Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

DUONG VAN

  Giống như bất cứ ai có tên Vân, B.S Đường Vân gây nhiều ấn tượng đẹp vì các cách cô ta học trong nhóm B.S của khoa nội trong bệnh viện và sau đó người nữ bác sĩ này đã đến nhà tôi cùng với một nhóm khác học từ lúc 5 giờ sáng, 6 ngày một tuần.
     B.S Đường Vân không rất xinh đẹp nhưng rất duyên dáng và rất đáng được xem như còn độc thân. Ghi chép nhanh, viết chữ đẹp, học hành chăm chỉ nghiêm túc, người phụ nữ có một con ấy còn ngoan như một nữ sinh. Trong nhóm học tại nhà tôi, Đường Vân luôn đúng giờ, 5 giờ sáng. Hôm nào đến sớm hơn, người bác sĩ nữ trẻ trung ấy dừng xe xéo bên kia đường dỏi mắt nhìn qua nhà tôi để xem có ai sắp đến học không hoặc tôi có thể hủy lớp hôm ấy vì có ít người hoặc chỉ có mỗi một mình cô ấy học.
     Tôi vốn xem buổi học của học trò cũng là buổi học của chính tôi nên tôi chưa hề nghỉ một lớp nào vì bất cứ một lý do gì. Nghe băng cassette các bài tập TOEFL part A, B hoặc viết ra các bài của VOA special English vừa khó nhưng cũng vừa rất thực tế. Khi tôi yêu cầu cả lớp đọc lại những đọan hay hoặc thành ngữ đáng thuộc lòng, Đường Vân là cái tên tôi gọi đầu tiên.
Khi tôi khoe với cả lớp truyện ngắn thứ nhì tôi viết bằng tiếng Anh có tiêu đề là “Bích Vân”, bác sĩ Đường Vân là người trân trọng thích thú xin mượn đọc trước tất cả. Không những tự đọc, người cùng tên Vân này đã quảng cáo với vài vị nữ bác sĩ khác về cái truyện của tôi như thể cô ta muốn tuyên truyền một điều mới mẻ nữa về ông thầy Thành, vừa khó tánh vừa rất nhiệt tình và nhậy cảm.
   Tôi luôn yêu qúy việc học nên cũng yêu qúy bất cứ ai hiếu học. Một lần bị tôi chất vấn, bằng tiềng Anh, B.S Đường Vân cố gắng kể lể bằng tiếng Anh,
“Từ một xã nhỏ cằn cỗi tận Quy Nhơn, sau tang mẹ, ba em đưa đàn con vào Nam tìm nơi lập nghiệp. Cả nhà định cư tại Kinh 8 huyện Tân Hiệp, Rạch Giá. Nhà nghèo, không có chiếc xe đạp, em phải đi 5 cây số hằng ngày đến trường. Có mỗi 2 cái áo dài, em phải cố giữ áo trắng sạch để đở mất công giặt giũ nhiều. Bố không có dư để mua cho em một chiếc xe cũ và em cũng nhất quyết đi bộ đến trường.”
   Có vẻ nghẹn ngào, người học trò đáng khen ấy nói tiếp sau khi ai nấy vẫn giử yên lặng.
“Vào Đ.H. Y Khoa Cần Thơ, em chọn khoa gây mê hồi sức. Trong chiến trận ở bên Cambodia, vì là đòan viên tích cực, em bị điều động qua đó. Hiểm nguy, thiếu thốn không làm em sợ. Em chỉ lo sợ sự bất công, phi đạo lý. Một sĩ quan bộ đội trẻ cùng trong tổ công tác với em bên đó. Tụi em lập gia đình và hiện có một con trai. Em học Anh Văn vì mong có thể học được từ các B.S nước ngoài, từ các tài liệu mới và được một cơ hội đi tu nghiệp và bắt chước thầy, em muốn dạy được con em.”
   Lắng nghe xong, tôi hỏi cô ta một câu,
“If you had one wish, what would that be?”
“Nếu em có được một điều ước, điều đó là gì?”
Cô ấy hiểu ngay ý tôi và trả lời ngay,
“I wish my mom was still alive.”
“Em ước phải chi mẹ em còn sống.”
Câu trả lời ấy đã khiến tôi ứa nước mắt,
“So do I.”   
“Thầy cũng ước như thế.”
Một hôm tôi cho lớp xem một đọan video những câu hỏi chung kết Hoa Hậu thế giới năm 1996. Trích ra một câu trong số ấy, tôi hỏi Đường Vân,
“If you had your life over again, would you choose to be make or famale again, Why?”
“Nếu như em sống được kiếp sau, em chọn làm nam hay nữ một lần nữa?”
B.S Đường Vân vừa mỉm cười vừa trả lời ngay,
“I would choose to be a man.”
  Tôi quý mến hơn vị bác sĩ đáng mến ấy người chưa hề khiến tôi hoặc bất cứ ai trong lớp phải phật lòng. Bất cứ điều gì cô ta nghĩ và học cứ như thể cô ta là hiện thân của tôi trong những năm tôi học trên Bảo Lộc. Vì thường nghe tôi kể về B.V, về chuyện thời trung học, cô học trò bác sĩ cùng tên Vân đã hỏi tôi,
“Why didn’t you tell her how you felt about her?
“Tại sao thầy kể cho cô ấy nghe thầy cảm cô ấy như thế nào vậy?
Trước bao nhiêu học khác, tôi trả lời rỏ ràng,
“I would want to keep my love for her as pretty as if it was a painting.”
“Thầy muốn giử tình cảm dành cho cô ấy đẹp như một bức tranh.”
Người học trò vốn theo ngành Y khoa ấy và tôi- vốn học Thủy Lâm và ngành tổng hợp nông nghiệp đã góp phần làm cho cái lớp học ấy thêm đặc biệt. Hai cô giáo, một kế tóan ngân hàng, một học sinh lớp 10, một công nhân và 3 sinh viên Anh Văn học rất nghiêm túc và có tiến bộ. Tính điểm trên 20 câu TOEFL, tôi tập cho họ nghe hàng ngày. Đường Vân luôn luôn là người có số điểm cao nhất.
Cô học trò giỏi của tôi ấy thường cười mỉm chi e thẹn khi có ai khen ngợi.
“I’ve just got good luck. “Tại gặp may thôi.”
    Trong khi tôi dạy trên SG, gặp những lúc cần những chuyện gì về y khoa, những từ chuyên môn, tôi nhắn tin cho cô ta và Đường Vân nhanh chóng trả lời tôi. Thỉnh thỏang người học trò cũ ấy gọi điện thăm tôi. Một lần tôi nhắn tin hỏi cô ấy,
“Nếu có dịp về S.G làm việc hoặc được đi học thêm ở đâu đó, em có nhận lời không?”
Tôi nhận được một tin nhắn dài,
“Em còn rất ham học hỏi, ham được tiến bộ. Nhưng em còn phải lo cho hai con và nhất là chồng em đi làm xa, mỗi tuần về một lần.”
Nhân thể, cô ta hỏi tôi,
“Thầy có dự tính trở về không?”
Chính tôi cũng đã tự hỏi tôi nhiều lần,
“Nếu không thành đạt, tôi sẽ phải trở về thôi.”
   Từ khi tôi trở về, dù chưa có dịp gặp tôi, Đường Vân đã điện thoại thăm hỏi. Một hôm, vừa cười, cô ấy hỏi tôi,
“Thầy ơi! thầy thích nhảy đầm không? Em muốn giới thiệu thầy với một người có kinh nghiệm dạy…”
Tôi nhả nhặn trả lời,
“Tôi hằng ngày phải lo dạy và tự học. Có ít thời giờ rảnh rỗi, tôi phải lo viết lách nữa chứ. Bao giờ cần, tôi sẽ nhờ em dạy tôi nhảy nhé.”
 Có dịp gặp tôi trong một tiệc cưới vừa bước ra về, cô ta mừng rỡ điện thoại gọi tôi trở vào sảnh. Như người Tây phương, cô ấy bước tới đón dang tay ôm chào tôi. Đường Vân sau đó cụng ly bia với tôi, hỏi chuyện tôi cái cách của một học sinh nam thân thiết. Như một học trò trung học, trong khi bước ra về, cô ấy và tôi tâm tình thật tự nhiên như thể chúng tôi không hề ngại tiếng gièm pha.
    Không biết có phải theo luật nhân quả hay không? Tôi đã làm cho một số thầy cô quý mến thế nào, thì …nay học trò Đường Vân được tôi quý mến như thế ấy.
                                   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét