Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

CHA NUÔI 13-14

“Vốn ít học, ba chỉ còn cách tìm một nghề thích hợp để kiếm sống. Ba học nghề may và thành thợ chánh cho một hiệu may lớn ở Cần Thơ.”
    Chầm chầm nhìn ly cà phê đen nhánh, xoay xoay cái muỗng trong hai ngón tay dài thon đẹp, gầy guộc, ba Năm hớp một ngụm nhỏ rồi đặt cái ly xuống bàn một cách nhẹ nhàng như thể ông đang nhẹ nhàng mở toang cái cánh cửa đời ông ra.
     “Với các sáng kiến, may nhái hàng cataloge thời trang có tiếng lúc bấy giờ, ba có hai thứ và chúng làm thay đổi đời ba. Ông bà nội nuôi đâu có lo cho ba chu toàn nên ba phải tự bương chải lo thân thôi. Có lương khá, ba xắm được một xe Honda đời 66 màu đỏ rất tuyệt. Có một khách hàng rất trung thành, một nữ sinh, đẹp gái, đẹp nết, yêu thương ba hết mực. Cô ấy hiểu và quý ba hơn ai hết. Thường chở cô ta đi học và đi chơi những ngày cuối tuần, nhưng ba chưa bao giờ dám đến nhà. Gia đình của cô ta không coi ba như là người xứng đáng nên ba chỉ lén lúc hẹn hò với nàng. Ba tự trách cho cái thân phận của mình và muốn tìm cách chứng minh. Ba cật lực may, sáng tác các kiểu mới, và rất đúng hẹn. Càng làm giỏi, ba càng được cô ấy và ông chủ tiệm thương quý. Trong lúc đang may đồ hoặc khi nửa đêm thức giấc, ba hay dặn lòng:
“Bàn tay này, trái tim này có thể làm thay đổi mọi thứ. Tại sao không nhỉ? Nếu nàng thương ta, nếu ông chủ tin dùng ta, tại sao ta không tính đến một tương lai tốt đẹp hơn chứ?”
    Mới học xong lớp đệ tam, nàng đã có nhiều theo đuổi. Một trong số người làm cái đuôi theo nàng là ông Tân- kẻ có bề thế và lõi đời nhất ở Cần Thơ. Hắn mua chuộc, lấy lòng mọi người trong nhà nàng. Hắn có nhiều kinh nghiệm chinh phục và hắn thật sự mê say cô ấy. Hắn khéo che đậy hai lần hôn nhân trước của hắn nhưng hắn lộ rỏ cái ý muốn cưới nàng linh đình để vừa lòng ba má nàng. Chán ghét con người giả dối ấy, nhiều lần này định bỏ học để trốn đi theo ba lập nghiệp ở một xứ lạ nào đó, một hóc hẻm nào đó.
Nhiều lần cô ta thì thầm với ba,
“Em nghe lời trái tim em thôi và em đã chọn anh là người để em trao thân rồi.”
Ba hiểu ý của cô ta nên đã cố thuyết phục nàng:
“Em có rất nhiều thứ để gìn giữ. Anh chẳng đáng gì để em phải bất hiếu với cha mẹ. Anh mồ côi sớm nên anh rất quý hai tiếng gia đình. Em cố bình tâm lại đi.”
Thuý Liễu- hoa khôi của trường Đoàn Thị Điểm- yêu thương một chàng thợ may nghèo, mồ côi, ít danh giá, với một tấm chân tình. Ba thấy mình không xứng đáng và chính ba đã định bỏ đi mấy lần. Ông chủ tiệm nhờ quen biết và tiền bạc đã lo cho ba hoản dịch gia cảnh vì nửa phần để giử người thợ giỏi, nửa phần kia để giúp cho ba có một tương lai sáng sủa hơn.
Không có ai cho không ai một điều gì cả. Ông ta cũng có ý bắt ba ở rễ. Cô gái út được mẹ nuông chìu, bỏ học sớm, luôn luôn khiến cho ổng nơm nớp lo sợ. Ông ta chìu ba và rất muốn ba thân mật với cô ả. Ba thiệt tình không biết phải làm sao đây cho tròn hai bên.
Tôi đang cố nhớ tình tiết câu chuyện nên tôi cất tiếng thản nhiên hỏi,
“Ba thương cô nào nhiều hơn vậy ba?”
“Không cô nào cả. Thân mồ côi mồ cút, có vợ khá giả về để nó khi dể mình sao chứ? Ba chỉ muốn một người vợ hiền hậu con nhà ngèo, cùng cảnh ngộ thôi.”
Tôi, vừa rót trà cho hai ly cà phê uống xong, vừa nảy ra một ý để hỏi ba tôi:
“Sao hồi đó ba không về một vùng quê nhỏ nhỏ nào đó, mở tiệm may, cưới vợ, rồi lập nghiệp ở đó luôn?”
“Thì ba cũng nghĩ như vậy đó, nhưng…chuyện đời thật khó lường.”
Ba Năm bất ngờ gọi vài điếu thuốc lá. Tôi muốn cản ba tôi hút thuốc lại nhưng tôi lặng thinh chờ ông ta châm thuốc và tiếp tục câu chuyện.
“Sau một bửa tiệc gia đình tại tiệm may, ba bị ông chủ chuốc rượu đến say mèm. Hừng sáng hôm sau, ba bị ông chủ kêu dậy khi đang nằm trên giường với cô con gái út của ổng. Ông ta biểu ba chấp nhận mọi chuyện để tuần sau ông làm đám hứa hôn cho. Không bao lâu sau, ba mới vở lẻ là cô ấy đã có bầu trộm với nhân tình. Họ đã lừa gạc ba. Người ta đưa ba ra làm bình phông. Ba không dám nói gì hơn là chỉ lặng lẻ trốn khỏi tiệm, tình nguyện đi lính và…”
Ba tôi hút thuốc như một thanh niên lịch lãm, trải đời và đang có nhiều tâm trạng. Tôi đi nhẹ nhàng vào trong quán để xin thêm một bình trà mới. Chờ tôi ngồi xuống, rót trà xong, với cái giọng khàn khàn đi vì thuốc lá, hơi khác thường vì vấn đề này rất khác thường, ba Năm kể tiếp:
“Khi ở trong quân trường, không chịu nỗi sự cô đơn khốn đốn, ba tìm cách liên lạc với Thuý Liễu. Nàng đã đến thăm ba vài lần và… đã thất thân với ba.”
Tôi như bị một cú đánh lén bất thình lình trong bóng tối. Ba Năm của tôi…
“Liễu cho ba hay là nàng có thai với ba nhưng nàng sắp phải ưng ông Tân nếu không muốn ba má nàng vỡ nợ.”
Tôi chợt hiểu thêm ra chuyện đời và cảm thấy thương người cha nuôi của tôi hơn bao giờ hết. Đàn ông có lúc vừa là kẻ đi xây lại vừa là người đi phá. Có khi họ khôn ngoan như một nhà hiền triết hay khoa học gia nhưng có lúc họ lại ngu ngơ khù khờ như thằng những thằng dốt đặt cán mai. Cái gì tôi hiểu biết có khi không đủ để đặt vào cái bóp đầm của một quý bà quý cô nào đó. Cái nóng bỏng tốt đẹp trong lòng tôi có khi không đủ để cho ai đó nhóm lửa hay mồi một điếu thuốc lá. Cái ao ước mơ mộng của tôi đôi khi chỉ làm cho ai đó phì cười. Cuộc đời của ba tôi đã bị bóp méo, vo tròn, bị ném đi, bị quẳng xuống nước do hai người đàn ông: Ông Tân- kẻ chiếm đoạt người yêu ông- Thuý Liểu và kẻ kia là ông chủ tiệm may- người ép ông lấy cô con gái út hư hỏng. Giờ đây, Ba Năm của tôi, bằng xương bằng thịt, đang ngồi đây trước mặt tôi, trở nên rất gần với tôi. Cuộc đời của ba Năm tôi lại có thể bị thay đổi do chính tôi- người ba tôi rất thương yêu tin tưởng. Người thuyền trưởng- ba Năm và tôi- thuyền phó sắp vượt sóng to, vượt qua cơn bảo táp vì tôi đang gặp rắc rối và em tôi- Long Vân đang tuổi lớn khôn.
Ba Năm gằn giọng hỏi tôi:
“Cô Hằng và con có gì với nhau tối hôm qua không?”
 “Dạ không ba ơi. Cô ta chỉ nằm kế, ôm con, hôn con vậy thôi.”
   “Ba sẽ qua nhà để nói chuyện với má của cô Hằng. Con hẹn với họ là 8 giờ sáng mai ba đến.”  
Chúng tôi mỗi người một suy tính. Tôi thay ba Năm làm bếp trong lúc ông ấy đăm chiêu suy nghĩ. Long Vân đi học về mà không chào hỏi tôi một tiếng. Bửa cơm trưa hôm ấy thật nhạt nhẽo. Tôi thấy mắt của Vân đỏ hoe. Tôi thấy ba tôi già thêm đi mấy tuổi. Tôi bổng thấy mình là một kẻ dại khờ, đáng tội. Căn nhà nhỏ êm đềm của chúng tôi hôm ấy bổng trở thành một nơi xa lạ, một vùng biển mà cả ba người trên ba cái ốc đảo cách nhau, không ai hiểu ai, không ai buồn nói gì với ai. Tối hôm đó, không có ai màng đến mấy con muỗi. Ngày bổng nhiên dài hẳn đi. Đời bổng nhiên thành vô vị, vô nghĩa.

                                                             14    
    Ba Năm chọn một bộ sơ mi mới và đẹp nhất. Chiếc cravat cùng gam màu làm ông có vẻ trang trọng hơn. Tôi đánh sơ lại đôi giày da mà ba tôi thỉnh thoảng mới mang. Ông đứng ngắm mình ít phút trước tấm kính. Nắn chỉnh lại cái cravat, xoay xoay cái nút măngsết, ba tôi ra hiệu cho tôi dắt xe đạp ra cửa.
    Mọi người trên đường đều hối hả, trừ tôi ra. Tôi muốn đường đến nhà cô Hằng dài hơn ra để tôi lấy lại bình tỉnh, để tôi tìm ra câu gì hay để nói họăc ý hay để viện dẩn, trả lời. Ba tôi không nói gì. Tôi cũng chẳng có gì để nói. Lâu trước đây, ba tôi đã tự phải đối mặt với ông chủ tiệm- ba của cô gái, người đã nằm trên giường với ông. Nay ba tôi đối mặt với bà mẹ của cô gái trẻ- người nằm chung giường với tôi. Tôi nay có một người cha. Trước đây ba tôi có một thân một mình. Tôi thấy yên tâm hơn và rồi chúng tôi cũng đã đến trước cửa nhà của cô Hằng.
     Người gíup việc mở cửa và mời chúng tôi vào trong nhà. Ba tôi đường bệ bước lên bậc tam cấp và đủng đỉnh ngồi xuống cái ghế salon bọc da đen tuyền, bóng loáng. Tôi ước phải chi mình được hiên ngang tự tin như vậy. Ba Năm ra hiệu cho tôi ngồi xuống. Ông nhìn quanh căn phòng khách. Khi mắt ông dỏi nhìn kỷ tấm ảnh bán thân treo trên tường, tôi nói vừa đủ cho ông nghe:
“Đó là ảnh của mẹ cô Hằng đó ba.”
Ba tôi không trả lời nhưng đứng bật lên, tiến đến gần, rất gần tấm hình. Ông ta nghiên đầu nhìn ngắm khi tôi nghe có tiếng tằng hắng của người giúp việc.
“Mời ông và cậu dùng nước ạ.”
Tôi cám ơn bà giúp việc trong lúc ba tôi cứ đứng yên bất động.
Có tiếng nói thanh tao trịnh trọng vang lên: 
“Chào ông Năm!”
Ba tôi hơi giật mình, quay người lại, run giọng hỏi:
“Thuý Liễu phải không?”
“Anh Hùng!”
Hai người tiến đến gần, nắm tay nhau. Bất ngờ bà Liễu ôm chầm lấy ba tôi, khóc nức nở. Ba Năm xoa nhẹ trên lưng bà Liễu, nghiên đầu tóc muối tiêu lên mái tóc uốn dợn chải chuốt óng mượt của bà. Họ đứng ôm nhau không bao lâu bổng bà Liểu hỏi ba tôi:
“Thằng Thành là con của anh hả?”
“Tôi nhận nuôi nó mấy năm nay. Còn con Hằng là…?”
Ba tôi khoát tay ra hiệu cho tôi ra ngoài. Tôi còn nghe thấy tiếng của bà Liễu vừa khóc vừa giải thích với ba tôi:
“Em đã bị ông Tân dụ dỗ, tấn công. Em đâu có ngờ đó là con của ổng đâu. Đừng hiểu lầm em. Em đã không biết tìm anh ở đâu. Em khổ lắm.”
Ông đở bà ngồi xuống salon. Vuốt tóc bà, ba tôi nhìn thẳng vào mắt bà Liễu hỏi rất thẳng thắn, ngắn gọn:
“Có chuyện gì vậy? Ông Tân bỏ mẹ con em hồi nào. Hắn đối xử với em thế nào?”
Bà Liễu chậm nước mắt,
“Ổng bỏ mẹ con em 15 năm nay rồi, không hề thăm nom thằng út. Em đã rước ba má lên này sống được vài năm rồi ông bà lần lượt bỏ em ra đi.”
“Thôi được rồi. Chuyện gì xảy ra với hai đứa nhỏ vậy?”
Bà Thuý Liểu hơi mất tự tin:
“Hằng kể với em là vì nó thấy cậu Thành say quá nên đã liều đưa vô phòng. Hai đứa ngủ chung trên giường. Em không biết chắc chuyện gì nữa. Em lo quá nên mới biểu Thành kêu ông già lại cho em nói chuyện.”
“Tôi tin thằng con tôi. Nó lành tính lành nết. Nếu tụi nó thương nhau thì mình tính tới. Còn chuyện dĩ lỡ như vậy là tại cả hai đứa nó. May là không có chuyện gì bậy bạ. Không có ai bên ngoài hay biết gì hết. Tuần sau nó có quyết định tốt nghiệp. Hai cha con tôi bây giờ quay ra lo cho đứa con gái, mới mười sáu tuổi.”
   Tôi thẹn thùng vào chào bà Liễu để về trước vì ba tôi nhận lời đi ăn trưa với gia đình của cô Hằng. Tôi biết Long Vân rất giận tôi nhưng tôi vừa có một dịp tốt.
Tôi ghé chợ mua thêm ít rau cải và chạy nhanh về để nấu cơm. Tôi chờ em tôi như mẹ chờ cô con gái nhỏ đi học về. Quá giờ cơm rất lâu rồi mà em tôi cũng chưa thấy về. Tôi phóng xe đến trường em khi có một số học sinh đang đến học buổi chiều. Tô chạy đến nhà cô Hằng và nghe nói rằng cả nhà đi chưa về. Tôi mất thần hồn, hoang mang hoảng sợ khi về đến nhà cũng không thấy Vân đâu. Chưa bao giờ em tôi đi đâu mà không xin phép ba Năm cả. Chưa bao giờ em la cà chơi với ai sau giờ học tại trường cả. Bối rối quá tôi nhờ một vài thanh niên trong hẻm chạy đi tìm. Tôi nhớ ra chuyện bắt cóc hay dụ dổ gái vị thành niên. Tôi nghỉ đến việc Long Vân bỏ nhà không về nữa. Tôi lại mong sao em theo một bạn học thân thiết trong lớp về nhà chơi cho đến chiều mới về. Tôi tự trách mình đã không phân trần với em để khiến em phải oán giận tôi, khiến em muốn ruồng bỏ gia đình. Nếu có chuyện gì xấu xảy ra với em, chắc tôi phải ân hận suốt đời. Ba tôi chắc không bao giờ tha thứ cho tôi.
     Thầy Cô giáo dạy Vân sáng hôm đó đều cho biết em có đi học như bình thường.
Người bạn học ngồi kế em kể rằng Vân có vẻ quá buồn và cho biết rằng Vân không muốn đi học nữa. Tôi viết tờ tường trình tại đồn công an phường và trả lời các câu hỏi, các nghi vấn của họ. Ba Năm tôi thẩn thờ như kẻ mất hồn. Bà Liểu dắt ba cô con gái đến thăm và động viên ba Năm tôi. Những người hàng xóm thân thiết đều đến hỏi han chúng tôi. Không ai biết rỏ nguyên nhân xâu xa của sự tình trừ Bà Liểu, cô Hằng, ba Năm và tôi. Tối hôm đó chúng tôi không có ai ngủ vì không có tin gì về Long Vân cả. Công an phường có điện khắp thành phố và cử người đi thám thính các khu vực họ nghi ngờ. Tôi không dám nhìn mặt ba tôi. Hằng chỉ lén nhìn tôi ái ngại. Đời có khi là một chuổi dữ kiện không có ai lừơng trước được hay tránh né được. Tôi dặn lòng rằng tôi sẽ không bao giờ mất tự chủ thêm một lần nào nữa, sẽ không bao giờ uống rượu bia thêm một lần nào nữa.
    Đến lúc hừng sáng bà Liễu chào về thì cũng là lúc Long Vân lững thững bước vô nhà. Rất phờ phạt, hốc hác, em loạng choạng ôm vố lấy ba tôi nất nghẹn. Ba Năm và bà Liễu dìu em vô buồng trong khi tôi đứng bất động như bị trời trồng giửa nhà. Tôi không bết phải làm gì nói gì. Tôi không còn biết tôi là ai nữa. Tôi không tin vào mắt tôi cái gì tôi vừa nhìn thấy, vào tai tôi điều gì tôi nghe thấy. Tiếng khóc, tiếng xuýt xoa của bà Liễu có thể giúp tôi hiểu một phần nào chuyện xảy ra với Long Vân- một con chim quý nhất trong vườn thượng uyển mà ông Vua- ba Năm tôi- không muốn đánh đổi với bất cứ một thứ quý báu nào trên thế gian này. Từ ngày gặp tôi trên Bảo Lộc ba năm trước đến nay, ba Năm chỉ muốn một điều: Long Vân được tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn, an toàn hơn. Với ba Năm, em Vân là tất cả. Tôi là người con nuôi mà ba Năm muốn làm anh của Vân, thương yêu bảo vệ Vân. Tôi, thằng thanh niên mất tự chủ một buổi tối, đã khiến em Vân lâm vào cớ sự này.
“Con bé bị làm nhục rồi.”
Ba Năm nói nhỏ với tôi với hai hàm răng nghiến lại, hai nắm tai như muốn bóp vỡ trái tim tươi sống của từng thằng khốn nạn đó.
Tôi thấy trời tối sầm lại. Tôi thấy run rẩy như đang đứng trước vành móng ngựa khi nghe một án chung thân. Tôi muốn thét la lên thật lớn. Cuối cùng, tôi chỉ thốt lên hai tiếng:
“Trời ơi!”  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét