Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012

CHA NUÔI - 3

-         Hồi còn bé tôi bị bệnh quai bị nặng. Bác sĩ bảo tôi khó lòng có con được. Tôi đã không nghỉ đến chuyện có vợ. Tôi coi bé Long Vân như con ruột vậy. Nếu tôi có lấy ai đi chăng nữa, họ làm sao chăm lo cho con bé bằng tôi được. Tôi ít học không thể dạy cháu học được. Cậu giúp hai cha con tôi nhé?
-         Thưa bác! Cháu cần có ít thời giờ để suy nghĩ và để cháu xem xem em Vân có quý mến cháu không? Có chấp nhận cháu không? Có thật muốn học không?
-         Tôi nuôi con bé được hai năm nay rồi. Nó rất ham học. Cháu chỉ mong học giỏi để sau này phụng dưỡng tôi thôi.
Tiếng của Long Vân cắt lời.
-         Thưa ba! Con luộc rau xong rồi.
-         Con lại đây.
Ông vừa ra lệnh vừa động viên. Vươn tay ra, kéo Long Vân vào lòng, ông ôn tồn nói.
-         Đây là anh Thành. Con chào anh đi. Ba mời anh Thành đến hôm nay để ảnh biết con. Ba nhờ anh dạy kèm cho con các môn con học yếu. Ba còn biết anh ấy đàn ghi ta hay lắm. Con muốn học chơi đàn không?
-         Dạ muốn! Con muốn anh Thành ở đây với mình. Con sẽ học giỏi. Con sẽ đàn cho ba nghe. Con sẽ làm mọi thứ để ba vui lòng, nhe ba, nhe anh Thành? Con mừng quá.
Cô em gái đỏ bừng đôi má. Hai mắt đen nhánh hơi ứa lệ. Tôi cũng cảm thấy xúc động bởi câu nói thật đơn giản, thật rỏ ràng của Long Vân.
Ông Năm và dọn lên trên cái tủ ly một thứ thức ăn một dỉa nhỏ, rau luộc, thịt kho hột vịt,  đặc biệt là dĩa bánh hỏi thịt quay và dĩa rau sống.
-         Hôm nay đám giổ của Long. Tôi ra chợ sáng sớm và nấu nướng từ lúc đi chợ về. Những năm trước, tôi không nhắc đến, sợ Vân nó buồn. Năm nay nó có anh rồi. Hai anh em đến đây đốt cho ba má con một nén nhang đi. Thành có thể thay mặt bác đi họp phụ huynh, đưa em đi học và đi đâu đó chơi. Con không có em gái, không có một mái ấm, con có thể chọn nơi này hay không tùy con thôi. Hai anh em bây thấy sao?
Hai đứa tôi bẻn lẻn không nhìn nhau và cũng không nói với nhau gì hết. Bác Năm đứng yên mỉm cười. Bác Năm đã nghe tôi kể rằng từ năm lên 8 ba tôi bỏ nhà theo bà vợ nhỏ đến giờ, tôi chẳng biết gì về tình cha cả. Tôi có một thằng em trai bỏ học, hút sách từ lúc mới có 13 tuổi. Bác Năm đã nhanh chóng chọn tôi về đây như ông đã chọn nuôi Long Vân vậy.
-         Hai anh em bây dọn đồ trên bàn thờ xuống đi. Trưa trờ trưa trật rồi còn gì nữa. Sáng mai ba phải đi một chuyến ra Đắc Lắc ba ngày mới về. Thằng Thành coi được thì chiều chiều đi xe buýt về. Anh đứa phụ nhau coi nhà nghe không? Ba về sẽ có quà đấy.
Cha của ông Năm đã là con nuôi. Ông nhận nuôi Long Vân mấy năm nay và giờ đây ông xưng ba với hai đứa tôi một cách rất tự nhiên. Trong cuộc đời này, có mấy ai trút hết lòng mình ra mà có một chút vụ lợi gì không nhỉ? Cả nhà ăn rất ngon miệng. Long Vân cứ cắn đôi đủa nhìn tôi ăn.
-         Con phải cố ăn nhiều như anh con, mau lớn, khỏe mạnh, ba đở lo nhe hôn con.
Vân nghe lời ba và ăn liền một chén cơm. Tuổi 11 rồi mà em trông như mới lên 9. Tôi sẽ dạy em nhảy dây, đánh cầu hoặc tập thể dục nhịp điệu. Hồi hè năm lớp 8, tôi có dịp theo một nhóm tình nguyện giúp trẻ em Làng Cô Nhi Long Thành. Tôi nhớ hoài cái ánh mắt thèm thuồng của mấy em mồ côi vừa được chúng tôi ẳm bồng. Sau khi các ni cô bảo về giường để ngủ trưa, mọi đứa bé đổ dồn về phía cửa ra nhìn theo bước chúng tôi ra về. Có ai lại không thèm được thương yêu chăm sóc chứ? Có ai mà khước từ sự ban cho điều mà mình hàng cầu mong không?
      Tôi ở lại tối hôm ấy. Bác Năm kể cho tôi nghe nhiều thứ về tính cách của Long Vân. Ông kể thêm những ước mơ của mẹ Long Vân nữa. Ông bảo tôi cứ hết lòng dạy cho em các điều hay lẻ phải. Ông mong tôi thương em như em ruột và về đây sống chung càng nhanh càng tốt. Tôi trằn trọc hoài không thể nào chợp mắt được. Sáng mai tôi cũng như ông phải chia tay Long Vân rất sớm- ông đi Đắc Lắc, còn tôi đón xe lên trường đi học.
Hàng tuần tôi về với Bác Năm và en Long Vân. Có lúc ông đi buôn chuyến, chúng tôi hai đứa quấn quýt nhau như anh em ruột. Có hôm nửa đêm ông Năm về. Nhìn thấy hai anh em tôi ngủ chung với nhau, ông rất vui. Gần 12 tuổi mà Vân nó chưa biết gì về vệ sinh cá nhân, về việc dậy thì. Tôi nhờ các người bạn học nữ trong lớp kiếm sách tư liệu cho em đọc. Rất nhiều lúc en cắt lời tôi để hỏi nhiều câu rất ngây thơ, yêu cầu tôi những điều rất là người. Tôi như cục nam châm rất mạnh trong người em hút tôi về hàng ngày.
-         Anh Thành nè! Chừng lớn lên như ba, anh còn ngủ chung với em không? Chải tóc cho em không? Anh có râu làm chi vậy? Tại sao mấy cái chị ở đầu hẻm mình cười cười với anh hoài vậy? Anh Thành ơi! Em không muốn lớn lên như mấy chị đó đâu! Ai đâu mà cứ tối ngày ra ngồi đàng trước sân, ngóng người này qua, chờ người kia lại. Lại còn ngồi cả buổi trời cho người ta sơn móng tay móng chân nửa chớ. Em thích làm con trai như anh vậy đó. Anh không được nhìn mấy cô đó đâu nhe. Em kể cho ba nghe đó. Em thích anh giống như ba vậy, thương em, dạy cho em học giỏi, nhe anh, nhe anh? Hứa với em đi! Hứa ở vậy đó!
-         Vậy nghĩa là sao?
-         Nghĩa là ở vậy với em, không có vợ. Ông Tư xe lam bên nhà kế mình nè. Anh nghe thử coi. Ngày nào cũng gây lộn với vợ. Ngày nào cũng chửi mắng con. Tụi nó khóc với em hoài. Tụi nó muốn qua nhà mình ở với ba. Ba mình hiền lắm. Ba chưa khi nào rầy mắng em. Em muốn ba ở vậy với anh em mình.
Long Vân như thay mặt tôi và những đứa con của những gia đình đổ vỡ khác để nói ra điều mong muốn rất thông thường rất nhỏ bé- sống trong tình thương của cha mẹ- Thầy Vũ Thủy có nhắc đến một câu của một triết gia gì đó tên không nhớ tên: “Ta được sinh ra đời mà chẳng được ai hỏi ý kiến.” “Yêu mà không yêu thì mới thật là yêu.”
Tôi chưa kể hết cho em nghe chuyện gia đình tôi. Em không thể hiểu được tại sao hai vợ chồng bỏ nhau, hai người câm nghét nhau. Tôi có lúc như trẻ lại vài tuổi nhưng có khi thấy mình già đi mấy tuổi. Tôi phải kề vai gánh vác trách nhiệm làm cha. Long Vân đang ôn bài để thi vào lớp sáu. Không thông minh lắm, nhưng vì em rất cố tự học, rất thường ôn các lý thuyết. Em có rất nhiều tiến bộ. Tôi cũng cho điểm mười bằng viết bíc màu đỏ. Em đem khoe ngay với ba khi ba vừa về đến nhà. Bác Năm xoa đầu tôi, mỉm cười rất nhân hậu.
-         Con chắc giúp em học giỏi và giúp em ngoan cho con. Ba đã chọn đúng con rồi. Từ nay, nhà này là nhà của con luôn.
-         Dạ! con đâu có dạy gì em đâu. Con chỉ sơ sơ là em hiểu ngay. Con sẽ cố gắng.
Hai tháng trôi qua nhanh như 2 tuần về. Ba người chúng tôi cùng dưới mái nhà nhỏ nhưng trong một tấm lòng lớn lao. Bác Năm lúc nào cũng nhắc tới việc học.
Không biết ông đã hớt tóc cạo râu vào lúc nào không rỏ. Ông trông thấy trẻ ra 4- 5 tuổi. Một chiều chủ nhật, Ông kêu hai đứa tôi ra Sài Gòn chơi và đi ăn nhà hàng. Ông chỉ vào cái giỏ đồ to tướng trên giường.
-         Hai anh em bây mặc đồ mới vô. Thế nào cũng vừa mà. Ba đo đi đo lại mấy lần lận. Vân cài tóc lên trong đó có cái kẹp ba mới mua đây. Sửa soạn nhanh lên nghe. Ba ra đầu hẻm kêu xích lô.
Trong giỏ đồ tôi còn nhận ra một cái bóp mới. Tôi lén mở ra và thấy có một vài tờ giấy bạc mới tinh. Long Vân mừng quýnh lên như một nàng công chúa sinh đẹp chuẩn bị theo vua cha dạo kinh thành. Tôi giúp em chải đầu và kẹp tóc bằng cái món mà ít có người cha nào nhớ mua cho con gái lắm. 
      Có tiếng thắng của một chiếc xích lô dừng ngay trước cửa nhà. Ông Năm bước xuống tươi cười với chúng tôi. Chiếc xe thứ hai cũng vừa dừng ngay sau đó. Ông ra lệnh cho hai chiếc quay đầu lại và ông ra lệnh cho hai anh em chúng tôi lên chiếc xe mới hơn, đẹp hơn. Mọi người trong xóm trố mắt nhìn chúng tôi. Vân bổng dưng như lớn lên ba tuổi, xinh đẹp hơn lên, tự tin hơn lên. Em níu chặt tay tôi mỗi khi ông đạp xích lô lạng lách hoặc khi ông kéo thắng gấp. Tôi trông sáng sủa trong cái sơ mi dài tay và cái quần mầu vỏ hột gà sang trọng. Ông Năm hôm nay cũng diện ra như một người đàn ông tuổi ngủ tuần, ra Sài Gòn dạo chơi mua sắm. Ông duổi chân lên cái cảng xe xích lô một cách rất thoải mái. Tôi nhận ra ngay đôi giày da còn khá mới. Hai xe nối đuôi nhau như có được dặn dò trước. Họ chạy chậm qua khu nhà thờ Đức Bà. Họ đạp xe nhẹ nhàng trên đường Nguyễn Du. Tôi chỉ cho Long Vân thấy Nhạc Viện. Em ngồi lọt vào lòng tôi. Một tay níu vào tay tôi, líu lo hỏi tôi hết câu này tới câu khác. En như cô công chúa lần đầu tiên ra kinh thành. Còn tôi như một chàng hoàng tử bị thất lạc bao nhiêu năm, nên giờ bị ngỡ ngàng trước bao nhiêu thay đổi. Khi xe Bác Năm qua mặt xe chúng tôi, Ông đưa hai ngón tay toạc ra hình chử V- chiến thắng. Ông vẫy tay và cười híp mắt. Xe rảo qua gần hết những con đường chánh của Sài Gòn. Tôi sinh ra ở đây. Bên Nội Ngoại đều ở đây mà tôi không có dịp nào được dạo cảnh Sài Gòn như thế này. Đối với Vân, chắc đây là lần đầu tiên.
-         Em có đi qua đây chưa? Em có biết cái tượng đó không?
-         Từ nhỏ đến giờ chưa được ba dắt đi đâu hết cả, nay em mới đi xe xích lô.
Tội nghiệp cho em tôi. Nếu như Bác Long còn sống, nếu như Bác Năm không phải bận bịu những chuyến đi buôn, em chắc biết Sài Gòn nhiều hơn tôi, em chắc biết nhiều điều hay lạ hơn tôi, em chắc có nhiều bạn hơn tôi, nhiều tài năng hơn tôi nhưng chắc em cũng có nhiều người anh nuôi hơn như hiện giờ. Nếu như ba má tôi không bỏ nhau, tôi chắc có thể có nhiều niềm vui hơn, tôi chắc có thể có nhiều cô em gái hơn và tôi chắc có thể không gặp được bác Năm và em Long Vân như bây giờ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét