Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

NGƯỜI CHA NUÔI- 10

                         
                            
      Khi mời tôi dự sinh nhật, cô Hằng đồng thời mời tôi đi dự tiệc khánh thành cái shop đồ lưu niệm của mẹ cô ta. Ba Năm của tôi không có ý kiến gì nhưng với Long Vân thì ngược lại.
      Thấy cô Hằng tươi cười đến và tấm thiệp nhỏ tôi cầm trên tay khi tôi tiển cô ta về, Long Vân thừa hiểu có việc gì sắp xảy đến rồi. Nàng lộ vẻ buồn bả và không muốn nhìn thẳng vào mặt tôi. Tôi bổng trở thành kẻ dại khờ không biết làm sao để hoặc chối từ không đi tiệc sinh nhật hoặc làm cho cô em tôi không phải giận dỗi. Từ rất lâu nay, tôi đọc được sự ganh tị trong ánh mắt của Vân. Giờ đây, Long Vân lộ rỏ một báo động rằng nàng không muốn tôi thân thiết, tiếp xúc trò chuyện với bất cứ một phụ nữ nào trừ nàng ra. Tôi hoang mang lo sợ. Tôi đang có cái mà nhiều người thèm muốn, cho nên tôi phải cố mà gìn giữ nó. Tôi lâu nay luôn lo sợ sự mất mát dẩu cho là điều rất nhỏ nhặt, vì tôi vốn đã mất mát những thứ quá lớn lao rồi còn gì. 
     Tôi thật không có chuẩn bị tinh thần cho cái loại tiệc tùng, với những lời chúc tụng, nâng ly, khen tặng như thế. Tôi chưa hề biết chén trà chén rượu với ai. Tôi ngại ngùng lạc lỏng trong các đám tiệc. Hồi tháng rồi trong một sinh nhật của cô em kế của Hằng, Thuý Nga, cô ấy và Hằng mời tôi hai ly Champagne. Nể tình tôi đã uống cạn và phải ngồi nghỉ lại khá sau tôi mới có thể đạp xe về. Hằng phải xoa trán cho tôi, xức dầu trên cổ cho tôi trong khi mẹ và các em nàng kéo nhau lên lầu để cho hai đứa tôi riêng tư. Cô ta chăm sóc tôi như thể một người vợ trẻ lo cho ông chồng hiền lần đầu tiên say rượu. Cô đã thật tự nhiên với tôi như một cô em ruột lo cho ông anh bị quá chén khi trong nhà không còn có ai. Cô ta lau mặt, cởi áo sơ mi của tôi một cách tự nhiên như cách cô ta thừơng làm khi tắm cho đứa em út hay thay đồ cho các em trong nhà. Nàng đã làm tôi tin rằng mọi thứ đều có thể xảy ra.
   Vốn dĩ không có cha, Hằng phải giúp mẹ chăm sóc các em của nàng. Hằng hơn tôi rất nhiều thứ. Mẹ và các em chung quanh nàng như một hàng rào đẹp đẻ làm tăng cái duyên dáng độc đáo của ngôi biệt thự- Thuý Hằng. Mẹ và em nàng làm cái chổ dựa lưng khi nàng mệt mỏi, buồn bả. Nàng nhắm đến cái đích gia đình như một thợ săn biết mình làm gì khi đi săn. Gia đình nàng là một ngọn núi, đám mây, một cánh rừng to lớn che cản các cơn bảo táp, nắng gió. Là một cô giáo dạy giỏi trong một trường trung học có tiếng ở Sài Gòn, cô ta hơn tôi ở nhiều khía cạnh cá nhân. Hoàn cảnh của nàng tạo cho nàng lòng tự tin, tính dạn dĩ, cái thu hút của nàng là cái hiểu biết chuyện người lớn. Cái cảm giác được chăm sóc, được gần gủi đụng chạm da thịt đó thật rất ý nghĩa với cả nàng và tôi- người chăm sóc, kẻ được chăm sóc.
     Long Vân thì khác xa so với Hằng. Em rụt rè, ngại ngùng như một cô gái mới quen tôi. Em như một mầm xanh mới trong cánh rừng nhiệt đới với nhiều loại thực vật, sinh vật, nhiều mầm bệnh, nhiều mối hiểm nguy. Ba Năm và tôi như là hai cái cái giàn che cái cây con, cái nhân tố non nớt dể bị tồn hại đó. Đời có nhiều điều tốt xấu, lợi hại. Người cũng có nhiều loại tương tự. Long Vân lớn lên không có sự chăm sóc của mẹ. Long lớn lên trong vòng tay của Ba Năm, người đàn ông vốn thiếu thốn khổ sở, nhiều bất hạnh, mất mát. Việc có thêm tôi là một điều hạnh phúc vừa đối với ông và cũng là đối với Long Vân nữa. Tuy nhiên, đến hết cuộc đời này, ông và tôi không thể nào tạo ra được cho Long Vân, tình mẹ.
   Long Vân chỉ có tôi- một ông anh nuôi không kinh nghiệm đời, không hiểu biết nhiều về phụ nữ, không có những điều một thanh niên ở Sài Gòn thường có: bản lảnh. Hai anh em tôi không có một thời thơ ấu đẹp đẻ. Hai đứa tôi một bị một lổ hổng lớn trong tim. Hai đứa tôi không hề có sinh nhật, du lịch ngày hè, về quê trong dịp tết.  Chúng tôi như hai sinh vật non nớt vì không được mẹ bảo vệ. Chúng tôi như hai con rùa con phải ngoi lên trong cái hố nhỏ đã được mẹ moi xuống một lớp cát ấm và đấp lại sau khi đẻ trứng vào đấy. Từ lúc lên được mặt cát, hai anh em rùa chúng tôi phải chạy vội vả đến mặt nước biển, nông hay xâu, ấm hay lạnh, lặng hay đang nổi sóng. Trên đường chạy, biết bao là mối hiểm hoạ, chim ưng, các loại bò sát ăn thịt đang săn mồi. Chúng tôi- hai rùa anh em- giờ đang ở dưới biển với ngần ấy hiểm nguy rình rập.   
   Tôi thường ngại nếu các cô gái mời tôi uống, hát hay nhảy đầm. Gần đây tôi càng cảm thấy ngaị hơn khi mà giửa tôi với Long Vân như có cái gì khó giải thích, một cái gì đó hơi kỳ lạ. Chúng tôi sống với nhau trong một mái nhà nhỏ và tôi càng muốn thu người lại trong cái thế giới nhỏ bé, dể đổ vỡ hoặc rạn nức đó của 3 người chúng tôi. Ba Năm lường được cái khoảng cách giửa tôi với Long Vân. Dẫu coi tôi như con ruột, ông ta không thể bảo tôi nên làm điều này hoặc không làm điều khác. Dẫu muốn nhìn cảnh chúng tôi thân thiết với nhau, ông ta cũng có một tị hiềm rất người khi tôi chiếm một phần lớn hơn trong trái tim của Vân. Tôi hiểu một cách đại khái cái mặc cảm Freud khi thầy Vũ Thuỷ- dạy triết năm tôi học lớp 12 ở Bảo Lộc. Ông và tôi là hai cá thể, hai người đàn ông khác nhau, với hai nhu cầu khác biệt.
    Đến sinh nhật nàng, tôi rất ái ngại nhưng vì được Hằng đón tiếp rất chu đáo, không có ai chung quanh, tôi lấy lại được phần nào bình tỉnh. Nàng mời tôi ngồi trên ghế sô pha trong khi nàng lấy cho tôi một khăn lạnh và một ly chanh Rhum đã được pha trước. Tiếng nhạc từ máy thu băng magnet cũng đã được chỉnh trước. Các bài nhạc khiêu vủ trổi lên khiến cho không khí thêm tình tứ. Hằng mỉm cười rất tươi với tôi:
“Anh Thành uống nước đi. Chính tay em pha cho anh đó.”
Đang khát nước, tôi uống hết nửa ly một cách tự nhiên như đang ở một mình.
“Để em rót thêm cho anh nhe.”
Hằng hớp vào một ngụm nhỏ lấy lệ và hỏi nhỏ cũng để lấy lệ.
Không trả lời Hằng ngay vì tôi đang bị một chút say xẩm, lâng lâng.
“Những khách mời của em đâu?”
“Đây nè. Em anh chỉ mời có anh thôi à.”
Ngheo ngẩy một ngón tay trước mặt tôi.
“Anh Thành nhảy với em nhe?”
Tôi thộn mặt ra,
“Cô Hằng đừng chọc tôi nữa mà.”
Cô ta cười mỉm và liếc mắt với tôi,
“Em nói thật mà.”
Bất ngờ cô ngồi sát lại tôi, vai trần của nàng chạm vào cánh tay áo sơ mi mới của tôi. Cái cảm giác nóng ấm, trơn tru làm tôi rùng mình. Cái mùi nước hoa gì gì đó của Hằng như một loại thuốc mê bay lọt vào mũi tôi.
“Cả nhà phải lo khai trương cái shop mới rồi. Chỉ có anh và em ở nhà thôi. Bà vú em đã đi ra shop từ trưa nay rồi. Em chỉ muốn mỗi mình anh dự sinh nhật đặc biệt này của em thôi. Kìa anh! uống đi anh. Uống với em nè.”
