Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

CUỘC TIỂN ĐƯA

                              

   Buồn nhưng không trách ai, tôi tự lên Bảo Lộc và tự một mình nhiều lần trong bóng tối âm thầm lạnh lẻo ra bến xe Bảo Lộc để về S.G. Nhưng ngày từ Úc về Việt Nam,14-4-1993, tôi được có một cuộc tiển đưa mà nhiều người có thể ngạc nhiên, ganh tị.
   Trước khi từ Úc qua Mỹ chơi, Kim Cương, bạn rất thân của Như Ngọc, ở Bank Town, Sydney, đã đọc được mục quảng cáo của tôi trên báo. Cương gọi tôi ngay và hứa khi trở về sẽ đến thăm tôi. Không lâu sau đó, trong một buổi sáng cuối tuần, khi đang theo gia đình em tôi đi phố, tôi bị một người chạy đến ôm chầm lấy tôi. Gã thanh niên ấy kêu lên,
“Anh Thành phải không? Ối giời ơi, anh qua đây khi nào?”
  Minh Đăng, lớp 77 KNN, ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật, quá đổi mừng rở vì từ hôm ấy hắn có tôi để tâm tình, có tôi để giúp hắn có một thay đổi. Năm 1980, sau khi tốt nghiệp, làm 2 công việc vất vả không ra gì, vâng lời bố mẹ, Minh Đăng theo anh chị vượt biên. Họ rất nghiêm khắc và quyết định học tiếp Đ.H. Đăng tâm sự với tôi,
“Em đang theo học TAFE, Technology and Art Further Education. Ở đây, em không có ai thân thích ngoài ông anh và bà chị dâu. Họ không cho em hút thuốc uống bia đâu đó nhé. Em chỉ còn cách đi Disco Club mỗi tuần một lần để xả stress. Tuần này em mời anh đi với em nhé.”
    Hai tuần sau, hôm Kim Cương đến thăm tôi cũng đã là lúc tôi cố tình nhắn Đăng đến chơi để họ gặp nhau. Tôi vắn tắc giới thiệu họ với nhau,
“Đây là Minh Đăng, khóa đàn em, người Sài Gòn. Kim Cương là bạn thân của Như Ngọc, người cùng quê với anh đấy.”
Vâng lời người chị cả, Kim Cương ưng một người giáo viên Úc để được qua đây trong lúc đang là một giáo viên môn nữ công tại một trường cấp III tại Gò Vấp năm 1986. Sau hai năm chung sống, Kim Cương ly dị chồng vì một bất đồng chính kiến. Kim Cương và Đăng cùng tuổi, cùng cô đơn. Họ đã mời tôi ăn tối, nghe ca nhạc và xem trận chung kết giải bóng đá thế giới trẻ như là cách cảm ơn tôi, ông mai mối.
    Trước khi tôi qua, Bà Lộc đã quá hạn về nước. Quá thương mẹ, anh Hai  Lễ  đã không muốn bà về. Ngày tôi về cũng là ngày anh ta nhờ tôi đi cùng, đở đần bà đến nơi đến chốn. Hồi ở Việt Nam, anh Lễ nhờ tôi huấn luyện cho đội bóng xã Sóc Xoài, nơi mẹ tôi cư ngụ. Anh ta luôn xem tôi như một người đáng tin cậy. Tôi được mời đến nhà dùng bửa, được anh ta mua tặng một đôi giầy bóng đá và dĩ nhiên gia đình anh sẽ tiển tôi về.
     Chỉ làm trong hảng may chỉ 3 tuần, tôi cũng đã được nhiều thiện cảm của hầu hết đồng nghiệp. Bác Ba, vừa bố của người chủ hảng vừa là tài xế xe van đi giao nhận hàng may, thích tôi vì cái cách tôi làm việc, cái tính đôn hậu, giúp đở trò chuyện với mọi người của tôi. Ông buộc miệng rất tự nhiên,
“Hôm nào Thành về, bác sẽ nghỉ làm một buổi để tiển cháu.”
   Văn Tùng đã gặp tôi khi đi phố Cabramatta một hai lần. Hắn không tin vào mắt mình. Hắn tự nghĩ,
“Thành Xì chắc phải theo gia đình nuôi qua Mỹ thôi chớ. Tay này to mập hơn nhiều. Chắc là người giống người rồi.”
Vừa đọc được mẩu quảng cáo tìm bạn của tôi, hắn chạy ngay đến nhà em tôi, 10 phút chạy xe. Hai vợ chồng Tùng tiếp tôi rất thân thiết ân cần,
“Có khi nào ở bên đó, hai thằng bạn gặp nhau gần nửa đêm như vầy không mậy? Tao đi làm về gần 9 giờ tối hằng ngày đấy. Bửa nay ngồi chơi với tao tới sáng nghen?”
Sau đó mấy hôm, Hà vợ của Tùng gọi điện thăm tôi. Khi nóivề đời sống bên đấy, Hà muốn khóc,
“Ảnh không muốn em, có tiếng Anh trước. Em bị giam lỏng gần 5 năm từ khi qua đâu. Con bé Ni Ni nay 4 tuổi, em mới có dịp tiếp xúc với thế giới bên ngoài đó.”
 Ni Ni mến tôi nên nằn nặc muốn tôi đến chơi. Ngày 6 tháng 1 năm đó, Tùng đưa tôi đi họp mặt “Gia Đình Nông Lâm Mục Úc Châu” lần thứ nhất. Tại nhà cô Dương Thị Tuấn Ngọc, trước khi tan tiệc, chính Tùng đề nghị làm tiệc tiển tôi về nước trước kỳ họp lần thứ hai, được sắp xếp vào tháng 6. Anh chị tôi, cặp Kim Cương- Minh Đăng cũng được Tùng mời dự. Nhiều người “từng mặc áo nâu của nhiều trường bên Việt Nam” rất tiếc rằng tôi phải trở về khi mà nước Úc làm lơ cho bất cứ ai muốn ở lại. Trong bửa tiệc chia tay ấy, tôi vinh hạnh được thầy Tài, nguyên hiệu trưởng trường Bình Dương tặng tôi cái biểu tượng Harbour Bridge and Opera House. Hà, vợ của Tùng, trao tay tôi tấm thiếp goodbye có nhiều câu chúc tụng thật chân tình, thật cảm động.
  Tâm, cháu gọi tôi bằng cậu, đang một mình làm chủ một doanh nghiệp may mặc, TIMMY, có tiếng ở khu Cabramatta, Sydney. Năm 1980, trốn một vụ ngộ sát, một chàng trai trẻ đen đúa ngày nào, không nghề nghiệp, ít chữ nghĩa, chạy xuống Rạch Giá làm ruộng để trốn tội. Nay muốn đưa vợ và hai con trai ra phi trường để tiển đưa tôi như là cách tạ ơn tôi đã giúp nó làm một một bộ hồ sơ giả mạo. Bận rộn quanh năm, 12 giờ một ngày để kịp các hợp đồng, cháu tôi cho rằng hôm ấy nó có cơ hội cho vợ con nó biết phi trường Sydney và nó có một ngày nghỉ.
   Tối ngày 13-4 sau ngày làm việc như bình thường, cô em dâu của tôi làm một bửa tiệc nhỏ. Vợ chồng Tùng, cặp nam nữ tôi vừa làm may và Phùng Trương đã đến dự. Ôm cây đàn guitar, tôi đã mang qua đây, Phùng Trương,  cất tiếng câu cuối hát bài “Người Yêu Tôi Bệnh” của Nguyễn Ngọc Quang,
“Ngày nào có nhau, giúp nhau cho thật nhiều. Ngày nào mất nhau, giúp nhau chẳng được đâu…”
   Nó nghẹn ngào nói với tôi,
Tao không chia tay mày ở phi trường được.”
   Từ sáng rất sớm hai chị tôi thúc giục tôi chuẩn bị lên đường. Tại departute longue, lần lượt cặp Kim Cương- Minh Đăng, Bác Ba và bác gái, hai vợ chồng Tùng và hai con, hai vợ chồng em tôi và hai cháu trai, hai vợ chồng cháu tôi và hai cháu, anh Hai lễ và vợ đến để chia tay tôi.
   Hạnh phúc có khi đến thật bất ngờ, thật choáng ngợp.

                                                 Rạch Giá, Mar 25, 2013
                                                                          Thành Xì- TL 71



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét