Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2013

MỒNG HAI TẾT

  Có biết bao nhiêu điều người ta làm trong ngày mồng hai tết mà tôi có thể hình dung ra nhưng họ không thể tưởng tượng nỗi tôi đã làm gì từ 3 giờ sáng ngày thứ nhì của năm Nhâm Ngọ 2002.
   Có một dạo sau năm 1975, dãy phố ngay góc rẻ xuống Cầu Trắng, Tiệm Phú Vinh cũ, đã từng là nhà sách, cửa hàng văn hóa phẫm và là “Cửa hàng ăn uống”. Mỗi khi lên Bảo Lộc, đi ngang qua đây, tôi đều ghé mắt nhìn vào dảy phố ấy. Năm 1977, trong cửa hàng có treo một bức tranh sơn dầu đen trắng. Nó đập ngay vào tâm trí tôi và đã khiến tôi luôn ước ao vẽ lại nó trong khỏang 10 năm cho đến lúc tôi tình cờ mua được tập tranh của họa sĩ - giáo sư giảng dạy về phong cảnh người Nga Ivan Ivanovich Shishkin (1832 – 1898). Bức tranh gây ấn tượng mạnh mẻ đến nổi tôi luôn  mong đến ngày nào vẽ lại cái phong cảnh rừng nỗi tiếng thế giới ấy. Chính vì thế mà trong lúc lên Dalat để kỷ niệm 5 năm ngày cưới 1989, tôi đã đặt mua một khung tranh 2 x 1,2 mét để chuẩn bị cho bức tranh tôi mong muốn chép vẽ lại.
    Vào năm 1989, ngay phía trước nhà, tôi mở ra một phòng vẽ quảng cáo như là cách kiếm thêm ít thu nhập, giúp được 2 nhân công và cách tôi tự khẳng định mình. Tôi có dịp thiết kế một số kiểu chữ, làm bảng hiệu mica hộp đèn lần đầu tiên tại Rạch Giá. Việc dạy học chiếm khá lớn thì giờ của tôi trong năm. Nhưng người học vội vàng nghỉ ngay rằm tháng chạp và đi học lại khoảng rằm tháng giêng. Họ khiến tôi mất một tháng thu nhập. Chưa có tết năm nào tôi vui sau khi có 3 năm liền tôi có nhóm học trò đến thăm vào ngày mồng 4 tết. Ngay sáng sớm ngày mồng hai, tôi đã từng sang lấp đất cái mương to phía sau vườn sau khi đã mua 15 mét khối đất ruộng. Có được khoảng đất 18 mét x 40 mét vườn sau nhà, tôi quyết định trồng xoài cát Hòa Lộc. Các cây giống chiết cành mau phát triển và mẹ tôi mau chóng có một niềm vui thật lớn với các bà bạn gần xa, có một vườn xoài thẳng tấp. Có năm tôi chọn việc làm cỏ miếng vườn ngay sáng mồng hai tết và từ chối đi qua Cần Thơ.
   Năm nào tôi cũng có lời mời của Thi Lùn lên Bảo Lộc, Cậu Doản lên Đà Lạt và Khuê Bầu qua Cần Thơ chơi tết. Bạn bè mong làm tôi vui nhưng làm sao tôi có thể vui thú gì khi mà tôi chẳng có một khoản để dành ít nhất cho tiền lì xì, tiền vé xe, tiền xăng, cho khoảng nhỏ để vá xe...? Làm sao tôi có thể thoải mái khi mà lòng tôi nặng nỗi lo mưu sinh, nỗi buồn cho cái cách tôi phải bó tay bó chân ở cái nơi mà cơ hội khá ít với tôi. Nhìn mẹ tôi ngày càng già đi, con tôi ngày càng lớn lên, tôi ngày càng buồn bả, lo toan, vẩn vơ, ngày ngày làm những điều phải làm chứ không phải những điều tôi ưa thích.
   Ngày 13 tháng 6 năm 2001, mẹ tôi vĩnh viển ra đi, để lại trong lòng tôi một lổ hỏng thật lớn, một nỗi buồn không thể diển tả được bằng lời và một nỗi đau không có loại thuốc men nào làm có thể làm thuyên giảm được. Cuối năm ấy, tôi mang ra cái khung tranh để ráp lại. Tôi sơn lót miếng ván ép và ráp vào khung. Chiều ngày mùng một, kê khung lên giá vẽ, bày biện các tupe sơn dầu, cọ vẽ trên bàn để sáng sớm hôm sau, mồng hai tết, tôi vẽ lại bức tranh tôi đã nhìn thấy trên Bảo Lộc 25 năm trước.
   Từ 3 giờ 30 sáng ngày mồng hai, tôi bắt tay vào việc. Phóng bức tranh mẩu, 6 cm 5 x 4 cm 4 thành bức trang lớn hơn 30 lần. Tôi chọn tâm điểm là con gấu đứng ngước nhìn lên, mảng sương mù chung quanh là vùng ánh sáng tương phản. Suốt ngày mồng hai tôi chẳng hề có khách hoặc học trò đến thăm. Tôi chẳng hề phải nghỉ tay, không có một phút bận lòng. Tôi đứng trước giá vẽ như một tay thợ chép tranh mải mê việc cho kịp ngày giao cho khách hàng. Tôi quên hết mọi việc xảy ra chung quanh. Tôi chăm chú vào các đường nét rỏ nét nhất, các nhánh cây, vết nứt tét của cái cây thông và hàng trăm chi tiết sinh động sống thực khác.
