Ai có mẹ đều phải thường xuyên đi thăm.
Tôi đã vắng xa mẹ tôi 4 năm. Khi đi thăm
người, tôi đã có một hành trình ít có ai tưởng tượng ra được.
Một lần chị tôi, trên đường đi về kinh
tế mới Long Đất, ghé trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Thủ Đức để thăm tôi. Chị ấy kể
tôi cho tôi nghe cái nơi mẹ tôi đang ở: Ngả ba kinh Quản Thống, Sóc Xoài, Hòn Đất,
Kiên Giang - nơi tôi hứa chỉ sẽ đến sau khi tôi tốt nghiệp. Được nhà trường
tiếp tục đào tạo từ tháng 9,1975, tôi quyết tâm tự lực- không để chuyện gia
đình chi phối, không trở về gặp mẹ tôi cho đến khi thành đạt. Trong khi chờ nhận
quyết định phân công của nhà trường, tôi đã xin phép ban quản lý ký túc xá để đi
thăm bà mẹ ruột, ngày 12 tháng 9 năm 1979. Từ 4 giờ sáng, tôi đã có mặt tại xa
cảng miền tây để sắp hàng mua vé xe Rạch Giá. Quá nhiều cầu nhỏ, quá nhiều ổ gà
lớn và 2 cái phà quá tải đã khiến cho chuyến xe chậm hơn nhiều so với mong muốn
rất thông thường của đứa con đi thăm mẹ như tôi. Đến 4 giờ rưởi chiều, tôi mới đến
bến xe Rạch Giá. Biết không còn kịp đò, tôi đi xe lôi về bến xe Lam. Chờ thêm vài
người hành khách đi trể, bác tài mong kiếm thêm vài đồng bạc lúc cuối ngày. Tôi
ước gì có được khoảng tiền ấy để tôi yêu cầu ông ấy cho xe lăn bánh sớm hơn.
Ngoài trời chuyển mưa rất to còn trong lòng tôi thì có nỗi lo rất lớn. Nếu tôi
không tìm được nhà mẹ tôi đêm nay, rất có thể tôi được xem như một kẻ xấu, như
một tên tù vượt ngục.
Chiếc xe Lam khiến tôi khổ sở
hơn chiều tối hôm đó. Nó cà giật cà giật như một con gà bệnh,mắc giây thun, như
gã say rượu chân hươu đá chân nai. Cơn mưa đổ xuống như thác nước lớn trong mùa
mưa. Hai bên đường không có một bóng người hay xe cộ nào khác. Những ánh đèn dầu
lù mù loé ra khỏi các khe cửa hớ hênh hoặc các vách lá tềnh toàng làm cho tôi
thêm lo sợ. Trên xe có cả thảy 7 người. Họ đã quen với các chuyến xe chót như
thế trong khi, với tôi, đó là chuyến xe kinh hoàng nhất tôi từng đi. Tiếng máy
xe nổ vang, trộn lẩn trong tiếng sấm chớp, tiếng mưa rơi nặng hạt đập lên nóc
mui xe, tiếng gió rít qua các khoảng cách giửa các ô cửa kéo và tiếng đập hoảng
loạn trong tim tôi tạo ra một bản hoà tấu kinh dị nhất trong thế giới âm nhạc.
Để tự trấn tỉnh tôi cố hình dung ra mẹ tôi lúc ấy. Bà có thể ngồi bên bếp lò- được
lê bằng các viên gạch thẻ, chụm các bó rôm nhỏ, các khúc gỗ đước trong một cái
chòi lá thấp nhỏ bé, không cửa sổ, không có gian, buồng hoặc bàn ghế gì cả. Bà cũng
có thể nằm thở dài trên một cái giường- nẹp tre là cái vạc giường, miếng đệm bằng
lát thay cho miếng mệm, bốn khúc gỗ tràm to bằng bắp chân làm chân giường- cái
giường ít có một hoạ sĩ trẻ tuổi nào có thể vẽ ra được.
Khi đó tôi thèm được đi trên
cái xe đò 52 chổ ngồi lao vun vút lúc xuống mấy con dốc trên quốc lộ 20 đi Bảo
Lộc. Tôi ước chi có một phép mầu đẩy chiếc xe lam củ kĩ chậm chạp chết tiệt này
thật nhanh đến cái kênh Quản Thống gì đó để tôi gặp mẹ tôi ngay tức khắc. Một
người khách xuống xe dọc đường mang làm vơi đi một ít tải trọng nhưng lại chất
thêm lên một ít hoang mang lo lắng. Một người khách nào đó ngoắt xe dừng lại- cũng
là có thể là kẻ ngoắt tôi lại để hỏi như tát nước vào mặt tôi:
“Đi đâu vào giờ này hả?
Xuống đây làm gì hả”
Dọc theo đừơng bộ đi Hà Tiên
là một con sông dài song song. Từ Rạch Giá, cứ mỗi 3 hoặc 5 kí lô mét là một cây
cầu- cầu số một- cầu số hai. Tôi hỏi thăm mới biết rằng kinh Quản Thống nằm khoảng
2 phần ba tính từ cầu số 3 đến cầu số 4- chợ Sóc Soài. Thẳng góc về phía Long
Xuyên là các con kinh nhỏ, một đầu ra biển còn đầu kia dắt vô khu tứ giác Long
Xuyên. Về bên phía đầu kinh đổ ra biển là khu vực dân cư của người Kh’mer và một
số hộ nông dân nghèo.
Chiếc xe qua cầu số hai một cách khá vất
vả. Khi xuống dốc cầu, nó chạy nhanh hơn nhiều. Vượt qua chợ Mỹ Lâm vắng ngắt,
rồi chốc sau nó đổ lại bến xe. Mọi người trong chiếc áo mưa lục đục xuống xe,
không một tiếng chào, không một tiếng cám ơn. Bước xuống xe nhanh nhẩu, mình trần,
đầu trần, mặc cho nước mưa tạt rát trên gương mặt còn búng ra sữa của tôi, tôi
hỏi ông tài xế hom hem, đang co ro trong cái áo khoát đẫm nước:
“Từ đây đến kinh Quản
Thống còn bao xa nữa vậy bác?”
“Khoảng 9 cây số.”
“ 9 cây số! Còn xe tàu gì
đi đến đó không bác?”
“Trời tạnh ráo thì còn đón
đò, xin quá giang được. Mưa giông như vầy thì vô phương.”
Ông ta, lộ vẻ nghi nhờ, đã hỏi
nhỏ tôi:
“Cậu đi đâu giờ nầy có một
mình vậy?”
“Cháu từ Sài Gòn về thăm
mẹ cháu ở kinh Quản Thống, bên kia sông.”
“ Tôi cứ tưởng xuống đây
để…gì gì đó chứ. Hồi nảy sao cậu không ngủ lại Rạch Giá? Giờ này vô đó ớn lắm.
Nghé nhà tôi qua nghĩ lại qua đêm đi. Sáng có đò sớm. Nhà tôi gần đây nè.”
Tôi linh cảm như có mẹ tôi đang
chong đèn chờ tôi. Tôi biết mẹ tôi có thể thức trắng đêm nay mong đợi tôi. Nếu
tôi không đến được tối nay, mẹ tôi chắc vì buồn lo mà già đi vài tuổi, tóc bạc đi
quá phân nửa. Tôi lễ phép từ chối rồi chào ông tài xế tử tế. Mặc cho mưa gió, tôi
bước nhanh đi về phía trước.
Hai bên đường các căn nhà lá đóng
cửa im ỉm. Ánh đèn dầu yếu ớt như cuộc đời của một kẻ đau bệnh. Tôi bước bì bỏm
trên mặt đường có nhiều ổ gà, nay nằm chìm trong nước mưa. Có khi như tôi như
trên đường, có lúc tôi như lội trong cái ao nhỏ. Đôi giày da từ thời ông ngoại
tôi còn thanh niên có thể là một vật gia bảo của ai đó bổng trở thành một chứng
nhân tội nghiệp cho chuyến độc hành của tôi. Tôi cảm thấy hai chiếc giày như tăng
lớn lên một cở, da giày mềm nhũn. Cái ba lô tôi mang trên vai, mặc dù sũng nước
trở nên nhẹ tênh như tôi đang cảm thấy mỗi khi vượt qua một đoạn đường. Sau hai kí lô mét đầu, tôi vượt qua vài chùm
tre tầm giông nơi mà bóng tối trở nên khủng khiếp, nơi mà ai có cũng có thể nghĩ
ra những điều tệ hại, ma quái nhất. Mỗi khi có sấm sét, ánh sáng từ bầu trời rọi
rất nhanh xuống như để ra hiệu cho tôi, thúc đẩy tôi và cảnh cáo tôi. Một tay bất
luơng nào đó bất kỳ có thể bất ngờ chạy vồ ra nắm lấy tay tôi, lôi tôi xuống
chiếc xuồng tam bản ọp ẹp và chèo thẳng đến một nơi hẻo lánh nào đó như một vụ
bắt cóc ngoạn mục. Điều thú vị nhất là không có ai trả tiền chuộc. Nếu có lục
soát hết người tôi, tên bắt cóc có thể tìm ra một số tiền mua được một bao thuốc
lá đen.
Có một luồn điện khá mạnh chạy
suốt cơ thể tôi như thể tôi bị sét đánh vậy. Tôi muốn vụt bỏ chạy khi tôi nghe
tiếng nổ giòn tan của một chiếc xuồng máy gần đó, tiếng máy rất to. Tôi định la
to lên để át tiếng mưa, tiếng động cơ:
“Ai đó cho tôi quá giang với.” hoặc “Cứu tôi với.” hay rất tội nghiệp:
“Tôi đi thăm mẹ tôi ở kinh
Quản Thống, tôi không phải là kẻ xấu. Làm ơn giúp tôi với!”
Tội nghiệp tôi ư? Ông trời gầm
một cái thật to, át tiếng kêu của tôi. Tiếp theo là tiếng khởi động của chiếc
xuồng máy, bỏ tôi lại một mình trên đường vắng trong cơn mưa vẫn còn nặng hạt.
Tôi tự vấn:
“Chẳng phải ta lâu nay bị
bỏ rơi một mình hay sao? Chẳng phải ta đã một mình vượt qua biết bao gian khổ
hay sao? Chẳng phải ta vừa trải qua 4 năm học Đại Học với một ít tiền học bổng
nhưng với quá nhiều khó khăn. Nếu người chiến sĩ nào đó sống sót được trong
rừng một thời gian trước khi bị bắt, ta cũng có thể đi bộ nhanh đến Kinh Quản
Thống ấy trước khi bị ai đó chụp bắt.”
Tôi
như tiếp thêm sức mạnh. Tôi như được một liều thuốc tiên. Tôi như trẻ lại 5 tuổi.
Tôi muốn chạy thật nhanh đến cái kinh chết tiệt ấy, vừa chạy vừa la:
“Con về đây mẹ ơi! Con về
đây mẹ ơi!”.
Vừa đến đầu kinh, thay vì hỏi
nhờ ai bơi xuồng qua sông, tôi muốn nhảy đùng xuống và bơi ngay qua sông. Tôi
muốn ôm ghì lấy mẹ tôi và cả hai cùng khóc nức nở. Cả hai cùng không nói ra được
một lời nào.
Qua cầu số ba, trời vẩn còn mưa to, tôi vẩn
một mình trên đường. Tôi thấy nhà dân rất thưa thớt. Kinh Kiên Hảo thẳng tắp hướng
về phía đất liền, hướng bên tay trái đổ ra biển. Bên phải con đường, ít có nhà,
chòi lá nên quang cảnh sáng sủa hơn. Tôi không hề thấy mỏi mệt hay đói khác. Cái
cảm giác đến nhà, gặp mẹ làm tôi quên hết mọi thứ. Tôi bền bỉ như một lực sĩ đi
bộ đường trường. Tôi biết đôi giày sắp rời ra từng mãnh. Tôi biết có ai đang sắp
đuổi bắt tôi. Tôi hình dung mẹ tôi đang ngóng chờ tiếng gọi đò của tôi. Tôi vượt
qua đoạn đường 3 kí lô mét như người ta tản bộ trong một công viên nhỏ. Khi thấy
một cụm mái nhà lá san sát nhau và bên kia sông có một kinh nhỏ, tôi tự nhủ chắc
là đây rồi. Tôi đi nhanh hẳn lên như có ma đang đuổi theo ở ngay sau lưng. Tôi
bổng la lên thật to- tiếng của ai đó kêu cứu lúc nửa đêm:
“Bà Sáu ơi! Bà Sáu ơi.”
Một cánh cửa phên nhích lên
khi có một giọng bên trong phát ra:
“Ai kiếm bà Sáu giờ nầy vậy
hả?”
“Dạ, dạ, tôi là con của bà
Sáu nè. Dì làm ơn đưa tôi qua sông giùm nhe. Tôi xuống đây trể quá. Làm ơn
nhe.”
Đội nón lá lụp xụp, tay cầm cây dầm, người phụ nữ- như được mẹ tôi dặn dò trước nhiều lần- không hỏi, nói thêm điều gì nữa, cẩn thận bước xuống chiếc xuồng nhỏ được cột sát bên vách nhà và sẳn sàng đưa tôi qua sông.
Đội nón lá lụp xụp, tay cầm cây dầm, người phụ nữ- như được mẹ tôi dặn dò trước nhiều lần- không hỏi, nói thêm điều gì nữa, cẩn thận bước xuống chiếc xuồng nhỏ được cột sát bên vách nhà và sẳn sàng đưa tôi qua sông.
Tôi vội bước xuống, lòng nhẹ nhõm, vui như
một du kích được đưa xuồng đưa vào khu an toàn, như người tù được đón sau một
chuyến vượt ngục gian lao. Khi qua được hơn hai phần ba con sông, trời còn mưa,
trong bóng tối đen như mực, tôi bổng buột miệng kêu lên:
“Mẹ ơi, mẹ! Mẹ ơi, mẹ! Con
về đây mẹ ơi”.
Tiếng kêu từ trái tim của một
con chim lạc đàn gọi mẹ.
Không ai từng nghe thấy. Không
ai lập lại được như thế đâu!
Rạch Giá 15-1-10
Lương Ngọc Thành