yêu em nữa. Giửa hai chúng ta có nhiều khác biệt. Em cố gắng quên anh đi.”
Trời nắng bên ngoài sân nhưng nàng khóc như mưa trước mặt tôi. Tình yêu có khi là thế đấy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét