Hồng Hạnh người có nhiều nhan sắc nhưng
cũng có lắm gian truân lại không thể nào quên tôi người ít cỏ vẻ đẹp nhưng có
lắm duyên nợ với nàng.
Tôi đang dạy tại Trung Tâm Ngoại Ngữ
của ĐH. Ngoại Thương khi có dịp phải lên S.G kiếm sống. Tôi được một
thầy giáo trẻ giới thiệu đi dạy cho IES, 173 Nguyễn Biểu, Q: 5. Trong
lúc chờ giờ lên lớp, tôi làm quen với một cô giáo mới đến dạy nhưng
có một tính cách và gương mặt rất quen thuộc. Giọng Mỹ của hai chúng tôi
làm chúng tôi mau chóng thân thích nhau. Là Việt Kiều Mỹ, Andy, học vị
thạc sĩ, có tiền lương hơn của tôi đến ba lần. Như trong một phim truyện,
một hôm sau giờ dạy, Andy có người đến trường rước. Người phụ nữ ngồi
sau vô lăng ấy bước ra khỏi xe, mở kính ra tươi cười chào tôi,
“What a small world!”
Andy không hiểu ý của mẹ
nàng và tôi há hốc ra nhìn hai người phụ nữ.
“Anh không nhận ra em hả?”
Tôi gải đầu, bóp trán trong
khi Andy nắm cánh tay mẹ nàng,
“What’s the hell going on, Mom?”
Mặc cho chúng tôi ngẩn
ngơ, người phụ nữ sang trọng, trẻ đẹp, trang điểm thật khéo léo ấy nắm
cánh tay tôi lay lay như làm cho tôi tỉnh táo hơn vậy,
“Hồng Hạnh nè.”
Bất giác hai chúng tôi ôm nhau bỏ mặt cho
Andy mỉm cười đứng nhìn và bao nhiêu cặp mắt khác của học trò đang chằm
chập nhìn chúng tôi.
“Đây là người bạn học cũ của mẹ. Có lần mẹ
bảo con là mẹ có thể đi Cần Thơ tìm thăm con nhớ ra chưa?”
“Oh, Wow, Bác Thành.”
Andy bắt tay tôi tự nhiên
như một thanh niên tây phương. Hạnh nhắc tôi lấy xe gắn máy và chạy theo
nàng về nhà. Tôi răm rắp ngoan ngoản làm theo người đàn bà sang trọng
ấy.
Trái đất thật nhỏ khi tôi gặp lại Hồng
Hạnh. Căn nhà không sang trọng nhưng rất tiện nghi ấy là tài sản mà Hồng
Hạnh được hưởng từ dạo tôi còn học trên Bảo Lộc. Cái Khách sạn Lâm
Sơn trên Đà Lạt nay đã đổi chủ nhưng mẹ nàng quyết định giử lại căn
nhà phố này nơi hai mẹ con Hạnh đã sống với rất nhiều biến cố, với nhiều
tiếng cười và nước mắt.
Tôi lúng túng khi trông thấy cái bàn
ăn sang trọng chứa đầy các thức ăn trên đó. Người giúp việc nhả nhặn
chào tôi và vội vàng lấy chai rượu vang đỏ trong tủ ly ra đặt nhẹ
nhàng trên bàn. Khi Andy lên lầu thay đồ, Hồng Hạnh bảo tôi rửa mặt
chuẩn bị ăn cơm chiều với hai mẹ con nàng.
“Anh Thành đâu ngờ gặp lại em, đúng không?”
Tôi lấy lại được bình
tỉnh,
“Chuyện gì cũng có thể xảy ra mà. Mất tin tức
nhau lâu quá rồi.”
“Em có nhờ mấy người quen đến tìm nhà mẹ anh.
Dọn đi về rạch Giá phải không anh. Bên Mỹ, em có đọc trên white pages
tìm tên anh. Có hai người trùng tên nhưng…”
Andy từ trên lầu xuống cắt
ngang câu chuyện,
“Mom hôm nay vui quá há. Con phải đi ra ngoài với
Jack rồi. Bác Thành tự nhiên nhen. Make yourself at home, OK?”
Sau khi sanh Andy, Hồng Hạnh có một người
chồng sĩ quan Mỹ. Được sống hạnh phúc vỏn vẹn một năm, Hồng Hạnh lại phải
chia tay chồng trước ngày 30 tháng 4. Sau nhiều năm không liên lạc được, ông ta
trở lại Việt Nam
để bảo lảnh Hồng Hạnh và con gái. Hạnh lảnh được mẹ qua không bao lâu thì bà
bị stroke rồi đột tử. Đưa mẹ về quê an táng xong, Andy muốn ở lại Việt Nam sinh sống nên Hạnh phải chạy qua Mỹ với
chồng, chạy về Việt Nam
với con.
Hạnh ứa nước mắt khi kể sơ qua chuyện của
nàng. Tôi vội nhắn tin cho con trai tôi để nó khỏi trông tôi về ăn cơm chiều.
Hồng Hạnh vồn vả hỏi tôi,
“Anh lên đây hồi nào? Làm sao mà anh dạy được tiếng
Anh hay quá vậy?Em nhớ là anh học Thủy Lâm mà. Anh dạy em nghen anh? Em đâu có
nói được nhiều đâu anh?”
Tôi ngượng ngùng, bối rối như
tôi đã từng trong cái chuyến đi Đà Lạt ngày nào,
“Anh tự học đấy thôi?”
“Thế anh lên đây rồi anh ở đâu?”
Hồng Hạnh cũng có vài nếp
nhăn ở 2 khóe mắt khi nàng chau mày hỏi tiếp,
“Thế anh ở đây với ai? Gia đình anh thế nào?”
“Anh với con trai ở một phòng trên lầu 9 khách sạn
Công Đoàn.”
Tôi thật thà kể cho Hạnh nghe
một cách tóm tắt những gì đã xảy ra sau khi tôi học xong trên Bảo Lộc, những gì
xảy ra khi tôi về Rạch Giá và lý do tôi lên đây. Hồng Hạnh giục tôi ăn cơm cạn
ly rượu và chúng tôi trò chuyện tự nhiên như đã từng hồi còn đi học. Nàng
thường nhoẻn miệng cười, gắp thức ăn cho tôi và nghiên đầu lắng nghe những gì
tôi kể.
“Anh cần gì cứ nói cho em biết nhen.”
Mặc dầu tự nhủ,“Cần gì ư? Tôi cần đúng 2 thứ thôi: một nơi
ở và nhiều nơi dạy.”, tôi trả lời một cách khác,
“Anh chỉ mong sao mọi chuyện suông sẻ và anh có thể
học thêm.”
“Anh hay thật. Lúc nào cũng
nghe anh nhắc đến học.”
Chợt Hạnh có một cuộc gọi.
Nàng ra hiệu phải nói chuyện riêng một tí,
Tôi nghe nàng trả lời vài câu
tiếng Anh và tôi biết người bên đầu dây bên kia là chồng nàng. Tôi bước nhẹ ra
sân trước và bị hơi choáng vì cái nóng và tiếng ồn.
Có lẻ Hạnh và tôi có duyên nợ gì với nhau
chăng? Nàng lại một lần nữa bảo tôi cho nàng biết tôi cần gì. Mẹ tôi đã yên
nghỉ. Con tôi mới vào đại học với khoảng tiền học phí chị tôi giúp rồi. Tôi đang
thật sự rất cần một sự giúp đở nữa. Tôi cần có một nơi để dạy. Tôi sẳn sàng
đánh đổi nhiều thứ khác cho việc này trong khi mà vợ tôi ở dưới Rạch Giá réo
gọi tôi hoặc trở về hoặc chia tay nhau và dĩ nhiên con tôi không thể nào yên
tâm lo học, tôi không thoải mái đứng lớp được.
“Anh ơi! Anh
vào đây em nhờ tí nào.”
Tiếng gọi của Hồng Hạnh kéo
tôi lại cái thực tại, cái thực tại rất éo le gây cấn.
(còn tiếp)
Rạch Giá 28- 10- 2012
Thành Xì- TL-71
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét