Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012

CHA NUÔI - 4

Tiếng rít của cái thắng xe làm tôi giật mình. Long Vân bị đẩy chờm ra phía trước. Tôi vội ôm ghì em lại. Cả hai chúng tôi không nói với nhau câu gì nhưng trong lòng tôi, tôi có nhiều điều muốn nói ra, hoặc phải nói ra. Điều đầu tiên mà tôi phải nói ra là tôi rất hạnh phúc. Về sống với Bác Năm và em là điều tôi chưa hề nghĩ đến bao giờ. Về hè ở Bảo Lộc nữa hay không thì lại là điều hiện tôi có thể quyết định ngay từ bây giờ.
Từ nay tôi sẽ coi Vân như em ruột, Bác Năm như ba ruột của tôi vậy. Những ngày nghỉ hè tôi phải dành cho họ thôi. Má Chánh sẽ buồn nhưng chắc thông cảm cho tôi. Tôi tự nhiên ghì nhẹ Long Vân vào lòng và tôi hỏi:
-         Em đang nghĩ gì thế? Em có coi anh như anh ruột của em không?
-         Em không biết nữa. Anh phải hứa đừng bỏ em lại như Ba Long, mẹ Vân của em vậy. Chừng nào anh học xong, anh về ở đây luôn nhe. Anh đi làm gần nhà thôi. Em nấu cơm, giặt đồ cho anh. Mình kêu ba nghỉ làm đi. Anh có tiền lương mà đúng không anh?
Anh sẽ không bỏ em và ba đâu nhưng còn em thì sao. Em sẽ phải có biết bao nhiêu điều riêng tư cho em. Em sẽ phải có biết bao nhiêu khát vọng, lý tưởng để theo đuổi. Em phải có cái tổ riêng cho em chứ. Em phải làm những điều mà ba Long và mẹ Thúy Vân mong muốn: “có gia đình hạnh phúc”.
      Chúng tôi ăn tối tại Nhà hàng Continental trên đường Đồng Khởi- vừa đổi tên thành- Cửa hàng Ăn Uống Đồng Khởi. Ba gọi những món mà có hai lần Bác Long đã ăn ở đây và rất thích. Tôi thấy làm việc gì Bác cũng nhắc đến Bác Long. Gắp cho mỗi đứa một miếng thịt vịt, Bác nói với chúng tôi:
-         Ở đây quay vịt ngon lắm. Một lác còn dư bao nhiêu, mang hết về! Ngày mai mình khỏi phải đi chợ.
Tôi chưa hề ăn miếng thịt nào ngon như thế này. Tôi chưa bao giờ đi ăn nhà hàng sang trọng như thế này. Ba má tôi sống bằng tiền lương công chức. Ông uống bia hàng ngày. Ông có một người vợ bé và 2 đứa con. Làm sao họ có hạnh phúc hoặc có thể đi “ăn” nhà hàng như thế này được? Có một lần ba tôi xuống Cần Thơ đi buôn thuốc sát trùng- vì chưa nhận được đủ số tiền hàng, ba tôi phải ở lại một ngày để chờ.
Trưa hôm ấy, tôi vẫn đi chợ như bình thường cho 3 người trong nhà. Trên đường ra chợ, tôi chợt nhận ra là tôi có thể làm một món mới lạ mà ba tôi có thể nhâm nhi để uống bia, hai anh em tôi ăn cơm như một món mặn nhưng đặc biệt là má tôi không hề hay biết. Khi ấy tôi bằng tuổi với Long Vân bây giờ. Mặc quần xà lỏn vải thô, áo sơ mi ngắn ngủn, tay mang cái giỏ đệm, tôi đến hàng thịt hỏi mua một khúc ruột heo để làm món khìa- phá lấu-
Tôi hỏi thăm bà bán hàng thịt cách để làm sạch cái ruột và cách để nấu cái món tôi dành riêng cho ba tôi. Trưa ấy, tình cờ và may cho tôi, ba tôi không đi ăn ngoài. Ông đưa tiền cho tôi mua bia. Mừng vì có dịp để nấu cho ba mình một món khoái khẩu, tôi cố nấu cho ngon thơm và trang trí cái dỉa ruột khìa rất khéo. Ba tôi vô tình đã không biết- vì tôi đã không nói ra, nhưng tôi thì không bao giờ quên cái chuyện ấy cũng như tôi không bao giờ bửa ăn ngày hôm nay. Bác Năm vẩn ăn lạt, đơn giản. Bác nói nhỏ với tôi:
       - Bác vừa nhận được tiền hàng đầy đủ. Mừng cho cả nhà ta. Con nhắc em ăn no, ăn nhiều cho mau lớn. 
 -  Bác ăn chay như vậy hoài làm sao bác có sức đi làm?
 -  Bác già rồi, việc ăn uống không quan trọng. Thôi con lo ăn hết đi có sức để học.
Ba ruột của tôi hiện giờ không biết tôi đang làm gì, học gì, ở đâu, sống như thế nào. Còn ba ruột của Long Vân giờ này ở trên suối vàng hay đâu đó chắc là rất hài lòng khi thấy con mình như thế này. Sau bửa ăn, ba dắt chúng tôi vào khu thương xá Tax. Vân trầm trồ khen hết món này sang món khác. Một thế giới mầu sắc sinh động đang mở ra trước mắt em. Một rừng hàng hóa, đồ đạc đang bao quanh em. Em ướm thử một cái áo đầm, và tỏ vẻ rất thích. Bác Năm biểu em vào phòng thay đồ và rất vừa lòng khi thấy em bước ra. Tôi không mua một thứ gì cả. Tôi viện cớ là tôi đã có đủ hết rồi. Bác Năm dắt chúng tôi một quán kem ở góc đường nào đó tôi không rỏ lắm. Trời Sài Gòn hôm đó mát dịu. Trong quán kem máy lạnh ấy, tôi còn cảm thấy lạnh chứ đừng nói chi tới em Long Vân. Cô bé ngồi sát vào người tôi. Tôi choàng tay lên bờ vai nhỏ bé của em gì nhẹ em vào lòng tôi. Bác Năm dặn dò gì đó mà chúng tôi không thể nghe được. Một lúc sau, cô gái hầu bàn mang ra một cái bánh kem nhỏ nhắn được trang trí rất tinh xảo. Tôi nhìn thấy ngay hàng chữ: “Happy birthday to Long Vân” và dỉ nhiên có đèn cầy sinh nhật trên đó .
-         Tại cái quán này, Long đã gặp Thúy vân. Tại cái bàn này ba đã ngồi chung với họ. Hôm nay sinh nhật của Long Vân. Ba muốn con gái của ba ngồi ở cái chổ mẹ con đã từng ngồi. Vân nè! Con ước gì. Thành con đốt đèn cầy lên cho em đi con! Happy birthday to Long Vân!
Ông chìa ra cái hộp quẹt. Tôi thấy tay ông hơi run. Không thể nào ông run vì lạnh, hơi lạnh từ cái máy điều hòa nhiệt độ ngay ở góc phòng này. Tôi tin rằng ông đã run vì cái lạnh trong tâm khãm, trong tim, trong niềm vui và sự xúc động vì ông đang làm được làm cái điều cả ba ông và ba tôi chưa hề nghĩ đến. Tôi cũng không thể bật que diêm được ngay. Tay tôi cũng hơi run rẩy. Long Vân không không hề hay biết điều này- 2 người đàn ông, một già, một trẻ, đang run rẩy vì xúc động. Sự xúc động rất dể hiểu và cũng rất đáng trân trọng. Em nhìn thấy hơi vàng vọt dươi ánh đèn cầy. Em cũng xúc động vì cái hạnh phúc quá bất ngờ này. Bất chợt em òa lên khóc. Những người trong quán tế nhị nhìn chúng tôi. Bác Năm đưa tay xoa đầu và kéo em vào lòng. Hai giọt nước mắt vừa ứa tuôn ra trên gò má tôi, nóng hổi.
-         Thổi tắt đèn cầy đi con. Họ dặn ba trước rồi. Trong phòng máy lạnh không nên đốt gì hết. Xong con giúp em cắt bánh đi. Chia làm ba cho đều. À quên nửa, làm bốn chứ. Chừa cho ba má Long Vân một miếng chứ. Thúy Vân thích bánh kem ở đây lắm!
Tôi tay cầm dao, tay dụi mắt, cố gắng pha trò để cho cả ba vui lên.
-         Chia xong để con đi mượn cái cân để cân lại cho chắc ăn. Nhưng mà ai nhỏ nhất thì hưởng phần ít nhất phải không ba?
Tôi tự nhiên thốt ra tiếng ba mà không hề ngượng ngập. Tôi pha trò một câu mà tôi trước đó chưa hề nghỉ ra. Tôi nhận ra mình tự nhiên hơn lúc nào hết. Long Vân lườm tôi. Em không đáp trả nhưng chỉ gật gù như thể là tôi có lý lắm vậy, như thể là em tôn trọng tôi lắm vậy.
-         Thôi, Vân lấy phần bánh cho ba coi. Con ước gì không nè? Con?
Vân lúng túng nhưng cũng lấy ra được một phần tư miếng bánh mời ba ăn. Em cũng cho tôi một phần như vậy nhưng không nói tiếng mời tôi. Chắc em hơi giận tôi rồi. Tôi làm bộ như không biết. Ba người chúng tôi có những suy nghỉ cảm xúc khác nhau nhưng chúng tôi có chung một thứ: Gia Đình. Ba Năm đã ở với Ông bà nội nuôi. Vân đang ở với ba nuôi. Còn tôi? Tôi đang cùng Vân chia cái mái nhà nhỏ nhưng rất ấm cúng này.
-         Con ước được ở với ba hoài. Ba đừng bỏ con đi hoài. Anh Thành về ở với mình hoài…
Long Vân nhỏ nhẹ nói với chúng tôi. Hai bàn tay nhỏ nhắn của em đang vò nát cái góc khăn trải bàn, mặt cuối xuống vì quá e thẹn và bờ vai nhỏ bé gầy guộc hơi run nhẹ. Tôi tự nhiên nhận thấy tôi cũng run theo.
-         Ba phải đi làm chứ con. Nhưng con bây giờ có anh rồi. Ba giao cho anh con quyền huynh thế phụ. Đầu năm học tới, anh dắt con đi học, đi họp phụ huynh và thay mặt ba lo cho con mọi chuyện. Được không Thành? Thôi con kêu ảnh là anh hai đi nhe! Hai anh em con ăn hết bánh đi rồi nói gì thì nói sau.
Hai đứa, không ai biểu ai ăn một chút xíu là xong hết dĩa bánh ngọt. Tôi đưa cho em cái khăn giấy trên một khay đan bằng tre được xếp nấp rất khéo. Tôi phải mở ra giùm cho em. Vân mân mê cái khăn giấy và hỏi tôi:
-         Anh hai bán cho em bao nhiêu tiền vậy? Bà nào ở xóm mình cũng dặn em là đừng nhận khăn của ai cho hết. Như vậy xui xẻo lắm. Nếu lúc mình không có tiền, mình mua chịu. Anh bán chịu cho em nhe, em không có tiền.
Ông già và tôi phì cười. Tôi thì chợt nhận ra rằng người lớn ít học và dị đoan đã tiêm nhiễm trẻ con nhanh đến mức đáng lo ngại. Hồi còn bé, tôi cũng bị nhiều giáo điều nhiều lời căn dặn kiểu như vậy. May mắn thay trong ba năm học ở Bảo Lộc, tôi có dịp tránh xa những người hàng xóm tốt bụng nhưng không tốt trong cách suy nghỉ và cách họ nhìn thế giới chung quanh họ. Ông Năm chưa hề hỏi tuổi của tôi. Ông chỉ nghe tôi kể là tôi học năm thứ hai đại học, hiện tình gia đình tôi ra sao và tôi trong tâm trạng thế nào. Ông chưa hề để ý xem tôi có tin dị đoan hay không. Còn tôi thì tuyệt nhiên biết rỏ rằng ông chỉ tin vào luật nhân quả và ai có tấm lòng vàng như ông ta vậy.
-         Anh không bán gì cho em hết. Anh chỉ cho em những gì anh có thể có được. Anh sẽ cho em nhiều thứ em mà không thể tin được. Anh nghỉ rằng anh cũng đang có tấm lòng vàng như ba vậy.
Tôi tự nhủ như vậy và mỉm cười với em, lắc lư cái đầu như thể không đồng ý bán cho em cái khăn giấy đó vậy. Từ nay tôi như có thêm sức mạnh, có thêm ý tưởng, trách nhiệm và có thêm một gia đình nữa. Một gia đình mà tôi đã không tốn một chút công sức nào xây dựng. Một công trình đang dở dang được giao cho tôi để tôi hoàn tất, để tôi làm nó tuyệt vời hơn so với thiết kế trong bản vẽ. Em như một tòa lâu đài chưa được trang hoàng, chưa được gắn đặt các công trình phụ nào cả, vườn hoa, bải cỏ, hồ sen, ban công và nhiều thứ khác nữa. Tòa lâu nài nào cũng cần có tường rào, cổng vào, gác canh và đường hầm thoát hiểm. Tòa lâu đài nào cũng cần có một đội quân bảo vệ, đội nhóm đầu bếp, phục dịch và người quản lý. Nếu tôi xây xong cho em các công trình phụ, các con người kia tôi tìm ở đâu ra. Có phải tôi vừa tự phát thảo một công trình thứ hai thật khó khả thi. Một mình tôi làm sao có thể lo cho em được những điều ấy. Là một sinh viên xuất thân từ một gia đình nghèo, không hạnh phúc làm sao tôi có thể hoàn chỉnh những chuyện đó. Ba ruột của tôi đã chưa hề cho tôi một món quà nào. Ông chưa hề dạy tôi một điều gì. Đáng buồn nhất là ông chưa hề gây cho tôi một ấn tượng nào cả. Bác Năm, tôi mới gặp, vừa là cha nuôi của em vừa là cha nuôi của tôi. Người đàn ông giản dị này đã có những suy nghĩ giản dị, có một cách thể hiện giản dị và ông ta đã có một giấc mơ cũng thật giản dị. Một cách giản dị, ông chọn tôi làm con nuôi vì một phần ông cảm thấy thương tôi một phần vì ông không thể thương yêu và dạy bảo cho Long Vân nhiều như những người cha khác. Một cách rất đơn giản, ông ta chia cho tôi trách nhiệm và cũng rất đơn giản ông ta trao cho tôi phần thưởng- có công và có thưởng. Phần thưởng là phân nửa giá trị của cái gia đình này, phân nửa những gì ông tạo ra cho Long Vân đến nay, phân nửa cái mà lẻ ra cuộc đời này sẽ ban tặng cho ông: “Người cha tốt”. Tôi như vừa là người anh lớn mà cũng vừa là người cha nhỏ tuổi của Long Vân. Tôi phải vinh dự hay do dự khi nhận “cái phân nửa” này đây? Tôi phải vui vẻ hay phải buồn lo khi nhận lấy nó. Tôi phải nói cho mọi người biết hay âm thầm dấu kín chuyện này. Tôi phải làm trách nhiệm của tôi với mẹ ruột, đang ở rất xa Sài Gòn này, với thằng em ruột cũng ở rất xa nơi này và trách nhiệm của cuộc đời của chính tôi nữa chứ?
-         Hai đứa con còn muốn ăn gì thêm không? Ba kêu xích lô về hay ta đi một vòng nữa nghen.
-         Anh Hai chưa có quà gì cho con hết, Ba ơi!
-         Để từ từ anh con nghĩ ra chứ. Tại ba không cho nó biết trước. Phải hông, Thành?
Ba Năm rất đúng. Tôi rất ngạc nhiên đã gặp ông vài tháng trước. Tôi rất ngạc nhiên khi đến cái gia đình “2 cha con” đó của ông. Tôi rất ngạc nhiên khi dự đám sinh nhật này của Vân và tôi còn sẽ phải ngạc nhiên về nhiều điều nữa.
-         Tuần sau anh về. Anh sẽ đem quà về tặng em nhe?
-         Thôi đi. Em nói chơi mà. Anh hai là sinh viên còn đi học, làm gì có tiền mua quà cho em?
-         Anh đi làm thêm!
-         Anh đi làm thêm rồi làm sao anh học bài?
-         Anh sẽ cố học bài.
-         Anh cố học bài thì làm sao anh có thì giờ đi làm thêm?
-         Anh cố gắng gấp đôi.
-         Anh cố gắng gấp đôi thì làm sao anh có thì giờ về thăm ba về em được?
Em lý luận rất đúng. Em ra vẻ hiểu biết và sắc xảo. Ba Năm nhìn nghe hai chúng tôi đấu khẩu với nhau và ra vẻ thích thú. Lâu nay ông chưa hề nghe Vân nói nhiều và nhanh nhẩu đến như vậy bao giờ. Đó có thể là một loại quà mà con cái nên dành tặng cho ba mẹ. Đó có thể là một thứ hạnh phúc mà không phải ai cũng có thể có được.   
-         Em không cần quà của anh nửa đâu. Em nói thiệt mà. Tuần sau anh về nhé. Tuần sau cô em đến nhà mình chơi đó. Cô em dễ thương lắm.
-         Anh đã hứa rồi mà.
-         Cô em cũng thương em lắm đó.
Tôi nghe như có một vết cắt đâu đó trên người tôi, đau nhói. Cô giáo thương em. Bạn bè thương em. Một chàng nào đó thương em. Em sẽ không cần đến tôi nữa sao? Không chắc là như vậy. Tôi phải tìm hiểu ai thương em và như thế nào.
     Chúng tôi là những người khách cuối cùng rời quán. Đường phố Sài Gòn hôm đó vắng vẻ. Lòng tôi chợt thấy trống trải như đường không có khách bộ hành. Ba Năm thư thái, hài lòng. Vân hơi buồn ngủ nhưng vui lắm. Tôi thì vui buồn lẩn lộn. Vết đau bớt đi rồi. Đem đó tôi và ba Năm đều khó ngủ. Tôi nghe tiếng mớ của Vân khá rỏ. Không biết ba Năm có nghe không.
-         Anh hai! Anh hứa rồi mà. Anh hai! Anh hai!
 
 
                                                      

CHA NUÔI - 3

-         Hồi còn bé tôi bị bệnh quai bị nặng. Bác sĩ bảo tôi khó lòng có con được. Tôi đã không nghỉ đến chuyện có vợ. Tôi coi bé Long Vân như con ruột vậy. Nếu tôi có lấy ai đi chăng nữa, họ làm sao chăm lo cho con bé bằng tôi được. Tôi ít học không thể dạy cháu học được. Cậu giúp hai cha con tôi nhé?
-         Thưa bác! Cháu cần có ít thời giờ để suy nghĩ và để cháu xem xem em Vân có quý mến cháu không? Có chấp nhận cháu không? Có thật muốn học không?
-         Tôi nuôi con bé được hai năm nay rồi. Nó rất ham học. Cháu chỉ mong học giỏi để sau này phụng dưỡng tôi thôi.
Tiếng của Long Vân cắt lời.
-         Thưa ba! Con luộc rau xong rồi.
-         Con lại đây.
Ông vừa ra lệnh vừa động viên. Vươn tay ra, kéo Long Vân vào lòng, ông ôn tồn nói.
-         Đây là anh Thành. Con chào anh đi. Ba mời anh Thành đến hôm nay để ảnh biết con. Ba nhờ anh dạy kèm cho con các môn con học yếu. Ba còn biết anh ấy đàn ghi ta hay lắm. Con muốn học chơi đàn không?
-         Dạ muốn! Con muốn anh Thành ở đây với mình. Con sẽ học giỏi. Con sẽ đàn cho ba nghe. Con sẽ làm mọi thứ để ba vui lòng, nhe ba, nhe anh Thành? Con mừng quá.
Cô em gái đỏ bừng đôi má. Hai mắt đen nhánh hơi ứa lệ. Tôi cũng cảm thấy xúc động bởi câu nói thật đơn giản, thật rỏ ràng của Long Vân.
Ông Năm và dọn lên trên cái tủ ly một thứ thức ăn một dỉa nhỏ, rau luộc, thịt kho hột vịt,  đặc biệt là dĩa bánh hỏi thịt quay và dĩa rau sống.
-         Hôm nay đám giổ của Long. Tôi ra chợ sáng sớm và nấu nướng từ lúc đi chợ về. Những năm trước, tôi không nhắc đến, sợ Vân nó buồn. Năm nay nó có anh rồi. Hai anh em đến đây đốt cho ba má con một nén nhang đi. Thành có thể thay mặt bác đi họp phụ huynh, đưa em đi học và đi đâu đó chơi. Con không có em gái, không có một mái ấm, con có thể chọn nơi này hay không tùy con thôi. Hai anh em bây thấy sao?
Hai đứa tôi bẻn lẻn không nhìn nhau và cũng không nói với nhau gì hết. Bác Năm đứng yên mỉm cười. Bác Năm đã nghe tôi kể rằng từ năm lên 8 ba tôi bỏ nhà theo bà vợ nhỏ đến giờ, tôi chẳng biết gì về tình cha cả. Tôi có một thằng em trai bỏ học, hút sách từ lúc mới có 13 tuổi. Bác Năm đã nhanh chóng chọn tôi về đây như ông đã chọn nuôi Long Vân vậy.
-         Hai anh em bây dọn đồ trên bàn thờ xuống đi. Trưa trờ trưa trật rồi còn gì nữa. Sáng mai ba phải đi một chuyến ra Đắc Lắc ba ngày mới về. Thằng Thành coi được thì chiều chiều đi xe buýt về. Anh đứa phụ nhau coi nhà nghe không? Ba về sẽ có quà đấy.
Cha của ông Năm đã là con nuôi. Ông nhận nuôi Long Vân mấy năm nay và giờ đây ông xưng ba với hai đứa tôi một cách rất tự nhiên. Trong cuộc đời này, có mấy ai trút hết lòng mình ra mà có một chút vụ lợi gì không nhỉ? Cả nhà ăn rất ngon miệng. Long Vân cứ cắn đôi đủa nhìn tôi ăn.
-         Con phải cố ăn nhiều như anh con, mau lớn, khỏe mạnh, ba đở lo nhe hôn con.
Vân nghe lời ba và ăn liền một chén cơm. Tuổi 11 rồi mà em trông như mới lên 9. Tôi sẽ dạy em nhảy dây, đánh cầu hoặc tập thể dục nhịp điệu. Hồi hè năm lớp 8, tôi có dịp theo một nhóm tình nguyện giúp trẻ em Làng Cô Nhi Long Thành. Tôi nhớ hoài cái ánh mắt thèm thuồng của mấy em mồ côi vừa được chúng tôi ẳm bồng. Sau khi các ni cô bảo về giường để ngủ trưa, mọi đứa bé đổ dồn về phía cửa ra nhìn theo bước chúng tôi ra về. Có ai lại không thèm được thương yêu chăm sóc chứ? Có ai mà khước từ sự ban cho điều mà mình hàng cầu mong không?
      Tôi ở lại tối hôm ấy. Bác Năm kể cho tôi nghe nhiều thứ về tính cách của Long Vân. Ông kể thêm những ước mơ của mẹ Long Vân nữa. Ông bảo tôi cứ hết lòng dạy cho em các điều hay lẻ phải. Ông mong tôi thương em như em ruột và về đây sống chung càng nhanh càng tốt. Tôi trằn trọc hoài không thể nào chợp mắt được. Sáng mai tôi cũng như ông phải chia tay Long Vân rất sớm- ông đi Đắc Lắc, còn tôi đón xe lên trường đi học.
Hàng tuần tôi về với Bác Năm và en Long Vân. Có lúc ông đi buôn chuyến, chúng tôi hai đứa quấn quýt nhau như anh em ruột. Có hôm nửa đêm ông Năm về. Nhìn thấy hai anh em tôi ngủ chung với nhau, ông rất vui. Gần 12 tuổi mà Vân nó chưa biết gì về vệ sinh cá nhân, về việc dậy thì. Tôi nhờ các người bạn học nữ trong lớp kiếm sách tư liệu cho em đọc. Rất nhiều lúc en cắt lời tôi để hỏi nhiều câu rất ngây thơ, yêu cầu tôi những điều rất là người. Tôi như cục nam châm rất mạnh trong người em hút tôi về hàng ngày.
-         Anh Thành nè! Chừng lớn lên như ba, anh còn ngủ chung với em không? Chải tóc cho em không? Anh có râu làm chi vậy? Tại sao mấy cái chị ở đầu hẻm mình cười cười với anh hoài vậy? Anh Thành ơi! Em không muốn lớn lên như mấy chị đó đâu! Ai đâu mà cứ tối ngày ra ngồi đàng trước sân, ngóng người này qua, chờ người kia lại. Lại còn ngồi cả buổi trời cho người ta sơn móng tay móng chân nửa chớ. Em thích làm con trai như anh vậy đó. Anh không được nhìn mấy cô đó đâu nhe. Em kể cho ba nghe đó. Em thích anh giống như ba vậy, thương em, dạy cho em học giỏi, nhe anh, nhe anh? Hứa với em đi! Hứa ở vậy đó!
-         Vậy nghĩa là sao?
-         Nghĩa là ở vậy với em, không có vợ. Ông Tư xe lam bên nhà kế mình nè. Anh nghe thử coi. Ngày nào cũng gây lộn với vợ. Ngày nào cũng chửi mắng con. Tụi nó khóc với em hoài. Tụi nó muốn qua nhà mình ở với ba. Ba mình hiền lắm. Ba chưa khi nào rầy mắng em. Em muốn ba ở vậy với anh em mình.
Long Vân như thay mặt tôi và những đứa con của những gia đình đổ vỡ khác để nói ra điều mong muốn rất thông thường rất nhỏ bé- sống trong tình thương của cha mẹ- Thầy Vũ Thủy có nhắc đến một câu của một triết gia gì đó tên không nhớ tên: “Ta được sinh ra đời mà chẳng được ai hỏi ý kiến.” “Yêu mà không yêu thì mới thật là yêu.”
Tôi chưa kể hết cho em nghe chuyện gia đình tôi. Em không thể hiểu được tại sao hai vợ chồng bỏ nhau, hai người câm nghét nhau. Tôi có lúc như trẻ lại vài tuổi nhưng có khi thấy mình già đi mấy tuổi. Tôi phải kề vai gánh vác trách nhiệm làm cha. Long Vân đang ôn bài để thi vào lớp sáu. Không thông minh lắm, nhưng vì em rất cố tự học, rất thường ôn các lý thuyết. Em có rất nhiều tiến bộ. Tôi cũng cho điểm mười bằng viết bíc màu đỏ. Em đem khoe ngay với ba khi ba vừa về đến nhà. Bác Năm xoa đầu tôi, mỉm cười rất nhân hậu.
-         Con chắc giúp em học giỏi và giúp em ngoan cho con. Ba đã chọn đúng con rồi. Từ nay, nhà này là nhà của con luôn.
-         Dạ! con đâu có dạy gì em đâu. Con chỉ sơ sơ là em hiểu ngay. Con sẽ cố gắng.
Hai tháng trôi qua nhanh như 2 tuần về. Ba người chúng tôi cùng dưới mái nhà nhỏ nhưng trong một tấm lòng lớn lao. Bác Năm lúc nào cũng nhắc tới việc học.
Không biết ông đã hớt tóc cạo râu vào lúc nào không rỏ. Ông trông thấy trẻ ra 4- 5 tuổi. Một chiều chủ nhật, Ông kêu hai đứa tôi ra Sài Gòn chơi và đi ăn nhà hàng. Ông chỉ vào cái giỏ đồ to tướng trên giường.
-         Hai anh em bây mặc đồ mới vô. Thế nào cũng vừa mà. Ba đo đi đo lại mấy lần lận. Vân cài tóc lên trong đó có cái kẹp ba mới mua đây. Sửa soạn nhanh lên nghe. Ba ra đầu hẻm kêu xích lô.
Trong giỏ đồ tôi còn nhận ra một cái bóp mới. Tôi lén mở ra và thấy có một vài tờ giấy bạc mới tinh. Long Vân mừng quýnh lên như một nàng công chúa sinh đẹp chuẩn bị theo vua cha dạo kinh thành. Tôi giúp em chải đầu và kẹp tóc bằng cái món mà ít có người cha nào nhớ mua cho con gái lắm. 
      Có tiếng thắng của một chiếc xích lô dừng ngay trước cửa nhà. Ông Năm bước xuống tươi cười với chúng tôi. Chiếc xe thứ hai cũng vừa dừng ngay sau đó. Ông ra lệnh cho hai chiếc quay đầu lại và ông ra lệnh cho hai anh em chúng tôi lên chiếc xe mới hơn, đẹp hơn. Mọi người trong xóm trố mắt nhìn chúng tôi. Vân bổng dưng như lớn lên ba tuổi, xinh đẹp hơn lên, tự tin hơn lên. Em níu chặt tay tôi mỗi khi ông đạp xích lô lạng lách hoặc khi ông kéo thắng gấp. Tôi trông sáng sủa trong cái sơ mi dài tay và cái quần mầu vỏ hột gà sang trọng. Ông Năm hôm nay cũng diện ra như một người đàn ông tuổi ngủ tuần, ra Sài Gòn dạo chơi mua sắm. Ông duổi chân lên cái cảng xe xích lô một cách rất thoải mái. Tôi nhận ra ngay đôi giày da còn khá mới. Hai xe nối đuôi nhau như có được dặn dò trước. Họ chạy chậm qua khu nhà thờ Đức Bà. Họ đạp xe nhẹ nhàng trên đường Nguyễn Du. Tôi chỉ cho Long Vân thấy Nhạc Viện. Em ngồi lọt vào lòng tôi. Một tay níu vào tay tôi, líu lo hỏi tôi hết câu này tới câu khác. En như cô công chúa lần đầu tiên ra kinh thành. Còn tôi như một chàng hoàng tử bị thất lạc bao nhiêu năm, nên giờ bị ngỡ ngàng trước bao nhiêu thay đổi. Khi xe Bác Năm qua mặt xe chúng tôi, Ông đưa hai ngón tay toạc ra hình chử V- chiến thắng. Ông vẫy tay và cười híp mắt. Xe rảo qua gần hết những con đường chánh của Sài Gòn. Tôi sinh ra ở đây. Bên Nội Ngoại đều ở đây mà tôi không có dịp nào được dạo cảnh Sài Gòn như thế này. Đối với Vân, chắc đây là lần đầu tiên.
-         Em có đi qua đây chưa? Em có biết cái tượng đó không?
-         Từ nhỏ đến giờ chưa được ba dắt đi đâu hết cả, nay em mới đi xe xích lô.
Tội nghiệp cho em tôi. Nếu như Bác Long còn sống, nếu như Bác Năm không phải bận bịu những chuyến đi buôn, em chắc biết Sài Gòn nhiều hơn tôi, em chắc biết nhiều điều hay lạ hơn tôi, em chắc có nhiều bạn hơn tôi, nhiều tài năng hơn tôi nhưng chắc em cũng có nhiều người anh nuôi hơn như hiện giờ. Nếu như ba má tôi không bỏ nhau, tôi chắc có thể có nhiều niềm vui hơn, tôi chắc có thể có nhiều cô em gái hơn và tôi chắc có thể không gặp được bác Năm và em Long Vân như bây giờ.

CHA NUÔI - 2

    Tôi không dám làm phiền bất cứ ai từ xưa đến giờ. Tôi là người mà “thà mất đi mười đồng để tìm ra được ra cho ai đấy một đồng xu họ đánh rơi. Tôi được nhiều người tin rằng tôi có thể hy sinh cuộc đời tôi chỉ để cho cha mẹ tôi sống hạnh phúc với nhau thôi. Không có ai trong số bạn học của tôi ở trường NLS Bảo Lộc hoặc ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật tưởng tượng được đến nay có bao nhiêu đêm tôi đã khóc khi vừa chợt nhớ đến gia đình tôi. Không có ai, theo như lời của Dũng Cận lớp 74 KCN, lại vừa có thể lúc chiều nào cũng chụp banh như một cầu thủ còn khi đến khuya lại chơi đàn classic như một nghệ sĩ chuyên nghiệp. Nếu họ có thể ở vào hoàn cảnh của tôi, họ cũng có thể làm được điều như tôi đã làm thế thôi. Làm sao tôi có thể ngủ được khi mà lòng tôi thì bị dầy vò, tan tác. Tâm trí tôi như bị rối tung lên bởi biết bao điều: Mẹ tôi hiện sống với ai, làm gì ở tận nơi xa xôi Sóc Xoài, Rạch Giá? Chị tôi lên kinh tế mới ra sao? Em tôi trong tù ở cái cồn gì gì đó ai thăm nuôi không? Anh tôi học cải tạo biết chừng nào ra? Còn tôi chừng nào được phòng tổ chức đưa giấy buộc thôi học vì cái lý lịch chết tiệt của tôi đây? Nếu nghe tôi nói ra những điều này, chắc Dũng Cận sẽ hiểu được vì sao tôi làm được cái điều “ít có ai làm được ấy.” Nhưng Dũng và rất nhiều sinh viên khác cũng không thể hiểu nổi tại vì sao mà hè nào tôi cũng về Bảo Lộc. Phòng Sinh Viên Vụ nhiều lần phân cho tôi làm “Tổ trưởng tổ mua vé xe tuyến đường Lâm Đồng”. Một cô s.v khóa đàn em còn ân cần mời tôi đến nhà chơi, nhà là quán cà phê Vi Va Dalat. Mai Lan, lớp 74 KTNC, còn nửa đùa nửa thiệt,
 “Cho em theo về Bảo Lộc với anh nhé.”
Má Chánh, với tình thương rất “Mẹ” hay nói với tôi,
  “Thôi ra trường về đây dạy hỉ. Ở đây với Mạ, hỉ?”.
Có lần cô gái út của Má Chánh- La Gi, hai tay ôm ngang bụng tôi,
 “Sao anh không học ở trên này đi? Anh về Sài Gòn chừng nào lên lại?”.
Lê Cao Minh- Minh Còi, con trai cả của chủ quán cà phê nổi tiếng Bảo Lộc- Ngàn Năm Mây Bay- ngay cạnh Cầu Trắng- thì thật thà, hiền lành như bụt,
“Thành Xì lên được đây là quý rồi. Tối tối đến quán mình uống cà phê nhé.”
Cái loại cà phê được lựa chọn kỹ lưỡng, rang xấy và pha chế công phu ấy nhiều lần khiến tôi thức trắng đêm.
      Ngày ngày tôi làm rất tròn trách nhiệm “làm lá”. Tám loại lá khác nhau được tôi phân xếp, cắt gọt, cho vào mâm khay hoặc bất cứ thứ gì một cách thật hoàn hảo. Mười ký thịt để làm nem chả cần đến ba mươi ký lá chuối. Ngoài ra, khoảng lau khô lá, xếp loại tổng quát ra, hàng ngày tôi, như một nhà sản xuất chuyên nghiệp cung cấp cho cái lò nem chả này cái thứ phụ nhưng rất quan trọng này: lá nòng, lá gói, lá nòng chả, lá ngoài nem…-những tên này do chính tôi đặt ra cho dể phân biệt- Sáng tôi đã quen dậy sớm theo kẻng tập thể dục ở trường rồi. Nên ở trên này tôi là người dậy sớm nhất nhà. Tôi quét dọn nhà, lau chùi bàn ghế và quét tro bụi cái bếp củi một cách thành thục như một cô gái ngoan trong nhà vậy. Tôi pha ấm trà đầu tiên trong ngày. Và tôi có khi cũng là người bắt đầu công việc sớm nhất trong ngày. Ai trong nhà này mà không khỏi yêu thương tôi? Đó cũng chính là cái mà tôi vốn rất thèm muống. Có một trưa nọ, chị Phương- con dâu cả của Má Chánh đã tra gạn tôi,
-         Thành lên đây để nghỉ hè đúng không? Vậy mà chị chẳng thấy Thành đi thăm thú, chơi bời gì với ai cả? Có phải lạ không nè.
-         Việc em lên đây để sống là điều vui thú đối với em rồi. Em chẳng cần gì thêm nữa cả.
Tôi trả lời chị Phương ngay như thể tôi trước đó đã chiêm nghiệm câu hỏi này tự lâu rồi vậy. Long kh’mer cũng là một lý do khiến tôi lên đây. Gặp tôi lên đây nó mừng lắm. Nó kể cho tôi đủ mọi điều mà theo lời nó nói “chưa có ai hay biết”. Nó hay kéo tôi ra các quán vắng và rất lạ. Nó có lần kêu tôi nhậu thịt cầy với nó ở cái quán ngay góc bờ hồ Bảo Lộc. Đã xong đâu chứ, nó còn lôi tôi vào quán Cà phê Cao Nguyên- nơi tôi chưa hề đặt chân đến trong 3 năm học ở đây. Hôm đó là lần đầu tiên trong đời tôi say rượu. Hôm đó cũng là lần đầu tiên tôi kể chuyện rất riêng của tôi cho nó nghe.
      Xe đò cũ của chúng tôi đến Dốc Mơ- Gia Kiệm. Ông già hỏi tôi xem chốc nữa tôi xuống xe ở đâu. Tôi giải thích rằng tôi phải ghé lại ngay ngả tư Thủ Đức và đi bộ 200 mét thì đến trường. Ông chìa ra môt tờ giấy bạc hai đồng.
-         Cậu cầm lấy để làm lộ phí. Đi xe đò xuống bến xe trên đường Petrus Ký nhé.
Cậu có thể đi bộ qua đường Phan Thanh Giản, đến hẻm số 374. Cậu cứ hỏi tên tôi, ai cũng biết: “Ông Năm Thương Binh”. Mà này, vào hẻm xâu, hai ba cua quẹo gì đó. Sáng chủ nhật tôi chờ cậu, khoảng 9 giờ rưởi cậu nhớ không. Hai bố con tôi mong gặp cậu lắm đấy.
Tôi như lại bị thôi miên thêm một lần nữa. Tôi cầm tờ giấy bạc, đút ngay vào túi áo. Tôi lập lại địa chỉ và hứa sẽ đến đúng giờ. Ông Năm Thương Binh nhìn tôi xuống xe, vẩy tay chào tạm biệt và trên đôi môi thâm đen đó tôi nhận thấy một nụ cười, rất nhân hậu, rất hiền lành và bao dung.
      Hôm chủ nhật ấy, tôi cứ mãi mong cho trời mau sáng. Tôi lựa một bộ đồ rất phù hợp với Ông Năm- áo ka ki ba túi hơi khờn củ, quần ticket nhung nâu, cũng đã rất bạc mầu, cái mủ bê rê đen, cái túi khoác vai màu nhà binh- rất sinh viên của thời ấy. Tôi đón chuyến xe buýt 8 giờ và đến con hẻm đã định trước nửa tiếng. Tôi thấy mình bồn chồn, lo lắng và tự hỏi không biết liệu rằng ông Năm có rủ tôi làm chuyện gì bậy bạ không? Ông có ý gì xấu xa không! Tôi phải hỏi mấy lần mới tìm ra nhà ông Năm. Tôi đi qua đi lại nhiều lần vì chưa đến giờ hẹn. Tôi ghé vào một quán cà phê cóc khá gần đó. Gọi một ly cà phê đen, tôi lân la hỏi chuyện bà chủ quán.
-         Có phải đằng kia là nhà của ông Năm Thương Binh không vậy bác.
-         Đúng rồi. Cậu tìm ông Năm chi vậy? Tôi chưa thấy có ai đến thăm ông ta cả.
-         Dạ cháu là bà con xa. Mới gặp Ông Năm hồi tuần rồi đây nè.
Thấy cửa nhà ông hé mở, tôi vội trả tiền và bước nhanh đến trước cửa nhà. Tôi ngạc nhiên y như cô gái nhỏ trong nhà khi nhìn ra tôi vậy.
-         Em ơi! Có phải đây là nhà của ông Năm Không em? Có ổng ở nhà không em?
Không trả lời hoặc vì lung túng mà quên bẳng đi. Cô bé quay về phía sau một chút kêu lên, một giọng rất thanh tao:
-         Ba ơi! Có ai kiếm ba nè, Ba ơi.!
Một giọng nói quen thuộc vọng ra từ sau cái màng cũ mèm bằng loại vải thô rẻ tiền.
-         Con mời anh vô nhà đi con. Ba ra tới giờ. Chờ tôi một chút nghe cậu.
Cô bé đẩy cái cánh cửa một cách nặng nhọc. Người gầy còm, mái tóc dài không được chải chuốt, bộ đồ nhầu như mới vừa từ lấy xuống từ sào quần áo chưa được xếp nấp vậy.
Tôi nhận ra ngay 2 hình đen trắng của hai người trên cái tủ ly gần như trống không. Một cái lư hương đầy chân nhang. Tôi cũng liếc nhìn quanh căn nhà chừng 20 mét vuông này. góc trái của căn phòng có một bàn học sinh còn rất mới. Trên cái bàn xinh xắn ấy, có một cái kệ sách vừa tươm tấc vừa sạch sẽ. Chắc phải có một tay của một người đàn bà khéo léo để trang hoàng góc học tập này.
-         Cậu chờ tôi có lâu không? Nảy giờ tôi lo làm bếp. Lác nữa ở lại ăn cơm trưa với hai cha con tôi nhé. Vân nè! Con đi ra góc hẻm này mua cho ba một bó rau muống nữa đi con. Nè lựa rau non nhe con.
Chờ con bé vừa ra khỏi nhà, chỉ tay về hai bức hình, ông ta nói ngay:
-         Long và vợ nó đó cậu còn nhớ không- ba má của Long Vân đó?. Tôi mang con bé  về làm con nuôi từ sau ngày giải phóng. Cháu học yếu và cô đơn nữa. Tôi muốn nhờ cậu dạy kèm cho cháu vài môn, nhất là toán. Hằng cuối tuần cậu về đây, ở đây với chúng tôi. Có muối ăn muối, có mắm ăn mắm. Hay là chiều chiều cậu đón xe buýt về đây nhé? Tôi có đi làm ăn xa cũng yên tâm. Cậu đã về Bảo Lộc như về quê được. Tôi rất mong cậu coi căn nhà tồi tàn này như nhà của cậu vậy, Bé Long Vân như em ruột của cậu vậy. Tội nghiệp con bé. Tôi đi buôn bán hoài có khi phải khóa cửa, gởi cháu qua bên nhà ông bà Bảy ngoài đầu hẻm đó.
Long Vân vừa bước vô nhà, ông Năm cũng vừa nín bặt.
-         Con vô đằng sau lặt rau, rửa sạch xong con luộc cho ba luôn nhe con.
Cả hai chúng tôi chờ đến khi Long Vân ra hẳn phía sau rồi. Tôi dành nói trước.
-         Thưa bác! Con phải…
-         Cậu đừng có ngại. Khi cậu kể cho tôi nghe về cậu, tôi biết ngay là tôi có thể tin tưởng cậu như người trong nhà này. Cậu có muốn làm anh của con bé Vân không nè? Nó vừa thiếu tình thương vừa thiếu thốn vật chất. Tôi cố đi làm để lo cho nó. Tôi đang để dành tiền để mua căn nhà này. Tôi có chết đi, cháu nó có chổ để ở.
Tôi thật sự cảm thấy quá ngở ngàng không biết phải nói sao. Tôi chưa bao giờ được ai đề nghị điều gì đột ngột quá như thế này. Đời tôi chưa có khi nào được suông xẻ như thế này. Tôi sẽ có nơi để về hàng tuần, có em để chăm sóc dạy dổ, có bửa cơm do chính tay tôi nấu. Tôi sắp có điều mà tôi hằng ao ước, hạnh phúc- nhưng không phải thứ hạnh phúc vay mượn như Long Kh’mer thường nói với tôi.

CHA NUÔI - 1

Nếu tôi không gặp ông ta trên chuyến xe ngày hôm ấy, tôi có lẻ không bao giờ tin được trên đời này có một người cha nuôi như thế.
     Theo thông lệ, tôi đã phải đứng sắp hàng trước quầy bán vé rất sớm. Có vài ba người đã đứng trước đó từ lúc nào không rỏ. Một trong số họ là một ông cụ già nhưng có vẻ mẫn cán, nhanh nhẹn nhưng trầm tĩnh. Tôi tiến đến ngay sau lưng ông và đứng yên cho đến lúc quầy vé mở cửa. Bảo lộc sáng hôm ấy lạnh và có nhiều sương mù. Tôi cảm thấy cô đơn và tủi thân. Hàng năm tôi phải lên đây tá túc 3 tuần lể nghỉ hè tại nhà Má Chánh vì không còn chổ nào tốt hơn mà tôi có thể tìm thấy.
-         Cậu mới lên đây lần đầu tiên à.
Ông già quay xuống hỏi tôi để làm quen.
-         Cháu về đây nghỉ hè.
Tôi lịch sự trả lời ngay và nhìn thoáng qua người hành khách sắp đi cùng xe với tôi. Thật ra tôi đã chưa trả lời chính xác câu hỏi ấy. Từ lần đầu tiên đi nộp đơn chuyển trường tháng 6-71 đến nay tháng 9-77, tôi đến nay lên Bảo Lộc khoảng 20 lần.
-         Vậy cậu là sinh viên hả? Hạnh phúc quá nhỉ? Tôi đã từng mơ ước được làm sinh viên như cậu.
Tôi định hỏi ông thêm nhưng tiếng động từ trong quầy vé đã cắt lời tôi. Hôm nay không có quá nhiều khách. Hàng người không quá dài và không có cảnh chen lấn. Lần lượt ông già ấy mua được vé xong đến phiên tôi. Chúng tôi cùng bước ra khỏi phòng vé. Ông già móc trong cái xách tay củ của lính ngụy một cái áo len màu xanh đậm. Chìa cái áo len cho tôi, ông ta từ tốn nói.
-         Cậu mặc vào đi. Một lác nữa xuống đèo cậu bị lạnh đấy.
Tôi lí nhí nói cảm ơn và trồng cái áo len vào môt cách ngoan ngoản. Thật ra cái phong cách của ông ta khiến tôi như bị thôi miên.
-         Ta ra đây uống cà phê nhé. Trời còn sớm mà.
Tôi riu ríu bước theo chân ông ta như một đứa con nhỏ đi theo chân của cha nó vậy.
Ngồi trong quán tôi mới nhận ra mình nhầm to rồi. Ông ta thật ra không già lắm. Gương mặt xương xẩu và râu ria tua tủa khiến ông ấy trông thấy già hơn trước tuổi nhiều.
-         Cậu cũng uống cà phê đen chứ hả? Tôi thì lúc nào cũng vậy. Cậu học ở trường nào? Năm thứ mấy rồi? Hè không đi đâu chơi à?
Tôi lịch sự, nhỏ nhẹ trả lời các câu hỏi và ngồi yên trên cái nghế đẩu thấp.
      -     Uống đi kẻo nó nguội. Tôi mừng cho cậu. Thời buổi này mà còn đi học được   
             thì còn gì bằng? Nhà ba má ở đâu, nhiều anh em không? À, tôi lại quên nữa      
             rồi. Tên cậu là gì?
Chưa khi nào tôi nói dối với ai điều gì. Nghe những gì tôi kể hết về hoàn cảnh và lý do tôi lên đây, ông có vẻ ngạc nhiên và lo cho tôi. Ông bóp trán suy nghĩ giây lác rồi bảo tôi cuối tuần này về nhà ông ấy chơi vì sẽ có mấy việc ông ấy cần tôi và cũng có mấy chuyện ông ấy muốn kể cho tôi nghe nữa. Lời nói ấy chất chứa vừa chứa đựng sự thúc giục vừa hàm ý ra lệnh cho tôi. Tôi ghi chép địa chỉ và hứa sẽ đến.
      Khi xe chạy ngang cổng trường Nông Lâm Súc tôi liếc mắt vào và kể cho ông ta nghe đôi chút về ngôi trường này và về cái ước mơ trở lại Bảo Lộc này để sinh sống đến hết đời tôi một cách tha thiết, một cách lảng mạng. Tôi không chú ý rằng ông ấy có vẻ rất đâm chiu tư lự. Tôi sau đó lặng thinh như để cho ông ấy có thể suy nghĩ ra điều gì đó. Ông ta chậm rải kể cho tôi nghe về cái điều mà tôi không bao giờ có thể quên được.
-         Tôi cũng có gia đình như bao nhiêu người khác vậy. Ba má tôi bị thương nặng trong một trận pháo kích và đã bỏ tôi lại lúc tôi mới lên 10. Tôi sống với ông bà nội và không được may mắn, không được đi học, không được dạy bảo cho nên người. Ông thì say sưa rượu chè. Bà tôi thì tha hồ cờ bạc. Đến năm 18 tuổi, tôi trốn đi lính. Họ không hề tìm thăm tôi. Họ cũng không hề biết tôi còn sống hay đã chết tự lúc nào. Sau này, tôi tình cờ biết rằng cha tôi là con nuôi của hai ông bà. Từ trong quân trường tôi đã kết thân với Long, một con người chân chính tốt bụng thiệt thà. Nó lớn hơn tôi hai tuổi và vì một lần thi rớt, nó buồn quá cũng bỏ nhà đi lính như tôi. Hai đứa tôi tự chọn vào chung trại và đã thề sống chết có nhau. Ra trường, tụi tôi về chung đơn vị, chia nhau nhiều thứ, trừ tình yêu mà nó dành cho Thúy Vân. Nhiều lần nó đã tâm sự với tôi rằng: “Tao có thể làm bất cứ điều gì để khiến cho nàng được hạnh phúc như những ngày đầu tụi tao thương nhau. Tao cố chờ đến ngày giải ngũ, về quê, lấy nàng, và rồi có con cái, có những thứ bình thường nhất trên đời này.” Tôi thì không có ai thương. Tôi xấu xí, cộc cằn, thô lỗ, ít học, ít kiến thức và ít tình yêu nữa chứ.”
Ông ta châm một điếu thuốc nữa, nheo mắt nhìn tôi xem chừng như muốn hỏi tôi có muốn hút thuốc không, muốn nghe ông ta kể tiếp không vậy. Ông ấy đã làm tôi kính phục vì cái phẫm chất rất đời thường và cách nói chuyện rất bình thường của ông ta. Tôi ra dấu tôi không hút thuốc và nhẹ nhàng cám ơn ông.
     Xe xuống hết đèo Bảo Lộc. Lòng tôi cũng xuống hết niềm u uất. Tôi nhớ ngay đến câu phương châm mà Long Kh’mer và Khuê Bầu chọn:“Đọc vạn thư bất như hành thiên lý lộ.” Tôi đã chưa đọc nhiều như “vạn thư” mà cũng đã chưa đi nhiều cở “thiên lý”. Hôm nay trong chuyến đi về Sài Gòn rất bình thường này, tôi đã gặp con người rất bình thường này nhưng tôi nhận ra một điều khá đặc biệt:” Hạnh phúc ở trong tầm tay của chúng ta.” Tôi tự ngẫm lại cuộc đời mình. Những gì tôi đã cho là bất hạnh có phải thật sự bất hạnh không? Những cái tôi đã tự cho là mình thiếu thốn đó có phải thật là sự thiếu thốn không? Hạnh phúc có tùy vào cái ta có hay là tùy vào cách ta suy nghĩ? Hàng chiều tôi tập đá banh. Hàng tối tôi đánh đàn classic. Hàng năm tôi lên Bảo Lộc nghỉ hè với gia đình Má Chánh, nơi có mọi thứ mà tôi muốn có: công việc- lò làm nem có tiếng ở Bảo Lộc, niềm vui, tiếng cười- anh Từ là một cây tếu lâm, bửa cơm ngon- có thịt mở, có nhạc hòa tấu nghe suốt ngày- do chính Ba Chánh tuyển chọn- và có dịp đi đá banh- Thi Lùn đang đá cho đội Huyện B’lao mà. Những gì đến nay tôi có được lại là điều mà nhiều người thèm muốn. Những gì đến nay tôi thèm muốn lại là điều mà họ đã chán chường. Thầy Vũ Thủy dạy triết đã giúp tôi hiểu ra một số điều. Một trong số đó là: “rác thải của người này có thể là của cải đối với người khác.”
     Tôi ngồi yên trong lúc ông hành khách ngồi kế bên đã ngủ từ nảy giờ. Tôi nhắm mắt để nhớ lại những gì đã xảy ra. Tôi cố điểm lại những gì tôi đã làm được và chưa làm được. Tôi lại bổng hình dung ra những gì có thể xảy đến với tôi trong tương lai. Tiếng kêu to cũa anh chàng phụ xế làm tôi giật mình.
-         Tới trạm Madaguoi rồi cô bác ơi. Ai có hóa đơn mua hàng chuẩn bị đem ra trình thuế vụ nghe. Lẹ lẹ về Sài Gòn cô bác ơi!
Ông già ngồi bật dậy. Vừa dụi mắt, ông ta kề vào tai tôi thì thào:
-         Nếu tụi thuế vụ có hỏi, cậu nhận giùm tôi là có một bao trà tươi của cậu nhé?
Tôi thản nhiên nhận lời nhưng lại thật ngố nghế hỏi ông:
-         Bao trà nào?
-         Mỗi người được chở một bao thôi. Tôi chất trên mui tới ba bao lận. Tôi trả tiền cho thằng phụ xế để nó nhận một bao rồi. Cậu giúp tôi được chứ?
-         Ôi thế thì có gì đâu. Bác yên chí đi.
Qua xong trạm Madaguoi, cái trạm hắc ám nhất, mọi người thở phào nhẹ nhõm. Tôi chẳng nghi ngại gì. Hơi nghiên người qua tôi, ông già nói vừa đủ cho tôi nghe:
      -   Tôi có chứa gỗ lậu trong mấy bao trà. Tôi đã chung chi trước rồi nhưng mình phải     có hành khách nhận bớt đi cho tụi nó vui lòng cho qua vậy mà. 
-         Dạ đâu có chi Bác. Tại cháu không biết.
-         Trong mỗi bao, tôi chất một bộ ghế đai bằng gỗ Cẩm Lai, tháo rời ra.  Về Sài Gòn có mối mua sẳn rồi. Trà xanh thì bán cho dân Chợ Lớn pha chế. Tôi chất hàng từ hồi khuya này lận. Mỗi chuyến đi tôi kiếm được ít tiền cho con tôi ăn học.
Tôi thật bất ngờ. Tôi nhìn ra hướng cửa sổ giả bộ như không có cảm giác gì. Thật ra
tôi đã thì thầm: “cho con tôi ăn học, rồi thế nào mình sẽ đến nhà ổng xem sao!”
Cái nóng nực oi bức làm tôi khó chịu. Tôi cởi cái len ra và trao lại cho ông ta. Mọi người đều kéo cửa sổ lên hết để đón gió vào. Tôi có dịp nhìn kỹ ông ấy, gương mặt chữ điền như Từ Hải. Đôi vai rộng và đôi mày đậm rất hợp với bộ ria mép và một ít râu quai nón. Đôi mắt, không to tròn, nhưng với cái quầng thâm mất ngủ, nói lên rằng ông phải làm rất vất vả và thường phải thức khuya. Tóc hơi ngả sang mầu muối tiêu, dấu hiệu tuổi 40-50, gần gấp đôi tuổi của tôi. Cái áo khoác của lính ngụy cũ kĩ, dơ bẩn, cho người đối diện nhiều ấn tượng khác nhau. Với tôi, quá quen thuộc- Long Kh’mer thường mặc lắm, đây là cái dấu hiệu phong trần, lam lũ. Đối với một phụ nữ thông thường, cái áo ấy là cái biểu hiện sự dơ bẩn tội lỗi. Đối với giới trí thức, có của cải, đây là cái dấu hiệu tồi tàn mạc hạng. Đôi môi thâm, hàm răng hơi đen, có lẻ do hút thuốc lá chăng? Những điều ấy đối với tôi là rất thông thường. Nhưng có mấy ai thích loại người như thế này đâu khi mà ở chổ nào thiên hạ đọc hoặc nghe thấy cái khẩu hiệu: “ lao động, kinh tế mới…”
      Xe đến Định Quán. Mọi người xuống xe ăn trưa. Khi tôi chưa biết làm thế nào, thì tôi được ông ta mời tôi:
-         Xuống xe đi. Tôi đãi cậu cái thứ này.
Tôi một lần nữa làm theo lời của ông ta như một đứa con ngoan theo lời cha nó ra lệnh vậy. Đặt chân phải xuống đất xong, tôi xoay lại ngay để đở ông già “Từ Hải” của tôi xuống. Tôi thật choáng khi nhận ra ông có một ống chân giả bên trái. Đi khập khiểng, nhưng khá nhanh nhẹn, ông ta tiến tới một cái bàn trong góc quán và ra lệnh cho tôi ngồi xuống.
-         Tôi bị thương nhẹ thôi còn bạn tôi đã ra đi luôn rồi.
Tôi lặng thinh, ngồi thật nhẹ nhàng xuống cái ghế dựa bẩn thỉu cũ kĩ như sợ gây ra tiếng động làm cắt dòng suy tưởng của ông.
-         Cậu ăn cơm xườn nhé? Tôi thì ăn chay mấy năm nay rồi.
Ông gọi cho tôi một dĩa cơm với miếng thịt to nhất. Chỉ tay người tôi, ông ta phê phán:
-         Thanh niên gì mà ốm yếu thế. Thiếu ăn lắm hả cháu? Thôi, tự nhiên nhé.
Ông ta rút ra trong túi áo dưới bên phải một cái chai nhỏ, chai nước tương. Tôi không thấy thật ngon miệng vì cái cảm giác rất kỳ lạ chi phối tôi. Cho tới khi ấy, cha tôi chưa có lần nào dắt tôi đi ăn một tiệm quán nào cả theo như tôi nhớ. Cho tới khi ấy tôi chưa có lần nào ngồi đối diện với một người đàn ông kẻ có rất nhiều điều để tôi suy nghỉ. Ông gọi cho tôi ly sữa đậu nành. Châm một điếu thuốc, ông ta nhâm nhi một ly cà phê đen nữa. Trong khói thuốc tỏa ra lơ lửng mông lung ấy, tôi có cảm giác như ông ấy sẽ rất gần với tôi cả về tinh thần lẩn thể xác. Giọng nói chậm buồn làm tôi cảm thấy buồn theo.
-         Trong một hôm lên thăm đồn, Thúy Vân bị kẹt trong một trận pháo kích. Một quả pháo đã phá tan tành cái lô cốt hai vợ chồng nó ngủ. May là con bé Long Vân, vừa mới hai tuổi, hôm đó bị bệnh phải ở nhà với bà ngoại. Nếu không thì chắc chắn là…
Tôi nhận ra ngay cái nghẹn lời của ông già tội nghiệp. Còn tôi, hai hàng nước mắt vừa tuôn xuống rất nhanh, nóng hổi. Tôi chợt cảm thấy rất lạnh. Mọi người xung quanh không thể nào hình dung điều gì đang diển ra ở đây, giửa hai chúng tôi. Họ lục đục kéo nhau lên xe khi vừa nghe anh chàng lơ xe nhắc gọi.

Thứ Tư, 1 tháng 2, 2012

VẦNG TRĂNG BÊN KIA SÔNG- PHẦN 2


Tôi lặng thinh không đáp lời cũng không buồn ăn cơm. Thường giờ này tôi xong buổi cơm trưa rồi và có lẽ là đang đọc truyện hoặc xem bài cho ngày thứ hai hoặc đang chờ ngủ trưa. Chúng tôi lặng thinh. Không ai buồn nói gì. Mẹ tôi cứ gắp thức ăn cho tôi. Cha tôi rất chậm chạp nhai thức ăn như thể ông có gì để nói hoặc thức ăn hôm nay rất dai cứng vậy. Mẹ tôi không chịu dược sự yên lặng nửa nên bà phải lên tiếng trước.
-         Bác Thịnh chắc có chuyện gì không hài lòng nên mới trút cơn thịnh nộ lên mấy đứa trẻ đấy thôi. Thể nào bác cũng phải bình tâm và xin lổi “bố nó” thôi.
Bố tôi từ tốn giài thích.
-         Từ ngày chuyển lên làm việc trên huyện, ông ta ra vẻ là người quan trọng. Ông ta muốn biến mọi chuyện thành quan trọng để được mọi người để tâm tới. Tôi không chịu loại người ấy, cái kiểu ấy.
-         Bố nó để tôi qua nhà Bác Thịnh để hỏi chuyện bác gái xem sao.
Bố tôi gạt phăng ngay.
-         Tôi không muốn thế. Tôi không muốn nghe nói đến cái ngữ ấy.
Tôi cảm thấy đau như bị cắt một phần cơ thể, như đang bị phẩu thuật mà không được gây mê, bị một cú đánh thật mạnh một cách bất ngờ. Ai trong chúng ta không từng phạm lỗi. Tôi không tin rằng bố tôi và bác Thịnh cố tìm cách “đá nhau” như cách người ta đá bóng mà tôi mong rằng họ chỉ hiểu nhầm nhau hoặc bác ấy tìm chổ để trút cơn giận lên chúng tôi. Hằng hình như muốn chứng tỏ điều gì với tôi- điều mà rất ít con gái để tâm đến. Hằng muốn bảo với tôi rằng:
-         Tớ có thể làm được những gì cậu làm đấy nhé. Đá bóng là một chuyện nhỏ. Tớ có thể làm nhiều hơn thế chỉ trừ một điều. Tớ không thể chuyển được vầng trăng qua bên kia sông mà thôi. Tớ sẽ bơi qua sông thăm cậu khi tớ muốn. Tớ có thể nằm kế bên cậu để chia số roi cậu bị bố cậu phạt. Tớ có thể trở thành một tay săn bàn có tiếng như cậu. Còn cậu có thể chụp bóng như tớ không nào? Ai trong hai đứa ta trách nhiệm cho nhau được nào? Tớ có ngã, cậu nâng nhé và ngược lại. Nhưng nếu hai đứa ta cùng ngã cả, ai sẽ nâng chúng ta nào?
Sau này tôi mới biết rằng Hằng đã tập nhảy dây, nhồi và tự chụp bóng, tự tập ngã ngang trên cỏ để chụp bóng sệt như nàng đã xem các thủ môn trong đội huyện tập luyện và nàng đã muốn chứng tỏ rằng nàng sẽ làm những gì nàng muốn. Khi tự so mình với các cô gái xinh đẹp thục nữ khác, Hằng muốn tạo ra một sự khác biệt vì rất thường nghe tôi nói đến từ “khác biệt”. Hằng rất muốn làm tôi hài lòng vì tôi thường tỏ ra không bằng lòng điều này hoặc điều khác với nàng- người duy nhất tôi có thể tâm tình.. Hằng đâu có ngờ rằng: bên kia sông là phân nửa của cái tôi muốn giử nguyên như vậy. Bên kia sông là nơi tôi muốn thấy Hằng thướt tha dịu dàng đúng kiểu con gái. Phía bên đây là tôi- đúng kiểu con trai, hào hùng tài ba và trách nhiệm. Hai phía sông sẽ bổ xung sẽ kết hợp lại thành một sự hoàn hảo, đẹp đẻ như hai phần của một bức tranh phong cảnh.
Vầng trăng bên kia sông sẽ không đẹp nửa nếu không có con sông. Vầng trăng bên kia sông sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu không có ai bên này sông ngắm nhìn nó. Vầng trăng bên kia sông sẽ không phải của riêng ai nhưng đó là một kho tàng của tôi, một món quà tạo hoá đã ban tặng riêng tôi. Cái cảm nhận của tôi có thể được nàng cảm nhận nhưng bác Thịnh thì không. Cái suy nghỉ của tôi về vầng trăng đó có thể tương đồng với cảm nhận của bố tôi nhưng ở mức xâu nông khác nhau. Nàng, bên phía kia sông, cũng cảm nhận như thế nhưng hai đứa tôi là hai cá thể khác biệt nhau. Chúng tôi cần có nhau để gắn kết để tạo ra một điểm chung, rất chung cho riêng hai đứa tôi mà thôi. Dòng sông là một sự chia cắt vật lý đơn giãn nhưng cái khoảng cách tinh thần của bố nàng và bố tôi mới phức tạp mới đáng nói. Chúng tôi có thể từ hai bờ cùng bơi đến giử dòng để nắn tay nhau để trò chuyện một lúc rồi bơi ngược về. Bác Thịnh và Bố tôi thì không thể nào từ hai điểm đơn giản cùng nhau thảo luận để đi tới một điểm chung. Vì sao vậy? Sự đố kỵ, lòng tự phụ hoặc tự ti mặc cảm nhất là cái “ tôi “ của cả hai rất lớn. Họ tự ngăn cản chính họ để nhìn nhận sự việc, đánh giá sự việc một cách vô tư công bằng và nhanh chóng. Chính cuộc đời này đã khiến họ như thế. Họ cứ ngỡ rằng họ thắng nhau. Thật ra cả hai cùng thua cuộc. Bố tôi thua vì không thể giải thích được vì sao tôi sẽ chịu phạt 20 roi nếu tôi bơi qua sông, hoặc 10 roi nếu tôi chơi bóng đá. Bác Thịnh thua vì không thể giải thích được tại vì sao ông lại muốn đem cái chuyện đá bóng của chúng tôi lên tới huyện để thưa gửi gì gì đó. Bác củng không thể giải thích cho Hằng nghe tại sao nàng không được chơi bóng đá với các bạn học khác trong lớp.
Thế ai là người thua cuộc? Tôi tự hỏi như thế. Cũng chẳng phải vì có người thắng, tôi mới đề cập đến người thua cuộc. Ai hưởng lợi, ai mất mát? Ai tiến bộ, ai lạc hậu? Ai học được gì và ai chẳng học được gì cả? Đời là một trường học thật lớn. Ai cũng có thể đi học ở đó. Có những bài học miển phí. Có những bài học rất mắt tiền có khi trị giá bằng chính nhân mạng của người học. Dòng sông là một ranh giới là một thực thể. Nó có thể là một cản trở đối với người này nhưng có thể là một thuận lợi của kẻ khác. Vầng trăng bên kia của tôi có ý nghĩa rất lớn với tôi nhưng có thể nó chẳng là gì với Bác Thịnh cả.
Sau vụ đó, bố tôi và Bác Thịnh không bao giờ nhìn mặt nhau.. Hai đước tôi vẫn đi học chung như lâu nay nhưng mẹ tôi hoặc mẹ nàng không bao giờ đưa chúng tôi về nhà. Chúng tôi không chơi bóng đá nửa và Hằng cũng không còn muốn làm một khác biệt nửa. Một hôm, trên đường từ trường về nhà, Hằng buồn bã cho tôi biết gia đình nàng sắp dời đi đến một huyện khác, Bác Thịnh chuyển công tác. Vào cuối tuần này, ngày rằm sắp đến bên nhà Hằng sẽ có một tiệc chia tay hẳn hoi.
-         Cậu phải hứa là không được chểnh mảng việc học, không bỏ bóng đá và nhất là không được quên tớ nhé.
-         Tớ luôn nhớ cậu và nhớ trận đá mà tôi chưa kịp ghi bàn thắng.
-         Chắc không ?
-         Tớ luôn nhớ những gì trải qua trong đời tớ.
Tôi về nhà hôm đó với một tâm trạng nặng nề mệt mỏi. Tôi sẽ không còn có lý do để bơi qua sông và bố tôi sẽ xoá bỏ cái điều cấm đóan đó. Mẹ tôi lo lắng khi trông thấy tôi thẩn thờ như ngừơi mất hồn. Tôi buộc lòng phải nói dối mẹ tôi rằng vì tôi đang lo cho kỳ thi toán vào tuần sau, nên tôi mới trông như thế. Tôi đoán rằng bên nhà nàng, mẹ nàng cũng bị nàng nói dối như thế. Tôi trông chờ từng ngày qua đi như  người ta mong đến ngày trọng đại trong đời của họ vậy.
     Từ lúc mặt trời chưa xuống khuất rặng cây ngoài vườn, bên nhà nàng đã vang vang tiếng cười nói, tiếng vỗ tay, tiếng xe gắn máy chạy đến hoặc chạy đi. Bên này sông, trong nhà tôi, bố mẹ tôi đọc sách báo như mọi khi. Như mọi chủ nhật khác, tôi phải chuẩn bị cho bài vở của ngày thứ hai hoặc cho những ngày kế tiếp. Hôm ấy là ngày không phải dành cho bài vở mà là ngày dành cho việc chia tay người tôi yêu quý và thân thiết nhất.
     Trăng hôm ấy thật tròn và sáng đẹp. Trong lòng tôi như có mây đen đầy trên bầu trời, tối xầm như đêm 30. Tôi đứng lặng nhìn qua sân sau bên nhà nàng. Bất chợt, Hằng xuất hiện một mình, sáng quắt như một thiên thần dưới vầng trăng sáng. Tôi bước vội ra phía bờ sông để nàng nhìn thấy tôi. Tôi ra hiệu chào nàng và nàng lập tức chào trả ngay. Thường tôi có thể nói to lên để nàng nghe tôi. Nhưng tối nay thì không được. Bên nhà nàng đang ồn ào. Bên tôi thì yên tỉnh hơn nhưng bố mẹ tôi đang đọc sách. Hai đứa tôi đứng yên một chốc. Không lâu sau đó bất chợt Hằng ra hiệu bảo tôi chờ nàng giây lác. Nàng bước vào trong nhà thật nhanh và trong một phút chốc nàng trở ra với cái giàn ná và vội đưa lên ngắm để bắn qua tôi. Tôi chưa kịp phản ứng gì thì vèo một cái hòn bi đất và miếng giấy bao quanh vừa rơi xuống sân nhà tôi. Tôi tìm hòn bi, mẫu giấy đó và đứng bên cửa sổ đón ánh sáng hắt ra để đọc cái bức thư đặc biệt đó.
    “Cậu này, Tớ rất muốn chia tay với cậu. Mình có thể đi đâu hay ngồi trò chuyện lâu với nhau nhé. Thời giờ trôi qua nhanh quá. Sự vật đổi thay nhanh quá, phải không? Tớ muốn thấy cậu thay đổi nhưng để tiến bộ hơn, giỏi dang hơn nhé.
       Tớ hứa sẽ làm những gì cậu mong muốn.
       Chúng ta mãi là bạn tốt của nhau nhé.
                                                 Hằng.”
Tôi run lên vì những lời nàng viết. Tôi như muốn làm một điều gì cho nàng. Bỗng bên kia sông, Hằng nhẹ nhàng tuột xuống cái cầu tàu để bơi qua tôi. Tôi lập tức phóng xuống sông với tốc độ của những tay cứu hộ chuyên nghiệp. Tôi bơi thật nhanh để đón nàng. Bên nhà tôi bố mẹ tôi, nhận ra ngay tiếng tôi phóng xuống nước, đã vội vã pha đèn xuống sông để quan sát Hằng vì họ biết rằng nàng chỉ mới biết bơi gần đây thôi. Bên phía nhà bên sông có ai đó đã tri hô lên. Một số đông khách đổ xô ra bờ bên kia để xem sự tình ra sao. Tôi càng bơi nhanh hơn để đón Hằng. Tôi nắm vai Hằng khi nàng hai đứa tôi cách bờ bên kia khoảng 10 mét. Tôi kéo tay nàng choàng qua người tôi và bơi tiếp vào bờ trong sự trông chờ của mọi người. Mẹ nàng chờ chúng tôi với một khăn lông thật to. Hằng đứng nép vào tôi như để tìm sự che chở. Em run nhẹ nhưng rất bình tỉnh. Tôi càng trở nên tự tin hơn để bảo vệ nàng để giúp nàng ấm hơn. Bác Thịnh bực dọc hỏi tôi:
-         Cháu bơi qua đây làm gì?
Hằng vội can thiệp:
-         Ảnh bơi đến để giúp con mà bố.
Ông ấy tỏ vẻ không hài lòng:
-         Cháu biết cái Hằng bơi được, đúng không nào?
Tôi cố trấn tỉnh trình bày một cách văn vẻ:
-         Vâng! cháu nhìn thấy vầng trăng bên sông đẹp quá. Khi vừa định bơi qua đây, vừa chợt thấy Hằng nên cháu muốn qua thăm và cùng với Hằng…
Một ông khách nào đó đỡ lời:
-         …ướt như hai con chuột lột.
Cả nhà phá ra cười. Mấy người đàn bà kéo ra sau nhà. Hằng theo mẹ vào phòng để thay đồ. Tôi được các bác thưởng cho môt chai nước ngọt và trái cây. Bác Thịnh đưa cho tôi cái áo thun rộng thùng thình của Bác ấy. Ông ta kéo tôi ra phía cầu tàu và gọi qua bên nhà tôi thật to:
-         Anh chị yên tâm nhé. Cháu ở đây chơi với chúng tôi một tí nhé.
Bố mẹ tôi bên kia nói nhỏ điều gì đó rồi vẫy tay rồi vào trong nhà. Tôi vui như thắng một trận lớn. Tôi không hề nghĩ đến 20 roi bị phạt. Có lẻ bố tôi lần này phá lệ hoặc Hằng sẽ tình nguyện nằm cạnh tôi để chia hai hình phạt.
       Chúng tôi xa nhau không bao lâu thì Bác Thịnh làm lành với bố tôi. Sau này, khi về hưu, bác Thịnh dọn về nhà cũ. Sau khi học xong đại học, chúng tôi thành hôn và hiện có hai con với nhau. Mỗi lần đến ngày rằm, nhà tôi thường nhắc đến “Vầng trăng bên kia sông” còn tôi thì thỉnh thoảng rủ nhà tôi bơi qua sông để ngắm trăng cho rỏ hơn, thế thôi.

VẦNG TRĂNG BÊN KIA SÔNG- 1

Hằng và tôi học chung với nhau từ thuở nhỏ. Có nhiều lần mẹ tôi chở hai đứa đến trường. Cũng có nhiều bận cha Hằng rước chúng tôi về. Có rất nhiều người ngở rằng chúng tôi là anh em họ. Hai gia đình chúng tôi cũng thân thiết nhau vì hai ông bố đã cùng dạy một trường, chia nhau một giường thời họ còn độc thân và cùng nhau về vùng này cất nhà ở sau khi lập gia đình. Hai bà mẹ chia nhau các món ăn. Họ chia xẻ kinh nghiệm dạy con cái. Hai đứa tôi chia nhau đọc một quyển sách. Hai đứa tôi cùng chia nhau quà sinh nhật và hai đứa tôi đã cùng nhau tập bơi lội tại con rạch này. Rồi bỗng dưng một ngày kia, con rạch này trở thành cái rào cản, thành cái ranh giới ngăn cách chúng tôi và cả hai gia đình.
    Vốn là con của một cụ nho và là một nhà giáo, cha tôi rất nghiêm khắc trong việc dạy dỗ tôi. Ông lập ra một bản nội quy. Ông tự tay viết ra rất đẹp, những điều cấm đoán hoặc những điều được thưởng. Điều một- tôi nhớ rất rỏ- là “Không nói dối- bị phạt 5 roi”.
Điều hai- tôi chưa bao giờ vi phạm- là “Không thuộc bài- bị phạt 5 roi”. Vậy còn điều cuối cùng? Tôi cũng nhớ rỏ lắm vì tôi có khi bị phạt mà. Điều mười:” Để áo quần dơ bẩn khi đi học về- bị phạt 2 roi”
Tôi không hề phản đối nội quy của cha tôi. Hằng nhiều lần cho rằng cha nàng cũng nên lập một nội quy tương tự. Nàng có lần nói đùa với tôi rằng:
- Hai đứa mình đổi nhau đi. Tớ sang ở bên nhà cậu và cậu qua sống như con trai bên nhà tớ nhé.
Tôi chẳng chịu thua tí nào:
- Thôi được. Nhưng thế này có phải hay hơn không nào. Tuần này hai đứa ở bên nhà này. Tuần tới ta qua sống bên nhà bên kia. Có vui hơn không nào?
Chúng tôi đều là con một. Không có đứa nào vui khi cứ suốt ngày  trong nhà chỉ có ba ngừơi. Hằng lại không thích chơi với búp bê. Hàng ngày nàng chỉ có tôi để trò chuyện, tâm tình. Tôi dạy cho nàng cách bắn giàn ná. Và tôi bỏ cả ngày để làm cho nàng một cái ná thật đẹp và nắn những viên bi đất sét tròn xoe. Một lon đầy các viên bi đất sét ấy với cây giàn ná mà tôi tặng đối với nàng trị giá như 2 con búp bê cở bự nhất. Hằng hóm hỉnh chọc tôi:
- Nếu có đứa nào bén mảng đến nhà cậu. Hỏi ngay nó rằng :“muốn ăn đạn bi đất sét không?” Tay này bách phát bách trúng đấy nhé. Từ bên nhà tớ, vút một cái, ngay vào mông chạy không kịp đâu đó nhé.
Tôi phì cười, trả đủa:
- Còn con mèo mù nào thơ thẩn trước nhà Hằng hả? Tớ tặng ngay một bi vào giửa trán. Hôm nào ta thi bắn nhé! Hay là ta bắn tin cho nhau đi.
Hằng chu mỏ,
- Bắn tin gì?
Tôi ra vẻ sành sỏi giải thích.
- Này nhé, giờ mà cứ gọi nhau ơi ới từ bên nhà cậu qua sông bên nhà tôi thì thật là lạc hậu. Viết ra cậu cần gì, hỏi gì trên mẫu giấy nhỏ. Cuộn nó quanh viên bi. Rồi bắn qua ngang sông cho tớ.
Hằng reo lên như vừa được thêm một điểm mười vậy,
- Cậu đúng là một thiên tài. Thế nhỡ tớ bắn lạc vào tấm kính tủ áo nhà cậu thì sao nào?
Tôi đáp ngay không một chút suy nghĩ.
- Tớ phải chịu một trận đòn một trăm roi chứ sao nữa.
Hằng cũng nhanh không kém.
- Tớ sẽ chịu thay cho cậu năm chục nhé.
- Nhưng bố tớ không nở nào đánh đòn cậu đâu.
- Tớ cứ nằm ngay sát bên cậu đấy thôi. Cả hai cùng chịu 100 hèo vậy.
Hằng bật cười khanh khách thật hồn nhiên.
Tôi lay tay nàng và hỏi ngay.
- Thế hèo là gì vậy mà cậu cười vui thế hả?
Hằng tru tréo,
- Ông tướng ơi. Thế cậu chưa đọc truyện kiếm hiệp bao giờ à?
- Ôi, bố tôi đánh nát đít cho đấy. Cái thứ ấy mà còn phải nói!
- Này nhé, hèo là cái cây dài dài to to như các ông đo đất cày ruộng đấy.
- Thế hở? Một hèo thôi là cậu phải bỏ chạy rồi. Làm sao đến 50 hèo?
Hằng quay ngoắc lại, lắc lư cái mông hai tay chống lên hai đầu gối, thách đố tôi.
- Này cậu thử xem. Tay này con cháu của Bà Trưng Bà Triệu đấy nhé.
- Tớ xin. Cho tớ xin. Thôi biết rồi, khổ lắm nói mãi.
Hằng cũng đòi tôi dạy nàng đá bóng. Tôi đập con heo đất ra, gởi người quen ra phố mua một quả bóng. Sáng chủ nhật sau đó là hôm tôi huấn luyện cho nàng. Tôi dạy nàng cách lấy đà, đặt chân trụ. Tôi chỉ cho nàng cách giử quả bóng khi tôi chuyền tới và hai đứa tôi tập cho đến khi mệt nhoài. Trưa hôm ấy, chúng tôi ngủ vùi sau khi ăn trưa xong. Không đứa nào nhớ buổi học nhóm lúc 2 giờ.
Khoảng 3 tháng sau, một hôm tụi con trai của lớp Hằng thách đá bóng với lớp chúng tôi.
Cả lớp tôi nhao nhao lên. Tụi nó chỉ biết trông cậy vào tôi, tay săn bàn nhất trường mà.
- Thành ơi! Biết trả lời sao?
Tôi ung dung.
- Cứ thư thả nào. Đứa nào đi hỏi xem đá với nhau thế nào? Một chầu chè đậu xanh nhé, mỗi cầu thủ được tọng bao nhiêu tùy thích nhé. Nếu chúng nó chịu, thì… sáng chủ nhật này ta cho chúng nó biết tay ta. Thành Xì này mà máu me lên, thì bảo bọn nó cố tìm cái thúng to mà đựng nhé. 
Tôi có duyên săn bàn và là linh hồn của đội bóng lớp tôi- 7.B. Còn lớp của Hằng từ xưa giờ có tay nào đá ra hồn gì đâu. Thật bẽ mặt nếu chúng tôi đá thua. Không hiểu sao tôi muốn hằng đi xem trận đá này. Tôi chắc sẽ phải mời mấy tay trên Huyện nữa chứ. Đội bóng Huyện mãi chờ tôi lên cấp ba để họ tuyển tôi vào đội thanh thiếu niên.
Gặp Hằng sau khi tan học tôi hỏi ngay.
- Này cậu! thằng chết tiệt nào bên lớp của cậu dám rủ rê đá với tụi này vậy?
Hằng thản nhiên và có vẻ như chẳng màng đến cái tin nóng hổi đấy.
- Ai đâu mà biết.
- Thế cậu đi xem ủng hộ nhé? Cậu thích đá bóng mà. Bọn con gái lớp tớ kéo nhau đi hết cả đấy.
- Cái bọn công chúa đó mà biết gì về bóng đá? Cứ hò la như bọn trẻ con ấy.
- Thôi mà. Hứa với tớ nhé. Cậu sẽ được mời 2 chén chè nhé. Sướng nhé!
Hằng liếc nhìn tôi và mỉm cười thật đẹp. Thế nào nhỉ?! Như tiên nga vậy. Mà tôi có nhìn thấy tiên nga bao giờ đâu cơ chứ. Tôi tự nhủ: Ta phải chơi một trận ra hồn mới được.
Buổi sáng đáng nhớ ấy rồi cũng đã đến. Trời nắng đẹp. Tôi thấy lòng ấm áp như cái nắng ấm hôm đó vậy.. Chân tay cứ ngứa ngáy chư có hàng ngàn cây kim nhỏ châm chích tôi vậy. Lòng tôi thấy rạo rực như thể tôi sắp đá biểu diển cho ông bầu của đội tỉnh để chính thức làm một cầu thủ chuyên nghiệp vậy.
                                     (Còn tiếp)

ĐIẾU THUỐC ĐƯỢC CHO THÊM


Có những thứ chúng ta được cho mà ta không ưa thích hoặc chưa hề nhớ đến. Nhưng có một điếu thuốc Má Chánh cho tôi thêm khiến tôi không bao giờ quên.
      Tôi đã hút thuốc từ khi ba tôi bỏ nhà đi- lúc tôi 9 tuổi. Bastos xanh, đỏ, Bastos Lux và Ara là những hiệu hai anh em tôi thường chọn mua khi đi xem phim chưởng những năm giửa thập niên 1960. “Như Lai Thần Chưởng” là cuốn phim đầu tiên hai đứa tôi đi coi và hai anh em chúng tôi đã lần đầu tiên hút hết nữa gói Bastos Lux khi hết phim. Hôm nào má tôi làm ca chiều- không ăn cơm chiều- tôi cắt tiền chợ phân nữa và trưa đó chúng tôi vào rạp xem phim, phì phà thuốc lá.
       Vào sáng sớm ngày 28-8-1971, hôm tập trung taị nhà Hậu Bào để bắt đầu hành trình lên Bảo Lộc học, tôi đã âm thầm bỏ thuốc. Đó có thể làm cho mọi người ở trường NLS Bảo Lộc, đặc biệt là thầy Sáu Râu, ngã mũ chào tôi. Những ngày mưa lạnh lẽo, nhớ nhà, những chầu cà phê, những câu thách thức của tụi bạn học, những ngày lễ hội hay khủng hoảng gì trên đó đã chưa hề khiến tôi hút thuốc lại dù chỉ là một hơi thôi. Đó cũng là một phần của chuyện tụi lớp tôi đặt tên tôi là THÀNH Xì và một phần tôi nên kể về bản thân tôi. Tôi vào đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Thủ Đức tháng 9 năm 1974 như một anh chàng sinh viên hiền ngoan, không cà phê thuốc lá.
       Tôi gặp lại một tay từ NLS Cần Thơ- TÙNG MỦ- trong khi học Toán Lý Hoá tại trường Bách Khoa Phú Thọ. Nó là dân giỏi toán và nghiện thuốc như Thầy ĐỊNH dạy toán có tiếng trên Bảo Lộc- lớp thầy trong hẻm bên trái nhà của Bác NHẤT. Hàng tuần gặp nhau 2 ngày, nó đều mời tôi uống cà phê, hút thuốc và tôi đều mỉm cười từ chối. Được ông chủ nhà tặng cho một gói thuốc vì thấy tôi thức khuya học bài, tôi lịch sự từ chối. Bị tụi bạn chọc quê, kích động, tôi cứ hiền lành mỉm cười. Tôi kiên cường cho đến trưa ngày 30 tháng tư 1975. Tại quán cà phê Ta Bắc, Cần Thơ, mấy đứa bạn tôi rất ngạc nhiên khi nghe tôi kêu gói Ball Mall và mở bao thuốc ra hút điếu đầu tiên sau 4 năm.
       Sau ngày giải phóng, trên thị trường có nhiều loại thuốc vấn, thuốc từ các tỉnh, thuốc từ các cá nhân. Nổi tiếng nhất thời bấy giờ là Hoa Mai, Vàm Cỏ và Đà Lạt- do xí nghiệp Tabaco của nhà nước sản xuất. Tôi thích cả ba. Mổi lần nghỉ hè, mặc dù má nuôi của tôi không được hài lòng lắm, nhưng nghe tôi thuyết phục mãi bà đã cho tôi đi lên sống 3 tuần tại nhà Má Chánh- một lò nem có tiếng ở Bảo Lộc. Tôi xem đó như những ngày nghỉ tại nhà. Sáng sớm dậy quét dọn bếp, bắt nước pha trà và có khi tôi bắt đầu “làm lá” ngay. Má Chánh tuyên bố:” THÀNH XÌ, sinh viên chân yếu tay mềm, được miễn khâu “dả thịt”- khâu quan trọng và nặng nhọc nhất của nghề làm nem. Được ưu ái như thế hay không gì chăng nữa, tôi luôn luôn làm tròn nhiệm vụ. Anh Từ, thứ ba trong nhà, có lần đã nói chung cho mọi người: “Từ lúc nhà này làm nghề nem chả, chỉ lúc này có Thành Xì khâu làm lá được đầy đủ nhất chu đáo nhất: lá cuốn nem, lá nòng, lá ngoài nem, lá gói chả, lá ngoài chả.”. Ba Chánh, ít nói nhất nhà, hằng ngày làm một cây chả đặt biệt để chia đều cho ai làm việc hoặc vắng mặt ngày hôm ấy. Tôi có phần như bình thường như mọi người. Tôi muốn được cái mọi người đáng được- sự bình đẳng.
Mỗi ký nem đem bán cho “Cửa hàng ăn uống Bảo Lộc”, Má Chánh được mua một gói thuốc giá chính thức. Số thuốc lá được chia đều như đòn chả Ba Chánh làm hằng ngày. Có lúc bán được 4 ký nem, Má Chánh mang về 4 gói thuốc cho 4 đứa chúng tôi, nếu có cả Toàn Đen- một lính nguỵ- một tay gói nhanh và rất vui tính.
Cuộc sống trên Bảo Lộc như nhà của Má Chánh lúc ấy- 1976- là tương đối ổn định.
Tôi hoà nhập vào không khí trong gia đình nhiều đến nổi tôi cảm thấy như đang ở trong nhà của mình. Khi đó Má Chánh làm 10 ký thịt, mỗi ngày tôi có 30 ký lá chuối để xắp xếp, lau khô, cắt gọt đúng kích cỡ, phân loại và chất vào rổ, rá, thao, bất cứ cái gì chứa được. Tôi suốt ngày to toan sao cho “nguồn lá” tôi làm ra kịp cho các tay thợ gói, kịp thời cho các mẻ hấp chả và tôi âm thầm cảm thấy hạnh phúc, hạnh phúc về một việc làm có ích, có ý nghĩa. Những chiều không mưa, tôi đi tập banh với Thi Lùn. Khoảng một tuần một tối, Long K’hmer ghé ngang nhà gọi tôi đi uống càphê. Tôi là tay hút thuốc có hạng cho nên tôi chẳng từ chối một thứ thuốc nào Long Kh’mer mời tôi. Thuốc lào dĩ nhiên là thứ hàng độc rồi.
         Một chiều mưa, không đi đá banh được, không chờ xem Long K’hmer có ghé qua không, tôi rửa ráy sau bửa cơm chiều và chuẩn bị lên gác ngủ sớm. Xế chiều hôm ấy Má Chánh đi chợ về cho biết cửa hàng hết thuốc nên Má chỉ có mỗi một gói mang về. Anh Từ vội vả rút ra 7 điếu vì là con lớn, theo lời phân trần của ảnh- nửa đùa nửa thật - rồi lại vội vã rời nhà để đi họp. Thi Lùn, không muốn thua kém, cũng rút ra 7 điếu và giải thích cộc lốc.”Anh em phải công bằng chớ.”
       Tôi chẳng màng đến những điều vặt vảnh nhưng tôi đang tình cờ bước vào nên nghe thấy mọi chuyện xảy ra. Thi Lùn đã đi họp ở đâu đó tôi không rõ. Tôi bước ngang cái bàn tròn lớn dưới chân cầu thang, tay phải nắm gói thuốc “Hoa Mai” bỏ lại trên bàn - với 6 điếu còn xót lại- từ tốn bước lên cầu thang lên gác. Tối hôm đó không mưa và trời khá lạnh. Tôi vén mùng chui vào trong ngay và vội vã đốt một điếu thuốc. Tôi nghỉ ngay đến những ngày sắp tới, tôi nghỉ đến lúc ra trường, đến cái lý lịch “gia đình nguỵ của tôi”, đến cái gia đình tan tác của tôi; mẹ vừa về Rạch Giá, em tôi còn trong tù ở Vị Thanh- Cần Thơ và chị tôi đang làm rẫy ở kinh tế mới Xuyên Mộc, Bà Rịa. Miên man suy nghĩ, tôi hút xong một điếu nhanh chưa từng thấy. Tôi rút ra điếu thứ hai và mồi hút tiếp. Chợt tôi nhận ra ngay một thay đối. Ngụm khói thuốc tôi vừa hít vào sao mà khét nghẹt, đắng nghét. Tôi bật nhổm người lên để quan sát điếu tôi vùa mới châm xong. Tôi đọc ra ngay đây là điếu” Đà Lạt”- được ai đó cho vào cái bao thuốc Hoa Mai. Tôi nhớ ra ngay được lúc Anh Từ bước ra, Má Chánh cũng theo chân bước ra trước nhà. Tôi có thể hiểu được điều rất nhỏ nhặt nhưng to tác với tôi: Má Chánh đã ra tiệm bán ngay sát bên nhà để mua thêm cho tôi một điếu thuốc giả hiệu Dalat, cho tôi cái “sự bình đẳng”- cái mà ai cũng mong muốn. Cái mà nhiều người đã xả thân, bỏ mạng, nhiều người đã hy sinh mọi thứ để có được.
        Nước mắt tôi tuôn ra và tôi cứ để mặt như thế. Nó có thể rửa sạch và làm lành cái thương trong tim tôi cái từ lâu nay gây cho tôi đau đớn nhức nhối mà tôi không biết phải làm sao để thuyên giảm. Ba má tôi chưa hề biết tôi thèm điều này đến mức nào. Họ cứ tị hiềm, ganh ghét nhau nhưng họ nên nghĩ đến tôi- đứa con chỉ biết đi học. Họ có thể quên lẫn nhau nhưng họ không nên quên rằng họ đã tạo ra tôi. Những ngày nghỉ hè tụi bạn tôi về nhà nghỉ ngơi hạnh phúc còn tôi đi lên Bảo Lộc, phụ làm nem chả, sống với gia đình Má Chánh và hưởng ké hạnh phúc gia đình của “Mạ”.
      Vào giây phút ấy nhiều người có hoặc được nhận nhiều thứ giá trị hơn tôi nhiều nhưng điếu thuốc mà Má Chánh đã cho tôi là vô giá.