Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015

NGUYEN THANH VAN- 2

                                     NGUYỄN THANH VÂN- 2

Tôi đã thường viết cho nàng rằng,
I often wrote her that,
“Anh mơ ước được có cái nghề ổn định để anh báo hiếu mẹ anh. Anh chỉ mong có một gia đình nhỏ bé, một trang trại nhỏ bé, trong một thị trấn nhỏ bé, làm việc trong một khu rừng nhỏ bé vì anh cảm thấy mình khá nhỏ bé trong cái cuộc đời to tác, đua chen và gian khổ này.”
“ I dream to have a stable job so I could pay back my mom’s love. I just look forward to having a small family, a small farm, in a small town, working in a small forest because I see myself rather little in such a big competitive misarable world.
    Những gì Thanh Vân viết cho tôi thật khá dể hiểu.
    What Thanh Van wrote me was rather comprehensive.
  Sáng thứ hai hằng tuần tôi có thư của nàng.
Every Monday morning, I got her mail.
Cô ấy hằng nhắc tôi rằng cô ta mong thơ hồi âm của tôi như một bệnh nhân chờ đợi người thầy thuốc đến khám.
She often reminded me that she looked forward to hearing from my correspondence as a patient did wait for her healthcare giver to see her.
Niềm vui của nàng còn lan tỏa khắp mọi người trong gia đình nàng.
Her pleasure also spread whole her family’s members.
Khi nào có thư tôi, nàng mừng vui như một đứa trẻ con có quà, có mọi thứ nó thèm muốn.
When having my letter, she was as happy as a child got gifts, got everything she wanted. 
Tôi tôn trọng cái niềm vui tinh khiết ấy của nàng nên trả lời thư của nàng rất đều.
I respected her pure pleasure so I replied her letters regularly.
Tôi nắn nót chữ viết trên phong bì rất đẹp mắt.
Carefully, I tried to write beautifully on the envelops.
Tôi vừa buồn cười vừa trách nhẹ cái cô gái ích kỷ này vì mỗi khi viết cho tôi, nàng kèm theo đúng một con tem cho tôi sau khi tôi cho biết tôi không có dư một xu để mua bất cứ thứ gì.
I felt rediculous and slightly blamed that selfish girl as when writing me, she enclosed only one stamp after I had told her that I would not have any cent left for buying anything.
Có vẻ như nàng không hề muốn tôi viết cho bất cứ ai khác ngoài nàng ra.
It seemed she would not want me to write anyone else but her.
Không có ai ở cả hai trường NLS Cần Thơ và Bảo Lộc tin rằng tôi đã nhận những bức thư của nàng lúc 10 giờ sáng và viết trả lời vào 3 giờ sáng ngày hôm sau.
Noone in both Can Tho and Bao Loc Agriculture belived that I got her letter at 10 AM one day and then I wrote back at 3 AM the following day.
Ngay khi nhận thư nàng, tôi vội xếp nó vào trong một cuốn sách nào đó và cố quên nó đi cho đến giờ tôi nghỉ xả hơi, lúc 3 giờ, sau khi học từ 1 giờ sáng.
Right after getting her mail, I quickly put it in any book and tried to forget it until 3 AM when I got a rest after I started to study from 1 AM.
Để tránh bị giao động xao xuyến, tôi đã giữ yên những cái “tâm tình bằng lời” từ Cần Thơ gởi lên cho tôi được 15 giờ đồng hồ.
To avoid being moved, impressed, I kept unsealed those “emotional expression through words” from Can Tho 15 hours.
Ít có ai có thể kềm lòng không đọc ngay thư của người yêu thương từ xa đến như tôi.
There were really a few who could resist temptation of reading their beloved’s letters from far like me.
Mẹ tôi cũng không thể tin nếu tôi có thố lộ ra điều này với người.
My mom would have not believed it if I had told her.
Tôi có nhiều lúc thèm được nép vào lòng mẹ tôi để về kể điều này và còn nhiều điều khác nữa.
I many times wanted to be in her arms to tell her about that and many other things.
Có thứ tình cảm của một người phụ nữ nào có thể chia xén bớt những giọt máu nóng, những hơi thở ấm áp, những phần thịt trong tim mà tôi vốn chỉ dành cho mẹ tôi hay không?
Was there any lady’s emotion which could share my warm blood, warm breath, red flesh in my heart that I just kept for my mom?
Tôi bị sốt do một mục hạch và theo lời khuyên của nhiều người bạn học tôi đến phòng mạch bác sĩ Dũng.
I got a temparature due to a tumor and taking my many classmates’ advice, I came to Dr. Dung’s office.
Y tá Nhung kể cho phu nhân bác sĩ Dũng, Dr. Hồng Vân về ca của tôi, học sinh xa nhà không đủ tiền để điều trị.
Nurse Nhung told his wife, Dr. Hong Van about my case, a far from home student lacking money for the treatment.
   Sau khi giúp tôi hết bệnh, sau khi nghe tôi trả lời các câu hỏi về chuyện riêng của tôi, đặc biệt về Thanh Vân, về cách tôi ứng xử với nàng, bác sĩ Hồng Vân cho rằng chúng tôi đã yêu nhau.
  After helping me get well again, after listening to my personal answers, especially about Thanh Van, the way I treated her, Dr. Hong Van believed that we would be in love.
Người thiếu nữ ấy cố gắng làm cho tôi hiểu trong khi tôi cố tình che dấu vì những lý do rất đáng khen ngợi- lo học- giữ gìn tình cảm trong sáng.
That young lady tried to make me see while I tried to conceal due to the complimentary reasons, trying to study, keeping the emotinal feelings pure.
Trong vai trò của người  tâm lý giáo dục, bà bác sĩ rất tốt bụng ấy, mồ côi từ thuở bé đã khuyên tôi nên tỏ tình với Thanh Vân chứ không nên để cô ấy khắc khoải đợi chờ tôi nữa.
As a role of an educational psychologist, the very kind female doctor, as an orphan since early in life, adviced me to express my love to Thanh Van not to make her anxiously long for me.
   Xong việc học trên Bảo Lộc, tôi về Cần thơ vào đầu tháng 5, 1974 và nàng viết thư hứa sẽ đến thăm ngay sau hôm tôi về đến nhà.
Finishing my study in Bao Loc, at the beginning of May, 1974, I came back home and she promised to visit me the day after my coming home.
Để đón tiếp người khách rất đặc biệt ấy, mặc một áo sơ mi mới, sọc hồng nhỏ, ngồi dưới ánh đèn ngủ vàng ấm trong phòng khách, tôi ôm đàn guitar đánh lại những bài nhạc cổ điển quen thuộc.
To welcome the very special guest, wearing a new pink striped shirt, under the lamp warm yellowish light in the living room, I was playing my common classical guitar.
Mặc áo dài trắng hồng nhạt, nàng trông thật quyến rủ tối hôm ấy.
Wearing a light pink long dress, she looked so attractive that night.
Đến lúc ấy còn nghĩ đến những gì bác sĩ Nhung khuyên bảo, tôi dự tính làm một điều.
Having kept in mind what Dr. Nhung had adviced, I planned to do one thing.
Sau rất nhiều cố gắng, tôi đã cảm thấy tay tôi rất run khi nắm bàn tay nàng.
 After many attempts, I felt my arm trembling as I held her hand.
Sau một lúc căng thẳng, tôi buộc miệng,
“Vân, anh yêu em. Em có biết thế, phải không em?”
After being tense for a while, I had a slip of my tongue,
“Van, I love you. You know that, don’t you?
Thanh Vân sau này đã kể lại rằng khi ấy nàng như bị đóng băng, không thể động đậy, mấp máy đôi môi để nói ra một lời nào.
Thanh Van told me later that at the moment she felt like being frozen, un-movable, moving her lips to say any words at all.
Tôi có thể nói là cái cảm nhận của nàng và của tôi trong khoảnh khắc ấy có thể còn nguyên vẹn cho đến ngày hôm nay.
Her feelings as well as mine at that moment may have been the same till now, as I could say.
                                                                           
                                                                                       Rạch Giá 13-2-2011
                                                                                        Lương Ngọc Thành
    




Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2015

Một tối sinh nhật

                                     MỘT TỐI SINH NHẬT

    Đến sinh nhật nàng, vừa là đồng nghiệp vừa là học trò của tôi, tôi rất ái ngại vì được đón tiếp quá chu đáo, vì không nhìn thấy có ai khác và nhất là lần đầu tiên tôi dự một tiệc sinh nhật.
   Phải cố gắng lắm tôi mới lấy lại được phần nào bình tỉnh khi Thúy Hằng mời tôi ngồi trên ghế sô pha rồi nàng vội lấy cho tôi một khăn lạnh và một ly chanh Rhum đã được pha trước. Tiếng nhạc từ máy thu băng magnet cũng đã được chỉnh trước. Sau khi bài nhạc khiêu vủ vừa trổi lên, Hằng tắt bớt đèn. Tôi rùng mình chóang ngợp khi Thúy Hằng tình tứ mỉm cười liếc mắt với tôi:
“Anh uống nước đi. Chính tay em pha cho anh đó.”
Đang khát nước, tôi uống hết gần nửa ly một cách tự nhiên như đang ở một mình.
“Để em rót thêm cho anh nhe.”
Thúy Hằng hớp vào một ngụm nhỏ lấy lệ và hỏi nhỏ cũng để lấy lệ.
Tôi không trả lời nàng vì tôi đang bị một chút say xẩm, lâng lâng.
“Những khách mời của cô Hằng đâu?”
Chỉ ngón tay gần chạm vào ngực tôi, nàng nheo mắt,
“Đây này. Em của anh chỉ mời mỗi có anh thôi mà.”
Ngheo nguẩy trước mặt tôi, nàng nói giọng nhỏng nhẻo.
“Anh Thành nhảy với em nhe?”
“Cô Hằng đừng chọc tôi nữa mà.”
“Em nói thật mà.”
Thúy Hằng ngồi sát bên tôi, vai trần của nàng chạm vào cánh tay áo sơ mi của tôi. Cái cảm giác nóng ấm, trơn tru làm tôi nổi gai ốc. Cái mùi nước hoa gì gì đó như một loại thuốc mê bay lọt vào mũi tôi.
“Cả nhà phải lo khai trương cái shop mới rồi. Chỉ có anh và em ở nhà thôi.  Em chỉ muốn mỗi mình anh dự sinh nhật đặc biệt này của em thôi. Kìa anh! uống đi anh. Uống với em nè.”
    Tôi bổng chốc thành kẻ ngu si dại dột. Tôi khờ khạo như một đứa học trò nhỏ mới học lớp của cô giáo Hằng. Tôi uống hết một ly rượu như người ta hớp một ngụm nước. Tôi không còn là tôi nữa rồi. Tôi đang đánh mất một thứ rất quan trọng, sự tự chủ.
“Anh uống thêm với em nhé.”
Như có một luồn điện chạy xuyên qua khắp cơ thể, chân tay tôi run nhè nhẹ và mặt tôi nóng bừng như thể tôi đang đứng ngoài một bửa nắng trưa hè gay gắt hoặc như đang ngồi trước một lò sưởi rực lửa. Tôi như đang biểu diển bài độc tấu rất khó, như đang hồi hộp chờ cú đá penalty quyết định vậy. 
“Anh chờ em một chút nhen.”
Ngún nguẩy bước vào phía sau cái rèm cửa, sau vài giây, Thúy Hằng mang ra một ổ bánh sinh nhật nhỏ nhưng được trang trí rất đẹp. Tôi không đếm được số đèn cầy và tay tôi rung rẩy không thể bật được một que diêm. Bàn tay nhỏ nhắn của Hằng mau mắn châm lửa 22 ngọn nến với 1 cái que diêm. Bỏ giày cao gót ra, Thúy Hằng đứng lên đóng công tắc đèn của phòng khách. Ánh sáng của các ngọn nến hồng lung linh toả một vùng sáng nhỏ trong cái phòng khách vừa vặn, tươm tất. Ánh sáng ấy dù yếu ớt cũng vừa làm sáng cho cái ý định của nàng nhưng làm tối hơn đi cái đầu non nớt của tôi.
“Anh cùng thổi nến với em nhé.”
Tôi nhận ra tay tôi bị năm ngón tay nhỏ của Thúy Hằng nắm chặt. Khi các ngọn nến vừa được thổi phụt tắt là khi nàng cũng vừa ôm tôi, hơi thở hổn hển phà lên mặt tôi,
“Anh có yêu em không? Anh?”
Trong bóng tối, tôi như chết lặng. Tôi như một bệnh nhân đang bị gây mê, đang nằm yên trên bàn mổ trong khi bác sĩ giải phẩu đứng kế bên theo dỏi. Tôi như một đứa bé bị bắt tận tay đang ăn trộm một thứ gì quý báu. Tôi như kẻ đang lạc vào trong một cánh rừng già, lạnh buốt, tĩnh mịch, như một học trò bị cô giáo hỏi một câu thật khó trả lời, như một kẻ mất trí, rồ dại.
“Em yêu anh lắm. Anh, hôn em đi!”
Bóng tối đồng loả với sự rồ dại. Bóng tối ở trong con người tôi bổng trở nên tối tăm hơn. Chất men rượu Rhum do nàng cố tình pha cho tôi nhiều hơn bình thường nhưng chất men trong người nàng hôm đó cao hơn hẳn bao giờ hết. Bao nhiêu nỗi vất vả khó khăn trong 3 năm học trên Bảo Lộc dường như biến mất ngay tức khắc. Tôi bổng chốc trở thành một kẻ ngu si khờ khạo. Nàng phà hơi thở ấm áp lên mặt tôi và đôi môi nàng chạm vào rồi dính chặt môi tôi như có một thứ keo, chậm chạp nhưng rất mạnh.
Tôi chưa hề biết hôn ai và tôi cũng chưa hề đọc tiểu thuyết, cảnh hai người thanh niên tình tự. Tôi, một gã học trò mới vào lớp, đang được cô giáo khôn ngoan xinh đẹp dạy phải hôn như thế nào.
   Thúy Hằng, như một chàng trai trẻ hừng hực lửa tình bỏng cháy, đang làm tôi ngây ngất. Nàng kéo lôi tôi vào phòng ngủ của nàng dưới ánh đèn ngủ màu hồng thật quyến rũ. Nàng như thể là một người chồng trẻ mới về nhà sau một vài năm xa người vợ thương yêu. Tôi mềm nhũn như một tên say rượu, mất tự chủ và tệ hại hơn không còn khả năng chống đở. Miếng nệm êm ái nhấn chìm hai đứa tôi trong đó như hai đứa trẻ nhỏ bước lọt vào một cái ao đầy bèo, một vũng bùn rất to.
  Tuổi hai mươi thật đẹp nhưng cũng thật bồng bột tội lỗi. Thúy Hằng có vẻ như chuẩn bị mọi thứ từ trước, mùi nước hoa, quạt máy và tiếng nhạc hoà tấu rất nhỏ. Việc có tôi trên cái giường này, trong vòng tay của nàng dường như cũng đã được nàng chuẩn bị lâu rồi. Tôi như đang bị thôi miên còn nàng đang rất tỉnh táo. Tôi như một ông chồng khờ khạo yếu đuối cứ để mặc cho người vợ trẻ tung hoành. Tôi không còn làm chủ được bản thân.
   Tôi không còn biết tôi là ai và việc gì tới đã tới ngay đêm hôm đó.

                                                                       (còn tiếp)

Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015

NGUYEN THANH VAN

                            NGUYỄN THANH VÂN - Mối tình đầu
                            THANH VAN NGUYEN - First love affair
    Thanh Vân, người Cần Thơ, là người tình đầu tiên của tôi- một mối tình đẹp đẻ trong sáng và có một kết cục vừa có hậu và có hơi bi hài kịch nữa.
     Thanh Van, from Can Tho, is my first lover, a purely beautiful and with the good ending and it is rather like a comedy also.
    Ở Bảo Lộc sau năm lớp 10, về nghỉ hè, tôi, từ Cần Thơ- miền tây- được những người xóm giềng chào đón như thể tôi vừa học một nước nào đó ở bên Tây về.
   After finishing grade 10th from Bao Loc on summer vacation, I, from Can Tho, was greeted by my neighbors as if I just finished my school year in one of the Western countries.
Nếu so sánh 45 kí khi đi với 53 kí lúc ấy, nước da rám nắng của miền tây nam bộ khi đi, với nước da trắng hồng của cao nguyên được thay đổi sau 4 tháng rưởi, tôi xứng đáng làm cái người mẫu cho những chàng trai Tây Nam bộ muốn thay hình đổi sắc.
If compared 45 kg when leaving with 53 kg I was that time, my sun-tanned completion when leaving now changed into my new pinkish-white completion after 4 months and a half, I deserved to be a model for West-Southern boys who wanted to have their figures and completions changed.
Còn một thứ thay đổi lớn hơn, không thể đo lường được.
There was one thing bigger, uncomparable.
Đó là nhân cách của tôi- tự lực, tự tin, sự chuyên cần và tính chịu khó.
That was my characteristic, self-esteem, self-confidence, industriousness and hardship.
Các thầy hiệu trưởng nhiều đời qua, hàng ngàn học sinh đã trải qua năm tháng ở trên đó.
All the principles of many terms, thousands of students experienced years up there.
Đâu có biết cái kết quả độc đáo ấy như tôi.
No one knew the unique results like mine.
Vào những buổi sáng hay đêm trời trở lạnh ở Cần Thơ, dân ở đây mặc áo khoác hay áo len, trong lúc tôi thong dong thư thái với áo sơmi ngắn tay.
In the mornings or nights when it turned cold in Can Tho, people in Can Tho wore jackets, sweaters while I was comfortably and gently wearing short-sleve shirt.
Trong những kẻ đó, có người để ý tôi.
Among them, there was one who cared for me.
Tôi đâu có ngờ rằng tôi trở thành người xa lạ ngay trong xóm cũ của mình.
I didn’t believe that I became a stranger even in my own neighborhood.
Khi có một cô gái từ xóm kế bên thỉnh thoảng đến chơi với một người em bà con ở xóm tôi, tôi không hề hay biết rằng tôi vừa lọt vào đôi mắt xanh của nàng- Nguyễn Thanh Vân.
When a girl coming from the nex neighborhood sometimes came by with her cousin in my neighborhood, I didn’t know that I was caught into her blue eyes, Thanh Van Nguyen.
   Vào một buổi trưa nắng tháng 7-1972, tôi có một bức thư.
In one sunny afternoon in July- 1972, I got a letter.

Trên phong bì, hàng chữ tên người gửi rất xa lạ với tôi: Nguyễn Thanh Vân nhưng hàng chữ người nhận thì quả đúng là tên tôi, địa chỉ nhà tôi: Lương Ngọc Thành- 12/5 Lê Lai- Cần Thơ.
  On the envelop, on the sending person was so strange to me: Thanh Van Nguyen but on the receiver line, it exactly was my name, address: Ngoc Thanh Luong, 12/5 Le Lai- Can Tho.
Dĩ nhiên là khá ngạc nhiên, tôi đọc ngay bức thư ấy:
Of course, rather surprised, I immediately read the letter:

“Anh THÀNH thân mến!
Được biết anh học ở Bảo Lộc, một nơi xa lạ so với một cô gái như em người chưa hề ra khỏi Cần Thơ, em đem lòng thán phục và em rất mong anh không xem thường em- con gái mà viết thư làm quen trước,
Dear brother Thanh!
Knowing that I went to school in Bao Loc, a strange place to a girl like me who never travels out of Can Tho, I admire you and I do hope that you don’t look down on me- a girl first writes a letter to get acquanted.
“Anh THÀNH thân!
Anh có biết rằng con gái rất muốn được đi học xa, muốn được sống xa nhà như một con chim nhỏ muốn bay cao, nhìn thấy cuốc sống từ một góc cạnh khác không?
Dear brother Thanh!
Do you know that girls really want to go to school far from home, living far from home as little birds want to fly up high, viewing life from a different angle?
Anh có biết rằng em thích được nghe anh kể về Bảo Lộc, trường của anh, khí hậu và con người ở trên đó lắm không?
Do you know that I like you to tell me about Bao Loc, your school, the weather and people up there so much?
Anh có thể  kể cho em nghe tại sao anh phải lên đó học không?
Can you  tell me why you have to be there.
Kể cho em nghe những gì anh có được trên ấy và những thứ anh đánh mất khi anh phải học xa nhà.
Tell me what you gain and what you lose when you go to school far from home.
Nếu anh xem em như một người em gái nhỏ, một cô hàng xóm, xin đừng coi thường em và viết trả lời cho em nhé.
If you consider me your little sister, a neighbor girl, don’t look down on me and write me back.
Mong thư anh.
T.V”
Looking forward to hearing from you.
T.V
Tôi trả lời nàng rằng tôi cũng mong có một ai đó làm bầu bạn, một cô em gái từ quê hương để viết thư, để kể lể nhiều điều và để vui mỗi khi có thư của cô ta.
I replied her that I also hope to have someone to keep me company, a girl from my hometown to write to, to tell many things and to be glad when getting her mail.

Trong những ngày hè còn lại trong năm đó, hai đứa tôi đã gặp nhau.
During the rest days of my summer that year, we met.
Trong những lần hai đứa tôi đi vòng quanh xóm tôi, mặc dầu cố gắng, tôi cứ thường nói lẩn lộn chữ anh với chữ em và tôi cảm thấy gương mặt tôi nóng rang mỗi khi tôi vô tình chạm vào cánh tay nàng.
In our walking around my area, trying hard though, I often mis-addressed “you” and “me” and I felt my face turned hot when I happened to touch her arm.
Nàng cứ bước đi theo tôi, hơi cuối mặt xuống- tránh những ánh mắt tò mò của những người hàng xóm.
She just walked with me, turning her face downward, avoiding the neighbors’ curious eyes.
Thật tình, chúng tôi không vào quán cà phê, công viên hay bất cứ chỗ thông thường nào khác.
Truly, we didn’t go to coffee shops, parks or any common places else.
Thật là buồn cười khi nhìn thấy một cặp trai trẻ đi một hai vòng quanh xóm rồi cả hai đi thẳng về nhà.  
It was funny to see a young couple walking one or two round the neighborhood and then the two went straight home.
    Năm học lớp 11, tôi dọn ở với “Bác Luận”, ngỏ hẻm nhà thờ, sau Đài Đức Mẹ.
In my 11 grade, I moved to stay with “Old Luan” church alley, behind Maria statue.
Nấu ăn cho cả nhà trọ 5 người, tôi có ít thời gian rảnh hơn nhưng có nhiều điều hơn để viết hơn vì tôi khi ấy đã 16-17, cái tuổi của mơ mộng.
Cooking for the whole house of 5, I had little free time but had more many stuffs to write as I turned 16-17, the age of dreaming.
                                                               (còn tiếp)

                                                            (tobe continued)

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

BA NĂM

                                                BA NĂM

      Tiếng rít của cái thắng xe làm tôi giật mình. Long Vân bị đẩy chờm ra phía trước. Tôi vội ôm ghì em lại. Cả hai chúng tôi không nói với nhau câu gì nhưng trong lòng tôi, tôi có nhiều điều muốn nói ra, hoặc phải nói ra.
     Điều đầu tiên mà tôi phải nói ra là tôi rất hạnh phúc. Về sống với Ba Năm và em là điều tôi chưa hề nghĩ đến bao giờ. Từ nay tôi sẽ coi Vân như em ruột, Ba Năm như ba ruột của tôi vậy. Những ngày nghỉ hè (Tôi dành tặng những người cha nuôi.)
(Tôi dành tặng những người cha nuôi.)
tôi phải dành cho họ thôi. Tôi bổng ghì nhẹ Long Vân vào lòng và hỏi:
-         Em đang nghĩ gì thế? Em có xem anh như anh ruột của em không?
-         Em không biết nữa. Anh phải hứa đừng bỏ em lại như Ba Long, mẹ Vân của em vậy. Chừng nào anh học xong, anh về ở đây luôn nhé. Anh đi làm gần nhà thôi. Em nấu cơm, giặt đồ cho anh. Mình kêu ba nghỉ làm đi. Anh sẽ có tiền lương mà đúng không anh?
Tôi nói thầm,
Anh sẽ không bỏ em và ba đâu nhưng còn em thì sao? Em sẽ phải có biết bao nhiêu điều riêng tư cho em nữa chứ? Em sẽ phải có biết bao nhiêu khát vọng, lý tưởng để theo đuổi. Em phải có cái tổ riêng cho riêng em. Em phải làm những điều mà ba Long và mẹ Thúy Vân mong muốn: “có một gia đình hạnh phúc”.”
      Chúng tôi ăn tối tại Nhà hàng Continental trên đường Đồng Khởi- vừa đổi tên thành- Cửa hàng Ăn Uống Đồng Khởi. Ba gọi những món mà có lần Bác Long đã ăn ở đây và đã rất thích. Tôi thấy làm việc gì Bác cũng nhắc đến Bác Long. Gắp cho mỗi đứa một miếng thịt vịt, Bác nói với chúng tôi:
-         Ở đây quay vịt ngon lắm. Một lác còn dư bao nhiêu, mang hết về! Ngày mai mình khỏi phải đi chợ.
Tôi chưa hề ăn miếng thịt nào ngon như thế này. Tôi chưa bao giờ đi ăn nhà hàng sang trọng như thế này. Ba má tôi sống bằng tiền lương của một hạ sĩ quan. Ông uống bia hàng ngày. Ông có một người vợ bé và 2 đứa con. Làm sao chúng tôi có hạnh phúc hoặc có thể đi “ăn” nhà hàng như thế này được?
    Ba Năm vẫn còn ăn chay. Ba nói nhỏ với tôi:
       - Ba vừa nhận được tiền hàng đầy đủ. Mừng cho cả nhà ta. Con nhắc em ăn no, ăn nhiều cho mau lớn. 
 -  Ba ăn chay như vậy hoài làm sao bác có sức đi làm?
 -  Ba già rồi, việc ăn uống không quan trọng. Thôi con lo ăn hết đi có sức để học.
Ba ruột của tôi hiện giờ không biết tôi đang làm gì, học gì, ở đâu, sống như thế nào. Còn ba ruột của Long Vân giờ này ở dưới suối vàng hay đâu đó chắc là rất hài lòng khi thấy con mình như thế này.
     Sau bửa ăn, ba Năm dắt chúng tôi vào khu thương xá Tax. Vân trầm trồ khen hết món này sang món khác. Một thế giới mầu sắc sinh động đang ở trước mắt em. Một quan cảnh rực rỡ màu sắc với tiếng nhạc hòa tấu nhẹ nhàng, mát lạnh của một thương xá có tiếng ở Sài Gòn. Một rừng hàng hóa, đồ đạc đang bao quanh em. Em ướm thử một cái áo đầm, và tỏ vẻ rất thích. Ba Năm bảo em vào phòng thay đồ và rất vừa lòng khi thấy em bước ra. Tôi không mua một thứ gì cả. Tôi viện cớ là tôi đã có đủ hết rồi. Ba Năm dắt chúng tôi một quán kem ở góc đường nào đó tôi không rỏ lắm. Trời Sài Gòn hôm đó mát dịu. Trong quán kem sang trọng ấy, tôi còn cảm thấy lạnh chứ đừng nói chi tới em Long Vân. Cô bé ngồi sát vào người tôi. Tôi choàng tay lên bờ vai nhỏ bé của em gì nhẹ em vào lòng tôi. Ba Năm dặn dò gì đó mà chúng tôi không thể nghe được. Một lúc sau, cô gái hầu bàn mang ra một cái bánh kem nhỏ nhắn được trang trí rất tinh xảo. Tôi nhìn thấy ngay hàng chữ: “Happy birthday to Long Vân” và dĩ nhiên có đèn cầy sinh nhật trên đó.
-         Tại cái quán này, Long đã gặp Thúy vân. Tại cái bàn này ba đã ngồi chung với họ. Hôm nay sinh nhật của Long Vân. Ba muốn con gái của ba ngồi ở cái chổ mẹ con đã từng ngồi. Vân nè! Con ước gì. Thành con đốt đèn cầy lên cho em đi con! Happy birthday to Long Vân!
Ông chìa ra cái hộp quẹt. Tôi nhận thấy tay ông hơi run. Không thể nào ông run vì hơi lạnh trong phòng này. Tôi tin rằng ông đã run vì cái lạnh trong tâm khãm, trong tim, trong niềm vui và sự xúc động vì ông đang làm được làm cái điều cả ba ông và ba tôi chưa hề nghĩ đến. Tôi cũng không thể bật que diêm được ngay. Tay tôi cũng hơi run rẩy. Long Vân không không hề hay biết điều này- 2 người đàn ông, một già, một trẻ, đang xao xuyến xúc động. Sự xúc động rất dể hiểu và cũng rất đáng trân trọng. Em nhìn thấy hơi vàng vọt dươi ánh đèn cầy. Em cũng xúc động vì cái hạnh phúc quá bất ngờ này. Bất chợt em òa lên khóc. Những người trong quán tế nhị nhìn chúng tôi. Ba Năm đưa tay xoa đầu và kéo em vào lòng. Hai giọt nước mắt cũng vừa ứa tuôn ra trên gò má tôi, nóng hổi.
-         Thổi tắt đèn cầy đi con. Họ dặn ba trước rồi. Trong phòng máy lạnh không nên đốt gì hết. Xong con giúp em cắt bánh đi. Chia làm ba cho đều. À quên nữa, làm bốn chứ. Chừa cho ba má Long Vân một miếng chứ. Thúy Vân thích bánh kem ở đây lắm!
Tôi tay cầm dao, tay dụi mắt, cố gắng pha trò để cho cả ba vui lên.
-         Chia xong để con đi mượn cái cân để cân lại cho chắc ăn. Nhưng mà ai nhỏ nhất thì hưởng phần ít nhất phải không ba?
Tôi tự nhiên thốt ra tiếng ba mà không hề ngượng ngập như trước đây. Tôi pha trò một câu mà tôi trước đó chưa hề nghĩ ra. Tôi nhận ra mình tự nhiên hơn lúc nào hết. Long Vân lườm tôi. Em không đáp trả nhưng chỉ gật gù như thể là tôi có lý lắm vậy, như thể là em tôn trọng tôi lắm vậy.
-         Thôi, Vân lấy phần bánh cho ba coi. Con ước gì không nè? Con?
Vân lúng túng nhưng cũng lấy ra được một phần tư miếng bánh mời ba ăn. Em cũng cho tôi một phần như vậy nhưng không nói tiếng mời tôi. Chắc em hơi giận tôi rồi. Tôi làm bộ như không biết. Ba người chúng tôi có những suy nghĩ cảm xúc khác nhau nhưng chúng tôi có chung một thứ: Gia Đình. Ba Năm đã ở với Ông bà nội nuôi. Vân đang ở với ba nuôi. Còn tôi? Tôi đang cùng Vân chia cái mái nhà nhỏ nhưng rất ấm cúng này.
-         Con ước được ở với ba hoài. Ba đừng bỏ con đi hoài. Anh Thành về ở với mình hoài…
Long Vân nhỏ nhẹ nói với chúng tôi. Hai bàn tay nhỏ nhắn của em đang vò nát cái góc khăn trải bàn, mặt cuối xuống vì quá e thẹn và bờ vai nhỏ bé gầy guộc hơi run nhẹ. Tôi tự nhiên nhận thấy tôi cũng run theo.
-         Ba phải đi làm chứ con. Nhưng con bây giờ có anh rồi. Ba giao cho anh con quyền huynh thế phụ. Đầu năm học tới, anh dắt con đi học, đi họp phụ huynh và thay mặt ba lo cho con mọi chuyện. Được không Thành? Thôi con kêu ảnh là anh hai đi nhe! Hai anh em con ăn hết bánh đi rồi nói gì thì nói sau.
Hai đứa, không ai biểu ai ăn một chút xíu là xong hết dĩa bánh kem. Tôi đưa cho em cái khăn tay. Vân vê cái khăn, cô em nhỏ ngước mắt lên hỏi tôi:
-         Anh hai bán cho em bao nhiêu vậy? Mấy bà ở trong xóm dặn em là đừng nhận khăn của ai cho hết. Như vậy xui xẻo lắm. Nếu lúc mình không có tiền, mình mua chịu. Anh bán chịu cho em nhe, em không có tiền.
Ông già và tôi phì cười. Tôi thì chợt nhận ra rằng người lớn ít học và dị đoan đã tiêm nhiễm trẻ con nhanh đến mức đáng lo ngại. Hồi còn bé, tôi cũng bị nhiều giáo điều nhiều lời căn dặn kiểu như vậy. Ba Năm chưa hề hỏi tuổi của tôi. Ông chỉ nghe tôi kể vắn tắc là tôi vốn học trường Nông Lâm Súc, hiện ở năm thứ hai đại học, hiện tình gia đình tôi ra sao và tôi trong tâm trạng thế nào. Ông chưa hề để ý xem tôi có tin dị đoan hay không, có những bí ẩn gì hay không. Còn tôi thì tuyệt nhiên biết rỏ rằng ông chỉ tin vào luật nhân quả và vào những ai có tấm lòng vàng.
-         Anh không bán gì cho em hết. Anh chỉ cho em những gì anh có thể có được. Anh sẽ cho em nhiều thứ em mà không thể tin được. Anh nghĩ rằng anh cũng đang có tấm lòng vàng như ba vậy.
Tôi tự nhủ như vậy và mỉm cười với em, lắc lư cái đầu như thể không đồng ý bán cho em cái khăn tay đó vậy. Từ nay tôi như có thêm sức mạnh, có thêm ý tưởng, trách nhiệm và có thêm một gia đình nữa. Một gia đình mà tôi đã không tốn một chút công sức nào xây dựng. Một công trình đang dở dang được giao cho tôi để tôi hoàn tất, để tôi làm nó tuyệt vời hơn so với thiết kế trong bản vẽ. Em như một tòa lâu đài chưa được trang hoàng, chưa được gắn đặt các công trình phụ nào cả, vườn hoa, bải cỏ, hồ sen, ban công và nhiều thứ khác nữa. Tòa lâu đài nào cũng cần có tường rào, cổng vào, gác canh và đường hầm thoát hiểm. Tòa lâu đài nào cũng cần có một đội quân bảo vệ, đội nhóm đầu bếp, phục dịch và người quản lý. Nếu tôi xây xong cho em các công trình phụ, các con người kia tôi tìm ở đâu ra. Có phải tôi vừa tự phát thảo một công trình thứ hai thật khó khả thi. Một mình tôi làm sao có thể lo cho em được những điều ấy. Là một sinh viên xuất thân từ một gia đình nghèo ở Cần Thơ, không có hạnh phúc làm sao tôi có thể hoàn chỉnh những chuyện đó. Ba ruột của tôi đã chưa hề cho tôi một món quà nào. Ông chưa hề dạy tôi một điều gì. Đáng buồn nhất là ông chưa hề gây cho tôi một ấn tượng nào cả. Ba Năm, tôi mới gặp, vừa là cha nuôi của em vừa là cha nuôi của tôi. Người đàn ông giản dị này đã có những suy nghĩ giản dị, có một cách thể hiện giản dị và ông ta đã có một giấc mơ cũng thật giản dị. Một cách giản dị, ông chọn tôi làm con nuôi vì một phần ông cảm thấy thương tôi một phần vì ông không thể thương yêu và dạy bảo cho Long Vân nhiều như những người cha khác. Một cách rất đơn giản, ông ta chia cho tôi trách nhiệm và cũng rất đơn giản ông ta trao cho tôi phần thưởng- có công và có thưởng. Phần thưởng là phân nửa giá trị của cái gia đình này, phân nửa những gì ông tạo ra cho Long Vân đến nay, phân nửa cái mà lẻ ra cuộc đời này sẽ ban tặng cho ông: “Người cha tốt”. Tôi như vừa là người anh lớn mà cũng vừa là người bạn lớn tuổi của Long Vân. Tôi phải vinh dự hay do dự khi nhận “cái phân nửa” này đây? Tôi phải vui vẻ hay phải buồn lo khi nhận lấy nó. Tôi phải nói cho mọi người biết hay âm thầm dấu kín chuyện này. Tôi phải làm trách nhiệm của tôi với mẹ ruột, đang ở Rạch Giá, rất xa Sài Gòn này, với thằng em ruột đang ở trong tù ở Cái Côn, Hậu Giang, cũng rất xa nơi này, và trách nhiệm của cuộc đời của chính tôi nữa chứ?
-         Hai đứa con còn muốn ăn gì thêm không? Ba kêu xích lô về hay ta đi một vòng nữa nghen.
-         Anh Hai chưa có quà gì cho con hết, Ba ơi!
-         Để từ từ anh con nghĩ ra chứ. Tại ba không cho nó biết trước. Phải hông, Thành?
Ba Năm rất đúng. Tôi rất ngạc nhiên đã gặp ông vài tháng trước. Tôi rất ngạc nhiên khi đến cái gia đình “2 cha con” đó của ông. Tôi rất ngạc nhiên khi dự đám sinh nhật này của Vân và tôi còn sẽ phải ngạc nhiên về nhiều điều nữa.
-         Tuần sau anh về. Anh sẽ đem quà về tặng em nhe?
-         Thôi đi. Em nói chơi mà. Anh hai còn đi học, làm gì có tiền mua quà cho em?
-         Anh đi làm thêm!
-         Anh đi làm thêm rồi làm sao anh học bài?
-         Anh sẽ cố học bài.
-         Anh cố học bài thì làm sao anh có thì giờ đi làm thêm?
-         Anh cố gắng gấp đôi.
-         Anh cố gắng gấp đôi thì làm sao anh có thì giờ về thăm ba về em được?
Em lý luận rất đúng. Em ra vẻ hiểu biết và sắc xảo. Ba Năm nhìn nghe hai chúng tôi đấu khẩu với nhau và ra vẻ thích thú. Lâu nay ông chưa hề nghe Vân nói nhiều và nhanh nhẩu đến như vậy bao giờ. Đó có thể là một loại quà mà con cái nên dành tặng cho ba mẹ họ. Đó có thể là một thứ hạnh phúc mà không phải ai cũng có thể có được.   
-         Em không cần quà của anh nữa đâu. Em nói thiệt mà. Tuần sau anh về nhé. Tuần sau cô em đến nhà mình chơi đó. Cô em dễ thương lắm.
-         Anh đã hứa rồi mà.
-         Cô em cũng thương em lắm đó.
Tôi nghe như có một vết cắt đâu đó trên người tôi, đau nhói. Cô giáo thương em. Bạn bè của em thương em. Một chàng nào đó sẽ thương em. Em sẽ không cần đến tôi nữa sao? 
     Chúng tôi là những người khách cuối cùng rời quán. Đường phố Sài Gòn hôm đó vắng vẻ. Lòng tôi chợt thấy trống trải như đường không có khách bộ hành. Ba Năm thư thái, hài lòng. Vân hơi buồn ngủ nhưng vui lắm. Tôi thì vui buồn lẩn lộn. Vết đau trong lòng tôi bớt đi nhiều rồi. Đêm đó tôi và ba Năm đều khó ngủ. Không biết ba Năm có nghe không chứ tôi thì nghe tiếng mớ của Vân rất rỏ.
-          Anh hai! Anh hứa rồi mà. Anh hai! Anh hai!

                                                                  Rạch Giá, Jun 23, 2015
                                                                                        Lương Ngọc Thành

              (Tôi dành tặng những người cha nuôi trên đời này nhân ngày CHA.) 

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG- O. Henry

      

                                                                       

              Nhiều họa sĩ đã sinh sống trong vùng Greenwich Village ở New York. Trong số họ, có hai phụ nữ trẻ tuổi tên là Sue và Johnsy. Hai nữ họa sĩ trẻ ấy đã chia nhau sống trong một căn phòng, có một khoảng không gian rộng để làm họ nơi sáng tác. Nó nằm trên tầng trên cùng của một tòa nhà 3 tầng.
                Trong tháng mười, đã có một khách lạ đến đây. Không ai đã từng thấy mặt của hắn. Hắn chỉ ghé lại thành phố một chốc lát để đi một vòng như để tìm kiếm một thứ gì đó, một ai đó, một điều bí ẩn.
                Một căn bệnh sưng phổi bùng phát và đã giết chết nhiều người trong vùng này sau khi hắn âm thầm bỏ ra đi như cái cách hắn không bao lâu trước đó đến nơi đây.
      Johnsy nằm trên giường bệnh, khó lòng nào mà động đậy được một chút nào. Nàng nhìn qua cửa sổ. Nàng có thể nhìn thấy vách nhà bằng gạch nằm kế bên tòa chung cư của nàng đang ở. Một buổi sáng, khi có một bác sĩ đến khám bệnh cho Johnsy. Vị bác sĩ đo thân nhiệt. Đoạn, ông ta đã nói chuyện với Sue trong một phòng riêng khác.
“Tôi rất tiếc để phải nói rằng cô ấy có một cơ hội sống sót… ta cứ cho là 10% đi.”
Ông ta nói với Sue, đang chú ý lắng nghe một cách lo lắng.
“Và cơ hội đó là cho nàng để sống sót. Người bạn của cô mới vừa biết rằng nàng không sắp sửa khỏe lại đâu. Thế trong đầu của cô ta có điều gì không? Cô ấy có dự tính, kế hoạch gì hay không?”
“Cô ấy đã muốn vẽ bức, “Vịnh Naples ở Ý " một ngày nào đó,” Sue nói.
“Vẽ ư!?” vị bác sĩ nói một cách ngạc nhiên.
“Trong tâm trí nàng không lẻ có điều gì đáng để nàng suy nghĩ đến 2 lần sao?.. một gả đàn ông, thí dụ vậy?”
“Một người đàn ông à?” Sue hỏi lại.
“Bộ một người đàng ông có giá trị gì đấy hay sao?”
“ Nhưng không đâu, bác sĩ ơi! Không có điều gì đáng cho chuyện này.”
“Tôi sẽ làm tất cả cái gì mà khoa học có thể làm được.” ông bác sĩ thuyết phục.
“Nhưng bất cứ khi nào bệnh nhân của tôi bắt đầu đếm số xe đưa đám ma của họ, tôi tận dụng 50% khả năng trị bệnh của thuốc men."
Sau khi vị bác sĩ vừa đi khỏi, Sue vội đi vào trong phòng làm việc và bật khóc.
Rồi nàng đi tới phòng của Johnsy với một bảng vẽ, huýt sáo một đoạn nhạc rag.
Johnsy đang nằm đó quay mặt hướng về cửa sổ.
Sue ngưng huýt sáo vì nghĩ rằng người bạn bệnh hoạn kia đang ngủ ngon.
Cô ta bắt đầu chuẩn bị viết và mực vẽ cho một câu chuyện trong một tạp chí.
Những nghệ sĩ phải làm việc cái kiểu làm nghệ thuật vị nghệ thuật bởi việc làm ra các hình vẽ minh họa được cho các câu chuyện trong tạp chí phải mất rất nhiều công sức nhưng kiếm được rất ít tiền.
Sue nghe một âm thanh nhỏ cứ lập đi lập lại. Nàng đi vội đến bên giường bệnh và nhìn thấy Johnsy đang mở hai mắt thật to. Nàng đã đang nhìn ra ngoài cửa sổ và đếm…. đếm ngược.
“Mười hai” nàng tính nhẫm.
Một chốc sau đó, “mười một” và rồi “mười” và “chín” và rồi “tám” và “bảy” và tổng cộng hết cả lại.
Sue nhìn ra ngoài cửa sổ,
“Này! Johnsy, đếm cái gì ở ngoài kia vậy?”
Chỉ có mỗi một miếng vườn trống và một khoảng sân cách vách nhà 7 mét. Một dây leo già, bắt đầu hư cỗi ở phần rễ, đang bám lên phân nữa bức tường. Hơi thở lạnh của mùa thu trước lúc ấy đã làm rụng một số lá trên thân dây, cho đến các nhánh của nó, gần như là trơ trụi, treo trên các viên gạch.
“Bạn này, cái gì thế?” Sue tra hỏi.
“Sáu,” Johnsy nói rất nhỏ.
“Bọn chúng sắp rụng xuống nhanh hơn nữa đây.” buồn bả nàng nói tiếp.
“Mới ba ngày trước đây, đã còn gần 100 lá. Đếm số lá làm tôi đau cả đầu. Nhưng bây giờ thì dể đi rồi. Này rơi thêm một lá nữa kia rồi. Chỉ còn mỗi 5 chiếc lá nữa thôi. ”
“Năm cái gì thế, Johnsy?" Sue hỏi người bạn bệnh hoạn kia.
“Những chiếc lá trên cành kia. Khi chiếc cuối cùng rơi xuống, tôi chắc cũng phải ra đi theo nó mất thôi."
“Tôi biết chuyện này được 3 ngày rồi đấy. Thế ông bác sĩ đến nay chưa nói gì với bạn sao? Hả Joe?”
“Oh, tôi đã chưa hề nghe điều gì cả.” Sue nói.
“Những cái lá vàng úa đó phải làm gì với chuyện bạn khỏe mạnh lên thế?
Và bạn đã từng yêu những lá đó à! Đừng có điên thế.”Nàng đang cố trấn an người bạn thân thiết nhất đời nàng.
“Tại sao, bác sĩ đã bảo tôi sáng nay rằng cơ hội của bạn để khỏe nhanh chóng là…để xem chính xác bác sĩ nói thế nào nào…Ổng nói cơ hội là 10 trên một.  Cố húp thêm một ít súp nhé. Và để tôi đi vẽ lại để tôi có thể bán cho tờ tạp chí ấy và để mua ít thực phẩm và rượu đỏ cho hai đứa mình.”               
“Bạn chẳng cần mua thêm rượu đỏ đâu,"
Johnsy nói cứ để nguyên hai mắt nhìn về ra cửa sổ.
“Lại rơi thêm một chiếc nữa kia rồi. Không đâu, tôi chẳng muốn một tí súp nào nữa cả. Số lá bây giờ là 4. Tôi muốn nhìn thấy chiếc lá cuối cùng rơi trước khi trời tối. Rồi tôi sẽ đi theo nó thôi.”
“Johnsy thân thương của tôi ơi,” Sue tha thiết nói.
“Bạn sẽ hứa với tôi là bạn sẽ nhắm mắt lại chặt và không nhìn ra ngoài cửa sổ cho tới khi tôi làm xong công việc này nhé?”
Sue nói một cách khẩn thiết.
“Tôi phải giao những bản vẽ này vào ngày mai.”
Sue có vẻ muốn Johnsy yên lòng.  
“Cho tôi biết ngay khi bạn hoàn thành nhé,” Johnsy nói thế rồi nhắm mắt lại và nằm trên giường trắng nhạt như một bức tượng đang nằm. Nàng nói thì thào,
“Tôi muốn nhìn thấy chiếc lá cuối cùng rơi xuống. Tôi chán việc chờ đợi này lắm rồi. Tôi chán việc suy nghĩ quá rồi. Tôi muốn buông thỏng mọi thứ trên đời này và đi lái buồm, xuống, xuống giống như một trong những chiếc lá tội nghiệp, mệt mỏi kia. ”
“Thôi cố gắng ngủ một tí đi nhé,” Sue nói.
“Tôi phải gọi ông Behrman lên đây làm người mẩu cho bức vẽ của tôi về một người thợ mỏ già. Đừng cố động đậy gì cho đến khi tôi trở về.”
   Ông già Behrman là một họa sĩ vốn lây nay sống một mình ở tầng trệt của tòa chung cư này. Trong giới làm nghệ thuật, lảo ta là một kẻ thất bại. Từ hàng nhiều năm nay cho đến lúc này, ông ta luôn cố vẽ một tác phẩm lớn nhưng ông ta đến giờ phút này chưa hề bắt đầu nó. Ông già nhỏ thó tội nghiệp ấy kiếm được ít tiền nhờ vào việc làm người mẩu cho các họa sĩ những ai không thể trả tiền cho các người mẩu chuyên nghiệp. Hắn nay trông già nua và hung tợn. Lảo ta cũng còn làm bảo vệ cho hai người phụ nữ trẻ sống tầng bên trên hắn, Joe và Johnsy.  
Sue tìm gặp lảo già Behrman trong phòng của ông ta. Trong một khoảng trống, có một khung tranh trống không, chờ đợi mảng mầu đầu tiên của lảo được 25 năm nay rồi.
Sue kể cho lảo nghe về Johnsy và nỗi lo sợ rằng người bạn của nàng rồi cũng sẽ rơi rụng như những chiếc lá khô kia.
Lảo già Behrman nỗi giận vì cái suy nghĩ điên khùng ấy.
“Có ai trên đời này lại có cái suy nghĩ về cái chết như một chiếc lá rụng một cách rồ dại như thế chứ? Tại sao cô lại để cho cái ý nghĩ ngu ngốc ấy lọt vào trong tâm trí của nàng ta như thế cơ chứ?
“Cô ta quá yếu đuối bệnh hoạn." Sue đáp nhỏ nhẹ.
“Và căn bệnh đã chiếm nửa phần trong tâm trí nàng mất rồi."
 “Đây không phải là nơi để cho một ai tốt lành như quý cô Johnsy phải nằm bệnh. Rồi có ngày tôi sẽ vẽ một tuyệt phẩm và tất cả chúng ta sẽ rời khỏi nơi này.”
Khi hai người lên lầu, Johnsy đang ngủ ngon. Johnsy was sleeping. Sue khẻ đóng lại cái rèm cửa sổ. Rồi Behrman và nàng rón rén bước vào một phòng khác.
Họ lo lắng mông lung nhìn ra chiếc lá trên cái dây leo mãnh khãnh đàng kia. Rồi cả hai nhìn nhau im lặng với hai ý tưởng riêng biệt nhau.
Cơn mưa lạnh giá với các hạt tuyết nhỏ trộn lẩn rơi rơi xuống chậm chạm.
Ông già Behrman ngồi xuống trong tư thế của một gả thợ mỏ.
Sáng hôm sau, trải một giờ ngủ chập chờn ngắn ngủi, Sue chợt tỉnh dậy.
Nàng nhận thấy Johnsy với hai mắt trắng bệt đang liếc nhìn ra cái cửa sổ đã bị che rèm.
"Kéo màng ra nào, Sue. Tớ muốn ngắm nhìn ra ngoài,"
Johnsy yêu cầu một cách nhỏ nhẹ và Sue làm theo lời nàng.
Sau cơn mưa như đập xuống đất với các trận cuồng phong suốt đêm qua, nhưng vẫn còn nguyên đó một chiếc lá nằm trên nhánh cây khô bám trên tường. Nó là chiếc lá cuối cùng. Còn có một vùng màu xanh đậm ở giửa thân lá nhưng hai rìa lá đã nhuộm màu vàng úa.
Nó nằm trơ trọi, treo trên một nhánh nhỏ cách mặt đất hàng 7 mét.
"Nó là chiếc lá cuối cùng đấy," Johnsy tự nói khẻ.
"Ta đã nghĩ rằng nó hổng chừng rơi xuống trong đêm qua rồi. Ta đã nghe gió mạnh. Hôm nay thế nào nó cũng sẽ rơi và ta sẽ cùng nó ra đi.”
"Ồ, bạn thân ơi!"
Sue cuối gương mặt nhợt nhạt mệt mỏi xuống giường để nói khẻ vào tai Johnsy.
"Nghĩ đến tớ đây này nếu cậu không nghĩ đến bản thân cậu nữa. Bây giờ tớ phải làm gì đây cho cậu hả?"
Nhưng Johnsy đã không đáp trả.
Sáng hôm sau, khi trời hừng sáng, Johnsy yêu cầu mở tấm rèm cửa sổ ra ngay.
Chiếc lá trên thân dây leo ấy vẫn còn đấy.
Johnsy nằm yên lặng và ngắm nhìn nó thật chăm chú.
Và rồi nàng gọi Sue khi người bạn tốt của nàng đã đang nấu súp.
"Tớ quả là một cô gái tồi tệ," Johnsy tự trách mình.
"Có điều gì đó đã khiến chiếc lá ấy vẫn còn ở yên đấy để cho tớ biết tớ tệ biết đến dường nào. Thật là sai trái khi muốn chết đi. Giờ mang cho tớ một ít súp đi nào."
Khoảng một giờ sau, nàng nói tiếp,
"Hôm nào đó, tớ mong sẽ vẽ được bức tranh “Vịnh Naples."
Một chốc sau trong hôm ấy, vị bác sĩ trở lại và Sue trò chuyện với ông ta ngay tại hành lang.
"Hai cơ hội đều nhau," ông bác sĩ tuyên bố.
"Chăm sóc tốt, hai vị sẽ chiến thắng. Và giờ đây tôi phải đi chăm lo cho một ca khác nữa trong tòa nhà này. Tôi cho rằng tên bệnh nhân là Behrman, một loại nghệ sĩ. Bệnh sưng phổi nữa rồi. Ông ấy yếu đuối, già nua và ca này nghiêm trọng đấy. Chẳng có hy vọng gì nhưng ông ta nhập viện hôm nay để mong giảm bệnh.”


Ngày kế đó, bác sĩ bảo với Sue,
“Cô đã chinh phục được cơn bệnh đấy. Johnsy, bạn cô, vừa qua cơn hiểm nghèo. Cô thắng rồi, chất dinh dưỡng và việc chăm sóc chu đáo, thế thôi.”
Chiều tối hôm ấy, đến giường bệnh của Johnsy, Sue choàng cánh tay qua người bạn vừa khỏe mạnh.
"Tớ có chuyện này muốn kể cho cậu nghe này,"
Sue nói chậm rải từ tốn vừa đủ cho cô bạn nghe.
"Ông già Berhman vừa chết trong bệnh viện đấy. Ông ta bệnh có 2 ngày. Trong ngày đầu tiên, người ta tìm thấy ông ta tại phòng dưới lầu trong cơn đau đớn tuyệt vọng.
Đôi giày và quần áo đã hoàn toàn ướt sũng và đông đá. Thiên hạ không thể tượng tượng nỗi ông ta đã phải chịu đựng cái lạnh khủng khiếp của đêm hôm qua. Và người ta đã tìm thấy cái đèn lồng, còn cháy sáng.
Rồi người ta một cái thang trước đó được bị ai đó dời đi. Và các cây cọ, vài tuýt sơn dầu và một bản vẽ với hai màu xanh vàng được trộn lẩn trên ấy.
Nhìn ra ngoài cửa sổ xem nào, Johnsy, ngắm nhìn cái lá còn trên tường đó!
Bộ cậu đã không nhận ra rằng nó không bao giờ lay động khi gió thổi mạnh sao chứ?  
Ah, bạn thân của tớ này! Đó là tuyệt phẩm của ông già tội nghiệp Berhman. Ông ta đã vẽ nó trong đêm qua ngay sau khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống đấy!”
                                                                                            Sài Gòn 17-10-2014
                                                                                                                                   Lương Ngọc Thành

                                                                                                                  (Lược dịch truyện “The last leaf của O. Henry)

HẠNH PHÚC VÀ LÒNG BIẾT ƠN

                   

    Có một điều gì đó mà quý vị biết về tôi, điều có tính chất rất cá nhân. Và cũng có điều gì đó tôi cũng biết về mỗi người trong quý vị đây. Và đó chính là tâm điểm của những điều quan tâm của quý vị.
    Lại có một điều mà chúng ta biết về mọi người chúng ta sẽ gặp gở trên thế giới này, trên những con đường và khắp mọi nơi. Đó là sức bật chánh, động lực chủ yếu trong bất cứ điều gì mà họ làm và bất cứ điều gì mà họ theo đuổi. Và điều đó chính là, “Tất cả chúng ta đều muốn được hạnh phúc.”
Trong điều ước muốn này chúng ta cùng chung tay, chung sức chung lòng cùng với nhau. Chúng ta tưởng tượng hạnh phúc của chúng ta như thế nào đây? Cái của hạnh phúc của người này thì khác với cái hạnh phúc của người kia. Nhưng rỏ ràng là có rất nhiều điều chúng ta có chung với nhau. Đó là chúng ta đều muốn được hạnh phúc.
Nhưng bây giờ, đề tài diển thuyết của tôi là lòng biết ơn, biết tình, biết nghĩa.
Thế mối liên hệ giửa hạnh phúc và lòng biết ơn là như thế nào? Nhiều người hổng chừng nói ngay rằng, “Ôi! Cái chuyện đó thì rất dể hiểu thôi!”
Khi quý vị có hạnh phúc, quý vị biết ơn. Nhưng hảy suy nghĩ lại đi!
Có phải đúng là bất cứ ai có hạnh phúc đều cũng biết ơn không?
Chúng ta đều biết là có rất nhiều người, họ có mọi thứ. Họ có những thứ mà hổng chừng sẽ mang hạnh phúc đến cho họ. Nhưng họ lại không hạnh phúc. Bởi vì họ lại muốn những thứ khác hơn thế. Hoặc họ muốn có nhiều hơn nữa những thứ như vậy. Và tất cả chúng ta cũng biết rằng trên đời này có rất nhiều người bất hạnh, những nỗi bất hạnh mà chúng ta không bao giờ muốn có. Nhưng họ lại là những người hạnh phúc.
Họ phát tán ra hạnh phúc. Họ tạo ra hạnh phúc.
Quý vị có ngạc nhiên không? Tại sao vậy? Bởi vì họ biết ơn.
Thế nên không phải niềm hạnh phúc làm chúng ta biết ơn đâu mà chính là lòng biết ơn khiến chúng ta hạnh phúc đấy, kính thưa quý vị!
Nếu mà quý vị cứ nghĩ rằng chính hạnh phúc làm chúng ta biết ơn thì quý vị nên suy nghĩ lại đi!
Đúng là lòng biết ơn là cái làm cho quý vị hạnh phúc đấy. Giờ đây, chúng ta có thể tự hỏi,
“Chúng ta thật sự ý muốn nói gì với thuật ngữ “lòng biết ơn”?” và “lòng biết ơn” đó tác động như thế nào, tạo ra được điều gì?”
Tôi kêu gọi kinh nghiệm riêng của chính quý vị.
Chúng ta đều biết rằng kinh nghiệm tác động như thế nào đến chúng ta. Có điều gì chúng ta nhận thức được, nó có giá trị và điều đó thật sự được ban phát cho chúng ta. Hai điều này phải kết hợp lại với nhau. Nó phải là cái gì đó có giá trị và nó thật sự là một món quà. Quý vị đến nay chưa bao giờ mua được nó. Quý vị đến giờ này chưa hề thu nhận được nó. Quý vị đến lúc này chưa trao đổi điều gì, vật gì để có được nó. Đến giây phút này, quý vị cũng chưa làm bất cứ một điều gì cho nó cả.
Nó chỉ được giao đến cho quý vị thôi. Và khi mà hai điều này kết hợp lại với nhau, đối với cá nhân tôi, có gì đó thật sự giá trị. Và tôi nhận thức rằng nó được cho một cách tự do, free of charge, tự nguyện không tốn phí. Rồi thì lòng biết ơn trỗi lên một cách hòa điệu trong tim tôi, hạnh phúc do vậy cũng dấy lên trong tim tôi luôn nữa.
Đấy là cách mà niềm hạnh phúc đến với tôi. Bây giờ, cái điều mấu chốt ở chỗ là chúng ta không phải thỉnh thoảng mới trải nghiệm được điều này đâu. Chúng ta không có thể nào chỉ có mỗi những trải nghiệm về sự biết ơn thôi đâu. Chúng ta có thể là những người sống có biết ơn xâu, nặng nghĩa, nặng tình. Việc sống có ân tình là một chuyện. Nhưng làm thế nào để sống cho có tình, có nghĩa lại là một chuyện khác? Bởi việc trải nghiệm, bởi việc dần dần nhận thức rằng mỗi khoảnh khắc trong cuộc đời của chúng ta là mỗi khoảng khắc được giao cho, được ban cho. Và như chúng ta thường nói, “Nó là một món quà.”
Quý vị đến giờ này cũng chưa thu nhận được nó. Quý vị đến bây giờ cũng chưa mang nó đến với quý vị bất kể bằng cách nào.
Quý vị không có cách chi để bảo đảm rằng sẽ có một khoảnh khắc nào khác được ban cho qúy vị. Tuy nhiên, đó là điều giá trị nhất. Cái điều ấy có thể được ban cho chúng ta tính đến thời khắc này. Nó có tất cả những cơ hội mà nó chứa đựng trong chính nó.
   Nếu mà chúng ta không thể nào có được khoảnh khắc hiện tại này, chúng ta chắc cũng khó lòng nào mà có được bất kỳ cơ hội nào khác để làm bất cứ điều gì, trải nghiệm bất cứ chuyện gì khác được.
Và khoảng khắc này là một món quà. Nó là món quà được ban phát không cho chúng ta như chúng ta đã từng nghe nói lâu nay.
Giờ đây, chúng ta nói về món quà mà trong đó nó thật sự là cái cơ hội. Cái chuyện mà quý vị mang ơn là cơ hội chứ không phải là một điều gì khác, không phải như một vật gì khác được ban cho quý vị đâu. Bởi vì nếu “món quà ấy” mà có ở chổ nào khác, và quý vị đã không có cái cơ hội đó, để thưởng thức nó, để làm điều gì đó với nó, thì quý vị hổng chừng không biết ơn nó đâu!
 Cơ hội là món quà bên trong mỗi món quà. Và chúng ta đều có biết một thành ngữ và cũng thường nhắc nhở với nhau rằng,
“Cơ hội chỉ đến có một lần thôi!” Àh, quý vị suy nghĩ lại đi!
Mỗi một thời điểm là một cơ hội, mãi mãi, hoài hoài. Và nếu quý vị vuột mất cơ hội của thời điểm này, thì một cơ hội khác lại được ban cho qúy vị, vào một khoảnh khắc khác. Chúng ta có thể hoặc tự thân tận dụng nó hoặc giả là chúng ta bỏ nhỡ nó.
Và nếu chúng ta tận dụng được cái cơ hội này, nó chính là cái chìa khóa mở ra cánh cửa hạnh phúc. Chúng ta cầm giử cái chìa khóa chánh để mở cửa hạnh phúc ngay trong lòng bàn tay của chính chúng ta. Từng thời điểm một, chúng ta có thể biết ơn vì việc được ban cho cái món quà này.
    Có phải như vậy là chúng ta phải mang ơn mọi thứ không? Chắc chắn là không phải rồi? Chúng ta không biết ơn chiến tranh, bạo lực, sự chống đối, sự bóc lột. Ở mức độ cá nhân, chúng ta không thể mang ơn sự mất mát của một người bạn, sự bất nghĩa, lòng bội bạc hoặc việc tước đoạt. Tôi đã không nói rằng chúng ta biết ơn mọi thứ mà tôi đã nói rằng chúng ta biết ơn trong những khoảnh khắc được ban cho chúng ta, cho chúng ta một cơ hội. Và ngay cả khi chúng ta phải tìm cách đương đầu với cái điều gì đấy khó khăn khủng khiếp, chúng ta có thể vươn lên đến cơ hội này và tiếp xúc, gặp gỡ nó. Nó không tệ đến nỗi gì đâu!
Thật sự ra, khi quý vị ngắm nhìn nó và trải nghiệm nó, quý vị nhận ra nó mọi lúc.
Cái gì được giao cho chúng ta chính là cái cơ hội để thưởng thức. Và chúng ta lại hụt mất nó, bỏ nhỡ nó. Bởi vì chúng ta vồ vập, vội vả, đầu tắt, mặt tối và chúng ta phải bôn ba, chạy đôn chạy đáo để lo cho cuộc mưu sinh để có một đời sống tốt đẹp hơn trong suốt cuộc đời này. Và nhất là chúng ta không sắp sửa dừng lại để nhìn thấy cái cơ hội đó.
Nhưng thỉnh thoảng, có cái gì đó rất…rất khó được ban cho chúng ta. Và khi điều khó khăn này xảy ra với chúng ta, nó là một thách thức để vươn tới cơ hội ấy. Và chúng ta có thể vươn tới nó bởi việc học điều gì đó. Đôi khi chúng ta bị khá đớn đau đấy. Việc học tập lòng kiên nhẫn là một thí dụ.
Từ lâu nay chúng ta được dạy bảo rằng,
“Con đường tới hòa bình không phải là con đường để chạy nước rút. Nó khá giống với con đường để chạy marathon đấy.”
Việc chạy marathon chắn chắn là phải đòi hỏi lòng kiên nhẩn. Điều này thật là khó khăn. Nó có thể xuất hiện vì chính kiến của quý vị, xuất hiện vì đức tin của quý vị. Đó là một cơ hội được ban cho chúng ta để chúng ta học, để chịu đựng và để chống đỡ. Tất cả những cơ hội này được giao cho chúng ta. Nhưng chúng nó chỉ là những cơ hội mà thôi! Và những ai người mà tự thân tận dụng được chúng thì thường được chúng ta ngưỡng mộ, tôn trọng.
    Họ tạo ra điều gì đó mới mẻ tốt đẹp cho cuộc đời này. Và những ai, kẻ chịu thất bại, thường thường lại là người nắm bắt được một cơ hội khác. Đó là một trong những cái phong phú tuyệt vời của cuộc đời này.
Thế nên làm sao chúng ta có thể tìm ra một phương cách để giử chặt cơ hội này? Làm thế nào chúng ta có thể tìm ra một cách thức cho việc sống một cách có ơn, có nghĩa, để không phải chỉ thỉnh thoảng được hạnh phúc nhưng trong từng mỗi khoảnh khắc một cách biết ân tình, biết nghĩa vụ? Làm sao chúng ta có thể làm được điều này? Nó là một phương pháp đơn giản. Nó thật sự quá đơn giản đến nỗi nó đúng như là cái chuyện mà chúng ta đã được bố mẹ dạy bảo lúc còn trẻ con về việc băng qua đường vậy thôi. “Dừng lại. Nhìn. Bước qua.” Có vậy thôi!  Nhưng chúng ta thường dừng lại như thế nào? Chúng ta vội vả bôn ba, chạy đôn, chạy đáo suốt cả cuộc đời này. Chúng ta hoặc không biết, hoặc không chịu dừng lại. Chúng ta nhỡ cơ hội nhưng chúng ta không chịu dừng lại. Chúng ta phải dừng lại! Chúng ta phải yên lặng! Chúng ta phải xây dựng lên những bảng hiệu “Dừng lại”- “Stop” trong cuộc đời của chính chúng ta.
   Khi tôi sống ở Châu Phi vài năm trước đây và rồi tôi đã quay trở lại đấy, tôi chú ý đến nước sinh hoạt. Ở Châu phi, nơi tôi sống, tôi đã không có nước uống được. Mỗi khi tôi mở vòi nước ra, tôi đã bị choáng. Mỗi lần tôi bật công tác đèn lên, tôi đã rất biết ơn. Ánh sáng đã làm tôi rất vui, rất hạnh phúc. Nhưng sau một lúc, ánh sáng lịm tắc dần. Thế nên tôi dán lên một miếng sticker nhỏ lên cái công tắc đèn và trên cái vòi nước. Và rồi cứ mỗi khi tôi mở vòi lên, nước chảy! Thế thôi vậy…
      Tôi bỏ dỡ câu chuyện ở đó để quý vị tự tưởng tượng ra điều gì sẽ xảy ra.
Quý vị có thể nhận ra bất cứ điều gì cái điều mà tác động tốt nhất cho quý vị không? Tuy nhiên qúy vị cần những bảng hiệu stop trong cuộc đời của quý vị. Khi quý vị dừng lại, điều kế tiếp là ngắm nhìn. Quý vị nhìn ngắm. Quý vị mở hai mắt ra. Quý vị tận dụng tất cả ngũ giác để nhận ra cái sự phong phú tuyệt diệu vừa được giao cho, được ban cho quý vị. Không có sự kết thúc, không có dấu chấm hết.
 Và đó chính là tất cả những cái gì thuộc về cuộc đời này, thưởng thức, tận hưởng, những gì mà cuộc đời này ban tặng cho chúng ta.
    Rồi thì chúng ta cũng có thể mở lòng ra, những tấm lòng. Chúng ta cho những cơ hội. Bởi vì những cơ hội này có thể giúp những kẻ khác, để làm họ được hạnh phúc. Bởi vì không điều gì khiến chúng ta hạnh phúc hơn là khi tất cả mọi người chúng ta cùng được hạnh phúc. Và khi chúng ta mở tâm hồn ra tới những cơ hội, những cơ hội đấy mời chúng ta làm một điều gì đấy. Đó là điều thứ ba.
   Dừng lại, nhìn ngắm và rồi đi tới và thật sự làm một điều gì đi! Và cái gì chúng ta có thể làm là bất cứ điều gì mà cuộc đời này giao cho chúng ta trong cái khoảnh khắc hiện tại. Đa phần, nó là cơ hội để thưởng thức. Nhưng cũng có lúc, nó là điều gì đó khó khăn hơn thế nhiều.
    Nhưng bất kể nó là cái gì, nếu như chúng ta nắm bắt lấy cơ hội này, chúng ta tận dụng nó, chúng ta sáng tạo. Chúng ta là những người sáng tạo. Và cái dừng ngắn ngủi ấy, ngắm nhìn, tiếp tục, quả đúng là cái hột giống tốt. Cái hột giống tốt này có thể làm thay đổi cái thế giới này của chúng ta. Bởi vì chúng ta cần, chúng ta sống trong cái thời điểm hiện tại, trong trung tâm của một thay đổi về sự nhận thức. Và quý vị sẽ bị ngạc nhiên.
Tôi luôn ngạc nhiên khi tôi nghe biết bao nhiêu lần cụm từ “lòng biết ơn” và “sự tri ân” thể hiện ra. Mọi nơi, mọi lúc, ở đâu đó, qúy vị có thể nhận ra nó, một hảng hàng không có ân tình, một nhà hàng biết ơn nghĩa, một quán cà phê có tình nghĩa và một thứ rượu tình nghĩa. Đúng thế, thậm chí, tôi vừa đi liếc qua một loại giấy vệ sinh, cái hiệu của nó là “Cảm ơn”.
Có một làn sóng của lòng biết ơn bởi vì người ta đang trở nên ý thức hơn về tầm quan trọng về nó. Và ta ý thức được lòng biết ơn có thể thay đổi thế giới của chúng ta như thế nào.
   Nó có thể thay đổi thế giới của chúng ta theo những cách cực kỳ quan trọng. Bởi vì nếu quý vị biết ơn, quý vị không còn sợ, quý vị không bạo lực. Nếu quý vị biết ơn, quý vị thoát ra được cái cảm nhận đủ mà không phải là cái cảm nhận sợ hải. Và thế cho nên quý vị mong muốn chia xẻ. Nếu quý vị biết ơn, quý vị đang thưởng thức những cái khác biệt giửa những con người. Và quý vị kính trọng mọi người và điều này làm thay đổi cái quy luật “sức mạnh của kim tự tháp” mà chúng ta đang sống với nó. Nó không làm ra sự bình đẳng. Và bình đẳng là điều quan trọng. Tương lai của thế giới này sẽ là một mạng lưới chứ không phải là một kim tự tháp, không phải là cái kim tự tháp bị đảo lộn ngược đầu. Cuộc cách mạng cái mà tôi đang nói đến là một cuộc cách mạng không có bạo lực. Nó có tính cách mạng rất cao đến nỗi nó có thể thậm chí làm cách mạng từng mỗi quan điểm của một cuộc cách mạng. Bởi vì một cuộc cải cách bình thường là một cái nơi mà có một kim tự tháp mạnh mẻ xoay ngược đầu lại. Và những ai kẻ đã nằm ở dưới đáy thì nay được dời lên trên đỉnh và điều chính xác cũng cùng diển ra- ai đang ở trên đỉnh sẽ bị dời xuống đáy.
Cái điều chúng ta cần là một mạng lưới của những nhóm nhỏ hơn. Trong những nhóm nhỏ  ấy, người ta hiểu biết lẩn nhau. Và đó là một thế giới có ân tình.
   Một thế giới tình nghĩa là một thế giới dành cho những người vui vẻ. Người biết ơn là người vui vẻ và càng có nhiều người vui vẻ, chúng ta càng có một thế giới vui vẻ. Chúng ta có một mạng lưới của những sinh vật biết ân tình. Và nó vừa nở rộ lên đấy. Chúng ta không thể hiểu được tại sao nó vừa mọc lên. Chúng ta có một cơ hội cho con người để thắp sáng lên một cây nến khi mà chúng ta mang ơn cái thứ gì đấy. Và đến nay, có đến 15 triệu ngọn nến sáng lung linh trong một thập niên. Người ta hiện đang nhận biết rằng một thế giới biết ân nghĩa là một thế giới hạnh phúc. Và chúng ta tất cả đều có cái cơ hội ấy bởi một cái dừng lại đơn giản, nhìn, tiến tới để thay đổi cái thế giới này, để biến nó thành một nơi hạnh phúc.
  Và đó là điều mà tôi hy vọng cho chúng ta. Và nếu như nó vừa mới góp một chút ít gì vào việc khiến cho quý vị muốn làm điều tương tự, vậy thì, “Dừng lại, nhìn, tiến tới đi!”                           
                                                                              Sydney, Sep 4, 2014
                                                                               Lương Ngọc Thành

                                               (Lược dịch theo bài diển văn của David Steindl-Rast)