   Ngày hôm sau, người đầu tiên nhìn thấy tôi vẽ là thầy Danh. Khi đi thể dục ngang nhà, ông thầy giáo có tiếng ở đây có thể cho rằng tôi có một bức tranh chép phải hoàn tất trong tháng giêng. Những ai khác có thể rất ngạc nhiên khi nhìn cái tông màu trắng đen và họ không thích thú gì với công việc tôi đang làm. Nhưng tôi chỉ làm cái tôi thích, vẽ ra cái tôi cảm nhận và muốn vẽ.
    Sáng ngày mồng 4, bức tranh dần hiện ra cái nội dung của nó. Con gái tôi ngây thơ ra phòng vẽ trước nhà ngắm nhìn.
“Ah, ba vẽ mấy con gấu của nhà mình.”
Tay chân bê bết các vết sơn dầu, tôi không thể xoa lên tóc con bé được. Cuối thấp người xuống, nhìn vào gương mặt xinh xắn của đứa con gái 4 tuổi, tôi hỏi ,
“Con gấu ba đâu? Gấu con đâu?”
Con bé trỏ ngón tay lên,
“Gấu ba to nhất đứng dưới đất. Gấu con đang đứng trên cây nhìn xuống gấu anh hai đó, phải không ba?”
Tôi cảm động hỏi nhỏ,
“Còn gấu mẹ đâu con?”
Ánh mắt sáng quắt, con bé tiếp tục chỉ tay qua bên phải một tí,
“Ba đang vẽ ra đó. Con gấu mẹ đang đứng canh chừng 2 anh em con đó!”
Tôi quay ngang giấu diếm giọt nước mắt ứa xuống. Tôi rất e ngại phải nghe nó hỏi,
“Gấu bà nội đâu rồi ba?”  
  Trên bàn thờ mẹ tôi, di ảnh của người rỏ ra đấy. Bà nhìn buồn bả, ư phiền. Mỗi khi cháu điều gì đấy sai quấy, tôi đều bảo cháu đến trước bàn thờ bà nội lạy bà 3 lần để xin lỗi. Nó thơ ngây không hiểu tại sao người ta cho cái hộp to to bằng gỗ của bà cháu xuống đất ở trên Bà Điểm Hốc Môn. Nó có thể tự hỏi nay sao có hình bà nội trên cái bàn cao cao này. Khi muốn xin trái cây mà mẹ cháu vừa cúng bà nội, cháu đều hỏi tôi. Tôi nghiêm mặt lại trả lời con gái,
“Con ra xin bà nội đi con.”
Konica ngoan ngoản như anh nó, Canon. Nó làm theo lời tôi. Khi cháu trở lại, tôi hỏi,
“Bà nội nói sao vậy con?”
Nó thản nhiên nói dối với tôi,
“Nội nói, con muốn ăn gì thì cứ lấy đi.”
Đến xế chiều ngày mồng 5, tôi có học trò ghé thăm. Cháu của Phước Mọi hỏi tôi,
“Tết có gì vui không thầy?”
Chỉ vào bức tranh sắp hoàn chỉnh, tôi trả lời,
“Niềm vui rất lớn tôi mới có ở trong đó đó.”
Tôi nhờ hắn phụ một tay để treo tác phẩm của tôi lên ngay giửa phòng khách như người ta treo một vật quý giá nhất. Tôi nhìn ra các nét cọ vụng về, thô thiển và tôi tự hứa sẽ có ngày tôi mang nó xuống để tô điểm lại. Ngày ấy có thể sẽ là ngày mồng hai tết của năm nào đó tôi vừa có một mất mát nào khác.   
     Đến khi con gái đủ khôn lớn, tôi sẽ kể cho nó nghe cái gì tôi đang vẽ ra hôm nay đây, bốn con gấu trong rừng. Cuộc đời giống như một cánh rừng to lớn mênh mông vô tận. Cuộc đời như một mái nhà chung cho nhiều thứ. Nó có thể chứa mọi thứ đẹp xấu. Nó cũng có thể chứa mọi thứ rất giá trị, rất vô giá trị. Trong đời, biết bao nhiêu nỗi hiểm nguy điều tốt đẹp, biết ngần nào là cơ may, mất mát. Người ta được sinh ra đời như ai đó đi vào rừng mà không có một chút hiểu biết gì về nó cả. Mỗi người giống như một lá cây trong rừng. Sau khi rụng xuống, chiếc lá trở về với đất mẹ. Nó sẽ được hồi sinh ở một thế giới mới mẻ nào khác hoặc nó chỉ sẽ nằm yên nơi đấy với mẹ cho đến mục rữa thành một phần của mẹ.
                                                       Rạch Giá, mồng hai tết năm Quý tỵ
                                                                             Thành Xì TL- 71

Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2013

TIỆC TẤT NIÊN- (New year’s Eve party)


                                                    
    Trong một số dịp, chúng ta có thể học được một điều gì đó và tôi đã học được cái cách để điều khiển một nhóm, để làm một thay đổi như là lời hứa đầu năm của tôi.
In one of some occasions, we can learn something and I  learned a way to lead a group, to make a change as my new year resolution.
   Dạy Anh Văn tại một trung tâm của ĐH Ngoại Thương T.p Hồ CHí Minh, tôi đã phải rất cố gắng.
  Teaching English in a Foreign Trade University’s English center, I had to try hard.
Có một ít kinh nghiệm dạy, có vài tính cách đặc biệt từ cái nhóm máu Nông Lâm Súc- tếu, hát, kinh nghiệm tự học, sống xa nhà và  nhất là cách nói tiếng Anh chậm rỏ giọng Mỹ, tôi có một số đông học trò trong lớp ủng hộ tôi.
 Due to some teaching experiences, having some special characters from blood group of “Agriculture”, making jokes,  singing, self-learning experience, staying far away from home and speaking  English slowly, clearly with an American accent, I had a lot of students on my side.
Khi tôi đề nghị một tiệc tất niên, tấc cả sinh viên lớp tôi đồng ý và đóng tiền ngay.
When I suggested a New Year’s Eve party, all students in my class agreed with me and contributed money right away.
Tôi chọn nhà hàng Sơn Thủy- 159 Võ Văn Tần, quận 3, và ngay trong giờ dạy tôi gọi để đặt bàn và sau đó tôi đã gọi bạn tôi, Gary, để chính thức mời hắn.
I chose Son Thuy restaurant – 159 Vo Van Tan, dist 3, and called to order a table while teaching  and then I called my friend, Gary, to invite him officially.
Tất cả họ mong đến ngày thật sự gặp Gary, 46 tuổi, gốc Cali, 9 năm dạy ở hải ngoại, người tôi thường nhắc nhở trong lớp.
They all looked forward to actually seeing Gary, 46, from California, having taught in foreign countries for 9 years, the one I often reminded in class. 
Việc nói tiếng tự nhiên với người bản xứ là niềm vui lớn của bất cứ ai kể cả tôi.
Speaking naturally with native speakers is a great fun for everyone including me.
    Ngày 31 tháng 12, tôi đến nhà Gary để đón hắn lúc 3:45, và chúng tôi đến quán khi trước đó đã có 2 học trò đã đang chờ .
On the 31th December, I came to Gary’s house to pick him up at 3:45, and we went to the place while 2 students were waiting for us.
Trời mưa nhỏ khiến vài người hơi chậm nhưng tất cả 12 người, hiện diện và người ở xa nhất Dũng đến sau cùng.
A shower made some rather late but all 12 of them showed up and Dung living the farthest came last.
Căn phòng máy lạnh chứa kín người của chúng tôi, đầy ắp tiếng cười và niềm vui.
The air-con room held all of us with plenty of laughters and pleasures.
Bằng tiếng Anh, tôi nhắc lại nội quy,
“Bất cứ ai nói ra một chữ tiếng Việt sẽ bị phạt một đô la mỗi chữ.”
In English, I reminded the regulation,
“Anyone who speaks a VietNamese, will be fined one dollar each word!”.
Sau khi giục mọi người ngồi xuống, như một M.C, tôi công bố lý do buổi tiệc, giới thiệu Gary cho cả lớp, đặt ra một câu hỏi và mời y trả lời trước..
After hurrying every one to sit down, as a host, I annouced the reason, introduced Gary to them all, asked a question and invited him to answer first.
Chậm rải, rỏ ràng, tôi đọc câu hỏi:“Lời hứa đầu năm của you là gì?”
Slowly, clearly, I read the question:“What is your new year resolution?”
Duyên dáng, hắn trả lời ngay rằng: “Cố gắng không bị đá đít nữa.”
Charmingly, he answered right away: “Trying not to be a broken- hearted.”
Khi cả lớp nhao nhao yêu cầu tôi tiếp tục, tôi dỏng dạc, nhả từng chữ rỏ ràng,
Khi nói, tôi sẽ cố không để thiếu một âm cuối nào.
When they asked me to go on, I loudly spoke out very word clearly.
“While speaking, I’ll try not to miss any final sounds.”
Người cao tuổi trong lớp, Văn Hiếu, lâu nay yêu thương Đông Xuân, muốn khẳng định mình, đã đưa tay lên xin là người thứ ba phát biểu,
“Chinh phục quả tim nàng và làm nàng hạnh phúc như nàng thật sự ao ước.”
The eldest in class, Van Hieu, having loved Dong Xuan, wanting to assure himself, raised his hand to be the third to declare,
“Winning her heart and making her as happy as she really wishes.”
Mọi người vổ tay tán thưởng, nhận ra rằng buổi tiệc vừa bắt đầu lộ ra cái giá trị nhân văn, khoa cử và cả xã hội nữa.
Everybody applaued recognizing that the party started to show itself the value of humantarian, literary as well as society.
Đông Xuân, người gây Gary chú ý nhất, như được tiếp sức đã nhanh nhảu hỏi chàng một câu, trong vai trò người thứ ba: “Sao anh biết vậy?”
Dong Xuan, whom Gary was best interested in, as given some strengths, asked Hieu a question in the third position: “How do you know that?”
Vài người chợt hỏi nhao nhao lên: “Nàng là ai vậy?”
Some people roared suddenly, “Who is she?”
Tôi buộc miệng: “Dù không rỏ nàng là ai nhưng tôi biết  nàng đang ở đây nè?”
I slipped my tounge, “Not knowing who she is but I know she is right here.”
Có nhiều tiếng vổ tay đồng ý khi Gary vui hơn và mọi người hưởng ứng.
There was such approval applause as Gary cheered up and everybody joined him.
Chúng tôi đã tự nhiên như đang ở nhà.
We made ourselves at home.
Không còn cái giới hạn ngôn ngữ nữa. Mọi người hoan hỉ.
There was no longer any limitations of language barrier. Everyone was elated.
Hiếu cao hứng tự gọi thêm ba món thức ăn như thể hắn sẽ thanh toán hóa đơn vậy.
Hieu felt so high that he himself ordered 3 dishes as he would pay the bill.
Có thể nhiều người ước được như chúng tôi, một nhóm người sống hạnh phúc thưởng thức từng khoảng khắc trong đời, đặc biệt trong đêm cuối năm.
Maybe, many people wished to be like us, a group lived happily, enjoying every moment in life especially in this new year’s Eve.
Bị tôi yêu cầu phát biểu, Đức Trí, trẻ nhất trong lớp, vui lắm nhưng cũng lúng túng lắm và đỏ mặt nhiều hơn những người khác, ấp úng: “Em sẽ cố nói tốt hơn.”


As asked by me, Duc Tri, the youngest, was very glad also ambarrassed and more blush than the others, “I’ll try to speak better.”
Mọi người cười thật hả hê, cụng ly. Ai đó nối tiếp, “Tôi cũng vậy.”
Everybody laughed with joy, cryinging out cheers. Someone followed, “So will I.”
Gary liếc tôi mỉm cười hạnh phúc, niềm hạnh phúc của việc làm cho họ hạnh phúc.
Gary stared at me smiling feeling happy, a happiness of making them happy.
Tôi ước sao mọi người đều làm được như thế khi hô to “Cheers!”
I wished everyone would do the same, saying loud “Cheers.”
Hiếu ngồi cạnh Xuân, gắp thức ăn cho nàng như xác định vai trò của hắn ta nhưng  Xuân thích trò chuyện với Tú Trinh, đang ngồi cạnh Gary.
 Hieu sat by Xuan serving her some food as a way to confirm his role but Xuan prefered talking to Tu Trinh sitting by Gary.
Đông Xuân, và 5 nữ sinh khác uống bia theo yêu cầu của tôi. Họ đỏ mặt, hứng khởi và nói tiếng Anh với nhau.
Dong Xuan and 5 female students all drank beer as I requested. Their faces all turned red, their feelings all rose and they all spoke.
Tôi đang dạy họ Anh Văn thương mại nhưng phần hội thoại của sách “Market Leader” nhưng tôi áp dụng rất linh hoạt phần “Case study” khiến họ rất cảm kích tôi.
I was teaching them a business English book “Market leader” but I applied the speaking section,“Case study” so lively that they appreciated my way.
Gary, khách mời đặc biệt, được họ đặc biệt quan tâm. Họ hỏi và cụng ly với Gary.
Gary, our special guess, was the one they were concerned. They asked him questions and asked him to drink.
Trí, Dũng, Quốc, Danh, Hiếu và Sĩ  như đang học với Gary vậy.
Tri, Dung, Quoc, Danh, Hieu and Si were like taking his lessons.
Như hàng trăm ngàn người học Anh Văn ở Sài Gòn, việc có Gary để tập nói, để thưởng thức ngày cuối năm là một niềm vui lớn, một kỷ niệm đẹp.
Like hundreds of thousands of  English learners in Sai Gon, having Gary to speak with at the new year’s eve party was a big joy, a beautiful memory.
Trong suốt quãng đời đi học của tôi, chưa lần nào tôi có một bửa tiệc như thế này nên tôi cao hứng cất tiếng hỏi họ: “Tụi em muốn gặp Gary hàng tháng không?”
In my whole schooling,  never having such a party like this, I  felt so excited that I loudly asked them, “Do you want to meet Gary every month?”
Mọi người trả lời “Yes” trong khi Gary mỉm cười với Xuân và rồi phát biểu,
“Tôi sẽ rất tiếc nếu không được gặp tất cả mọi người.”
Everyone said, “Yes” as Gary was smiling at Xuan and then made a statement,
“I will be so sorry not to see you all.”
Tôi dạy họ Anh Văn nhưng tôi cũng dạy họ một vài kinh nghiệm cá nhân khác.
I taught them English but I also taught them some of my personal experiences.
Tôi chơi với Gary và học được rất nhiều điều từ hắn.
I was with Gary and learned a lot from him.
Năm 2008, tôi dạy Anh Văn ở Sài Gòn và học được rất nhiều điều giống như tôi đã học được trong thời gian đi học ở NLS Bảo Lộc, 37 năm trước.
In 2008, I taught English in Sai Gon and learned a lot as I did when I was in Bao Loc Agricultural High School 37 years ago.
Bài học lớn nhất có lẻ là, “Làm một thay đổi, làm một khác biệt.”
The biggest lesson could be, “Make a change, make a difference.”
  Đi học làm một niềm vui lớn nhưng nó sẽ nhân lên nhiều nhiều lần nếu ai đi học cũng có tiệc cuối năm như những học trò tôi.
Going to school is a big fun but it would be multified if someone could have the new year’s eve party as my students did.
                                                                  Rach Gia Jan 15, 2012
                                                                      Thanh Xi-  TL- 71

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

VỀ THĂM MẸ


    Tôi nhận được quyết định làm việc tại trường như là một cán bộ thể thao. Nhiều người mừng vui cho tôi trong khi tôi không có cảm nhận gì đặc biệt. Điều đặc biệt nếu có đó là việc tôi dắt Long Vân về Rạch Giá thăm mẹ tôi nhân dịp tết.
     Ba tôi có vẻ hơi tươi tỉnh hơn chút ít. Ông sửa soạn ít quà cho tôi đi Rạch Giá. Ông dặn dò Vân gì gì đó tôi không nghe rỏ. Ông giờ đây có bạn, có người ông nhờ cậy. Bà Liễu rất thường đến thăm gia đình tôi. Bà Liễu lo lắng cho Vân như con cháu. Tôi nhắc lại với ba Năm là tôi sẽ về đúng hẹn và tôi sẽ làm điều tôi đã hứa với ba tôi- làm cho Long Vân vui. Tôi bồn chồn lo lắng như một đứa con trai lưu lạc từ phương xa về thăm mẹ. Ba Năm nài nỉ đưa cho tôi một số tiền làm lộ phí và một gói quà cho mẹ tôi. Tôi nghẹn ngào,
“Con về thăm má con xem sao rồi con sẽ liệu cách nào đó để lo cho cả nhà.”
“Con đưa em đi cho nó khuây khoả vài ngày rồi về hai cha con mình tính.”
Ba Năm tiển chúng tôi ở bến xe. Long Vân bịn rịn vì đây là lần đầu tiên em xa nhà. Sau khi bị nạn, Vân đã nghỉ học. Em ở trong nhà suốt ngày. Em có khi khóc suốt đêm. Trông thấy em xanh xao, phờ phạt, ba tôi và tôi đều lo sợ. Ba vuốt tóc em, dặn dò đủ điều như một bà mẹ tiển con về bên nhà chồng,
“Con về dưới quê phải cố giỏi giang, phụ công chuyện nhà, phụ chưng dọn mấy ngày tết. Má của anh Thành ở dưới đó có một mình. Con cố làm sao cho bà thật vui. Cái gì không biết phải hỏi bà nghe con. Con cần gì phải hỏi ý kiến anh con nghe hông? Đi tàu ghe có bị gì, có anh con kế bên. Đi chợ búa phải cẩn thận, xuồng ghe lắc lư dễ té dễ ngã lắm nghe con. Chỉ ăn uống đồ đun sôi, nấu chín thôi nghe con. Không ghé lại quán tiệm nào hết. Muốn làm việc gì cũng phải xin phép bác gái hoặc anh con trước nghe con.”
Tôi nắm chặt tay ba nuôi của tôi người tôi xem như cha ruột:
“Có con bên cạnh em suốt ngày mà. Ba đừng lo.”
Để Vân có thể nghỉ ngơi, tôi quyết định ghé lại Cần Thơ. Tôi giới thiệu với gia đình người hàng xóm Vân là người em họ tôi dắt xuống Rạch Giá để tìm đường. Họ tin lời tôi ngay và tôi và nhờ tôi tìm cho họ vài chổ đi bảo đảm. Tôi mượn chiếc Yamaha của người chủ nhà để đưa Vân đi chơi. Tôi chỉ cho Vân trường tôi học, chợ búa, bến Ninh Kiều, đông nghẹt người mua sắm tết. Tôi muốn làm em quên đi cái ồn ào náo nhiệt của Sài Gòn nên tôi ghé lại vườn ổi bải cát, một khu vực vắng vẻ. Hai đứa tôi ngồi yên đón gió mát thổi từ giòng sông Hậu. Em tựa nhẹ vào vai tôi và tôi để yên như vậy khá lâu. Nắm nhẹ bàn tay nhỏ nhắn của Vân, tôi liếc nhìn vào gương mặt hơi gầy guộc của em. Em nhìn xa xăm, lặng thinh. Chúng tôi đang có quá nhiều thứ để lo toan và nhiều điều để nói ra đến nỗi cả hai không nói được gì. Tôi không hề nhắc đến chuyện gì có thể khiến nàng chạnh lòng. Bất ngờ, em ôm eo tôi chặt như sợ có ai vồ lấy tôi. Em áp má vào lưng tôi. Em làm cho ai nấy đều lầm tưởng rằng em là nhân tình nhỏ tuổi của tôi. Chúng tôi đã hưởng được một khoản thời gian bình yên, thanh tịnh nhất từ bé cho đến lúc ấy.
     Sáng hôm sau chúng tôi đi chuyến xe đò sớm nhất. Tôi mừng vì Vân không bị say xe, không khó chịu vì mùi xăng dầu. Em chăm chú nhìn cảnh vật bên đường rồi nhìn tôi. Em làm tôi cảm thấy con đường đi Rạch Giá ngắn lại nhưng con đường đời của chúng tôi thì dài thêm ra gấp đôi.
“Anh à! Anh sẽ nói với má làm sao?”
Tôi cố ý trả lời một cách thản nhiên,
“Có làm sao đâu?”
“Ý em hỏi là anh giới thiệu với má em là ai.”
“Thì là em của anh chứ còn là ai nữa.”
“Rồi tối em ngủ ở đâu?”
“Em ngủ chung với má nghe?”
“Em phải làm sao?”
“Thì em làm như ở nhà mình vậy đó.”
Tôi ước phải chi Vân là em ruột để em có thể ở lại đó với mẹ tôi phụ giúp bà một thời gian. Tôi ước chi em giỏi nấu nướng, nội trợ. Tôi ước chi tôi đã có đủ thì giờ bên em để tôi dạy em những điều mà ba chúng tôi cần. Tôi tiếc không đưa em đi học may. Tôi trách mình không sắm nỗi cho em một máy may. Tôi tội nghiệp cho em không có mẹ dạy dỗ mà những điều các cô gái khác thừa mứa. Tôi thương em như một cô em cùng cha khác mẹ- mồ côi sớm. Mẹ tôi thích mọi việc nhà phải được làm nhanh chóng. Mẹ tôi thích có người kề cận, lắng nghe và người đó phải chìu ý của bà. Tôi biết thật khó tìm một người phụ nữ như vậy để làm vui lòng mẹ tôi. Những người bạn gái của tôi chắc phải tự rút lui khi nghe tôi nói về các tiêu chuẩn đó. Cô Hằng có thể làm được nhiều điều cho tôi nhưng thật khó có điều gì cô ấy có thể làm mẹ tôi hài lòng. Còn Long Vân, cô gái nhỏ tuổi nhưng lớn gan này có thể làm phật lòng mẹ tôi bất cứ lúc nào. Em với vết thương lớn này có thể trở nên ngông cuồng hoặc ngu ngơ bất cứ lúc nào.
   Mẹ tôi người đàn bà đến nay chịu quá nhiều bất hạnh, bất công đến nỗi mỗi việc nhỏ nào tôi làm cũng chỉ nhằm khiến cho bà vui mà thôi. Sự hiếu thảo với mẹ- nhất là đối với mẹ tôi- không thể được đo lường bằng bao nhiêu vàng, tiền hay vật chất mà là những điều nhỏ nhặt đơn giản có thể làm cho bà mỉm cười, vui lòng. Tôi sẳn lòng lấy một người phụ nữ tôi không thương yêu nhưng miển sao người đó làm mẹ tôi hài lòng. Tôi sẳn lòng đánh đổi tất cả để đổi lấy sự hài lòng của mẹ tôi. Ai mà hiểu được điều này cũng sẻ dể dàng hiểu ra tại sao tôi có thể làm được những điều tôi đã làm được tại NLS Cần Thơ hay trên Bảo Lộc. Ai mà hiểu được những nỗi đau đớn của mẹ tôi cũng sẻ dể dàng hiểu được tại sao đến giờ này tôi mới về thăm mẹ. Hôm nay tôi mang về cho bà hai thứ lớn: việc tôi tốt nghiệp đại học và một cô em gái- con của người cha nuôi.
Vân ngắt ngang ý tưởng của tôi,
“Má khó không anh? Em không biết phải làm sao cho má vui nữa.”
Câu hỏi của Vân khiến tôi giật mình. Tôi nói nhanh để trấn an cô em,
“Anh thấy má dể lắm. Nhưng cũng dể giận hờn như những người khác.”
“Em thấy lo quá. Hay là anh kiếm chổ nào cho em ở lại đi. Anh đi thăm má một mình nhe.”
Ba Năm sẽ rất buồn khi tôi phải để em tôi phải làm như vậy. Má tôi sẽ rất tò mò muốn biết cô gái bé nhỏ này là ai. Và hơn thế nữa, em sẽ rất tủi thân khi tôi một mình về thăm mẹ tôi.
“Anh biết là má anh yêu thích có con gái lắm. Anh đoán thế nào má cũng thương em như ba thương anh vậy.”
Nàng đưa mấy ngón tay lên như muốn nhéo tôi,
“Sao anh biết?”
Tôi vội kêu lên ui da, ui da như để phụ diển với cô em gái,
“Thì má cứ hay nói như vậy, cứ ước ao có con gái hoài mà.”
“Em cũng không biết sao nữa.”
“Có gì anh đở cho em hết. Đừng lo lắng gì hết nghen!”
                                                                       (còn tiếp)

New year’s Eve party

                                                         TIỆC TẤT NIÊN
                                                     (New year’s Eve party)
    Trong một số dịp, chúng ta có thể học được một điều gì đó và tôi đã học được cái cách để điều khiển một nhóm, để làm một thay đổi như là lời hứa đầu năm của tôi.
In one of some occasions, we can learn something and I  learned a way to lead a group, to make a change as my new year resolution.
   Dạy Anh Văn tại một trung tâm của ĐH Ngoại Thương T.p Hồ CHí Minh, tôi đã phải rất cố gắng.
  Teaching English in a Foreign Trade University’s English center, I had to try hard.
Có một ít kinh nghiệm dạy, có vài tính cách đặc biệt từ cái nhóm máu Nông Lâm Súc- tếu, hát, kinh nghiệm tự học, sống xa nhà và  nhất là cách nói tiếng Anh chậm rỏ giọng Mỹ, tôi có một số đông học trò trong lớp ủng hộ tôi.
 Due to some teaching experiences, having some special characters from blood group of “Agriculture”, making jokes,  singing, self-learning experience, staying far away from home and speaking  English slowly, clearly with an American accent, I had a lot of students on my side.
Khi tôi đề nghị một tiệc tất niên, tấc cả sinh viên lớp tôi đồng ý và đóng tiền ngay.
When I suggested a New Year’s Eve party, all students in my class agreed with me and contributed money right away.
Tôi chọn nhà hàng Sơn Thủy- 159 Võ Văn Tần, quận 3, và ngay trong giờ dạy tôi gọi để đặt bàn và sau đó tôi đã gọi bạn tôi, Gary, để chính thức mời hắn.
I chose Son Thuy restaurant – 159 Vo Van Tan, dist 3, and called to order a table while teaching  and then I called my friend, Gary, to invite him officially.
Tất cả họ mong đến ngày thật sự gặp Gary, 46 tuổi, gốc Cali, 9 năm dạy ở hải ngoại, người tôi thường nhắc nhở trong lớp.
They all looked forward to actually seeing Gary, 46, from California, having taught in foreign countries for 9 years, the one I often reminded in class. 
Việc nói tiếng tự nhiên với người bản xứ là niềm vui lớn của bất cứ ai kể cả tôi.
Speaking naturally with native speakers is a great fun for everyone including me.
    Ngày 31 tháng 12, tôi đến nhà Gary để đón hắn lúc 3:45, và chúng tôi đến quán khi trước đó đã có 2 học trò đã đang chờ .
On the 31th December, I came to Gary’s house to pick him up at 3:45, and we went to the place while 2 students were waiting for us.
Trời mưa nhỏ khiến vài người hơi chậm nhưng tất cả 12 người, hiện diện và người ở xa nhất Dũng đến sau cùng.
A shower made some rather late but all 12 of them showed up and Dung living the farthest came last.
Căn phòng máy lạnh chứa kín người của chúng tôi, đầy ắp tiếng cười và niềm vui.
The air-con room held all of us with plenty of laughters and pleasures.
Bằng tiếng Anh, tôi nhắc lại nội quy,
“Bất cứ ai nói ra một chữ tiếng Việt sẽ bị phạt một đô la mỗi chữ.”
In English, I reminded the regulation,
“Anyone who speaks a VietNamese, will be fined one dollar each word!”.
Sau khi giục mọi người ngồi xuống, như một M.C, tôi công bố lý do buổi tiệc, giới thiệu Gary cho cả lớp, đặt ra một câu hỏi và mời y trả lời trước..
After hurrying every one to sit down, as a host, I annouced the reason, introduced Gary to them all, asked a question and invited him to answer first.
Chậm rải, rỏ ràng, tôi đọc câu hỏi:“Lời hứa đầu năm của you là gì?”
Slowly, clearly, I read the question:“What is your new year resolution?”
Duyên dáng, hắn trả lời ngay rằng: “Cố gắng không bị đá đít nữa.”
Charmingly, he answered right away: “Trying not to be a broken- hearted.”
Khi cả lớp nhao nhao yêu cầu tôi tiếp tục, tôi dỏng dạc, nhả từng chữ rỏ ràng,
Khi nói, tôi sẽ cố không để thiếu một âm cuối nào.
When they asked me to go on, I loudly spoke out very word clearly.
“While speaking, I’ll try not to miss any final sounds.”
Người cao tuổi trong lớp, Văn Hiếu, lâu nay yêu thương Đông Xuân, muốn khẳng định mình, đã đưa tay lên xin là người thứ ba phát biểu,
“Chinh phục quả tim nàng và làm nàng hạnh phúc như nàng thật sự ao ước.”
The eldest in class, Van Hieu, having loved Dong Xuan, wanting to assure himself, raised his hand to be the third to declare,
“Winning her heart and making her as happy as she really wishes.”
Mọi người vổ tay tán thưởng, nhận ra rằng buổi tiệc vừa bắt đầu lộ ra cái giá trị nhân văn, khoa cử và cả xã hội nữa.
Everybody applaued recognizing that the party started to show itself the value of humantarian, literary as well as society.
Đông Xuân, người gây Gary chú ý nhất, như được tiếp sức đã nhanh nhảu hỏi chàng một câu, trong vai trò người thứ ba: “Sao anh biết vậy?”
Dong Xuan, whom Gary was best interested in, as given some strengths, asked Hieu a question in the third position: “How do you know that?”
Vài người chợt hỏi nhao nhao lên: “Nàng là ai vậy?”
Some people roared suddenly, “Who is she?”
Tôi buộc miệng: “Dù không rỏ nàng là ai nhưng tôi biết  nàng đang ở đây nè?”
I slipped my tounge, “Not knowing who she is but I know she is right here.”
Có nhiều tiếng vổ tay đồng ý khi Gary vui hơn và mọi người hưởng ứng.
There was such approval applause as Gary cheered up and everybody joined him.
Chúng tôi đã tự nhiên như đang ở nhà.
We made ourselves at home.
Không còn cái giới hạn ngôn ngữ nữa. Mọi người hoan hỉ.
There was no longer any limitations of language barrier. Everyone was elated.
Hiếu cao hứng tự gọi thêm ba món thức ăn như thể hắn sẽ thanh toán hóa đơn vậy.
Hieu felt so high that he himself ordered 3 dishes as he would pay the bill.
Có thể nhiều người ước được như chúng tôi, một nhóm người sống hạnh phúc thưởng thức từng khoảng khắc trong đời, đặc biệt trong đêm cuối năm.
Maybe, many people wished to be like us, a group lived happily, enjoying every moment in life especially in this new year’s Eve.
Bị tôi yêu cầu phát biểu, Đức Trí, trẻ nhất trong lớp, vui lắm nhưng cũng lúng túng lắm và đỏ mặt nhiều hơn những người khác, ấp úng: “Em sẽ cố nói tốt hơn.”


As asked by me, Duc Tri, the youngest, was very glad also ambarrassed and more blush than the others, “I’ll try to speak better.”
Mọi người cười thật hả hê, cụng ly. Ai đó nối tiếp, “Tôi cũng vậy.”
Everybody laughed with joy, cryinging out cheers. Someone followed, “So will I.”
Gary liếc tôi mỉm cười hạnh phúc, niềm hạnh phúc của việc làm cho họ hạnh phúc.
Gary stared at me smiling feeling happy, a happiness of making them happy.
Tôi ước sao mọi người đều làm được như thế khi hô to “Cheers!”
I wished everyone would do the same, saying loud “Cheers.”
Hiếu ngồi cạnh Xuân, gắp thức ăn cho nàng như xác định vai trò của hắn ta nhưng  Xuân thích trò chuyện với Tú Trinh, đang ngồi cạnh Gary.
 Hieu sat by Xuan serving her some food as a way to confirm his role but Xuan prefered talking to Tu Trinh sitting by Gary.
Đông Xuân, và 5 nữ sinh khác uống bia theo yêu cầu của tôi. Họ đỏ mặt, hứng khởi và nói tiếng Anh với nhau.
Dong Xuan and 5 female students all drank beer as I requested. Their faces all turned red, their feelings all rose and they all spoke.
Tôi đang dạy họ Anh Văn thương mại nhưng phần hội thoại của sách “Market Leader” nhưng tôi áp dụng rất linh hoạt phần “Case study” khiến họ rất cảm kích tôi.
I was teaching them a business English book “Market leader” but I applied the speaking section,“Case study” so lively that they appreciated my way.
Gary, khách mời đặc biệt, được họ đặc biệt quan tâm. Họ hỏi và cụng ly với Gary.
Gary, our special guess, was the one they were concerned. They asked him questions and asked him to drink.
Trí, Dũng, Quốc, Danh, Hiếu và Sĩ  như đang học với Gary vậy.
Tri, Dung, Quoc, Danh, Hieu and Si were like taking his lessons.
Như hàng trăm ngàn người học Anh Văn ở Sài Gòn, việc có Gary để tập nói, để thưởng thức ngày cuối năm là một niềm vui lớn, một kỷ niệm đẹp.
Like hundreds of thousands of  English learners in Sai Gon, having Gary to speak with at the new year’s eve party was a big joy, a beautiful memory.
Trong suốt quãng đời đi học của tôi, chưa lần nào tôi có một bửa tiệc như thế này nên tôi cao hứng cất tiếng hỏi họ: “Tụi em muốn gặp Gary hàng tháng không?”
In my whole schooling,  never having such a party like this, I  felt so excited that I loudly asked them, “Do you want to meet Gary every month?”
Mọi người trả lời “Yes” trong khi Gary mỉm cười với Xuân và rồi phát biểu,
“Tôi sẽ rất tiếc nếu không được gặp tất cả mọi người.”
Everyone said, “Yes” as Gary was smiling at Xuan and then made a statement,
“I will be so sorry not to see you all.”
Tôi dạy họ Anh Văn nhưng tôi cũng dạy họ một vài kinh nghiệm cá nhân khác.
I taught them English but I also taught them some of my personal experiences.
Tôi chơi với Gary và học được rất nhiều điều từ hắn.
I was with Gary and learned a lot from him.
Năm 2008, tôi dạy Anh Văn ở Sài Gòn và học được rất nhiều điều giống như tôi đã học được trong thời gian đi học ở NLS Bảo Lộc, 37 năm trước.
In 2008, I taught English in Sai Gon and learned a lot as I did when I was in Bao Loc Agricultural High School 37 years ago.
Bài học lớn nhất có lẻ là, “Làm một thay đổi, làm một khác biệt.”
The biggest lesson could be, “Make a change, make a difference.”
  Đi học làm một niềm vui lớn nhưng nó sẽ nhân lên nhiều nhiều lần nếu ai đi học cũng có tiệc cuối năm như những học trò tôi.
Going to school is a big fun but it would be multified if someone could have the new year’s eve party as my students did.
                                                                  Rach Gia Jan 15, 2012
                                                                      Thanh Xi-  TL- 71