Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

TÔI HIỆN MUỐN GÌ


                                        

   Bắt chước nhạc sĩ Lê Hựu Hà người đã viết bài hát “Tôi muốn” để bày tỏ những điều ông ước muốn, tôi viết ra những dòng cũng chỉ mong kể cho những đồng môn, những ai đọc bài này những điều tôi hiện đang muốn gì.
    Là một người bình thường, tôi có những mơ ước và khả năng thông thường nhưng đang bị những điều bất thường. Tôi khó tính ư? Nếu không như thế, tôi không thể nào là tôi bây giờ được. Tôi nóng tính, thường rầy mắng khiến học trò bỏ học, dẩn đến việc thu nhập thấp và dẩn tới việc đứa con gái chán học. Chẳng lẻ gần 24 năm dạy học của tôi không có ý nghĩa gì sao? Thế tiếng Anh của con trai tôi đến nay chẳng nói lên được điều gì à! Thế bao nhiêu năm nay tôi đã làm gì cho cái gia đình này. Thế việc tôi lên Sài Gòn kiếm cơm gần một năm rưỡi xem như chuyện tầm phào chắc. Thế việc tôi đến nay học tập 360 ngày một năm hằng sáng sớm suốt 24 năm nay không nói lên được điều gì cả hay sao? Trong hơn 400 truyện ngắn viết ra đến nay, tôi bộc lộ khá rỏ nét cái chân tướng, “cái bản ngã”, cái thầm kín của tôi rồi. Nếu tôi có đột ngột ra đi, những bài viết ấy nên được giử lại.
   Giống như nhạc sĩ Lê Hựu Hà, tôi nghĩ đến.
“Tôi muốn mọi người biết thương nhau
Không oán ghét không gây hận sầu.”
   Tương tự khoảnh khắc tốt đẹp trước đây, tôi ngân nga,
“Như hạnh phúc thoáng qua mất rồi
Giờ đâu còn tìm được nét vui…”
   Tôi có đi nhiều hay không? Kê ra một danh sách các chuyến đi trong năm nay, tôi đã đi 8 chuyến và đã từ chối không đi 7 chuyến khác. Tôi phải đi những chuyến “bất khả chối từ.” từ lời mời của 3 nhóm bạn học xa, bà con trên Sài Gòn. Tôi ước chi họ qua đời hết đi để tôi không còn có ai mời đi đâu nữa. Xong việc là tôi về ngay. Nhận rất ít tiền của vợ vì tôi thừa biết mức thu nhập, chuyện tiêu xài phải thế nào. Tôi bị hàm oan. Có một cách mà tôi đã bàn bạc là từ nay là vợ con tôi cứ mặt thay tôi đi. Tôi đề nghị,
“Ai có hỏi thì bảo với họ rằng tôi bị tê liệt hay bệnh hoạn gì đó.”
    Lần tôi phải mang cây đàn ra Phú Quốc theo yêu cầu của Sáu Của, một thằng bạn đang tị nạn ngoài đó, có thể là chuyến đi đẹp nhất trong đời tôi. Biết đó là ngày sinh nhật lần thứ 57, vợ tôi trao cho tôi cái vé tàu và tôi chỉ nhận 100 ngàn đồng vì hắn đã hứa mua vé cho tôi về rồi còn gì. Chiều đến, tôi nhận được tin nhắn chúc mừng sinh nhật của ba người thân yêu nhất. Ôi thật hạnh phúc cho tôi! Vài bằng hữu của bạn tôi đã giử chân tôi lại Phú Quốc một ngày. Ở tại nhà một ông anh mới quen gần bải biển đẹp, tắm biển một mình, được một tiệc đơn sơ nhưng nhiều niềm vui của những người xa sứ ở Phú Quốc thiết đải, nghe tin con trai tôi đồng ý qua Úc học, nhận được hai lời mời dạy online, tôi vui hơn bao giờ hết. Trên tàu về, làm quen với một cặp tình nhân người Đức, làm nghề giáo, lần đầu qua Việt Nam, tôi thấy mình sôi động, trẻ trung lại rất nhiều.
    Cuối năm rồi, tôi âm thầm cắt bài đăng tuyển sinh lớp học thạc sĩ của trường ĐH Trà Vinh, dán vào quyển sổ như để dặn lòng, “cố đi học nhé.” Buồn thay, họ từ chối tôi vì, “tôi không tốt nghiệp hệ chính quy nếu tôi muốn học Anh Văn và tôi không phải là hiệu phó nếu tôi muốn theo ngành giảng dạy.”
    Vừa rồi tình cờ gặp ông hiệu trưởng trẻ tuổi của trường ĐH An Giang, tôi lóe lên ý định qua đó học thạc sĩ Anh Văn. Tôi giản dị muốn có học vị đó để có thể xin làm một chân gì đó trong lĩnh vực giáo dục và tôi làm ai đó tin tôi hơn. Thế thôi! Tôi tâm sự với một người quen cũ một cách rất chân tình, rất tự nhiên,
“Có lẻ tôi âm thầm xin chị tôi một ít để đóng học phí. Có lẻ tôi sẽ qua An Giang ở trọ để vừa theo học vừa kiếm việc làm.”
    Tôi luôn tin rằng, “học là cách tốt nhất, sự đầu tư đúng đắn nhất.”
Khi được anh chị tôi rủ tôi đi du lịch nước ngoài, tôi tự nhủ,
“Thật là lảng phí nhất và nhất là tôi chẳng có một chút hứng thú gì về chuyện đó.”
Khi nhắc đến thằng bạn học bên Úc, có 100 hectare đất nông nghiệp, tôi nói nửa đùa nửa thật với ông anh rể,
“Anh hỏi thằng Hét lảnh em qua làm lao động kiếm tiền vì lúc này em dạy ít quá.”
Tôi luôn mong muốn làm việc cho cả nhà chứ không phải thụ hưởng cá nhân.
Thế Hét Quắn mong muốn gì nhỉ? Hắn ăn chay trường, theo Phật. Hắn không có con. Hắn không có mục tiêu học tập gì cả. Vậy hắn đang muốn gì? Có thể hắn còn muốn giúp các em, cháu, vài thằng bạn chăng? Tôi tin rằng điều hắn mong nhất là được theo chân Phật lên niết bàn.   
   Thắng Cọ lớp tôi, có 3 con gái đã có gia đình và sự nghiệp. Chúng và chồng đều hiếu thảo với Thắng Cọ. Ngoài việc đưa rước cháu ngoại, chơi đùa với chúng, Thắng Cọ không có một tí ưu phiền lo toan gì cả. Muốn đi, đâu bao lâu, cần thứ gì, Thắng Cọ luôn được toại nguyện.
   Mất ngủ 5 năm nay, Trọng Thỏ, trưởng lớp tôi, có lẻ chỉ muốn ngủ được một cách thông thường như mọi người mà thôi. Có vợ làm quan chức, có hai con học nước ngoài đỗ đạt như Trọng Thỏ đâu phải chuyện dể mấy ai có được.
   Vì có con mọn, Hậu Bào chắc chỉ muốn nhìn thấy đứa con gái duy nhất, năm nay mới 11 tuổi, lên xe hoa và bồng ẳm cháu ngoại. Nó bị tiểu đường và có vẻ tiều tụy nhưng bù lại nó có người vợ luôn sát cánh và anh chị em thông hiểu nó.
    Thằng Thọ Di Linh lớp tôi có đứa con gái mới vào đại học. Thằng con trai lớn, của hôn nhân trước, có vợ con nghề nghiệp khá ổn định. Chắc nó cũng chỉ lo giống như Hậu Bào mà thôi. Giờ nó thành một tay trong ban liên lạc lớp Thuỷ Lâm của tôi.
   Lộc Mập bên New Zealand, sắp sang cái tiệm bánh và sẽ về Việt Nam nghỉ hưu trong khi hai con gái, một còn đi học, đứa kia có chồng con, sống ổn định bên ấy.
   Tôi hiện đang muốn gì? Như mọi người, tôi chỉ muốn trước hết có sự thông hiểu, yêu thương của vợ con tôi. Nếu thằng con cần đi học nước ngoài, tôi cầm cố nhà. Con gái không học được với tôi, nó sẽ theo học với ai đó thôi. Tôi mong có thể được đi học thêm và làm thêm. Tôi mong đi dạy, đi làm ở đâu đó có thu nhập khá hơn có giờ làm việc nhiều hơn để tôi ít phải buồn hơn. Tôi mong những ai, đến nay biết tôi, biết thêm một điều ngắn gọn nữa,
“Tôi luôn mong được sống cuộc đời đầy đủ ý nghĩa.”
Khi trang hoàng cái phòng dạy học, trên góc bức trang hoa màu sắc, tôi đã ghi,
“Give it a try. Live a full life. Make it qualified.”
Tôi như muốn dặn dò người học và cho chính bản thân tôi,
“Thử sống một đời đầy đủ, chất lượng đi. Chẳng có mất thiệt gì đâu mà sợ!”
Hai năm nay tôi đã nghĩ đến việc hiến xác cho bệnh viện Y Dược. Gần đây tôi muốn đi làm xa để bày tỏ những điều tôi khám phá được về Anh Văn. Khi đang bận cất nhà trọ, tôi nhận điện của Liên, bạn gái cũ của Dũng Tiến. Liên mời tôi đi làm phụ tá cho giám đốc sân golf Long Thành. Thông Quắn cứ gọi tôi lên Sài Gòn dạy như Khuê đã từng rủ tôi qua Cần Thơ sống.
    Tại Ba Xe, người bác gái tuổi cao, ốm yếu, hiện sống một mình và cảm thấy thanh tịnh. Tôi, tuổi chưa cao, không ốm yếu, không thể nào sống một mình ư? Tôi không thể nào tìm ra sự thanh tịnh như bà bác người có vài lần tôi suýt buộc miệng gọi là “Má.”
                                             Rạch Giá ngày 25, tháng 10, 2012
                                                                         Thành Xì

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

HỒNG HẠNH 3


                                          

  Hồng Hạnh người có nhiều nhan sắc nhưng cũng có lắm gian truân lại không thể nào quên tôi người ít cỏ vẻ đẹp nhưng có lắm duyên nợ với nàng.
   Tôi đang dạy tại Trung Tâm Ngoại Ngữ của ĐH. Ngoại Thương khi có dịp phải lên S.G kiếm sống. Tôi được một thầy giáo trẻ giới thiệu đi dạy cho IES, 173 Nguyễn Biểu, Q: 5. Trong lúc chờ giờ lên lớp, tôi làm quen với một cô giáo mới đến dạy nhưng có một tính cách và gương mặt rất quen thuộc. Giọng Mỹ của hai chúng tôi làm chúng tôi mau chóng thân thích nhau. Là Việt Kiều Mỹ, Andy, học vị thạc sĩ, có tiền lương hơn của tôi đến ba lần. Như trong một phim truyện, một hôm sau giờ dạy, Andy có người đến trường rước. Người phụ nữ ngồi sau vô lăng ấy bước ra khỏi xe, mở kính ra tươi cười chào tôi,
“What a small world!”
Andy không hiểu ý của mẹ nàng và tôi há hốc ra nhìn hai người phụ nữ.
“Anh không nhận ra em hả?”
Tôi gải đầu, bóp trán trong khi Andy nắm cánh tay mẹ nàng,
“What’s the hell going on, Mom?”
Mặc cho chúng tôi ngẩn ngơ, người phụ nữ sang trọng, trẻ đẹp, trang điểm thật khéo léo ấy nắm cánh tay tôi lay lay như làm cho tôi tỉnh táo hơn vậy,
“Hồng Hạnh nè.”
 Bất giác hai chúng tôi ôm nhau bỏ mặt cho Andy mỉm cười đứng nhìn và bao nhiêu cặp mắt khác của học trò đang chằm chập nhìn chúng tôi.
“Đây là người bạn học cũ của mẹ. Có lần mẹ bảo con là mẹ có thể đi Cần Thơ tìm thăm con nhớ ra chưa?”
“Oh, Wow, Bác Thành.”
Andy bắt tay tôi tự nhiên như một thanh niên tây phương. Hạnh nhắc tôi lấy xe gắn máy và chạy theo nàng về nhà. Tôi răm rắp ngoan ngoản làm theo người đàn bà sang trọng ấy.
   Trái đất thật nhỏ khi tôi gặp lại Hồng Hạnh. Căn nhà không sang trọng nhưng rất tiện nghi ấy là tài sản mà Hồng Hạnh được hưởng từ dạo tôi còn học trên Bảo Lộc. Cái Khách sạn Lâm Sơn trên Đà Lạt nay đã đổi chủ nhưng mẹ nàng quyết định giử lại căn nhà phố này nơi hai mẹ con Hạnh đã sống với rất nhiều biến cố, với nhiều tiếng cười và nước mắt.
    Tôi lúng túng khi trông thấy cái bàn ăn sang trọng chứa đầy các thức ăn trên đó. Người giúp việc nhả nhặn chào tôi và vội vàng lấy chai rượu vang đỏ trong tủ ly ra đặt nhẹ nhàng trên bàn. Khi Andy lên lầu thay đồ, Hồng Hạnh bảo tôi rửa mặt chuẩn bị ăn cơm chiều với hai mẹ con nàng.
“Anh Thành đâu ngờ gặp lại em, đúng không?”
Tôi lấy lại được bình tỉnh,
“Chuyện gì cũng có thể xảy ra mà. Mất tin tức nhau lâu quá rồi.”
“Em có nhờ mấy người quen đến tìm nhà mẹ anh. Dọn đi về rạch Giá phải không anh. Bên Mỹ, em có đọc trên white pages tìm tên anh. Có hai người trùng tên nhưng…”
Andy từ trên lầu xuống cắt ngang câu chuyện,
“Mom hôm nay vui quá há. Con phải đi ra ngoài với Jack rồi. Bác Thành tự nhiên nhen. Make yourself at home, OK?”
    Sau khi sanh Andy, Hồng Hạnh có một người chồng sĩ quan Mỹ. Được sống hạnh phúc vỏn vẹn một năm, Hồng Hạnh lại phải chia tay chồng trước ngày 30 tháng 4. Sau nhiều năm không liên lạc được, ông ta trở lại Việt Nam để bảo lảnh Hồng Hạnh và con gái. Hạnh lảnh được mẹ qua không bao lâu thì bà bị stroke rồi đột tử. Đưa mẹ về quê an táng xong, Andy muốn ở lại Việt Nam sinh sống nên Hạnh phải chạy qua Mỹ với chồng, chạy về Việt Nam với con.
    Hạnh ứa nước mắt khi kể sơ qua chuyện của nàng. Tôi vội nhắn tin cho con trai tôi để nó khỏi trông tôi về ăn cơm chiều. Hồng Hạnh vồn vả hỏi tôi,
“Anh lên đây hồi nào? Làm sao mà anh dạy được tiếng Anh hay quá vậy?Em nhớ là anh học Thủy Lâm mà. Anh dạy em nghen anh? Em đâu có nói được nhiều đâu anh?”
Tôi ngượng ngùng, bối rối như tôi đã từng trong cái chuyến đi Đà Lạt ngày nào,
“Anh tự học đấy thôi?”
“Thế anh lên đây rồi anh ở đâu?”
Hồng Hạnh cũng có vài nếp nhăn ở 2 khóe mắt khi nàng chau mày hỏi tiếp,
“Thế anh ở đây với ai? Gia đình anh thế nào?”
“Anh với con trai ở một phòng trên lầu 9 khách sạn Công Đoàn.”
Tôi thật thà kể cho Hạnh nghe một cách tóm tắt những gì đã xảy ra sau khi tôi học xong trên Bảo Lộc, những gì xảy ra khi tôi về Rạch Giá và lý do tôi lên đây. Hồng Hạnh giục tôi ăn cơm cạn ly rượu và chúng tôi trò chuyện tự nhiên như đã từng hồi còn đi học. Nàng thường nhoẻn miệng cười, gắp thức ăn cho tôi và nghiên đầu lắng nghe những gì tôi kể.
“Anh cần gì cứ nói cho em biết nhen.”
Mặc dầu tự nhủ,“Cần gì ư? Tôi cần đúng 2 thứ thôi: một nơi ở và nhiều nơi dạy.”, tôi trả lời một cách khác,
“Anh chỉ mong sao mọi chuyện suông sẻ và anh có thể học thêm.”
“Anh hay thật. Lúc nào cũng nghe anh nhắc đến học.”
Chợt Hạnh có một cuộc gọi. Nàng ra hiệu phải nói chuyện riêng một tí,
Tôi nghe nàng trả lời vài câu tiếng Anh và tôi biết người bên đầu dây bên kia là chồng nàng. Tôi bước nhẹ ra sân trước và bị hơi choáng vì cái nóng và tiếng ồn.
   Có lẻ Hạnh và tôi có duyên nợ gì với nhau chăng? Nàng lại một lần nữa bảo tôi cho nàng biết tôi cần gì. Mẹ tôi đã yên nghỉ. Con tôi mới vào đại học với khoảng tiền học phí chị tôi giúp rồi. Tôi đang thật sự rất cần một sự giúp đở nữa. Tôi cần có một nơi để dạy. Tôi sẳn sàng đánh đổi nhiều thứ khác cho việc này trong khi mà vợ tôi ở dưới Rạch Giá réo gọi tôi hoặc trở về hoặc chia tay nhau và dĩ nhiên con tôi không thể nào yên tâm lo học, tôi không thoải mái đứng lớp được.
    “Anh ơi! Anh vào đây em nhờ tí nào.”
Tiếng gọi của Hồng Hạnh kéo tôi lại cái thực tại, cái thực tại rất éo le gây cấn.
                                                     (còn tiếp)
                                                                     Rạch Giá 28- 10- 2012
                                                                                                      Thành Xì- TL-71





      
  .

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

QUYỂN TỰ ĐIỂN CHO CON


                         

Tôi đã từng rất nghèo khó nhưng có kẻ nào đó, đã đang làm trong Hải Quan phi trường Tân Sơn Nhất, vì nghèo khó hơn tôi, đã phải đánh tráo cuốn tự điển, giá trị 5 bảng Anh- một món quà tặng của đài BBC cho tôi sau khi họ chọn đọc truyện của tôi “Quyển tự điển cho con.”
     Vào khoảng tháng 9 năm 1985, với bằng đại học, làm giám sát công trường, tôi có một mức lương thấp kỷ lục- 50 đồng/ tháng- tương đương 25 gói thuốc lá đen hạng bét. Được vào làm một công ty bất kỳ nào đó là một thử thách, có thể tính bằng hàng chục chầu nhậu nhẹt, hàng chục lần thăm viếng với ngần ấy quà cáp. Tôi được mời gọi đi làm sau khi được chính họ - Sở Lâm Nghiệp Kiên Giang- đãi một tiệc lớn- sau khi tôi giúp họ đoạt giải vô địch tỉnh năm đó. Họ rất vui mừng khi nhận ra rằng tôi có bằng “Tú tài Lâm Nghiệp” từ trường Nông Lâm Súc Bảo Lộc và bằng Đại học chính quy. Họ đã không màng đến việc tôi trước đó bị một công ty sa thải vì một chuyện tế nhị. Họ cũng đã không ngờ rằng khi tôi nhận lời chụp cho họ hai trận đá quan trọng đó, tôi đã đang nấu rượu lậu với gia đình bên vợ.
  Tôi được nhận vào làm cho Công Ty Lâm Sản, trong một công trường xây dựng 4 xưởng cưa, vỉ kèo bằng gỗ, 15x60 mét. Tôi dành nhiều thì giờ để đọc tài liệu vì tôi mong sao tôi không mắc sai phạm chuyên môn và học được một nghề phụ, nghề xây dựng. Không có một khoảng thu nhập gì thêm, tôi cảm thấy bế tắc. Một hôm tôi phải ứng tiền để mua một món đồ cho công trình. Tôi mượn một khoản tiền ít ỏi để mua một cái radio nhỏ. Từ đấy hằng đêm tôi nghe đài BBC để mong mở mang tầm nhìn ra bên ngoài, học được ít tiếng Anh và tôi bắt được một tin vui.
     “Chúng tôi mở mục truyện ngắn từ Việt Nam, từ các ngòi viết không chuyên và được gởi từ Việt Nam. Đặc biệt chúng tôi không để tâm đến chính kiến của người viết. Tác giả có truyện được chọn đọc, sẽ được chúng tôi gởi tặng một quyển tự điển Oxford.”
BBC công bố hằng đêm khoảng suốt một tháng. Hai vợ chồng tôi vui như trẻ sắp được quà. Chúng tôi bàn thảo một kế hoạch. Là thư ký đánh máy, cô ấy lén đánh từng trang từ bài viết tay của tôi. Là người chưa từng viết bao giờ, tôi bỏ rất nhiều thì giờ cho câu chuyện “đầu tay” ấy, dựa theo chuyện đứa cháu nhà nghèo nhưng hiếu học Anh Văn. Tôi viết về việc nó không có được một cuốn tự điển như e rằng cho con của chúng tôi sau này. Suốt 2 tuần công phu, người viết, kẻ đánh máy, chúng tôi hoàn tất phần đầu của cái giấc mơ nhận được quyển tự điển- đơn sơ, tội nghiệp. Tôi thầm nghĩ sau này thằng bé sẽ rất tự hào về cái món quà độc đáo đó. Tôi do dự cho đến khi nghe chuyện đầu tiên “Cái áo len” của một tác giả ở Đà Lạt. Vét tiền dành dụm, chúng tôi cố gởi bức thư tới đài BBC, bên trong có 4 trang giấy đánh máy. Bức thư có chứa một cái tình thương thân, thương con, thương cho cái nghèo khó nhưng hy vọng “được đền bù xứng đáng”.
     Tôi không hề nghĩ đến trị giá bằng tiền- 5 bảng Anh mà tôi luôn nghĩ đến cái giá trị tinh thần, cái giá trị nhân bản, cái giá trị của luật nhân quả. Thứ bảy hàng tuần, lúc 10:30 tối, tôi hồi hộp mong đợi tin vui. Và cái gì đến đã đến. Đêm hôm 27-7-1985, tôi nghe BBC công bố danh sách các chuyện sắp được đọc. Cái tiêu đề, cái cụm từ “ Quyển tự điển cho con” nghe họ đọc vừa ngọt ngào nhưng lại như một cơn lốc mạnh. Nó như bốc tôi lên cao, xoay tôi trên không trung và ném tôi xuống một cái ao đầm tăm tối với nước tanh tưởi, đen ngòm. Tôi sung sướng như một sinh viên vừa nghe tên mình được xướng lên trong ngày tốt nghiệp. Không giống như Archimedes đã kêu lên: “eureka”- “I have found it”- trần truồng chạy trên đường phố sau khi phám phá ra định luật nâng của nước, tôi đã phải nín câm, đôi khi còn lo sợ bị công an hỏi tội. Ngày tôi sẽ nhận được quyển tự điển của đài BBC có lẽ là ngày đáng ghi nhớ suốt đời tôi và nó chắc phải là món quà ý nghĩa nhất mà một người cha có thể tạo ra cho con của ông ta. 
      Hằng đêm thứ bảy chúng tôi hồi hộp nghe đọc các truyện với một niềm vui khôn tả. Và trong cái nhà lá nhỏ, dột nát tồi tàn ấy, tôi ấp ủ một giấc mơ. Nó đơn giản như cái giấc mơ lúc học xong ở Bảo Lộc về Trảng Bom học kiểm lâm của tôi trước đó 14 năm. Tôi mơ có một nghề phụ, mơ có một căn nhà nhỏ -như cái căn tôi đang ở nhờ đây vậy. Tôi mơ sẽ có một đứa con. Tôi mơ con tôi học giỏi- như tôi đã từng mơ hồi ở Bảo Lộc. Tôi mơ làm một người cha có trách nhiệm- người cha mà tôi đã và đang không có. Tôi mơ đến ngày trao tay cho con tôi cuốn tự điển “BBC” và bảo với nó rằng,
“Nếu ba tạo ra được cuốn tự điển này, con sẽ tạo ra hàng ngàn cuốn như thế, phải không con?”
     Giống như Carpenters hát bài Mr. Postman, ngày nào tôi cũng trông chờ ông phát thư- giống như thời đi học trên Bảo Lộc. Người phát thư đã không đến vì tôi mượn địa chỉ bên gia đình vợ tôi. Một ngày cuối năm, 24 tết năm đó, thằng cháu vợ hớn hở đạp xe đến với bịch quà từ đài BBC. Tôi ôm ghì nó và lì xì cho nó một ít tiền rồi hí hửng mở quà ra. Ngoài bìa phong bì to có ghi rỏ mọi thứ tôi hằng mong đợi. Nhưng bên trong, cùng kích thước ấy là một quyển sách cũ bằng tiếng Đức. Cái món quà của BBC, cái quyển tự điển tôi hằng mong đợi ấy đã bị đánh tráo.
Kẻ nào đó trong Hải Quan Tân Sơn Nhất, vì đã quá tham, quá thiếu tiền, đã cố tình đánh tráo quyển tự điển đó khi mà Bưu Điện tỉnh chính thức công nhận là họ đã nhận từ Sài Gòn về nguyên vẹn như thế.
      Tôi đã viết thư cho BBC hai lần để thỉnh cầu một quyển khác hoặc nhận được cái phiên bản truyện ngắn đó nhưng đã không nhận được hồi âm. Tôi e ngại rằng con tôi sẽ không tin vào chuyện này. Tôi e rằng tôi sẽ có thể làm vẫn đục cái niềm tin mà nó đặt vào tôi. Đánh mất niềm tin của một người, có thể được ví như đánh mất một cánh tay. Việc làm ai thất vọng có thể được xem như việc gây một vết thương trên thân thể họ. Tôi không trách kẻ đánh tráo cái quyển tự điển ấy nhiều bằng cái việc “đánh tráo tình người”.

      “Quyển tự điển cho con.” kể về một thằng học trò nhỏ, lớp 8, mồ côi cha. Là một công nhân bình thường, mẹ của thằng bé không lo được cho nó sách hay, vở tốt chứ nói gì đến quyển tự điển. Hằng ngày cậu bé chăm lo học và được chọn vào lớp chuyên Anh Văn. Được sắp hạng nhì trong lớp chuyên Anh, vì thằng bé thua hẳn người hạng nhất vể từ vựng. Xin mẹ một quyển tự điển chưa được, thằng bé phải mượn của mấy đứa bạn học trong lớp và thức khuya để tra từ vựng trong các đọc khó. Một đêm, mẹ con đều phải thức khuya để học. Thằng bé ngủ gục trên bàn học trong lúc mẹ nó đang chăm chú đọc một bài khó hiểu dài dòng. Chợt mẹ nó nghe tiếng con mình, “Mẹ cố tìm mua cho một quyển tự điển nghe mẹ, nghe mẹ.” Bà mẹ bật khóc và đến trước bàn thờ của người chồng quá cố để đốt một nén nhang và để tâm tình. Bất ngờ bà nhớ lại cái đồng hồ đo điện kế- cái công cụ mà ông ta đã từng rất cần, rất yêu quý. Mẹ đem nó đi bán và đã mua được một quyển tự điển cho con. Thằng bé thật vui khi nhận món quà và nó cảm động hơn nhiều khi đọc dòng chữ mẹ nó nắn nót viết trên trang đầu tiên, “Tặng con yêu của mẹ. Không có từ nào trong quyển tự điển này có thể giải thích được tình yêu của mẹ đâu con ạ!”
  Tôi quyết định giử gìn nó cho đến ngày hôm nay. Đến nay, câu chuyện xảy ra được 25 năm. Tôi thường tự hỏi, “Có ai muốn xem quyển tự điển bị đánh tráo đó không nhỉ?!”
  Tôi cứ xem đấy như một món đồ có giá trị, thật đấy!
                                                           Rạch Giá 18- 07-2012
                                                             Lương Ngọc Thành
                                                                                       

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

DUONG VAN

  Giống như bất cứ ai có tên Vân, B.S Đường Vân gây nhiều ấn tượng đẹp vì các cách cô ta học trong nhóm B.S của khoa nội trong bệnh viện và sau đó người nữ bác sĩ này đã đến nhà tôi cùng với một nhóm khác học từ lúc 5 giờ sáng, 6 ngày một tuần.
     B.S Đường Vân không rất xinh đẹp nhưng rất duyên dáng và rất đáng được xem như còn độc thân. Ghi chép nhanh, viết chữ đẹp, học hành chăm chỉ nghiêm túc, người phụ nữ có một con ấy còn ngoan như một nữ sinh. Trong nhóm học tại nhà tôi, Đường Vân luôn đúng giờ, 5 giờ sáng. Hôm nào đến sớm hơn, người bác sĩ nữ trẻ trung ấy dừng xe xéo bên kia đường dỏi mắt nhìn qua nhà tôi để xem có ai sắp đến học không hoặc tôi có thể hủy lớp hôm ấy vì có ít người hoặc chỉ có mỗi một mình cô ấy học.
     Tôi vốn xem buổi học của học trò cũng là buổi học của chính tôi nên tôi chưa hề nghỉ một lớp nào vì bất cứ một lý do gì. Nghe băng cassette các bài tập TOEFL part A, B hoặc viết ra các bài của VOA special English vừa khó nhưng cũng vừa rất thực tế. Khi tôi yêu cầu cả lớp đọc lại những đọan hay hoặc thành ngữ đáng thuộc lòng, Đường Vân là cái tên tôi gọi đầu tiên.
Khi tôi khoe với cả lớp truyện ngắn thứ nhì tôi viết bằng tiếng Anh có tiêu đề là “Bích Vân”, bác sĩ Đường Vân là người trân trọng thích thú xin mượn đọc trước tất cả. Không những tự đọc, người cùng tên Vân này đã quảng cáo với vài vị nữ bác sĩ khác về cái truyện của tôi như thể cô ta muốn tuyên truyền một điều mới mẻ nữa về ông thầy Thành, vừa khó tánh vừa rất nhiệt tình và nhậy cảm.
   Tôi luôn yêu qúy việc học nên cũng yêu qúy bất cứ ai hiếu học. Một lần bị tôi chất vấn, bằng tiềng Anh, B.S Đường Vân cố gắng kể lể bằng tiếng Anh,
“Từ một xã nhỏ cằn cỗi tận Quy Nhơn, sau tang mẹ, ba em đưa đàn con vào Nam tìm nơi lập nghiệp. Cả nhà định cư tại Kinh 8 huyện Tân Hiệp, Rạch Giá. Nhà nghèo, không có chiếc xe đạp, em phải đi 5 cây số hằng ngày đến trường. Có mỗi 2 cái áo dài, em phải cố giữ áo trắng sạch để đở mất công giặt giũ nhiều. Bố không có dư để mua cho em một chiếc xe cũ và em cũng nhất quyết đi bộ đến trường.”
   Có vẻ nghẹn ngào, người học trò đáng khen ấy nói tiếp sau khi ai nấy vẫn giử yên lặng.
“Vào Đ.H. Y Khoa Cần Thơ, em chọn khoa gây mê hồi sức. Trong chiến trận ở bên Cambodia, vì là đòan viên tích cực, em bị điều động qua đó. Hiểm nguy, thiếu thốn không làm em sợ. Em chỉ lo sợ sự bất công, phi đạo lý. Một sĩ quan bộ đội trẻ cùng trong tổ công tác với em bên đó. Tụi em lập gia đình và hiện có một con trai. Em học Anh Văn vì mong có thể học được từ các B.S nước ngoài, từ các tài liệu mới và được một cơ hội đi tu nghiệp và bắt chước thầy, em muốn dạy được con em.”
   Lắng nghe xong, tôi hỏi cô ta một câu,
“If you had one wish, what would that be?”
“Nếu em có được một điều ước, điều đó là gì?”
Cô ấy hiểu ngay ý tôi và trả lời ngay,
“I wish my mom was still alive.”
“Em ước phải chi mẹ em còn sống.”
Câu trả lời ấy đã khiến tôi ứa nước mắt,
“So do I.”   
“Thầy cũng ước như thế.”
Một hôm tôi cho lớp xem một đọan video những câu hỏi chung kết Hoa Hậu thế giới năm 1996. Trích ra một câu trong số ấy, tôi hỏi Đường Vân,
“If you had your life over again, would you choose to be make or famale again, Why?”
“Nếu như em sống được kiếp sau, em chọn làm nam hay nữ một lần nữa?”
B.S Đường Vân vừa mỉm cười vừa trả lời ngay,
“I would choose to be a man.”
  Tôi quý mến hơn vị bác sĩ đáng mến ấy người chưa hề khiến tôi hoặc bất cứ ai trong lớp phải phật lòng. Bất cứ điều gì cô ta nghĩ và học cứ như thể cô ta là hiện thân của tôi trong những năm tôi học trên Bảo Lộc. Vì thường nghe tôi kể về B.V, về chuyện thời trung học, cô học trò bác sĩ cùng tên Vân đã hỏi tôi,
“Why didn’t you tell her how you felt about her?
“Tại sao thầy kể cho cô ấy nghe thầy cảm cô ấy như thế nào vậy?
Trước bao nhiêu học khác, tôi trả lời rỏ ràng,
“I would want to keep my love for her as pretty as if it was a painting.”
“Thầy muốn giử tình cảm dành cho cô ấy đẹp như một bức tranh.”
Người học trò vốn theo ngành Y khoa ấy và tôi- vốn học Thủy Lâm và ngành tổng hợp nông nghiệp đã góp phần làm cho cái lớp học ấy thêm đặc biệt. Hai cô giáo, một kế tóan ngân hàng, một học sinh lớp 10, một công nhân và 3 sinh viên Anh Văn học rất nghiêm túc và có tiến bộ. Tính điểm trên 20 câu TOEFL, tôi tập cho họ nghe hàng ngày. Đường Vân luôn luôn là người có số điểm cao nhất.
Cô học trò giỏi của tôi ấy thường cười mỉm chi e thẹn khi có ai khen ngợi.
“I’ve just got good luck. “Tại gặp may thôi.”
    Trong khi tôi dạy trên SG, gặp những lúc cần những chuyện gì về y khoa, những từ chuyên môn, tôi nhắn tin cho cô ta và Đường Vân nhanh chóng trả lời tôi. Thỉnh thỏang người học trò cũ ấy gọi điện thăm tôi. Một lần tôi nhắn tin hỏi cô ấy,
“Nếu có dịp về S.G làm việc hoặc được đi học thêm ở đâu đó, em có nhận lời không?”
Tôi nhận được một tin nhắn dài,
“Em còn rất ham học hỏi, ham được tiến bộ. Nhưng em còn phải lo cho hai con và nhất là chồng em đi làm xa, mỗi tuần về một lần.”
Nhân thể, cô ta hỏi tôi,
“Thầy có dự tính trở về không?”
Chính tôi cũng đã tự hỏi tôi nhiều lần,
“Nếu không thành đạt, tôi sẽ phải trở về thôi.”
   Từ khi tôi trở về, dù chưa có dịp gặp tôi, Đường Vân đã điện thoại thăm hỏi. Một hôm, vừa cười, cô ấy hỏi tôi,
“Thầy ơi! thầy thích nhảy đầm không? Em muốn giới thiệu thầy với một người có kinh nghiệm dạy…”
Tôi nhả nhặn trả lời,
“Tôi hằng ngày phải lo dạy và tự học. Có ít thời giờ rảnh rỗi, tôi phải lo viết lách nữa chứ. Bao giờ cần, tôi sẽ nhờ em dạy tôi nhảy nhé.”
 Có dịp gặp tôi trong một tiệc cưới vừa bước ra về, cô ta mừng rỡ điện thoại gọi tôi trở vào sảnh. Như người Tây phương, cô ấy bước tới đón dang tay ôm chào tôi. Đường Vân sau đó cụng ly bia với tôi, hỏi chuyện tôi cái cách của một học sinh nam thân thiết. Như một học trò trung học, trong khi bước ra về, cô ấy và tôi tâm tình thật tự nhiên như thể chúng tôi không hề ngại tiếng gièm pha.
    Không biết có phải theo luật nhân quả hay không? Tôi đã làm cho một số thầy cô quý mến thế nào, thì …nay học trò Đường Vân được tôi quý mến như thế ấy.
                                   

MINI STORY- EMILY