Tôi chỉ có điểm trung bình vì cách ghi chép và làm bài của tôi. Thường mọi sinh viên ghi chép hết những gì giảng viên đọc và khi làm bài, họ viết ra những gì họ đã học thuộc. Họ có điểm 8 hoặc 9 khá dể dàng. Tôi thì làm ngược lại. Tôi chỉ ghi chép những hay mới lạ từ bài giảng. Tôi tự hệ thống lại những điểm tương đồng, khác biệt. Tôi tóm lược các câu văn dài lượm thượm hoạc khó hiểu, khó nhớ. Họ cầm một cuốn vỡ dầy cợm và học thuộc từng dòng. Tôi cầm khoảng mười tờ giấy đôi, lầm thầm trình bày theo giọng điệu của riêng tôi. Tôi có điểm 6 khá dể dàng nhưng không dể dàng cho bất cứ sinh viên nào làm được như tôi. Ít nhất tôi cũng tạo ra cái rất riêng tư cho chính tôi. Trước một môn thi, chúng tôi được cho 3 ngày nghỉ. Trong khi tất cả họ cắm đầu cắm cổ học thuộc và trả bài qua lại như cách mà học trò cấp hai thường làm, tôi dành một ngày đi Bảo Lộc.
Đối với tôi, về Bảo Lộc như về Rome . Đi Bảo Lộc như đi hành hương. Sống ở Bảo Lộc như sống trong chính quê hương mình, trong chính căn nhà của mình. Nếu không có thể đi Bảo Lộc, tôi chơi banh rất nhiều như trút bớt đi nỗi ray rứt, niềm ưu phiền, những điều không có ngôn từ nào có thể diển tả được. Đêm nào cũng phải nhờ đến tiếng đàn do tôi cố diển tả. Nhưng có ai có thể bày tỏ được nổi niềm riêng bằng tiếng đàn ghi ta chưa?
Mấy tháng nay, mấy đứa trong phòng to nhỏ với nhau rằng tôi có chuyện gì rồi. Lúc ấy chuyện người ta đi vượt biên bình thường như chuyện một người nào đó đi nhổ răng, hoặc một cô gái bình thường nào đó đi lấy chồng. Tôi vốn dĩ đã hồi nào đến lúc đó hơi quái quái rồi. Hầu như cuối tuần nào tôi cũng về dưới Sài Gòn. Hầu như có tuần tôi về vào buổi chiều khoảng 3 lần một tuần. Tụi nó nghi rằng tôi có áp phe vượt biên. Tôi ít chơi banh hơn, ít đàn cho đến khuya hơn và ít buồn bả hơn. Tôi ăn mặc chỉnh tề hơn. Tôi hớt tóc thường xuyên hơn và tôi lại hỏi chuyện các nữ sinh viên nhiều hơn. Bên giới nữ thì cho rằng tôi có bồ ở Sài Gòn. Có cô hỏi móc mỏ tôi:
“Chừng nào anh dọn về dưới vậy?” hoặc:
“Sắp trở thành dân Sài Gòn rồi phải không?”.
Đặc biệt phó trưởng lớp của tôi, Thu Nga, thì nặng tay hơn cả:
“Thành đang đi sai đường rồi. Tập thể không bao giờ bỏ rơi Thành.
Chính Thành là kẻ đang xa rời tập thể chúng tôi.”
Tôi vốn ít nói nay càng ít nói hơn. Ai trong số họ cần đến Ba năm của tôi nè? Ai trong số họ có thể xúc động với những câu nói câu hỏi của Long Vân được nè. Cái miếng rác của ai đó tôi nhặt lên và quý trọng nó thì lại là cái mà họ ghê tởm lấy tay che mặt. Cái niềm vui đơn sơ tôi thèm muốn thì là cái họ thừa mứa chán chường. Cái mà tôi hằng trông chờ và vừa đến với tôi- hạnh phúc gia đình- thì họ đã được thừa hưởng nhiều đến mức ngán ngẫm. Chuyến đi Bảo Lộc mà tôi quý trọng tận hưởng thì đối họ là chuyến đi bậy bạ phí thì giờ. Tôi là tôi còn họ chính là họ. Có lần anh chàng trưởng ban báo chí theo năn nỉ tôi.
- Thành khá văn chương lắm. Thành cố viết một bài cho tờ báo kỳ này nghe? Hiện nay tui đang thiếu bài vở quá trời luôn. Nghe, Thành viết liền nghe!!
Tôi không nói không rằng gì cả. Móc ra từ trong cái túi khoát vai, tôi đưa cho hắn một tờ giấy đôi. Hắn, mừng quýnh vì nhận được thêm một bài viết, ngấu nghiến đọc ngay.
Hôm sau tôi nhận được một thư hồi âm. Đọc đi đọc lại vài lần, tôi mới hiểu ra rằng hắn đã đưa bài tôi viết bài cho trưởng lớp duyệt. Nó được coi như bức thư tôi viết cho người cao nhất lớp ấy để giải bày. Trong thư của trưởng lớp viết, có đoạn mà tôi còn nhớ đến ngày nay:
“Ai cũng tự cho rằng mình là bất hạnh. Ai cũng trách móc hoàn cảnh hoặc môi trường chung quanh họ. Ít ai trong chúng ta tự trách móc mình rằng: Ta đã biết yêu chính cuộc đời của mình chưa? Ta đã làm gì cho ai hạnh phúc chưa? Ta đã làm được một điều gì tốt đẹp cho cuộc đời này chưa- nói chung- và cho cuộc đời của chính chúng ta- nói riêng?”
Có lẻ vì anh ta đọc bức thư mà tôi đã viết như để tự bạch, tự vấn lương tâm và để tự dặn lòng trong những lúc tôi quá chán chường chỉ có muốn nghỉ học thôi:
“Nếu phải có chết đi để cho ba mẹ đôi xum họp và em tôi thành người tốt trở lại, tôi luôn sẳn sàng.”
Có bao nhiêu người nói về tình yêu nước? Tôi không màng đến. Tôi chỉ muốn đề cập đến tình yêu chính bản thân mình. Có biết yêu chính mình, mình mới có thể yêu được người khác chứ, phải vậy không? Đúng là tôi bất hạnh vì được sinh ra trong một gia đình không hạnh phúc. Vậy liệu một kẻ bất hạnh, chán đời, đang muốn bỏ học đi làm có thể làm gì được cho đất nước này? Để yên cho hắn suy nghỉ lại! Đúng không? Để yên cho hắn yêu cuộc đời của hắn trước đã. Hắn sẽ biết yêu người khác và rồi hắn sẽ yêu nước cho mà coi! Em tôi, kẻ sẳn sàng đâm chết một người nào đó, sẳn sàng lệnh cho đàn em của nó đe dọa mẹ tôi, để có tiền hút xì ke, làm sao có thể yêu được mẹ tôi? Nó còn không yêu chính cuộc đời của nó nửa mà. Nó có màng đến một lúc nào vì thiếu thuốc, rồi vì “chơi” quá liều ngã ra chết đâu? Ba tôi có màng đến sự tai hại của việc bỏ bê hai anh em tôi đâu mà biểu ông ta yêu nước chứ?” Má có thể làm gì được để cứu vản tình thế khi mà em tôi đã đến mức ghiền nặng rồi. Còn tôi hả? Tôi đã về trường đi học lại hơn hai năm nay. Tôi chỉ vừa nghe tin đồn rằng em tôi vào tù, má tôi bán nhà ở Cần Thơ để về Rạch Giá làm rẫy.
Từ lần xuống nhà Bác Năm lần đầu tiên đến giờ, tôi dần dần thay đổi cung cách, tác phong, giao tiếp và lời ăn tiếng nói, cách ăn mặc. Trong lớp tôi, tôi và hai chàng trai nửa không được kết nạp đoàn- cái giấy thông hành để tiến lên. Trong lớp tôi, tôi là anh chàng cúp cua nhiều nhất lớp. Cúp cua vì đá banh cho đội Bột Giặt Viso, cúp cua vì đi đá chầu cho đội Huyện Thủ Đức và cúp cua khi có bạn rũ về sài Gòn chơi- nhất là Long Kh’mer. Tôi lúc này xin phép nghỉ đàng hoàng. Tôi bây giờ không đi đá chầu nửa. Tôi bây giờ không lầm lì quạu quọ, không còn ăn mặc lè phè, không để tóc phủ qua tai nửa. Tiếng đàn của tôi nghe có khác hơn trước. Điểm bài kiểm của tôi cũng tăng lên rỏ rệt. Tôi chụp banh cũng hay hơn, ra vào khung thành hợp lý hơn, không còn chống nạnh quát tháo hàng hậu vệ của tôi như trước nửa. Đúng là tôi có một sự thay đổi rỏ ràng. Nay tôi là “anh hai” của Long Vân. Nay tôi có một người cha nuôi mà tôi rất quý trọng. Nay tôi có một mái nhà nhỏ bé nhưng ấm cúng và hạnh phúc. Nay tôi có nhiều trách nhiệm. Tôi phải nấu ăn cho ba người ngày chủ nhật. Nay tôi phải giảng dạy lại cho Vân những bài học khó. Nay tôi phải cùng làm những bài tập thủ công với cô em bé nhỏ của tôi. Nay tôi phải tu bổ căn nhà. Chuyện vá chổ bị dột hoặc thay miếng ván vách nhà mục nát là chuyện tôi thích làm. Lau chùi chiếc xe đạp -duy nhất cho cả nhà- là phần tôi chừa cho Vân. Con bé thích được tôi chở đi học hơn là tự đạp xe đến trường. Con bé thích tôi chở một vòng Sài Gòn- cái vòng xe xích lô đã chở chúng tôi đêm hôm đó. Niềm vui của tôi là cái thứ bỏ đi của nhiều người. Nhưng nhiều kho tàng của nhiều người khác chẳng xứng đáng gì với cái tôi đang có cả. Đừng ai hòng tôi đánh đổi vì đó là cái hạnh phúc thật của tôi. Hạnh phúc vay mượn như kiểu Long kh’mer nói hình như không đúng với trường hợp của tôi. Chúng tôi cả ba người cùng nhau tạo ra mà!
Ai cũng có thể ganh tị với tôi nhưng không phải ai cũng có những cái phẩm chất và cái tâm như tôi có. Bạn học của tôi không quý cái tôi có. Họ đã có thừa mứa những thứ ấy rồi. Cả thế giới này như đã ngoảnh mặt lại với tôi và tôi cũng đã ngoảnh mặt lại với mọi người. Ba Năm đâu phải ngẩu nhiên chọn tôi. Long Vân đâu phải tự nhiên coi tôi như anh hai đâu? Tôi cũng đâu phải tự nhiên có được cơ hội này. Nếu tôi không đi chuyến xe từ Bảo Lộc về Sài Gòn hôm đó, làm sao tôi gặp được ông Năm? Nếu tôi đã không thật thà kể cho ông Năm nghe về tôi, tôi đâu có được ông ta tin tôi. Rất nhiều người tin vào số phần. Tôi thì tin vào luật nhân quả. Rất nhiều người tin vào cái vẻ bề ngoài. Tôi tin vào sự trung thực và tấm lòng bên trong. Rất nhiều người trân trọng cái đẹp thể xác. Tôi tin vào cái đẹp tâm hồn. Nếu Ông Năm không nói thật với tôi, tôi có thể không muốn gặp ông và nếu tôi không kể cho ông nghe sự thật, rất có thể ông ta không chọn tôi làm người giúp cho Long Vân đâu?
SÁU
Long Vân là học sinh trung bình và em cũng là đứa học sinh cá biệt. Em ít nói, chậm và nhút nhát. Trong lớp, em thân nhất với Tùng, em của cô chủ nhiệm lớp, Thúy Hằng. Cô Hằng vừa nhận lớp của Vân khoảng nửa năm nay. Tùng, Vân và cô Hằng thường đi bộ về. Nhà cô trên đường Cao Thắng. Cô là trưởng nữ trong một gia đình khá giả, hạnh phúc. Trong khi ba má cô là thương gia, cô chọn nghề giáo. Ai cũng biết là cô yêu thương học trò như em út của cô vậy. Chủ nhật này cô dắt Tùng đến nhà chơi. Hình như Vân đã mời mọc gì gì đó.
Ba Năm đang đi một chuyến tận ngoài Quy Nhơn. Tôi phải tự lo hết mọi chuyện. Tôi khá lo vì đây là lần đầu tiên tôi tiếp chuyện với phụ nữ, một cô giáo. Từ sáng sớm, tôi lo lau dọn, chùi sạch ly tách mọi thứ trong cái tủ ly. Tôi dùng bàn chải chà sạch các vết bẩn trên vách gỗ. Sàn nhà hôm nay sạch bóng như mới vừa được thợ hồ tráng xong. Khi tôi làm xong mọi việc, Vân mới thức giấc.Tôi thản nhiên như không có gì quan trọng. Tôi đạp xe ra ngả bảy, tìm mua một bó cúc trắng. Tôi cắm đi cắm lại mấy lần mới thấy cái lọ hoa coi được. Tôi làm mọi thứ vì Long Vân. Tôi muốn cô giáo có ấn tượng tốt khi đến thăm chúng tôi, và có cái gì đấy tốt hơn sau này cho em tôi.
Cô Thúy Hằng và Tùng đến rất đúng hẹn. Cô mặc áo dài lụa xanh màu da trời. Tùng mặc quần sọt xanh dương, áo thun trắng mới tinh. Hai chị đến với một gói quà. Vân rất mừng vì đây là lần đầu tiên em có khách đế thăm. Em ấp úng chào cô và giới thiệu cô tôi là anh hai. Cô giáo có vẻ không tự tin như tôi đoán. Tôi cũng chẳng hơn gì cô. Tôi bấm bụng bắt đầu câu chuyện.
- Thưa cô! Tôi rất mừng được cô đến thăm. Cảm ơn cô nhiều lắm.
- Thưa cô! Tôi rất mừng được cô đến thăm. Cảm ơn cô nhiều lắm.
- Dạ có gì đâu anh. Tôi có bổn phận phải đến thăm các em có gia cảnh đặc biệt.
- Long Vân học khá không cô?
- Đó là một trong vài lý do tôi đến thăm.
Cô Hằng biểu Tùng dắt Vân đi ra cái quán trước nhà mua hàng bánh gì đó để cô tiện nói chuyện với tôi. Tôi hơi lo lắng nên đã quên mang ly nước trái cây tôi mua sẳn rồi.
- Tôi có mở một lớp luyện thi cho các em hơi yếu. Tôi đã nghĩ đến em nhưng gần đây em học lên tiến bộ lắm. Hỏi hoài Vân mới cho tôi biết là anh dạy rất dể hiểu và tôi mới nghĩ ra việc mời anh cộng tác. Khoảng 30 em ghi danh học. Nhà tôi có thể đủ rộng để cho hai nhóm đến học. Anh giúp dạy một nhóm. Tôi dạy nhóm kia và mình đổi qua lại. Học trò có thể chọn nhóm. Tuần sau mình bắt đầu nghe anh? Biết anh là sinh viên ĐH Sư Phạm kỹ thuật mà, nghe anh?
- Cô ơi! Tôi e có tuần tôi phải đi đá banh.
- Thì em dạy chung hai nhóm.
Cô xưng em với tôi rất tự nhiên. Tôi đoán là cô bằng tuổi tôi và đúng như vậy. Cô Hằng nhỏ hơn tôi ba ngày tuổi. Cô vừa tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm. Cô nhận lớp của Vân khi mà cô chưa hề có một chút gì về thực tế giảng dạy. Hằng không ngại khi mời tôi. Cô còn nói rằng cô có thể học tập nhiều điều về tôi. Hóa ra là Vân đã kể cho cô nghe khá nhiều điều về tôi. Nhưng cô không biết là hai anh em tôi không phải ruột thịt.
- Vân khoe với tôi là anh Thành đàn hay lắm. Anh nhận em làm học trò nghe anh. Em đi học hai lần rồi, không được gì. Ô, em quên là được mẹ mua cho cây đàn ghi ta rất tốt. Dây nylon màu đen nghe hay lắm anh. Mấy đứa bạn em cũng muốn học nửa đó, nghe anh. Anh dạy xong bên nhà em, chờ học trò về hết, anh dạy em đàn nghe anh!?
Nghe đến bộ dây đàn nylon màu đen- Hoffner- là tôi muốn nhận lời ngay rồi. Tôi từng ao ước mua được cây đàn tốt. Tôi chỉ mơ ngày ra trường, đi làm có tiền lương, tôi mua ngay môt cây đàn tốt với bộ dây Hoffner. Tôi muốn kể ngay cho Ba Năm cái tin vui này. Hằng dường như cũng muốn báo ngay cho mẹ nàng chuyện này. Cô kể ngay rằng mẹ của cô từng mong các chị em nàng chơi âm nhạc. Cô gái út học đàn tranh. Cô gái giửa học chơi piano. Cô Hằng, trưởng nữ, sắp học đàn với tôi. Tôi cùng một lúc có hai lớp dạy. Tôi cùng một lúc có cái mà ít ai học ngành sư phạm có được. Có lẻ tôi phải xin ra ngoại trú và rút tên ra khỏi đội bóng đá của trường.
- Anh Thành! Nghe anh?
- À quên nữa. Tôi đang lo…
- Lo gì anh? Anh không phải lo gì hết. Anh dạy em mau biết đàn rồi hai đứa em của em sẽ tôn anh làm sư phụ luôn cho mà coi. Em có đi ngang nhà này rồi hồi tối chủ nhật rồi. Em đã đứng ngay vách nhà trước, nghe lén mấy bài classic của anh rồi. Em mê không chịu nổi. Muỗi cắn em quá chừng mà em không dám đập. Em về kể liền cho mẹ nghe. Mẹ em cười quá chừng:”Cho đáng đời nhe con. Dám rình nghe ông thầy mình đàn, mấy con muỗi trừng phạt con đó”.
Cô em gái của tôi đã khoe với cô Hằng nhiều điều nhưng cả hai không biết rằng tôi còn một điều nửa mà cô thầy nào cũng cần: trang trí báo tường. Dịp ngày nhà giáo sắp tới đây, tôi sẽ làm cho co Thúy Hằng này mê luôn cho mà coi- mê cái phần trang trí. Tôi có thể học được từ cô giáo Hằng, người đồng thời gần gủi với em tôi. Tôi sẽ phải gần với bất cứ ai khác người gần với Vân.
- Anh chỉ tự chơi đàn vậy thôi. Ai muốn đàn được phải yêu thích nó và chăm chỉ tập luyện thì mới được.
- Em thì yêu thích đàn lâu lắm rồi còn gì nửa. Từ chủ nhật trước đến nay, em mong gặp được anh để được nói chuyện với anh…
- Anh làm gì mà to tác đại sự quá vậy hả?
- Anh là người có tâm hồn và có tài tử nữa.
Tôi bớt ngượng ngùng từ lúc nào tôi cũng chẳng hay nửa. Cô Hằng thì rỏ ràng không còn chút lo ngại gì rồi. Ai mà biết được chuyện gì sẽ xảy ra. Ba Năm không biết nghỉ sao. Nếu ông không đồng ý, chắc tôi phải từ chối giúp cho Hằng thôi.
- Tối nay anh đến nhà em chơi để gặp mẹ em, xem chổ mình sắp dạy. Mình cần phải trang hoàng gì không anh? Anh thử cây đàn của em luôn nha, Thầy Thành.
Tôi đỏ mặt ngay sau chữ “Thầy”. Cô Hằng kêu tôi là “Thầy” bằng sự thành thật. Cô làm tôi muốn độn thổ luôn được. Không may cho tôi, Tùng và Vân đang bước vô nhà.
- Chị Hằng ơi, Vân không cho em xem bài văn ngày hôm qua. Hứa rồi mà vậy đó chị? Thầy Thành nói giùm em đi.
Thôi chắc là Hằng dạy em gọi tôi bằng thầy từ trước rồi. Có mấy đứa bạn tôi đã đi dạy kèm, đã làm thầy rồi. Tụi nó giỏi và chững chạc lắm. Còn tôi, ôi! chỉ có giỏi trong khung thành và khi ôm đàn ghi ta thôi.
- Vân! Em cho Tùng mượn đi em.
- Em viết chữ xấu lắm. Bài có gì đâu mà bạn ấy đòi coi.
- Nhưng em cứ tự nhiên cho bạn Tùng đọc bài em viết. Tùng cần xem gì trong bài văn của Vân vậy em?
Tùng thích được tôi can thiệp kịp thời. Tùng nắm tay chị mình phân bua và muốn được chị ủng hộ mình.
- Cô Thế Thạnh khen bài của Vân lắm. Cô còn nói Vân sau này có thể làm nhà văn nữa đó. Em đọc để học cách viết của Vân chớ có gì đâu? Anh biết không, em có gì em cũng chỉ, cũng đưa cho Vân coi hết đó. Vậy mà?
Vân lấy ra trong cặp học một quyển vỡ được bao bìa sạch, đẹp. Đưa cho tôi, em phụng phịu nói với giọng nói như muốn khóc.
- Em muốn anh đọc nó trước đã.
Tôi lật ngay các trang cuối, tìm bài viết ấy. Tôi liếc mọi người và đọc thầm khá nhanh bài viết của Vân:
“ Anh tôi.
Có nhiều bạn trong lớp có anh như tôi nhưng tôi tin rằng anh tôi đứng nhất trong tất cả.
Anh ấy thương tôi âm thầm, nhẹ nhàng và tôi thương anh ấy hơn cả cuộc đời của tôi nữa.
Ba tôi không phải lo cho tôi nữa từ ngày anh ấy về sống với hai cha con tôi. Ba người trong nhà tôi có ba điều khác nhau. Ba tôi lo việc làm. Anh tôi lo việc học. Còn tôi lo làm một người con ngoan, người em hiền.
Tôi mong ngày nào lớn lên tôi sẽ làm hết mọi chuyện để giúp lại anh tôi.
Đừng có ai bắt anh tôi đi đâu hết nhé. Không có chị nào được làm quen với anh tôi được đâu.
Tôi sẽ tìm mọi cách để ngăn cản đó. Tôi sẽ khóc suốt ngày. Tôi sẽ nhịn ăn đến chết”
Tôi mỉm cười với mọi người. Trả lại quyển vỡ cho em, tôi nói chung với ba người:
- Anh hiểu rồi. Tùng ơi! Chuyện con gái mà em đọc để làm gì? Vân mắc cở mà!
Xoay qua hai chị em, tôi vừa gải đầu gải tai vừa giải thích nhỏ nhẹ.
- Vân mắc cở vì chuyện riêng ấy mà. Cô Hằng này, để tôi lại Vân rồi tôi mới trả lời được nghe cô.
Tôi đứng dậy vén màng và ra hiệu bảo Vân ra phía sau nhà với tôi. Tôi hỏi em thật nhỏ để hai chị em Hằng không nghe được. Vân không chịu đi đến nhà cô Hằng tối nay vì Tùng đang giận em. Em hơi mắc cở vì nhà cô giáo đông người lắm. Tôi thuyết phục em hoài không được. Tôi bước ra ngoài để tiếp chuyện với cô Hằng.
- Em Vân bận học rất nhiều bài cho lớp sáng thứ hai. Em không thể đến nhà cô được. Tuần sau, khi lớp bắt đầu, hai anh em tôi đến luôn nhé.
- Thầy Thành đến nhà em để xem phòng học một chút nghe thầy. Em chờ thầy lúc 8 giờ tối nay nha. Đây là địa chỉ nhà em. Dể tìm lắm thầy.
Hằng chào tôi về. Tùng có vẻ buồn vì không thấy Vân đâu cả. Tôi gọi em ra chào khách. Chúng tôi đứng sát nhau. Vân nắm chặt tay tôi, úp mặt vào cánh tay tôi, không nói gì hết cả.
Em giận tôi vì tôi đã hẹn đến nhà cô Hằng tối nay. Tôi vổ về. Tôi giải thích và tôi còn phải đe dọa em nửa. Vân ngoan và hiểu tôi nhiều hơn. Trong tâm hồn trong trắng của em, có cái gì đó khiến nó bị bẩn đi chút ít. Có gì đó khiến đời của chúng ta xấu đi mà không ai có thể tránh được. Có những điều thật khó đoán trước, khó biết trước. Có ai có thể nói cho tôi biết sẽ xảy ra chuyện gì giữa cô Hằng và tôi không? Có ai biết được hai anh em sẽ sống với ba Năm bao lâu không? Có ai biết gót chân của em sẽ đạp trên nhung lụa hay chông gai không? Có ai biết được mẹ tôi sẽ nghỉ sao về cái gia đình nuôi này của tôi không? Có ai biết được chuyện gì sẽ xảy đến tối hôm ấy không?
Tối hôm đó tôi được cả nhà đón như một thượng khách. Tùng không có mặt. Mẹ của Hằng, sang trọng, nhả nhặn và lịch sự, mở lời trước.
