Ba Năm chọn một bộ sơ mi mới và đẹp nhất.
Chiếc cravat cùng gam màu làm ông có vẻ trang trọng hơn. Tôi đánh sơ lại đôi giày
da mà ba tôi thỉnh thoảng mới mang. Ông đứng ngắm mình ít phút trước tấm kính.
Nắn chỉnh lại cái cravat, xoay xoay cái nút măngsết, ba tôi ra hiệu cho tôi dắt
xe đạp ra cửa.
Như mọi ngày, mọi người trên đường đều hối
hả, trừ tôi ra. Tôi muốn đường đến nhà cô Hằng dài hơn ra để tôi lấy lại bình tỉnh,
để tôi tìm ra câu gì hay để nói họăc ý hay để viện dẩn, trả lời. Ba tôi không nói
gì. Tôi cũng chẳng có gì để nói. Lâu rồi có một lần trước đây, ba tôi đã tự phải
đối mặt với ông chủ tiệm- ba của cô gái, người đã nằm trên giường với ông. Nay
ba tôi đối mặt với bà mẹ của cô gái trẻ- người nằm chung giường với tôi. Tôi
nay có một người cha. Trước đây ba tôi có một thân một mình. Tôi thấy thương ba
Năm hơn, tôi thấy yên tâm hơn. Và rồi chúng tôi cũng đã đến trước cửa nhà của cô
Hằng.
Người gíup việc mở cửa và mời chúng tôi vào
trong nhà. Ba tôi đường bệ bước lên bậc tam cấp và đủng đỉnh ngồi xuống cái ghế
salon bọc da đen tuyền, bóng loáng. Tôi ước phải chi mình được hiên ngang tự
tin như vậy. Ba Năm ra hiệu cho tôi ngồi xuống. Ông nhìn quanh căn phòng khách.
Khi mắt ông dỏi nhìn kỹ lưỡng tấm ảnh bán thân treo trên tường, tôi nói vừa đủ
cho ông nghe:
“Đó là ảnh
của mẹ cô Hằng đó ba.”
Ba tôi không trả lời nhưng đứng
bật lên, tiến đến gần, rất gần tấm hình. Ông ta nghiên đầu nhìn ngắm khi tôi
nghe có tiếng tằng hắng của người giúp việc.
“Mời ông và
cậu dùng nước ạ.”
Tôi cám ơn bà giúp việc trong
lúc ba tôi cứ đứng yên bất động. Ông như đang bị thôi miên. Gương mặt của ba
tôi như bị méo đi chút ít. May thay vừa
có tiếng nói thanh tao trịnh
trọng của mẹ cô Hằng vang lên:
“Chào ông
Năm!”
Ba tôi hơi giật mình, quay người
lại, run giọng hỏi:
“Thuý Liễu
phải không?”
“Anh Hùng!”
Giống như một pha lâm ly trong
một vỡ bi kịch nào đó, hai người tiến đến gần, nắm tay nhau. Bất ngờ bà Liễu ôm
chầm lấy ba tôi, khóc nức nở. Ba Năm xoa nhẹ trên lưng bà Liễu, nghiên đầu tóc
muối tiêu lên mái tóc uốn dợn chải chuốt óng mượt của bà. Tôi đứng nhìn họ mà ngẩn
ngơ. Họ đứng ôm nhau không bao lâu bổng bà Liễu hỏi ba tôi:
“Thằng Thành
là con của anh hả?”
“Tôi nhận nuôi
nó mấy năm nay. Còn con Hằng là…?”
Ba tôi khoát tay ra hiệu cho
tôi ra ngoài. Tôi còn nghe thấy tiếng của bà Liễu vừa khóc vừa giải thích với
ba tôi:
“Em đã bị ông
Tân dụ dỗ, tấn công. Em đâu có ngờ đó là con của ổng đâu. Đừng hiểu lầm em. Em
đã không biết tìm anh ở đâu. Bao nhiêu năm nay, em khổ lắm.”
Ông đỡ bà ngồi xuống salon và
ngồi sát ngay bên cạnh người đàn bà đã âm thầm chịu đựng nhiều đắng cay, đau
khỗ ấy. Vuốt tóc bà, ba tôi nhìn thẳng vào mắt bà Liễu hỏi rất thẳng thắn, ngắn
gọn:
“Có chuyện gì
vậy? Ông Tân bỏ mẹ con em hồi nào. Hắn đối xử với em thế nào?”
Bà Liễu quẹt nước mắt,
“Ổng bỏ mẹ con
em 15 năm nay rồi, không hề thăm nom thằng út. Em đã rước ba má em lên này sống
được vài năm rồi ông bà lần lượt bỏ em ra đi.”
Ba Năm đặt nhẹ tay lên vai
đang rung lên vì những lần nấc nghẹn,
“Thôi được rồi. Chuyện gì xảy ra với hai đứa nhỏ vậy?”
Bà Thuý Liễu hơi mất tự tin:
“Hằng kể với em là vì nó thấy cậu Thành say quá nên đã
liều đưa vô phòng. Hai đứa ngủ chung trên giường. Em không biết chắc chuyện gì
nữa. Em lo quá nên mới biểu Thành kêu ông già lại cho em nói chuyện.”
Ba Năm nhìn thẳng vào mắt của
người đã từng suýt nữa làm thay đổi cuộc đời của ông một cách rất kịch tính.
“Tôi tin thằng con tôi. Nó lành tính lành nết. Nếu tụi
nó thương nhau thì mình tính tới. Còn chuyện dĩ lỡ như vậy là tại cả hai đứa
nó. May là không có chuyện gì bậy bạ. Không có ai bên ngoài hay biết gì hết.
Tuần sau nó có quyết định tốt nghiệp. Hai cha con tôi bây giờ quay ra lo cho
đứa con gái, mới mười sáu tuổi.”
Tôi thẹn thùng vào chào bà Liễu để về trước
vì ba tôi nhận lời đi ăn trưa với gia đình của cô Hằng. Tôi biết Long Vân rất
giận tôi nhưng tôi vừa có một dịp tốt.
Tôi ghé chợ mua thêm ít rau cải
và chạy nhanh về để nấu cơm. Tôi chờ em tôi như mẹ chờ cô con gái nhỏ đi học về.
Quá giờ cơm rất lâu rồi mà em tôi cũng chưa thấy về.
Tôi phóng xe thật nhanh đến trường em khi có
một số học sinh đang đến học buổi chiều. Tôi chạy đến nhà cô Hằng và nghe nói rằng
cả nhà đi chưa về. Tôi mất thần hồn, hoang mang hoảng sợ khi về đến nhà cũng không
thấy Vân đâu. Chưa bao giờ em tôi đi đâu mà không xin phép ba Năm cả. Chưa bao
giờ em la cà chơi với ai sau giờ học tại trường cả. Bối rối quá tôi nhờ một vài
thanh niên trong hẻm chạy đi tìm. Tôi nhớ ra chuyện bắt cóc hay dụ dổ gái vị thành
niên. Tôi nghĩ đến việc Long Vân bỏ nhà không về nữa. Tôi lại mong sao em theo
một bạn học thân thiết trong lớp về nhà chơi cho đến chiều mới về. Tôi tự trách
mình đã không phân trần với em để khiến em phải oán giận tôi, khiến em muốn ruồng
bỏ gia đình. Nếu có chuyện gì xấu xảy ra với em, chắc tôi phải ân hận suốt đời.
Ba tôi chắc không bao giờ tha thứ cho tôi.
Các thầy cô giáo dạy Vân sáng hôm đó đều
cho biết em có đi học như bình thường. Người bạn học ngồi kế em kể rằng Vân có
vẻ quá buồn và cho biết rằng Vân không muốn đi học nữa. Tôi viết tờ tường trình
tại đồn công an phường và trả lời các câu hỏi, các nghi vấn của họ. Ba Năm tôi
thẩn thờ như kẻ mất hồn. Bà Liễu dắt ba cô con gái đến thăm và an ủi ba Năm tôi.
Những người hàng xóm thân thiết đều đến hỏi han chúng tôi. Không ai biết rỏ
nguyên nhân xâu xa của sự tình này trừ Bà Liễu, cô Hằng, ba Năm và tôi.
Tối hôm đó chúng tôi không có ai ngủ vì không
có tin gì về Long Vân cả. Công an phường có điện khắp thành phố và cử người đi
thám thính các khu vực họ nghi ngờ. Tôi không dám nhìn mặt ba tôi. Hằng chỉ lén
nhìn tôi ái ngại. Đời có khi là một chuổi dữ kiện không có ai lừơng trước được
hay tránh né được. Tôi tự trách mình.Tôi dặn lòng rằng tôi sẽ không bao giờ mất
tự chủ thêm một lần nào nữa, sẽ không bao giờ uống rượu bia thêm một lần nào
nữa.
Đến lúc hừng sáng bà Liễu sắp chào về thì cũng
là lúc Long Vân lững thững bước vô nhà. Rất phờ phạt, hốc hác, em loạng choạng ôm
vồ lấy ba tôi khóc ngất lên. Ba Năm và bà Liễu dìu em vô buồng trong khi tôi đứng
bất động như bị trời trồng giửa nhà. Tôi không biết phải làm gì nói gì. Tôi không
còn biết tôi là ai nữa. Tôi không tin vào mắt tôi cái gì tôi vừa nhìn thấy, vào
tai tôi điều gì tôi nghe thấy. Tiếng khóc, tiếng xuýt xoa của bà Liễu có thể giúp
tôi hiểu một phần nào chuyện xảy ra với Long Vân- một con chim quý nhất trong vườn
thượng uyển mà ông Vua- ba Năm tôi- không muốn đánh đổi với bất cứ một thứ quý
báu nào trên thế gian này. Từ ngày gặp tôi trên Bảo Lộc ba năm trước đến nay,
ba Năm chỉ muốn một điều: Long Vân được tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn, an toàn hơn.
Với ba Năm, em Vân là tất cả. Tôi là người con nuôi mà ba Năm muốn làm anh của
Vân, thương yêu bảo vệ Vân. Tôi, thằng thanh niên mất tự chủ một buổi tối, đã
khiến em Vân lâm vào cớ sự này.
“Con bé bị
làm nhục rồi.”
Ba Năm nói nhỏ với tôi với
hai hàm răng nghiến lại, hai nắm tai như muốn bóp vỡ trái tim tươi sống của từng
thằng khốn nạn đó.
Tôi thấy trời tối sầm lại. Tôi
thấy run rẩy như đang đứng trước vành móng ngựa khi nghe một án chung thân. Tôi
muốn thét la lên thật lớn. Cuối cùng, tôi chỉ thốt lên hai tiếng:
“Trời
ơi!”
(còn tiếp)