Tôi bổng chốc thành kẻ ngu si dại dột. Tôi ngu ngơ khờ khạo như một đứa học trò nhỏ dốt nát của Hằng. Tôi uống hết một ly rượu như người ta hớp một ngụm nước. Tôi không còn là tôi nữa rồi. Tôi đang đánh mất một thứ rất quan trọng, sự tự chủ.
“Anh uống thêm với em nhé.”
Như có một luồn điện chạy xuyên qua khắp cơ thể, chân tay tôi run nhè nhẹ và mặt tôi nóng bừng như thể tôi đang đứng ngoài một bửa nắng trưa hè gay gắt hoặc như đang ngồi trước một lò sưởi rực lửa, như đang biểu diển bài độc tấu rất khó, như đang hồi hộp chờ cú đá penalty quyết định vậy. 
“Anh chờ em một chút nhe.”
Bước vào phía sau cái quầy, chỉ trong vòng vài giây, Hằng mang ra một ổ bánh sinh nhật nhỏ nhưng được trang trí rất đẹp. Tôi không đếm được số đèn cầy và tôi cũng không đốt lên được các ngọn đèn. Hằng mau mắn châm lửa. Bàn tay nhỏ nhắn, nhanh nhẹn lướt qua một vòng, với cái que diêm. Hằng đứng lên đóng công tắc các ngọn đèn của phòng khách. Ánh sáng của các ngọn nến lung linh toả một vùng sáng nhỏ trong cái phòng khách vừa vặn, tươm tất. Ánh sáng của các ngọn nến đủ để làm rỏ cái ý định của nàng nhưng làm tối tăm cái đầu non nớt của tôi.
“Anh cùng thổi với em nhé.”
Tôi nhận ra tay tôi bị năm ngón tay nhỏ của Hằng nắm chặt. Khi các ngọn nến vừa được thổi phụt tắt là khi Hằng cũng vừa ôm tôi, run rẩy.
“Anh có yêu em không? Anh?”
Tôi như chết lặng. Tôi như một bệnh nhân đang bị gây mê, đang nằm yên trên bàn mổ trong khi người y sĩ đứng kế bên đang theo dỏi tôi. Tôi như một đứa bé bị bắt tận tay đang ăn trộm một thứ quý báu. Tôi như đang lạc vào trong một cánh rừng già, lạnh buốt, tĩnh mịch. Tôi như bị một ông thầy giáo hỏi một câu thật khó trả lời.
“Em yêu anh lắm. Anh, hôn em đi!”
Bóng tối đồng loả với sự rồ dại. Bóng tối ở trong con người tôi bổng trở nên tối tăm hơn. Chất men của rượu Rhum do nàng cố tình pha cho tôi nhiều hơn bình thường. Chất men trong người nàng hôm nay cao hơn hẳn bao giờ hết. Nàng phà hơi thở ấm áp lên mặt tôi và đôi môi nàng chạm vào rồi dính chặt môi tôi như có một thứ keo, chậm chạp nhưng rất mạnh.
   Tôi chưa hề biết hôn ai và tôi cũng chưa hề đọc tiểu thuyết, mô tả lúc hai người thanh niên tình tự. Tôi, một gã khờ, đang được cô giáo khôn ngoan xinh đẹp dạy phải hôn như thế nào.
      Hằng, như một chàng trai, hừng hực lửa tình đốt cháy, đang làm tôi ngây ngất. Nàng kéo lôi tôi vào phòng, trong ánh đèn ngủ màu hồng thật quyến rũ. Nàng như thể là một người chồng trẻ mới về nhà sau một vài năm xa người vợ thương yêu. Tôi mềm nhũn như một tên say rượu, mất tự chủ và tệ hại hơn không còn khả năng chống đở. Miếng nệm mouse dầy êm ái nhấn chìm hai đứa tôi trong đó như hai đứa trẻ nhỏ bước lọt vào một cái ao đầy bèo, một vũng bùn rất to. Tuổi hai mươi thật đẹp nhưng cũng thật bồng bột tội lỗi. Cô giáo Hằng rỏ ràng đã chuẩn bị sẳn từ trước đó, mùi nước hoa trong phòng. Quạt máy được mở sẳn trước đó. Tiếng nhạc hoà tấu rất nhỏ có tự lúc nào. Việc có tôi trên cái giường này, trong vòng tay của nàng là điều mà dường như nàng cũng đã toan tính từ lâu trước đó rồi. Tôi như đang bị đánh thuốc mê, như người bệnh nhân mà nàng sắp điều trị chăm sóc. Tôi như một ông chồng say rượu khờ khạo yếu đuối mặc cho người vợ trẻ tung hoành.
    Tôi không còn làm chủ được bản thân. Tôi không còn biết tôi là ai và việc gì tới đã tới ngay sau đó, đêm hôm đó.
                                                              (còn tiếp)











Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét