Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

HẠNH PHÚC VÀ LÒNG BIẾT ƠN

                   

    Có một điều gì đó mà quý vị biết về tôi, điều có tính chất rất cá nhân. Và cũng có điều gì đó tôi cũng biết về mỗi người trong quý vị đây. Và đó chính là tâm điểm của những điều quan tâm của quý vị.
    Lại có một điều mà chúng ta biết về mọi người chúng ta sẽ gặp gở trên thế giới này, trên những con đường và khắp mọi nơi. Đó là sức bật chánh, động lực chủ yếu trong bất cứ điều gì mà họ làm và bất cứ điều gì mà họ theo đuổi. Và điều đó chính là, “Tất cả chúng ta đều muốn được hạnh phúc.”
Trong điều ước muốn này chúng ta cùng chung tay, chung sức chung lòng cùng với nhau. Chúng ta tưởng tượng hạnh phúc của chúng ta như thế nào đây? Cái của hạnh phúc của người này thì khác với cái hạnh phúc của người kia. Nhưng rỏ ràng là có rất nhiều điều chúng ta có chung với nhau. Đó là chúng ta đều muốn được hạnh phúc.
Nhưng bây giờ, đề tài diển thuyết của tôi là lòng biết ơn, biết tình, biết nghĩa.
Thế mối liên hệ giửa hạnh phúc và lòng biết ơn là như thế nào? Nhiều người hổng chừng nói ngay rằng, “Ôi! Cái chuyện đó thì rất dể hiểu thôi!”
Khi quý vị có hạnh phúc, quý vị biết ơn. Nhưng hảy suy nghĩ lại đi!
Có phải đúng là bất cứ ai có hạnh phúc đều cũng biết ơn không?
Chúng ta đều biết là có rất nhiều người, họ có mọi thứ. Họ có những thứ mà hổng chừng sẽ mang hạnh phúc đến cho họ. Nhưng họ lại không hạnh phúc. Bởi vì họ lại muốn những thứ khác hơn thế. Hoặc họ muốn có nhiều hơn nữa những thứ như vậy. Và tất cả chúng ta cũng biết rằng trên đời này có rất nhiều người bất hạnh, những nỗi bất hạnh mà chúng ta không bao giờ muốn có. Nhưng họ lại là những người hạnh phúc.
Họ phát tán ra hạnh phúc. Họ tạo ra hạnh phúc.
Quý vị có ngạc nhiên không? Tại sao vậy? Bởi vì họ biết ơn.
Thế nên không phải niềm hạnh phúc làm chúng ta biết ơn đâu mà chính là lòng biết ơn khiến chúng ta hạnh phúc đấy, kính thưa quý vị!
Nếu mà quý vị cứ nghĩ rằng chính hạnh phúc làm chúng ta biết ơn thì quý vị nên suy nghĩ lại đi!
Đúng là lòng biết ơn là cái làm cho quý vị hạnh phúc đấy. Giờ đây, chúng ta có thể tự hỏi,
“Chúng ta thật sự ý muốn nói gì với thuật ngữ “lòng biết ơn”?” và “lòng biết ơn” đó tác động như thế nào, tạo ra được điều gì?”
Tôi kêu gọi kinh nghiệm riêng của chính quý vị.
Chúng ta đều biết rằng kinh nghiệm tác động như thế nào đến chúng ta. Có điều gì chúng ta nhận thức được, nó có giá trị và điều đó thật sự được ban phát cho chúng ta. Hai điều này phải kết hợp lại với nhau. Nó phải là cái gì đó có giá trị và nó thật sự là một món quà. Quý vị đến nay chưa bao giờ mua được nó. Quý vị đến giờ này chưa hề thu nhận được nó. Quý vị đến lúc này chưa trao đổi điều gì, vật gì để có được nó. Đến giây phút này, quý vị cũng chưa làm bất cứ một điều gì cho nó cả.
Nó chỉ được giao đến cho quý vị thôi. Và khi mà hai điều này kết hợp lại với nhau, đối với cá nhân tôi, có gì đó thật sự giá trị. Và tôi nhận thức rằng nó được cho một cách tự do, free of charge, tự nguyện không tốn phí. Rồi thì lòng biết ơn trỗi lên một cách hòa điệu trong tim tôi, hạnh phúc do vậy cũng dấy lên trong tim tôi luôn nữa.
Đấy là cách mà niềm hạnh phúc đến với tôi. Bây giờ, cái điều mấu chốt ở chỗ là chúng ta không phải thỉnh thoảng mới trải nghiệm được điều này đâu. Chúng ta không có thể nào chỉ có mỗi những trải nghiệm về sự biết ơn thôi đâu. Chúng ta có thể là những người sống có biết ơn xâu, nặng nghĩa, nặng tình. Việc sống có ân tình là một chuyện. Nhưng làm thế nào để sống cho có tình, có nghĩa lại là một chuyện khác? Bởi việc trải nghiệm, bởi việc dần dần nhận thức rằng mỗi khoảnh khắc trong cuộc đời của chúng ta là mỗi khoảng khắc được giao cho, được ban cho. Và như chúng ta thường nói, “Nó là một món quà.”
Quý vị đến giờ này cũng chưa thu nhận được nó. Quý vị đến bây giờ cũng chưa mang nó đến với quý vị bất kể bằng cách nào.
Quý vị không có cách chi để bảo đảm rằng sẽ có một khoảnh khắc nào khác được ban cho qúy vị. Tuy nhiên, đó là điều giá trị nhất. Cái điều ấy có thể được ban cho chúng ta tính đến thời khắc này. Nó có tất cả những cơ hội mà nó chứa đựng trong chính nó.
   Nếu mà chúng ta không thể nào có được khoảnh khắc hiện tại này, chúng ta chắc cũng khó lòng nào mà có được bất kỳ cơ hội nào khác để làm bất cứ điều gì, trải nghiệm bất cứ chuyện gì khác được.
Và khoảng khắc này là một món quà. Nó là món quà được ban phát không cho chúng ta như chúng ta đã từng nghe nói lâu nay.
Giờ đây, chúng ta nói về món quà mà trong đó nó thật sự là cái cơ hội. Cái chuyện mà quý vị mang ơn là cơ hội chứ không phải là một điều gì khác, không phải như một vật gì khác được ban cho quý vị đâu. Bởi vì nếu “món quà ấy” mà có ở chổ nào khác, và quý vị đã không có cái cơ hội đó, để thưởng thức nó, để làm điều gì đó với nó, thì quý vị hổng chừng không biết ơn nó đâu!
 Cơ hội là món quà bên trong mỗi món quà. Và chúng ta đều có biết một thành ngữ và cũng thường nhắc nhở với nhau rằng,
“Cơ hội chỉ đến có một lần thôi!” Àh, quý vị suy nghĩ lại đi!
Mỗi một thời điểm là một cơ hội, mãi mãi, hoài hoài. Và nếu quý vị vuột mất cơ hội của thời điểm này, thì một cơ hội khác lại được ban cho qúy vị, vào một khoảnh khắc khác. Chúng ta có thể hoặc tự thân tận dụng nó hoặc giả là chúng ta bỏ nhỡ nó.
Và nếu chúng ta tận dụng được cái cơ hội này, nó chính là cái chìa khóa mở ra cánh cửa hạnh phúc. Chúng ta cầm giử cái chìa khóa chánh để mở cửa hạnh phúc ngay trong lòng bàn tay của chính chúng ta. Từng thời điểm một, chúng ta có thể biết ơn vì việc được ban cho cái món quà này.
    Có phải như vậy là chúng ta phải mang ơn mọi thứ không? Chắc chắn là không phải rồi? Chúng ta không biết ơn chiến tranh, bạo lực, sự chống đối, sự bóc lột. Ở mức độ cá nhân, chúng ta không thể mang ơn sự mất mát của một người bạn, sự bất nghĩa, lòng bội bạc hoặc việc tước đoạt. Tôi đã không nói rằng chúng ta biết ơn mọi thứ mà tôi đã nói rằng chúng ta biết ơn trong những khoảnh khắc được ban cho chúng ta, cho chúng ta một cơ hội. Và ngay cả khi chúng ta phải tìm cách đương đầu với cái điều gì đấy khó khăn khủng khiếp, chúng ta có thể vươn lên đến cơ hội này và tiếp xúc, gặp gỡ nó. Nó không tệ đến nỗi gì đâu!
Thật sự ra, khi quý vị ngắm nhìn nó và trải nghiệm nó, quý vị nhận ra nó mọi lúc.
Cái gì được giao cho chúng ta chính là cái cơ hội để thưởng thức. Và chúng ta lại hụt mất nó, bỏ nhỡ nó. Bởi vì chúng ta vồ vập, vội vả, đầu tắt, mặt tối và chúng ta phải bôn ba, chạy đôn chạy đáo để lo cho cuộc mưu sinh để có một đời sống tốt đẹp hơn trong suốt cuộc đời này. Và nhất là chúng ta không sắp sửa dừng lại để nhìn thấy cái cơ hội đó.
Nhưng thỉnh thoảng, có cái gì đó rất…rất khó được ban cho chúng ta. Và khi điều khó khăn này xảy ra với chúng ta, nó là một thách thức để vươn tới cơ hội ấy. Và chúng ta có thể vươn tới nó bởi việc học điều gì đó. Đôi khi chúng ta bị khá đớn đau đấy. Việc học tập lòng kiên nhẫn là một thí dụ.
Từ lâu nay chúng ta được dạy bảo rằng,
“Con đường tới hòa bình không phải là con đường để chạy nước rút. Nó khá giống với con đường để chạy marathon đấy.”
Việc chạy marathon chắn chắn là phải đòi hỏi lòng kiên nhẩn. Điều này thật là khó khăn. Nó có thể xuất hiện vì chính kiến của quý vị, xuất hiện vì đức tin của quý vị. Đó là một cơ hội được ban cho chúng ta để chúng ta học, để chịu đựng và để chống đỡ. Tất cả những cơ hội này được giao cho chúng ta. Nhưng chúng nó chỉ là những cơ hội mà thôi! Và những ai người mà tự thân tận dụng được chúng thì thường được chúng ta ngưỡng mộ, tôn trọng.
    Họ tạo ra điều gì đó mới mẻ tốt đẹp cho cuộc đời này. Và những ai, kẻ chịu thất bại, thường thường lại là người nắm bắt được một cơ hội khác. Đó là một trong những cái phong phú tuyệt vời của cuộc đời này.
Thế nên làm sao chúng ta có thể tìm ra một phương cách để giử chặt cơ hội này? Làm thế nào chúng ta có thể tìm ra một cách thức cho việc sống một cách có ơn, có nghĩa, để không phải chỉ thỉnh thoảng được hạnh phúc nhưng trong từng mỗi khoảnh khắc một cách biết ân tình, biết nghĩa vụ? Làm sao chúng ta có thể làm được điều này? Nó là một phương pháp đơn giản. Nó thật sự quá đơn giản đến nỗi nó đúng như là cái chuyện mà chúng ta đã được bố mẹ dạy bảo lúc còn trẻ con về việc băng qua đường vậy thôi. “Dừng lại. Nhìn. Bước qua.” Có vậy thôi!  Nhưng chúng ta thường dừng lại như thế nào? Chúng ta vội vả bôn ba, chạy đôn, chạy đáo suốt cả cuộc đời này. Chúng ta hoặc không biết, hoặc không chịu dừng lại. Chúng ta nhỡ cơ hội nhưng chúng ta không chịu dừng lại. Chúng ta phải dừng lại! Chúng ta phải yên lặng! Chúng ta phải xây dựng lên những bảng hiệu “Dừng lại”- “Stop” trong cuộc đời của chính chúng ta.
   Khi tôi sống ở Châu Phi vài năm trước đây và rồi tôi đã quay trở lại đấy, tôi chú ý đến nước sinh hoạt. Ở Châu phi, nơi tôi sống, tôi đã không có nước uống được. Mỗi khi tôi mở vòi nước ra, tôi đã bị choáng. Mỗi lần tôi bật công tác đèn lên, tôi đã rất biết ơn. Ánh sáng đã làm tôi rất vui, rất hạnh phúc. Nhưng sau một lúc, ánh sáng lịm tắc dần. Thế nên tôi dán lên một miếng sticker nhỏ lên cái công tắc đèn và trên cái vòi nước. Và rồi cứ mỗi khi tôi mở vòi lên, nước chảy! Thế thôi vậy…
      Tôi bỏ dỡ câu chuyện ở đó để quý vị tự tưởng tượng ra điều gì sẽ xảy ra.
Quý vị có thể nhận ra bất cứ điều gì cái điều mà tác động tốt nhất cho quý vị không? Tuy nhiên qúy vị cần những bảng hiệu stop trong cuộc đời của quý vị. Khi quý vị dừng lại, điều kế tiếp là ngắm nhìn. Quý vị nhìn ngắm. Quý vị mở hai mắt ra. Quý vị tận dụng tất cả ngũ giác để nhận ra cái sự phong phú tuyệt diệu vừa được giao cho, được ban cho quý vị. Không có sự kết thúc, không có dấu chấm hết.
 Và đó chính là tất cả những cái gì thuộc về cuộc đời này, thưởng thức, tận hưởng, những gì mà cuộc đời này ban tặng cho chúng ta.
    Rồi thì chúng ta cũng có thể mở lòng ra, những tấm lòng. Chúng ta cho những cơ hội. Bởi vì những cơ hội này có thể giúp những kẻ khác, để làm họ được hạnh phúc. Bởi vì không điều gì khiến chúng ta hạnh phúc hơn là khi tất cả mọi người chúng ta cùng được hạnh phúc. Và khi chúng ta mở tâm hồn ra tới những cơ hội, những cơ hội đấy mời chúng ta làm một điều gì đấy. Đó là điều thứ ba.
   Dừng lại, nhìn ngắm và rồi đi tới và thật sự làm một điều gì đi! Và cái gì chúng ta có thể làm là bất cứ điều gì mà cuộc đời này giao cho chúng ta trong cái khoảnh khắc hiện tại. Đa phần, nó là cơ hội để thưởng thức. Nhưng cũng có lúc, nó là điều gì đó khó khăn hơn thế nhiều.
    Nhưng bất kể nó là cái gì, nếu như chúng ta nắm bắt lấy cơ hội này, chúng ta tận dụng nó, chúng ta sáng tạo. Chúng ta là những người sáng tạo. Và cái dừng ngắn ngủi ấy, ngắm nhìn, tiếp tục, quả đúng là cái hột giống tốt. Cái hột giống tốt này có thể làm thay đổi cái thế giới này của chúng ta. Bởi vì chúng ta cần, chúng ta sống trong cái thời điểm hiện tại, trong trung tâm của một thay đổi về sự nhận thức. Và quý vị sẽ bị ngạc nhiên.
Tôi luôn ngạc nhiên khi tôi nghe biết bao nhiêu lần cụm từ “lòng biết ơn” và “sự tri ân” thể hiện ra. Mọi nơi, mọi lúc, ở đâu đó, qúy vị có thể nhận ra nó, một hảng hàng không có ân tình, một nhà hàng biết ơn nghĩa, một quán cà phê có tình nghĩa và một thứ rượu tình nghĩa. Đúng thế, thậm chí, tôi vừa đi liếc qua một loại giấy vệ sinh, cái hiệu của nó là “Cảm ơn”.
Có một làn sóng của lòng biết ơn bởi vì người ta đang trở nên ý thức hơn về tầm quan trọng về nó. Và ta ý thức được lòng biết ơn có thể thay đổi thế giới của chúng ta như thế nào.
   Nó có thể thay đổi thế giới của chúng ta theo những cách cực kỳ quan trọng. Bởi vì nếu quý vị biết ơn, quý vị không còn sợ, quý vị không bạo lực. Nếu quý vị biết ơn, quý vị thoát ra được cái cảm nhận đủ mà không phải là cái cảm nhận sợ hải. Và thế cho nên quý vị mong muốn chia xẻ. Nếu quý vị biết ơn, quý vị đang thưởng thức những cái khác biệt giửa những con người. Và quý vị kính trọng mọi người và điều này làm thay đổi cái quy luật “sức mạnh của kim tự tháp” mà chúng ta đang sống với nó. Nó không làm ra sự bình đẳng. Và bình đẳng là điều quan trọng. Tương lai của thế giới này sẽ là một mạng lưới chứ không phải là một kim tự tháp, không phải là cái kim tự tháp bị đảo lộn ngược đầu. Cuộc cách mạng cái mà tôi đang nói đến là một cuộc cách mạng không có bạo lực. Nó có tính cách mạng rất cao đến nỗi nó có thể thậm chí làm cách mạng từng mỗi quan điểm của một cuộc cách mạng. Bởi vì một cuộc cải cách bình thường là một cái nơi mà có một kim tự tháp mạnh mẻ xoay ngược đầu lại. Và những ai kẻ đã nằm ở dưới đáy thì nay được dời lên trên đỉnh và điều chính xác cũng cùng diển ra- ai đang ở trên đỉnh sẽ bị dời xuống đáy.
Cái điều chúng ta cần là một mạng lưới của những nhóm nhỏ hơn. Trong những nhóm nhỏ  ấy, người ta hiểu biết lẩn nhau. Và đó là một thế giới có ân tình.
   Một thế giới tình nghĩa là một thế giới dành cho những người vui vẻ. Người biết ơn là người vui vẻ và càng có nhiều người vui vẻ, chúng ta càng có một thế giới vui vẻ. Chúng ta có một mạng lưới của những sinh vật biết ân tình. Và nó vừa nở rộ lên đấy. Chúng ta không thể hiểu được tại sao nó vừa mọc lên. Chúng ta có một cơ hội cho con người để thắp sáng lên một cây nến khi mà chúng ta mang ơn cái thứ gì đấy. Và đến nay, có đến 15 triệu ngọn nến sáng lung linh trong một thập niên. Người ta hiện đang nhận biết rằng một thế giới biết ân nghĩa là một thế giới hạnh phúc. Và chúng ta tất cả đều có cái cơ hội ấy bởi một cái dừng lại đơn giản, nhìn, tiến tới để thay đổi cái thế giới này, để biến nó thành một nơi hạnh phúc.
  Và đó là điều mà tôi hy vọng cho chúng ta. Và nếu như nó vừa mới góp một chút ít gì vào việc khiến cho quý vị muốn làm điều tương tự, vậy thì, “Dừng lại, nhìn, tiến tới đi!”                           
                                                                              Sydney, Sep 4, 2014
                                                                               Lương Ngọc Thành

                                               (Lược dịch theo bài diển văn của David Steindl-Rast)     

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét