Ba Năm không những cho tôi một nửa trái tim mà còn trao cho tôi nửa khối óc của ông nữa. Tôi cảm nhận được luật bù trừ. Cha Năm thương lo cho tôi hơn cả cha ruột. Tôi xứng đáng, tôi kề vai sát cánh với Ba Năm để làm cho em Vân được hạnh phúc như người bạn quá cố của Ba Năm đã mong đợi.
“Anh Thành ơi, cho em hỏi anh một câu nha?”
Long Vân nghiêm trang sau khi em đứng ngay sau lưng tôi một đổi .
“Em làm gì có vẻ quan trọng quá vậy?”
Đang bận soạn bài tiểu luận tốt nghiệp, tôi đáp ngay mà không kịp quay lại nhìn cô em, đang tuổi lớn.
“Anh có thương em không vậy?”
Vân hỏi tôi cái câu hỏi mà hàng vạn cô em gái khác ưa hỏi.
Tôi buông viết xuống, quay người lại. Nắm hai tay mềm mại, yếu đuối của em, nhìn thẳng vào mắt của Vân, đang rưng rưng hai giọt nước, tôi hỏi nhỏ nhẹ:
“Có chuyện gì vậy em?”
Tôi cũng thấy mình hơi run giọng. Tôi phải cố gắng giải thích cho cô em gái nhỏ, dể thương, dể bị tổn thương, và cũng rất dể bị tổn hại:
“Ba thương anh bao nhiêu thì anh cũng thương em ngần ấy. Ba luôn muốn được nhìn thấy em vui, hạnh phúc. Anh lúc nào cũng thương em hết, nghe không?”
Cô bé ngày nào nay bổng biết tra hỏi lý sự với tôi.
“Vậy nếu ba không thương anh nữa, anh cũng còn thương em chứ, đúng không?”
Đứng ngay lên vừa sát vào người của Long Vân, nhìn vào mắt cô bé, tôi nói:
“Ba luôn luôn thương hai anh em mình và anh luôn luôn luôn thương em.”
Vừa nói xong, tôi vừa hôn nhẹ trên trán của em tôi.
Long Vân đỏ bừng mặt. Nàng nhẹ nhàng gục đầu vào vai vào ngực tôi một hồi lâu. Tôi, một tay vuốt tóc một tay ôm bờ vai của em nhẹ nhàng như một chàng thanh niên nâng niu một món quà dể vỡ, một ly rượu đầy, một bong bóng bay đầy hơi trước ngọn gió mạnh. Tôi như một chàng trai trẻ đang giữ một thứ mà chàng rất yêu quý, một thứ mà chàng sẳn sàng đánh đổi với bất cứ giá nào. Tôi như đang ôm một bó hoa hồng to còn mọng nước sương sớm. Các cành hoa có nhiều gai nhọn đang cọ sát vào da tôi. Tôi phải thật nhẹ nhàng, thật khéo để không làm động mạnh đến một ít nào, không làm trầy sướt da một tí nào. Trên tay tôi là một mớ những mảnh kính vỡ sắt nhọn.
Trời hôm ấy nóng oi bức, nhưng hai anh em tôi cảm thấy dịu dàng dể chịu. Tôi nói được cái câu nàng muốn nghe và nàng nói ra cái điều nàng muốn nói. Tôi thấy lòng tôi ngổn ngang những lo toan cho Long Vân. Tôi chợt lo cho em tôi nếu Ba Năm ngày nào đó ông phải ra đi. Nhưng rồi tôi cũng còn có người mẹ để trả hiếu. Tôi cũng chợt nhớ ra rằng rồi em tôi cũng sẽ có người yêu hay người yêu thương em. Em tôi rồi sẽ hạnh phúc hay tan tác với một chàng trai không thật sự thương yêu nàng. Em tôi rồi sẽ ra sao nếu người nàng yêu thương không toàn vẹn, không thuỷ chung, không tài năng, không có điều mà Ba Năm và tôi đang rèn luyện, sự tự thân phát triển. Rồi mai em tôi có còn cần đến chúng tôi, có cần sống chung, có còn muốn hỏi tôi cái câu đã làm tôi rất cảm động lúc nảy không. Tôi lay nhẹ bờ vai em,
“Em vào trong đi để anh viết tiếp.”
Cô em tôi như vừa được tiếp thêm sức mạnh.
“ Để em phụ với. Em đánh máy bài cho anh nhe. Em sẽ tìm mượn cái máy đánh chữ, nhe anh?”
Long Vân nhanh nhẩu và vui hẳn lên. Nàng lắc lắc cái đầu, chúm chím mỉm cười với tôi. Mọi sự việc như muốn dừng lại. Tôi cố tìm cách để tự trấn tỉnh.
“OK, em sẽ làm thư ký cho anh.”
“Anh hứa rồi nhe!”
Long Vân vừa chu mỏ vừa ôm ngang hông của tôi, tựa má vào lồng ngực đang nóng như một bếp lò than đá của tôi.
“Vân nè! tối rồi em đi ngủ đi. Nếu ba hay em còn thức, ba rầy anh đấy.”
“Ủa! em làm thư ký cho anh mà.”
“Nhưng em còn phải lo bài vỡ. Sáng mai em đi học sớm mà?”
“Em phải thức khuya với anh. Em học bài rồi mà. Biết em làm phụ cho anh, ba còn thương em hơn nữa cho mà coi.”
“Con gái không được thức khuya quá. Mặt nổi mụn xấu lắm.”
Long Vân choàng hai cánh tay qua vòng bụng tôi. Nàng đu đưa người sát vào người tôi. Tóc loà xoà, nàng phải hất mạnh ra sau để nhìn thấy tôi và nàng thở mạnh lên gương mặt của tôi. Phụng phịu nàng đáp lời tôi,
“Em có sợ xấu đâu. Em chỉ sợ anh không thương em thôi!”
Tôi phải nghĩ ra cách để khiến nàng đi ngủ thôi vì tôi không biết Ba Năm nghĩ gì khi thấy chúng tôi như thế này. Mọi người nghĩ sao khi một cô em tuổi 16 ôm eo của người anh trai, nũng nịu như thể nàng đang tư tình với người yêu vậy.
“Ngày mai anh mới có việc cho em. Anh đang đọc lại một vài phần quan trọng lắm. Em ngoan đi nhe rồi anh thương nhiều hơn nhe.”
Tôi thật nhẹ nhàng hôn lên trán nàng trong khi nàng nhắm nghiền mắt lại. Rươm rướm nước mắt vì hạnh phúc- tôi nghĩ thế, nàng bóp chặt hai bàn tay tôi.
“Anh không được thức khuya quá nghe anh. Good night anh.”
Long Vân bỏ tay ra, quyến luyến, liếc mắt nhìn tôi, bước đi chầm chậm như thể nàng chia tay tôi để lên tàu đi đâu xa nhà hay lên xe hoa vậy.
Thật ra tối hôm ấy tôi không đọc được gì cả. Thật ra tối ấy tôi không có một good night như Long Vân đã chúc tôi. Tôi tự hỏi rồi mai đây thể nào Vân cũng biết rằng tôi với nàng không phải là anh em huyết thống. Tôi tự hỏi liệu em sẽ gần gủi với tôi hơn hay em giận Ba Năm, giận tôi vì chúng tôi đã giấu diếm em sự thật.
Hai anh em tôi có thể làm cho ba tôi quên mất cái tuổi già mà cũng có thể làm ông già nua hơn. Ông có thể phần nào quên đi cái quá khứ đáng buồn nhưng cũng có thể canh cánh trong lòng cái tương lai đáng lo. Tôi sắp tốt nghiệp. Long Vân vào đệ nhất cấp. Ba Năm đang già nua hơn. Ngày ngày Ba Năm càng tỏ ra vui vẻ nhưng trầm tư hơn. Ngày ngày Ba chúng tôi càng có vẻ tập trung với các bài tập, bài dịch, bài viết và bài soạn cho lớp ba đi dạy kèm. Ba đã ngưng các chuyến đi buôn tự lúc nào. Trong xóm tôi lúc này, cha con tôi được rất nhiều sự kính trọng yêu quý. Hai cha con tôi đang cố xây cho Long Vân một cái tổ ấm- rất ấm áp, yên bình- quá đổi yên bình- và với đầy ắp tình thương. Hai cha con tôi không ai bảo ai, không ai thắc mắc điều gì người kia làm. Hai cha con tôi như thuyền trưởng, thuyền phó cùng nhau lo lèo lái một con thuyền nhỏ với chỉ có ba người trên đó. Sóng gió có thể đến bất cứ lúc nào. Tai họa có thể ập đến lúc nào. Mà hai người lèo lái con thuyền này đâu hề có chút kinh nghiệm nào đâu. Ba Năm thỉnh thoảng có vẻ lo lắng khi mà ông nhìn thấy Vân ngày càng mau lớn. Tôi cũng nhận ra rằng tôi có cái cảm giác ngày càng khác thường mỗi khi tôi ôm em hoặc hôn lên tóc, lên má cô em khác mẹ, cùng một người cha nuôi, sống trong cùng một mái nhà.
Con thuyền của chúng tôi đang đi về đâu? Hai anh em sẽ ra sao? Ai sẽ chăm lo cho mẹ tôi? Nếu tôi phải lo cho mẹ, ai sẽ lo cho Ba Năm và Long Vân đây?
10
Ngay hôm sau đó, Long Vân mang về nhà cái bàn máy đánh chử cũ kĩ, nhưng còn xử dụng được. Em bắt đầu đọc các chương tôi đã viết lại vào một quyển vỡ mới.
Tiếng gỏ trên từng phiếm không đều nhau khiến tôi có lúc hơi bực mình nhưng cái giọng điệu của Long Vân khi em hỏi tôi khiến tôi vui vui. Em nói rằng em sẽ đánh máy tất cả tài liệu và sau khi hoàn tất cuốn tiểu luận cho tôi em chỉ xin tôi đưa em về Rạch Giá thăm mẹ tôi. Em ước ao có một người mẹ như mọi người trên thế gian này. Còn tôi chỉ mong ước sao có một người vợ hiền để làm dâu tốt cho mẹ tôi thôi.
Chúng tôi quả là hai con người đơn giản. Hai anh em tôi có những mong muốn đơn giản. Hai đứa tôi có hai trái tim đơn giản nhưng chúng chứa hai dòng máu ấm khác nhau về nhiều thứ. Dòng máu ấy đã khiến tôi trưởng thành, vượt qua nhiều trở ngại, vượt qua nhiều điều chính tôi không lường trước được. Vân có một dòng máu ấm áp nồng nàng như bao người phụ nữ khác và Long Vân đang muốn hoà trộn hai dòng máu lại với nhau.
“Anh Thành ơi! Anh có yêu ai bao giờ chưa?”
“Có chứ. Yêu nhiều lắm đó.”
“Ai vậy anh. Người đó chắc đẹp lắm há?”
“Đâu có đẹp, đâu có xinh mà cũng đâu có tóc dài, mài cong như em vậy đâu.”
“Vậy sao anh thương người ta được chứ?”
“Vậy em cho rằng chỉ có người xinh đẹp mói được yêu thương sao?”
Long Vân tròn xoe hai mắt:
“Chứ còn gì nữa?”
“Chứ còn gì nữa?”
Tôi ngưng viết, nhìn thẳng vào mắt em, hai hột nhản đáng yêu:
“Ai cũng đáng được yêu hết. Tình yêu giống như không khí ta hít thở vậy. Không có tình yêu, người ta chết ngạt đấy.”
“Vậy Ba có tình yêu không?”
“Ba yêu thương hai anh em mình.”
“Ba yêu thương hai anh em mình.”
“Ý em là ba có người yêu không đó?”
“Hôm nào em hỏi ba xem.”
“Còn anh? Anh yêu ai vậy?”
Tôi phì cười gục gặt cái đầu. Tôi thấy vui vui khi trò chuyện với em.
“Anh Thành! Ai vậy anh?”
“Thì mẹ anh chứ còn ai nữa. Không có ai được anh yêu cả.”
“Vậy còn cô Hằng thì sao?”
Tôi giật thót mình, không ngờ Vân hỏi tôi như thế này.
“Anh làm sao biết được!”
Tiếng tằng hắng của Ba Năm làm hai đứa tôi nín bặt.
“Khuya rồi hai đứa đi ngủ đi. Ngày mai để ba phụ đánh máy với con. Long Vân nhớ bắt muỗi trong mùng của anh hai con nghe.”
“Dạ.”
Hai đứa tôi đồng thanh trả lời, cùng một lúc thụt đầu rút cổ như hai con rùa. Tôi đứng lên tắt đèn và Vân đứng ngay lên, nắm tay tôi chặt như đứa em nhỏ sợ bị lạc trong một đám đông người. Vân kéo tay tôi ra tiến về phía sau nhà, qua một tấm ván carton cũ. Có một bức màng kéo làm căn phòng của Vân. Giường của tôi cách một cái tủ quần áo nhỏ bé mà tôi năn nỉ xin cậu Doãn và chở từ Đà Lạt về. Vân vừa bật đèn ngủ xong vừa đưa một ngón tay lên hai môi chúm chím ra dấu hiệu cho tôi im lặng. Nàng bỏ mùng xuống. Tôi đứng tần ngần bên ngoài. Loay hoay trong phút chốc, Vân ra dấu cho tôi chui vào mùng. Em nhỗm người lên tìm các con muỗi đã còn sống sót từ tối hôm qua. Nghe lời ba, em muốn đập chết các con muỗi đã cắn tôi tối hôm qua. Em cũng có thể đánh chết các con gì khác con người nào khác kẻ nào làm hại, làm phiền tôi. Em tấn mùng cho tôi thật thẳng tắp.
Trở về giường, ghì cái gối ôm vào lòng, em vẩy tay nhoẻn miệng cười với tôi:
“Giờ anh ngủ yên được rồi nhưng đêm nay anh sẽ mơ thấy ai?”
Tôi nói thật khẻ vì tôi ngại ba Năm nghe được:
“Thì em chứ còn ai nữa?”
Long Vân nhỗm ngồi lên, xoả tóc trên mặt:
“Anh nói vậy chứ ai mà biết?”
“Anh còn mơ thấy nhiều người lắm, Ba Năm, má ruột của anh, em trai, chị của anh. Mà em hỏi chi vậy? Thôi đi ngủ đi mai em còn đi học.”
“Ngày mai chủ nhật mà.”
“Ba rầy anh đó.”
Vừa nói xong, tôi vội chạm tay Vân đang nhổm người về phía mùng của tôi. Tôi muốn hôn lên tóc em đang loà xoà. Qua ánh sáng từ ngọn đèn ngủ, tôi thấy được một giọt nước mắt trên má náng tự lúc nào. Tôi như phải kéo đầu em tựa vào đầu tôi. Vổ nhẹ lên tóc em, vuốt vuốt tóc em tôi muốn vổ về em như nàng là cô em ruột thịt đang có chuyện buồi tủi, đang rất cần ông anh an ủi.
“Anh thương và hiểu em mà. Nhe, ngoan nhe, anh thương nhiều hơn nhé.”
Vân quẹt nước mắt, cố nhoẻn cười mà miệng còn méo mó.
“Em sợ mất anh và Ba lắm.”
“Anh hiểu mà. Anh cũng sợ như vậy.”
Long Vân cố gắng vén mùng lên để vẩy tay với tôi, một cái vẩy tạm biệt.
Đêm ấy tôi trằn trọc rất khó ngủ. Ai đó có thể rất khó có được một mái gia đình như thế này dẩu cho có cố gắng đến mấy đi chăng nữa. Khó cho tôi khi mà tôi phải gìn giữ nó. Ba Năm còn muốn thấy hai đứa tôi thành nhân, thành gia thất. Tháng sau tôi bảo vệ đồ án tốt nghiệp. Từ đó tôi coi như đi được nửa đường. Vân còn rất nhiều điều phải lo, phải vượt qua, phải đạt được….
Em đâu biết rằng lúc nào tôi cũng muốn được lo cho em nhiều chuyện khác. Em không thể tin rằng trong tim tôi, em có một chổ rất lớn và ngày càng lớn dần lên kể từ khi tôi về nhà này làm con nuôi của Ba Năm, kể từ ngày đầu tiên tôi gặp nàng.
Tôi chỉ thiếp đi khi nghe tiếng xe ba gác máy ở đầu hẻm nổ rất giòn tan, một báo hiệu khá chính xác 3 giờ sáng.
Mỗi khi tôi có bạn đến chơi, Long Vân tỏ ra không vui. Nàng gây cho tôi một cảm giác không thoải mái khi trò chuyện tiếp bạn tại nhà. Mấy đứa em của cô Hằng và chính cô ấy chắc nhận ra được sự ganh ghét của Vân và họ như có vẻ trêu chọc cho đáng đời cô em của tôi nữa chứ. Em đã làm những gì em hứa- đánh máy toàn bộ đồ án tốt nghiệp cho tôi. Em cũng đã làm rất tốt lời căn dặn của ba tôi- hàng đêm bắt muỗi cho tôi. Tôi cũng phải làm cái điều mà nàng mong muốn- hôn lên tóc nàng. Tôi không rỏ nếu ba tôi nghỉ sao thấy được lúc tôi hôn em nhưng tôi biết rỏ là không một phụ nữ nào không tị hiềm. Hằng, cùng lúc đó, tỏ lòng thích mến tôi hơn. Cô gửi thư cho tôi rất đều đặn. Cô ta thường viết về niềm vui khi có tôi, trò chuyện với tôi và nghe tôi chơi đàn. Ao ước của Hằng cũng là điều Long Vân ao ước. Cả hai có chung một điều: thương mến tôi. Cả hai có một điều khác biệt: cách của họ hiểu tôi, cách của họ khiến tôi thật sự hạnh phúc. Tôi như thể một ông thầy giáo người có hai cô học trò thân thiết. Cả hai cô cùng muốn chiếm một phần lớn trong tình cảm của ông thầy trẻ. Cả cùng âm thầm muốn đấu với nhau- một trận quyết tử. Qua ánh mắt của cả hai, tôi biết họ nghỉ sao về tôi. Nhưng qua cách của tôi đối với họ, họ có thể hiểu lầm con người tôi. Tôi thật sự đã kể cho họ nghe không đầy đủ lắm về gia đình, tôi điều mà tôi thấy ngượng ngùng, e dè mỗi khi định thố lộ. Sự đổ vỡ của gia đình tôi là một bài học quá lớn đối với tôi. Hằng có thể khá ngây thơ khi nàng thắc mắc cái lý do khiến ba nàng rời bỏ bà mẹ xinh đẹp duyên dáng của nàng. Tôi không quan tâm về nhan sắc về học lực nhiều bằng cái sắc xảo, tinh tế, hết lòng của họ trong việc chăm sóc mẹ tôi một khi họ thành một phần đời tôi. Em trai tôi không thể nào làm được chuyện nuôi dưỡng mẹ tôi. Hai bà chị tôi cũng đã không thể đảm đương được rồi. Tôi, chỉ có tôi, phải chọn một người bạn đời kẻ phải là người con dâu tốt cho mẹ tôi. Hai cô “học trò” dể thương này không hề hình dung cái đáp án tôi đã soạn ra và cả hai có thể cùng thi rớt. Hằng rất hồn nhiên hạnh phúc khi mà nàng đang sống với nhiều thứ- trừ một người cha. Nàng đang rất cần một thứ quan trọng: tình yêu. Long Vân đang thiếu nhiều thứ. Nàng xem tôi như người cứu hộ duy nhất nàng có thể tìm thấy trên biển cả mênh mông tăm tối- không rỏ nơi nào là bến bờ. Nếu tôi phải nói gì với họ về tôi, tôi chỉ có thể nói rằng:
“Anh cũng bao nhiêu người đàn ông khác. Cũng giống như họ, anh có những dục vọng thấp hèn, những ham muốn thông thường. Nhưng khác xa với họ, anh có một tình yêu thương mẹ âm thầm xâu sắc và cao thượng. Anh là người thèm được thấy mẹ mình hạnh phúc khi sống chung. Niềm hạnh phúc mẹ anh có được cũng đúng là niềm hạnh phúc của anh. Nhớ là đừng màng tới anh nhiều bằng mẹ anh đấy!”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét