Mọi người dường như đang bước vào cái “trào
lưu được hạnh phúc hơn”. Hạnh phúc là việc được xuất hiện trên báo chí, việc bán
sách, làm các cuộc nghiên cứu khoa học thú vị, gia nhập các câu lạc bộ vui chơi
hoặc dự các cuộc hội thảo về chuyện vui thú. Thế nhưng lý do là gì?
Như ngành tâm lý tích cực vừa mới cho thấy,
người hạnh phúc là người có nhiều nổ lực. Họ tích cực hơn, có hiệu quả hơn,
kiếm được nhiều tiền, thu hút được nhiều bạn bè hơn, có hạnh phúc trong hôn
nhân nhiều hơn, có tâm trạng hạnh phúc hơn và thậm chí họ sống thọ hơn các
người cùng ở lứa tuổi nhưng nóng tánh hơn họ.
“Tưởng tượng mà
xem một loại thuốc giúp cho quý vị sống 9 năm lâu hơn, thu nhập hàng năm cao
hơn và ít có khả năng ly dị hơn.” theo
lời tiến sĩ Martin Seligman, người đã bắt đầu cuộc vận động tâm lý tích cực hồi
thập niên trước, “Hạnh phúc dường như là
loại thuốc đấy.”
Tuy nhiên có những người khác tự hỏi liệu rằng
phải chăng đây là một điều nữa khiến chúng ta cảm thấy bị nhiều áp lực hơn trong
cuộc sống mà vốn đã bị quá tải rồi, với quá nhiều áp đặt rồi hay không? Làm sao
có thể có một con đường hạnh phúc chung cho mọi người chúng ta được chứ? Và nếu
chúng ta không cảm thấy hạnh phúc, có phải chúng ta là những người thất bại
trong việc đi tìm kiếm nó không? Vài kẻ hoài nghi đã bác bỏ “chủ nghĩa hạnh
phúc” như là một xu thế sống vội mới nhất. Cái ý tưởng là sự thay đổi hành vi thái
độ có thể tạo ra hạnh phúc thật sự đúng là hoặc có thể là chuyện bịa đặt, theo
tiến sĩ Charles Goodstein tại ĐH New
York .
Điểm lại hàng ngàn cuộc thí nghệm, các nhà
nghiên cứu về hạnh phúc tuyên bố rằng hạnh phúc có thể được đo lường, được tạo lập
ra. Nếu quý vị mong muốn tạo một cơ hội làm lại từ đầu trong cuộc đời để mưu
tìm hạnh phúc bất chấp những người phản bác! Sau đây là vài lời khuyên.
Nuôi dưỡng hạnh phúc tự nhiên:
Như hàng 4000 cặp song sinh đến nay cho thấy,
“gen” đóng góp khoảng 50% tỷ lệ hạnh phúc. Nhưng mặc dù quý vị có di truyền cái
nếp nhăn đau khổ thay vì là “gen” cười vui vẻ, quý vị không phải được sinh ra vào
cuộc đời của kẻ cùng khổ. Đừng vội đính ghép những hy vọng này vào yếu tố khách
quan thuận lợi khác như sức khỏe, tiền của, học vấn và ngoại hình đẹp. Chúng
chỉ mang đến chút ít hạnh phúc hơn những cái mà những kẻ ít được ban ân cảm
thấy. Trừ phi quý vị nghèo mạc hay bệnh liệt giường, các hoàn cảnh trong đời
tính được 10 % hạnh phúc thôi. Bốn mươi phần trăm khác sẽ tùy thuộc vào cái điều
gì quý vị làm được cho chính bản thân để làm chính quý vị tự cảm thấy hạnh
phúc.
Đó là điều then chốt. Đa số chúng ta cho
rằng những điều khách quan như một căn nhà to lớn, một nghề nghiệp tốt hơn,
việc trúng số sẽ làm cuộc đời của chúng ta tươi sáng hơn. Trong khi chúng chỉ mang
lại một sự sáng sủa tạm thời, cái niềm vui sướng đó rồi sẽ mờ phai đi thôi.
“Sau 18 năm nghiên cứu hạnh phúc, tôi rơi vào một cái
bẩy như những kẻ khác.” tiến sĩ tâm
lý học Sonja Lyubomirsky, tác giả của cuốn sách: “Hạnh phúc thế nào.” Một tiến
trình khoa học để có được một cuộc đời như quý vị muốn.
“Tôi đã quá phấn chấn khi có một xe hybrid mới mà tôi
hằng mong muốn nhiều năm nay. Nhưng chỉ có sau 2 tháng, niềm vui đó trở nên
bình thường.”
Hạnh phúc giống như việc giảm
cân. Chúng ta đều biết làm sao để giảm đi vài cân trọng lượng nhưng điều then
chốt là việc làm sao duy trì được cái số cân ấy.
Trong cuộc nghiên cứu của họ,
Lyubomirsky và các đồng nghiệp đã tìm ra cái chìa khóa của việc hưởng niền hoan
lạc ấy. Đó là việc nhận ra cái chân giá trị của những niềm vui ngắn ngủi đó,
đối với những “cây cột lớn chống đở” mà Seligman gọi là niềm “hạnh phúc có
chủ”, mối quan hệ với gia đình, công việc làm hoặc niềm đam mê theo đuổi một
mục tiêu nào đó và việc tìm ra ý nghĩa từ vài mục tiêu cao cả hơn.
“Các phương thức khác nhau là tương thích hơn với
những người khác nhau.” Lyubomirsky giải
thích,
“Chuyện làm việc thiện hàng ngày có vẻ là chuyện ngu
ngơ đối với nhiều người nhưng việc viết ra những bức thư cảm tạ có thể rất có ý nghĩa.”
“Việc lập lại
và mức độ cũng có tác dụng nữa.” Bà
ta nhận thấy việc làm 5 điều tử tế mỗi ngày góp phần gia tăng sức khỏe, trong
khi làm những điều tốt đó trong những ngày khác nhau thì không. Bà ta nhấn mạnh
rằng,
“Để cảm nhận được hạnh phúc, quý vị phải có những nổ
lực và tạo được những thành tựu hàng ngày đến hết cuộc đời của quý vị.”
Nói chung, theo những thí nghiệm, thời kỳ của
sự thỏa mản lâu dài to tác hơn đã vẽ ra đường biến thiên của hạnh phúc trong
suốt cuộc đời. Sau thời kỳ niên thiếu vui thú nhất, niềm hạnh phúc thường là
suy giảm trong tuổi cập kê và trong suốt những năm đầu của tuổi 20, tuy thế,
ngạc nhiên thay, khi chúng ta lớn tuổi hơn, niềm hạnh phúc lại tăng lên theo.
“Những người trẻ có xu hướng chú ý nhiều tới những kẻ
xấu, điều xấu.” tiến sĩ tâm lý thần
kinh Stacey Wood của ĐH Scripps ở California
giải thích,
“Khi chúng ta già hơn, chúng ta biết điều chỉnh và
vượt qua cái thái độ này.”
Thật ra vài chuyên gia nói hạnh phúc có vẻ
tăng lên thậm chí trong tuổi già.
“Những người có tuổi không phản ứng một cách căng
thẳng với những sự kiện trong đời và họ cho biết có ít những phản ứng tâm lý
tiêu cực nhưng nhiều phản ứng tích cực hơn.” Tiến sĩ Wood đã phát biểu như vậy.
Không phải ai cũng đồng ý như
thế đâu. Nora Ephron, tác giả của cuốn sách “Tôi cảm thấy nỗi đau.” nói rằng
sau một lứa tuổi nhất định nào đó quý vị có xu hướng nhận thức rằng cuộc đời
ngắn ngũi trong những quyết định, “Quý vị
cố gắng loại trừ những người và vật những gì không làm quý vị hạnh phúc (như
những bửa ăn không ngon miệng chẳng hạn).”
Ephron nói, “Nhưng dĩ nhiên tất cả những điều này đặt
dưới một nỗi buồn nhất định nào đó bởi
vì đây là thời lúc khi người ta bắt đầu bị bệnh và điều này tuyệt nhiên cắt
giảm mức độ hạnh phúc.”
“Bất chấp tuổi tác
hoặc tính cách, quý vị có thể hạnh phúc hơn ngay trong lúc này,” tiến sĩ Will Fleeson của ĐH Wake
Forest ở Bắc Carolina công bố thế. Ông ta nói rằng ông vừa
tìm ra một chiến lược “khai quả chắc chắn” để đẩy mạnh cái tinh thần này lên,
“Hảy làm cái gì đó đi, dẩu cho chút ít thôi, có bỏ ra
sức lực, sự mạo hiểm, tính khẳng quyết hoặc đơn giản. Khi những người tình
nguyện viên thu lại các cảm nhận của họ trong suốt một ngày, tất cả họ cảm thấy
hạnh phúc hơn khi họ tích cực và có bị liên đới vào một việc gì đó.”
“Điều ngạc
nhiên lớn nhất trong cuộc khảo sát này là quý vị có thể thay đổi thái độ hành
vi và làm cho chính quý vị hạnh phúc hơn một cách dể dàng và ổn định.” Fleeson cũng đã nhận ra rằng hầu hết các hành vi tích
cực- thậm chí như hát, nhảy đầm theo nhạc từ radio, có một tác động tích cực
lên tâm trạng.
“Cười ra tiếng đúng chính xác là việc làm có tính chủ
động tích cực hoặc đơn giản nhưng nó khiến quý vị cảm thấy hạnh phúc hơn.”
Như lời của bài hát cổ xưa đề
nghị, cái việc đơn giản là đóng giả một bộ mặt vui vẻ có thể tạo ra một khác
biệt đấy. Trong những thí nghiệm tại Đ.H Clark ở Massachusettes, nhà tâm lý
học, tiến sĩ James Laird đã nối các tình nguyện viên với các cực điện giả tạo,
và châm chọc họ với những gương mặt nhân tạo có cơ mặt căng thẳng hoặc thư thái,
theo tác động, họ mỉm cười mà không do một lý do gì cả. Đa số các tình nguyện
viên đánh giá là các hoạt hình với mép miệng cong lên, tạo ra các góc độ, là
vui tếu hơn so với các gương mặt hoạt hình nhăn nhúm hai chân mày lại hoặc có
nết nhăn trên gương mặt.
Trong những thí nghiệm khác, những cá nhân nào
thường mỉm cười hơn, gợi nhớ nhiều về kỷ niệm thì hạnh phúc hơn những kẻ có vần
trán nhăn nhúm hoặc có thể hiện chung chung. Bất cứ khi nào chúng ta cười,
những dây thần kinh, những cơ rất có thể chuyển các tín hiệu “bật lên” các
trung tâm hạnh phúc trong bộ óc. Laird đã tuyên đoán rằng,“Điều kết luận thì rằng là một cái mỉm cười chẳng tốn gì hết cả và hổng
chừng lại còn tạo ra điều tốt đẹp. Thế tại sao ta lại không cười hết cở đi chứ?!
Thế nhưng không phải mọi người được đánh giá
tùy vào mức suy nghĩ tích cực. Theo tiến sĩ tâm lý học, Barbara Held tại Đ.H
Bowdoin ở Maine, đối với ai trên thế giới này có quan điểm “ly nước chỉ cạn mới
phân nửa thôi”, thì tất cả bài nói về hạnh phúc này có thể là vô bổ, tầm phào.
Trong cuốn sách “Ngưng việc mỉm cười! Start Kvetching” Held tăng cuộc chiến chống
lại “thái độ tích cực quá mức”, cái chuyện đóng giả bộ mặt hạnh phúc, theo bà
Held, chiếm đại đa số trong các nền văn hóa phổ thông. Không phải bất cứ ai
đang có cuộc đời bất hạnh lại có thể tạo ra vẻ lạc quan tươi tỉnh trên gương
mặt của họ được, bà Held nói, nhưng mà không phải mọi người ai cũng nên làm như
thế.
“Nếu quý vị cố ép người ta đối phó theo những cách thức
không thích hợp với họ. Nó có thể gây hại đấy.”
Cho nên nếu quý vị sắp trải qua một giai đoạn
khó khăn, đừng cảm thấy dở vì việc cảm thấy tệ hại đó. “Khi ai đó đau khổ vì mất việc, rơi vào đoạn cuối của một cuộc tình
hoặc là đau khổ vì cái chết của một người thân, thì việc bảo với họ rằng, “Cứ
lạc quan hơn lên và nhìn vào phía tươi sáng của sự việc đi.” là chuyện cộng
thêm sự sĩ nhục đau khổ vào họ và rồi chỉ để gây tổn thương họ thêm mà thôi.”
Bà Held nói, một ai đấy hiện
cảm thấy tệ hại vì không có sống hiệu quả hơn, nhưng lại có thể vượt hơn mọi sự
việc khó khăn khác đấy. Thay vào đó, việc thảo luận những cảm giác tiêu cực với
một người bạn, cái điều mà bà Held gọi là “sự trách móc có tính sáng tạo, có
thể là cây kim làm thông khí huyết. Thông điệp của bà ta là, “Con đường dẩn đến sự hài mản tùy thuộc vào
việc ta tìm ra cái cách phù hợp nhất với chúng ta, dẩu cho điều này có nghĩa là
việc bộc lộ song song hai thái độ, tức giận và đau buồn.”
Sức mạnh của nụ cười mỉm:
Bất kể cái vị trí thất lợi tự nhiên nào của
quý vị, không khó để tìm ra lý do để mỉm cười. Xem xét nó từ góc cạnh kinh tế
hay xã hội, chúng ta hiện hưởng một tài sản lớn hơn, sức khỏe tốt hơn và sự
thoải mái nhiều hơn bất cứ ai từng sống đến ngày nay. Phần thưởng cho một cái
nhìn lạc quan là rất hữu hiệu. Gretchen Rubin tin rằng cuộc truy tìm hạnh phúc
vừa hòa nhập thêm ý nghĩa trong cuộc đời của bà.
“Tôi nhận ra rằng do chuyện làm việc vất vả để giử một
giọng nhẹ hơn, do việc dùng một ít thời giờ để chơi đùa vu vơ, để cười đùa nhiều
hơn, để ca hát mỗi buổi sáng, tôi đã sắp xếp đem đến nhiều thay đổi sâu sa
trong cái bản ngả của chính tôi- nhiều sự yêu thương, những hoạt động và những
cảm xúc có ý tưởng,” bà ta nói, “Đó là tại sao hạnh phúc lại là một nhiệm
vụ.”
“Khi tôi nổ lực làm những bước đi tới cái điều khiến
tôi hạnh phúc hơn, tôi có khả năng tốt hơn nhiều để làm những người khác hạnh phúc
hơn nữa.”
Mười cách để được hạnh phúc:
1. Tiếp xúc
thực tế.
Nếu
có điều gì để phân biệt những người hạnh phúc này với những người hạnh phúc
khác một cách vui vẻ, thì đó là chất lượng của những mối quan hệ xã hội của họ,
theo tiến sĩ tâm lý học Todd Kashdan của ĐH George Mason , Virginia .
Nếu quý vị suốt ngày chỉ ngồi trước máy vi tính, đứng lên và tiếp xúc với mọi
người đi nào. Ngay cả việc dành thời gian cho những người xa lạ cũng làm quý vị
cảm thấy khỏe lên. Trong rạp chiếu phim, cùng với nhiều người khác, quý vị cười
đả hơn, sướng hơn là cười một mình khi xem T.V ở nhà.
2. Chúng ta
đánh giá ai?
Việc
kê danh sách những chuyện quý vị mang ơn có vẻ như tầm phào, nhưng người ta
chứng minh là có ý nghĩa đấy. Các chuyên gia nói rằng việc đếm xem có bao nhiêu
lời chúc lành, cầu nguyện có thể là điều đơn giản hữu ích nhất quý vị có thể
làm được để cảm thấy hạnh phúc.
3. Cộng thêm
vào.
Nghĩ
đến mỗi trải nghiệm tích cực như là việc giữ yên một giọt nước đọng trên một
đoạn dây và xem xem những giọt nước khác được đọng thêm lên dây như thế nào.
Điều này khiến quý vị thậm chí chú tâm hơn vào những điều nhỏ nhặt giống như
việc được người lái xe vẫy tay ra hiệu cho quý vị băng qua đường hay được một
email của một người bạn từ hộp thư đầy nhóc thư rác vậy.
4. Đừng nghĩ
đến vật chất.
Nếu
quý vị phải chọn hoặc một xe mới hoặc một kỳ nghỉ của gia đình ư? Thu xếp hành
lý lên đường đi. Sau một thời gian, chiếc xe sẽ trở nên thông thường, còn những
kỷ niệm của một thời điểm nào đó với người thân sẽ kéo dài mãi.
5. Điều gì buồn
cười?
Martin
Seligman nói, “Vui tếu giống như muối trên miếng thịt vậy. Nó làm mặn mọi
thứ.”Xem các chương trình tấu hài ưa thích. Cố gắng cười những chuyện tếu lâm
ngộ nghỉnh trong đời sống. Và cười to lên khi đọc những chuyện cười của tạp chí
Reader’s digest.
6. Thoát ra
vùng bị stress.
Nghĩ
đến một nơi mà quý vị luôn cảm thấy yên tỉnh hạnh phúc. Rồi khi quý vị bị căng
thẳng hay khổ sỡ, trong tâm tưởng, hảy nhớ đến nơi ấy. Đón ánh mặt trời, Ngửi
mùi nắng. Lắng nghe tiếng biển. Mở cái băng video này lên trong tâm khãm khi
tinh thần của quý vị bị suy sụp.
7. Nhìn ly nước
còn “đầy phân nửa.”
Cố
nghĩ đến mặt tích cực, sáng sủa. Quý vị có thể nghĩ rằng cuộc đời này luôn luôn
trở nên tệ hơn, nhưng thôi đi! Suy nghĩ lại một cách trung thực, quý vị sẽ thấy
rằng đời này cũng khá tốt đấy chứ. Và nếu có những điều thật sự chống lại quý
vị, Xem điều thứ 8 sau đây.
8. Tìm kiếm
tính nghệ sĩ bên trong người của quý vị.
Suy
nghĩ lại những khi quý vị đã có những biểu hiện có tính sáng tạo. Quý vị đã có
chơi trong ban nhạc Rock không, đã làm thơ, biết sửa xe chút ít gì không? Nhớ
là cố gắng liên lụy đến chuyện gì đó nhiều nỗi quên đi cả thì giờ. Dùng thời
gian cho những chuyện có tính vui thú.
9. Làm việc
thiện.
Những
chuyện giúp đở tử tế, dẩu cho nhỏ nhặt, cũng là niềm vui cho cả người nhận và
người cho. Một bức thư thật, kể cho người vừa giúp quý vị xong rằng chuyện đó
có ý nghĩa thế nào đến quý vị, là một cách chắc chắn để quý vị vui lên.
Việc
dành thời gian hay tiền bạc để giúp ai cũng có ý nghĩa tương đương nhau.
10.Nắm bắt cái khoảng khắc ấy.
Thay
vì chờ đợi để tổ chức kỷ niệm một sự kiện lớn, tại sao ta không làm ngay hôm
nay? Làm một cái bánh kem, đưa ai đó đi ăn trưa. Mua chai đánh bóng móng tay.
Yêu đương ngay trong buổi trưa. Tới luôn! Hạnh phúc nhiều hơn lên.
Sydney Agu 30, 2104
Lương Ngọc Thành
(Lược
dich bài “The way to happiness- Dianne Hales- Reader’s digest)