- Hằng rất thích tiếng đàn của thầy. Mấy cô em cũng rất ngưỡng mộ thầy. Thầy Thành tự nhiên như đang ở nhà vậy nghe thầy. Mời thầy lên phòng trên lầu.
Bước chân của tôi có vẻ không vững vàng lắm. Tôi thấy hơi thở như nhanh hơn. Nhịp tim như thể nhanh hơn và tay tôi toát mồ hôi. Căn phòng rất tươm tất và sạch. Bốn người phụ nữ rất quý phái và đẹp đẻ ngồi bộ sô pha trước mặt tôi. Hằng trao tay tôi cây đàn. Tôi càng xúc động vì cây đàn trông rất tuyệt vời. Tôi chỉnh sơ giây đàn. Tôi sắp phải biểu diển trước bốn người khán giả đặt biệt. Không dám nói một lời nào vì sợ bị khớp, tôi dạo ngay vài đoạn nhạc sở trường cho nhuyển các ngón bên bàn tay phải. Tôi ngắm và chú ý các ngăn trên cần đàn. Tôi đánh ngay bài tôi ưng ý nhất: Romance. Tôi như say rượu vì cảm giác mạnh từ tiếng đàn thánh thóc trầm bổng. Giai điệu bài nhạc nghe rất truyền cảm và tôi đã cố truyền hết tình cảm mình vào tiếng đàn. Tiếng vổ tay của họ làm tôi phấn kích gấp hai ba lần. Không nói một lời nào để giới thiệu, tôi đánh tiếp bài Leyenda- bài mà tôi chơi hàng nhiều đêm khuya. Cung si thứ nghe thật thích hợp và tôi cảm thấy tôi đang sống trong mơ. Tôi tập trung hết khả năng để thể hiện và tôi được một tràng pháo tay thật dài, thật xứng đáng. Hằng là người vui nhất, hả hê nhất và tôi là người hạnh phúc nhất trong số họ. Hạnh phúc có khi chỉ đơn giản như vậy thôi. Tiếng đàn được đón nhận. Người đánh đàn được vổ tay khen tặng. Thời gian tập đàn công phu nhận được tràng vổ tay. Chỉ vậy thôi cũng làm cho nhiều người sống yên bình nhiều năm, vượt qua nhiều biến cố, nhiều khó khăn. Mẹ của Hằng cười vui hớn hở và mời tôi tuần sau đến chính thức dạy cho Hằng.
- Em sẽ học riêng một mình nghe thầy.
Cô út nói trong khi lắc lư cái đầu có hai cái biếm rất dài được kết rất khéo.
- Em xin thầy dạy cho em ngay cái bài Romance bất hủ đó. Em mua ngay một cây đàn nữa nha thầy.
Cô kế cũng dành ngay một chổ trong các lớp tại cái nhà này. Hằng nheo mắt với tôi.
- Em ưu tiên trước. Tuần sau em bắt đầu học ngay. Thầy không phải lo lắng, rầy la gì đâu. Học trò này ngoan lắm. Con ngoan nhất nhà này phải không mẹ?
Ba cô nhao nhao lên dành phần ngoan nhất trong nhà. Mẹ Hằng vừa lắc đầu chịu thua các cô gái vừa cười nắc nẻ.
- Em Tùng mới ngoan nhất. Mấy đứa con gái này quậy lắm. Thầy Thành không dạy nổi đâu.
Họ tất cả rộ lên cười. Tôi nín thinh bậm môi. Họ đùa vui hồn nhiên trong khi tôi chợt thấy lạc lỏng, lập dị trong cái không khí ấy. Điều khiến họ vui chỉ làm tôi hơi ngượng. Tôi chợt nhớ đến em Vân và hối hả chào cả nhà. Ở phòng khách, Tùng ngồi chờ tôi. Cậu con trai duy nhất trong nhà rất điệu nghệ đứng lên chào tôi và gởi tôi cầm về cho Vân mượn một cuốn sách nhỏ. Mọi người tiển tôi ra cửa. Tôi hơi xấu hổ vì chiếc xe đạp củ kĩ nhưng hảnh diện vì vừa mang đến cho họ một niềm vui mới, rất mới. Tôi sắp mang về nhà cho ba Năm và em Vân một thành công lớn, rất lớn. Còn tôi vừa có một niềm hạnh phúc, thật hạnh phúc.