Có các bài báo phân tích những điều bất cập, có kẻ đến câu lạc bộ để tập nói, có người mở ra câu lạc bộ để kiếm lợi còn tôi đến nay, được 7 lần, tự lập ra một loại câu lạc bộ nhỏ để có dịp tự bày tỏ chính mình và để tự thư giản.
Vì là kẻ tự học, tự tập nghe nói, tôi tự chọn cách dạy học, cách lập câu lạc bộ. Tôi lần tìm ra các phương pháp dạy học và tôi cũng là người tự rèn luyện như tôi đã từng làm khi còn học ở NLS Bảo Lộc. Các đồng nghiệp của tôi chưa ai nghĩ ra hoặc làm được những điều tôi đã làm được. Tôi đã tách một buổi dạy cho nhà thờ, tối chủ nhật, để lập câu lạc bộ. Tôi đã thuyết phục một cô giáo, tốt nghiệp ĐH Tổng Hợp T.p Hồ Chí Minh, đến với chúng tôi. Cha Việt, cha quản hạt, rất hài lòng khi tận mắt thấy chúng tôi, khoản 18 người, sinh hoạt đều đặn hàng Chủ nhật suốt một năm trời. Những vị khách trong ngoài nước, tây balô, linh mục của nhà thờ cũng rất ngạc nhiên khi mục kích cảnh chúng tôi quây quần bên nhau để tập nói.
Mọi thành viên đã thưởng thức cách tôi tập cho họ, các câu hay, điểm văn phạm dể hiểu ấn tượng do tôi cung cấp cho họ, các bài hát, câu chuyện hay mà tôi biểu diển như một tay chuyên nghiệp. Đó đã là cái câu lạc bộ duy nhất tại Rạch Giá từ trước cho đến lúc ấy. Vài viên chức nhà nước cũng rất muốn tham dự.
Vào năm 1997, để tạo một dịp cho các cô học trò của tôi tập nói, tôi đã mở ra một câu lạc bộ- lần thứ nhì- tại nhà mỗi tối chủ nhật. Tôi gọi vài người học trò cũ và thậm chí có 2 bác sĩ cũng xin gia nhập. Họ đến Câu Lạc bộ và đều nhận ra rằng nói là kỹ năng khó nhất. Tôi cắt bỏ tất cả chuyện cá nhân, ngay cả cái hẹn gặp của người yêu cũ từ Mỹ về, để lo cho mỗi buổi họp mặt. Không có bạn bè, cũng không có công việc phải đi ra ngoài vào cuối tuần, nên không có tuần nào tôi và con tôi, mới 9 tuổi, vắng mặt. Tiếng lành đồn xa, một nhóm học sinh chuyên Anh của trường T.H.Huỳnh Mẫn Đạt nhờ tôi mở cho họ một câu lạc bộ- lần thứ ba. Như đã từng làm tại nhà thờ, tôi không hề gián đoạn một tuần nào. “Thành viên” của tôi ngồi kín căn phòng 22 m2 với máy lạnh cách âm, không lệ phí, và họ chắc sẽ không có cơ hội nào giống như vậy. Vì tôi cũng là một giáo viên quèn, tôi cũng đã muốn có vài đồng nghiệp chia xẻ. Khi tôi lên tiếng mời, họ ngập ngừng không trả lời hoặc họ bận bịu không dự được hoặc tự cho rằng họ chưa đủ khã năng. Mồng 4 tết năm đó, những thành viên còn nhỏ tuổi nhưng vừa lớn về nhân cách đã mời hai cha con tôi tham dự một buổi picnic với một điều lệ, “tất cả phải nói tiếng Anh”. Biết bao nhiêu người chứng kiến phải ngạc nhiên thắc mắc. Tôi đã có một cái tết đặc biệt trẻ trung và con trai tôi thì được nhiều cảm tình hơn của họ.
Ngoài việc tự thành lập, tôi còn được mời tham gia một CLB của công ty Kigimex với chức danh là “Cố vấn kỹ thuật.” Tôi không đến trể, tôi không vắng mặt một tuần nào. Tôi mang đàn organ hoặc guitar theo để tập bài hát và tôi đã đưa con trai tôi đến. Cách cháu nó nói tiếng Anh- nhẹ nhàng, điệu nghệ, đã khiến mọi người khâm phục. Tôi đã cho họ thấy cái thú vị ích lợi của Anh Văn, cái vai trò của những ai nói giỏi.
Đầu năm 2006, sau khi đến tận 5 ngân hàng để mời chào thành viên mới cho cái loại câu lạc bộ “mới” do tôi sáng tác ra, tôi đã không hề nhận được một phản hồi nào. Không chịu để yên vậy, tôi chuyển nó thành loại mới hơn nữa- CLB một thành viên. B.S Khánh- một người hiếu học- đến đều đặn hàng tuần và dĩ nhiên tiến bộ từng bước. Sau đó 2 tháng, BS Khánh thuyết phục vợ, một BS tim mạch giỏi, đến CLB có lẻ vì ngại tôi buồn chán bỏ cuộc. Về sau này, khi họ qua bận không đến được tôi mời một học trò khác- người sau này đã dạy kèm cho một sinh viên khoa du lịch sắp tốt nghiệp và cũng là người tìm cho tôi một công việc bán thời gian trên Sài Gòn.
Có một loại câu lạc bộ mà ít ai nghĩ ra đó là, uống cà phê ngoài trời- cái thứ năm. Tôi đã đề xướng ra và được cổ vũ ngay. Chúng tôi gặp nhau tại Công Viên Tao Đàn, quận 1, T.p Hồ chí Minh, sáng thứ bảy. Tôi yêu cầu mọi người gọi thức uống, nói về mọi chuyện bằng tiếng Anh. Ai nói tiếng Việt nhiều nhất sẽ phải là người trả hóa đơn. Cái không gian thoáng đảng, tiếng chim hót, tiếng ồn tự nhiên rất đời khiến chúng tôi tự nhiên hơn. Với ít kinh nghiệm, với cái suy nghĩ rằng đây là cách khá tốt cho tôi thư giản, tôi như người dẩn chương trình của một life show. B.S Tuyết, người Hải Phòng, dù chưa nói được bao nhiêu, rất thích cái cách của tôi. Vì lở miệng nói tiếng Việt nhiều nhất, B.S Tuyết trả tiền cho 6 người chúng tôi nhưng cô ấy trông rất hài lòng, rất vui với cách của tôi.
Cái loại câu lạc bộ tương tự là “ăn cơm trưa ngày cuối tuần”- cái thứ sáu. Dược sĩ Phương, độc thân, ở chung cư, tình nguyện tổ chức buổi đầu tiên. Họ thật ngạc nhiên đón tôi đến bộ đồ trẻ trung- quần Jeans, áo pull màu vàng và với cây đàn guitar. Thức ăn khá nhiều nhưng không nhiều bằng cái tinh thần nói tiếng Anh của mọi người. Vừa ăn ,vừa bắt chuyện, tôi giải thích các từ ngữ, thành ngữ và tôi làm như thể tôi là chủ nhà. Sau bửa ăn, sau khi mọi người hứng chí sau khi uống cạn chai rượu Vang, tôi mang ra những bài hát tôi muốn tập cho họ. Căn chung cư nhỏ nhắn, yên tỉnh bổng chốc trở thành một nơi ấm cúng cho nhóm chúng tôi. Tôi bổng chốc thay đổi vai trò, bổng chốc tôi thấy mình trẻ hẳn ra. Với tiếng vổ tay, tiếng cười, tiếng hát, chúng tôi thấy lòng rộn rả và người chủ nhân chắc chưa hề trải qua một ngày nào như thế trước đây. B.S Hùng dành đăng cai bửa họp mặt tuần sau và chúng tôi đồng vỗ tay tán thưởng. Đúng là việc nói tiếng Anh có thể mang chúng ta đến nhiều nơi, cho chúng ta nhiều thứ, nhất là sự thân mật.
Hợp tác với Gary Mc. Cloud, người bạn Mỹ, tôi làm cho Bệnh Viện Bình Dân cái câu lạc bộ thứ bảy này. Lúc 1giờ rưởi mỗi ngày thứ năm, chúng tôi làm cho họ khâm phục khi chúng tôi đến rất đúng giờ và rồi đúng 2 giờ 45 phút tôi vội vả chào họ để đi dạy tại Infoworld School gần đó. Trong số thành viên đó, B.S Hùng- Hùng Râu, trưởng khoa Nội và B.S Phấn tiến bộ rỏ nét. Họ nói nhiều hơn và đúng hơn từng tuần một. Một lần Gary vắng mặt và tôi đã tập cho họ kỹ thuật mở đầu các câu hỏi. Với bài soạn và cách tôi nói, tôi đã gây ấn tượng mạnh. Khi nghe tôi kể sơ qua về cách tôi đã tự rèn luyện thế nào, mọi người có mặt hôm ấy rất bất ngờ. Dược sĩ Hoa, sắp đi tu nghiệp bên Mỹ, hỏi tôi để luyện tập riêng cho cô ấy trong khi một số khác xin tôi những tài liệu khác do chính tôi biên soạn.
Về lại Rạch Giá, nhân dịp gặp một người bạn cũ đang làm việc tại một bệnh viện tư, bàn bạc về việc nói tiếng Anh, tôi mở ra một câu lạc bộ tại một quán cà phê vắng khách. Các vị bác sĩ trẻ, sau khi nghe giới thiệu, vốn có nhiều lý do và mong muốn nói được tiếng Anh, đều không đến dự, không liên lạc với tôi. Thế nên một tuần sau, bạn của người chủ quán, một người đàn bà trạc trung niên- Mai Phương- với tôi lập nên cái câu lạc bộ này. Chỉ có hai người, chúng tôi tha hồ nói, tâm sự, bày tỏ và cả hai đều thấy thư giản hơn, thân thiết với nhau hơn vì có một số điều hơi khó nói ra bằng tiếng việt. Chúng tôi kể cho nhau nghe những suy nghĩ, sở thích riêng tư. Chúng tôi bàn bạc về những chuyện chung của xã hội, chuyện gia đình, con cái. Chúng tôi thay phiên nhau trả tiền cà phê. Chúng tôi trở thành một đôi bạn “nói tiếng Anh.” Mai Phương và tôi đã đồng ý rằng,
“Sống trên đời này, ngoài những điều thường nhật, những chuyện thường làm, chúng ta còn phải tập luyện, phát triển vài kỹ năng, vài môn nghệ thuật và chúng ta còn phải có người bạn để tâm tình, bày tỏ.”
Nói tiếng Anh còn có một ý nghĩa to tát hơn thế nhiều. Tôi luôn luôn tin rằng nó còn mang lại tình cảm, sự phấn khởi và sự tự tin. Chẳng phải thế sao?
Rạch Giá Jan 30- 2012
Thành Xì- TL 71