Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

CHA NUÔI 13-14

“Vốn ít học, ba chỉ còn cách tìm một nghề thích hợp để kiếm sống. Ba học nghề may và thành thợ chánh cho một hiệu may lớn ở Cần Thơ.”
    Chầm chầm nhìn ly cà phê đen nhánh, xoay xoay cái muỗng trong hai ngón tay dài thon đẹp, gầy guộc, ba Năm hớp một ngụm nhỏ rồi đặt cái ly xuống bàn một cách nhẹ nhàng như thể ông đang nhẹ nhàng mở toang cái cánh cửa đời ông ra.
     “Với các sáng kiến, may nhái hàng cataloge thời trang có tiếng lúc bấy giờ, ba có hai thứ và chúng làm thay đổi đời ba. Ông bà nội nuôi đâu có lo cho ba chu toàn nên ba phải tự bương chải lo thân thôi. Có lương khá, ba xắm được một xe Honda đời 66 màu đỏ rất tuyệt. Có một khách hàng rất trung thành, một nữ sinh, đẹp gái, đẹp nết, yêu thương ba hết mực. Cô ấy hiểu và quý ba hơn ai hết. Thường chở cô ta đi học và đi chơi những ngày cuối tuần, nhưng ba chưa bao giờ dám đến nhà. Gia đình của cô ta không coi ba như là người xứng đáng nên ba chỉ lén lúc hẹn hò với nàng. Ba tự trách cho cái thân phận của mình và muốn tìm cách chứng minh. Ba cật lực may, sáng tác các kiểu mới, và rất đúng hẹn. Càng làm giỏi, ba càng được cô ấy và ông chủ tiệm thương quý. Trong lúc đang may đồ hoặc khi nửa đêm thức giấc, ba hay dặn lòng:
“Bàn tay này, trái tim này có thể làm thay đổi mọi thứ. Tại sao không nhỉ? Nếu nàng thương ta, nếu ông chủ tin dùng ta, tại sao ta không tính đến một tương lai tốt đẹp hơn chứ?”
    Mới học xong lớp đệ tam, nàng đã có nhiều theo đuổi. Một trong số người làm cái đuôi theo nàng là ông Tân- kẻ có bề thế và lõi đời nhất ở Cần Thơ. Hắn mua chuộc, lấy lòng mọi người trong nhà nàng. Hắn có nhiều kinh nghiệm chinh phục và hắn thật sự mê say cô ấy. Hắn khéo che đậy hai lần hôn nhân trước của hắn nhưng hắn lộ rỏ cái ý muốn cưới nàng linh đình để vừa lòng ba má nàng. Chán ghét con người giả dối ấy, nhiều lần này định bỏ học để trốn đi theo ba lập nghiệp ở một xứ lạ nào đó, một hóc hẻm nào đó.
Nhiều lần cô ta thì thầm với ba,
“Em nghe lời trái tim em thôi và em đã chọn anh là người để em trao thân rồi.”
Ba hiểu ý của cô ta nên đã cố thuyết phục nàng:
“Em có rất nhiều thứ để gìn giữ. Anh chẳng đáng gì để em phải bất hiếu với cha mẹ. Anh mồ côi sớm nên anh rất quý hai tiếng gia đình. Em cố bình tâm lại đi.”
Thuý Liễu- hoa khôi của trường Đoàn Thị Điểm- yêu thương một chàng thợ may nghèo, mồ côi, ít danh giá, với một tấm chân tình. Ba thấy mình không xứng đáng và chính ba đã định bỏ đi mấy lần. Ông chủ tiệm nhờ quen biết và tiền bạc đã lo cho ba hoản dịch gia cảnh vì nửa phần để giử người thợ giỏi, nửa phần kia để giúp cho ba có một tương lai sáng sủa hơn.
Không có ai cho không ai một điều gì cả. Ông ta cũng có ý bắt ba ở rễ. Cô gái út được mẹ nuông chìu, bỏ học sớm, luôn luôn khiến cho ổng nơm nớp lo sợ. Ông ta chìu ba và rất muốn ba thân mật với cô ả. Ba thiệt tình không biết phải làm sao đây cho tròn hai bên.
Tôi đang cố nhớ tình tiết câu chuyện nên tôi cất tiếng thản nhiên hỏi,
“Ba thương cô nào nhiều hơn vậy ba?”
“Không cô nào cả. Thân mồ côi mồ cút, có vợ khá giả về để nó khi dể mình sao chứ? Ba chỉ muốn một người vợ hiền hậu con nhà ngèo, cùng cảnh ngộ thôi.”
Tôi, vừa rót trà cho hai ly cà phê uống xong, vừa nảy ra một ý để hỏi ba tôi:
“Sao hồi đó ba không về một vùng quê nhỏ nhỏ nào đó, mở tiệm may, cưới vợ, rồi lập nghiệp ở đó luôn?”
“Thì ba cũng nghĩ như vậy đó, nhưng…chuyện đời thật khó lường.”
Ba Năm bất ngờ gọi vài điếu thuốc lá. Tôi muốn cản ba tôi hút thuốc lại nhưng tôi lặng thinh chờ ông ta châm thuốc và tiếp tục câu chuyện.
“Sau một bửa tiệc gia đình tại tiệm may, ba bị ông chủ chuốc rượu đến say mèm. Hừng sáng hôm sau, ba bị ông chủ kêu dậy khi đang nằm trên giường với cô con gái út của ổng. Ông ta biểu ba chấp nhận mọi chuyện để tuần sau ông làm đám hứa hôn cho. Không bao lâu sau, ba mới vở lẻ là cô ấy đã có bầu trộm với nhân tình. Họ đã lừa gạc ba. Người ta đưa ba ra làm bình phông. Ba không dám nói gì hơn là chỉ lặng lẻ trốn khỏi tiệm, tình nguyện đi lính và…”
Ba tôi hút thuốc như một thanh niên lịch lãm, trải đời và đang có nhiều tâm trạng. Tôi đi nhẹ nhàng vào trong quán để xin thêm một bình trà mới. Chờ tôi ngồi xuống, rót trà xong, với cái giọng khàn khàn đi vì thuốc lá, hơi khác thường vì vấn đề này rất khác thường, ba Năm kể tiếp:
“Khi ở trong quân trường, không chịu nỗi sự cô đơn khốn đốn, ba tìm cách liên lạc với Thuý Liễu. Nàng đã đến thăm ba vài lần và… đã thất thân với ba.”
Tôi như bị một cú đánh lén bất thình lình trong bóng tối. Ba Năm của tôi…
“Liễu cho ba hay là nàng có thai với ba nhưng nàng sắp phải ưng ông Tân nếu không muốn ba má nàng vỡ nợ.”
Tôi chợt hiểu thêm ra chuyện đời và cảm thấy thương người cha nuôi của tôi hơn bao giờ hết. Đàn ông có lúc vừa là kẻ đi xây lại vừa là người đi phá. Có khi họ khôn ngoan như một nhà hiền triết hay khoa học gia nhưng có lúc họ lại ngu ngơ khù khờ như thằng những thằng dốt đặt cán mai. Cái gì tôi hiểu biết có khi không đủ để đặt vào cái bóp đầm của một quý bà quý cô nào đó. Cái nóng bỏng tốt đẹp trong lòng tôi có khi không đủ để cho ai đó nhóm lửa hay mồi một điếu thuốc lá. Cái ao ước mơ mộng của tôi đôi khi chỉ làm cho ai đó phì cười. Cuộc đời của ba tôi đã bị bóp méo, vo tròn, bị ném đi, bị quẳng xuống nước do hai người đàn ông: Ông Tân- kẻ chiếm đoạt người yêu ông- Thuý Liểu và kẻ kia là ông chủ tiệm may- người ép ông lấy cô con gái út hư hỏng. Giờ đây, Ba Năm của tôi, bằng xương bằng thịt, đang ngồi đây trước mặt tôi, trở nên rất gần với tôi. Cuộc đời của ba Năm tôi lại có thể bị thay đổi do chính tôi- người ba tôi rất thương yêu tin tưởng. Người thuyền trưởng- ba Năm và tôi- thuyền phó sắp vượt sóng to, vượt qua cơn bảo táp vì tôi đang gặp rắc rối và em tôi- Long Vân đang tuổi lớn khôn.
Ba Năm gằn giọng hỏi tôi:
“Cô Hằng và con có gì với nhau tối hôm qua không?”
 “Dạ không ba ơi. Cô ta chỉ nằm kế, ôm con, hôn con vậy thôi.”
   “Ba sẽ qua nhà để nói chuyện với má của cô Hằng. Con hẹn với họ là 8 giờ sáng mai ba đến.”  
Chúng tôi mỗi người một suy tính. Tôi thay ba Năm làm bếp trong lúc ông ấy đăm chiêu suy nghĩ. Long Vân đi học về mà không chào hỏi tôi một tiếng. Bửa cơm trưa hôm ấy thật nhạt nhẽo. Tôi thấy mắt của Vân đỏ hoe. Tôi thấy ba tôi già thêm đi mấy tuổi. Tôi bổng thấy mình là một kẻ dại khờ, đáng tội. Căn nhà nhỏ êm đềm của chúng tôi hôm ấy bổng trở thành một nơi xa lạ, một vùng biển mà cả ba người trên ba cái ốc đảo cách nhau, không ai hiểu ai, không ai buồn nói gì với ai. Tối hôm đó, không có ai màng đến mấy con muỗi. Ngày bổng nhiên dài hẳn đi. Đời bổng nhiên thành vô vị, vô nghĩa.

                                                             14    
    Ba Năm chọn một bộ sơ mi mới và đẹp nhất. Chiếc cravat cùng gam màu làm ông có vẻ trang trọng hơn. Tôi đánh sơ lại đôi giày da mà ba tôi thỉnh thoảng mới mang. Ông đứng ngắm mình ít phút trước tấm kính. Nắn chỉnh lại cái cravat, xoay xoay cái nút măngsết, ba tôi ra hiệu cho tôi dắt xe đạp ra cửa.
    Mọi người trên đường đều hối hả, trừ tôi ra. Tôi muốn đường đến nhà cô Hằng dài hơn ra để tôi lấy lại bình tỉnh, để tôi tìm ra câu gì hay để nói họăc ý hay để viện dẩn, trả lời. Ba tôi không nói gì. Tôi cũng chẳng có gì để nói. Lâu trước đây, ba tôi đã tự phải đối mặt với ông chủ tiệm- ba của cô gái, người đã nằm trên giường với ông. Nay ba tôi đối mặt với bà mẹ của cô gái trẻ- người nằm chung giường với tôi. Tôi nay có một người cha. Trước đây ba tôi có một thân một mình. Tôi thấy yên tâm hơn và rồi chúng tôi cũng đã đến trước cửa nhà của cô Hằng.
     Người gíup việc mở cửa và mời chúng tôi vào trong nhà. Ba tôi đường bệ bước lên bậc tam cấp và đủng đỉnh ngồi xuống cái ghế salon bọc da đen tuyền, bóng loáng. Tôi ước phải chi mình được hiên ngang tự tin như vậy. Ba Năm ra hiệu cho tôi ngồi xuống. Ông nhìn quanh căn phòng khách. Khi mắt ông dỏi nhìn kỷ tấm ảnh bán thân treo trên tường, tôi nói vừa đủ cho ông nghe:
“Đó là ảnh của mẹ cô Hằng đó ba.”
Ba tôi không trả lời nhưng đứng bật lên, tiến đến gần, rất gần tấm hình. Ông ta nghiên đầu nhìn ngắm khi tôi nghe có tiếng tằng hắng của người giúp việc.
“Mời ông và cậu dùng nước ạ.”
Tôi cám ơn bà giúp việc trong lúc ba tôi cứ đứng yên bất động.
Có tiếng nói thanh tao trịnh trọng vang lên: 
“Chào ông Năm!”
Ba tôi hơi giật mình, quay người lại, run giọng hỏi:
“Thuý Liễu phải không?”
“Anh Hùng!”
Hai người tiến đến gần, nắm tay nhau. Bất ngờ bà Liễu ôm chầm lấy ba tôi, khóc nức nở. Ba Năm xoa nhẹ trên lưng bà Liễu, nghiên đầu tóc muối tiêu lên mái tóc uốn dợn chải chuốt óng mượt của bà. Họ đứng ôm nhau không bao lâu bổng bà Liểu hỏi ba tôi:
“Thằng Thành là con của anh hả?”
“Tôi nhận nuôi nó mấy năm nay. Còn con Hằng là…?”
Ba tôi khoát tay ra hiệu cho tôi ra ngoài. Tôi còn nghe thấy tiếng của bà Liễu vừa khóc vừa giải thích với ba tôi:
“Em đã bị ông Tân dụ dỗ, tấn công. Em đâu có ngờ đó là con của ổng đâu. Đừng hiểu lầm em. Em đã không biết tìm anh ở đâu. Em khổ lắm.”
Ông đở bà ngồi xuống salon. Vuốt tóc bà, ba tôi nhìn thẳng vào mắt bà Liễu hỏi rất thẳng thắn, ngắn gọn:
“Có chuyện gì vậy? Ông Tân bỏ mẹ con em hồi nào. Hắn đối xử với em thế nào?”
Bà Liễu chậm nước mắt,
“Ổng bỏ mẹ con em 15 năm nay rồi, không hề thăm nom thằng út. Em đã rước ba má lên này sống được vài năm rồi ông bà lần lượt bỏ em ra đi.”
“Thôi được rồi. Chuyện gì xảy ra với hai đứa nhỏ vậy?”
Bà Thuý Liểu hơi mất tự tin:
“Hằng kể với em là vì nó thấy cậu Thành say quá nên đã liều đưa vô phòng. Hai đứa ngủ chung trên giường. Em không biết chắc chuyện gì nữa. Em lo quá nên mới biểu Thành kêu ông già lại cho em nói chuyện.”
“Tôi tin thằng con tôi. Nó lành tính lành nết. Nếu tụi nó thương nhau thì mình tính tới. Còn chuyện dĩ lỡ như vậy là tại cả hai đứa nó. May là không có chuyện gì bậy bạ. Không có ai bên ngoài hay biết gì hết. Tuần sau nó có quyết định tốt nghiệp. Hai cha con tôi bây giờ quay ra lo cho đứa con gái, mới mười sáu tuổi.”
   Tôi thẹn thùng vào chào bà Liễu để về trước vì ba tôi nhận lời đi ăn trưa với gia đình của cô Hằng. Tôi biết Long Vân rất giận tôi nhưng tôi vừa có một dịp tốt.
Tôi ghé chợ mua thêm ít rau cải và chạy nhanh về để nấu cơm. Tôi chờ em tôi như mẹ chờ cô con gái nhỏ đi học về. Quá giờ cơm rất lâu rồi mà em tôi cũng chưa thấy về. Tôi phóng xe đến trường em khi có một số học sinh đang đến học buổi chiều. Tô chạy đến nhà cô Hằng và nghe nói rằng cả nhà đi chưa về. Tôi mất thần hồn, hoang mang hoảng sợ khi về đến nhà cũng không thấy Vân đâu. Chưa bao giờ em tôi đi đâu mà không xin phép ba Năm cả. Chưa bao giờ em la cà chơi với ai sau giờ học tại trường cả. Bối rối quá tôi nhờ một vài thanh niên trong hẻm chạy đi tìm. Tôi nhớ ra chuyện bắt cóc hay dụ dổ gái vị thành niên. Tôi nghỉ đến việc Long Vân bỏ nhà không về nữa. Tôi lại mong sao em theo một bạn học thân thiết trong lớp về nhà chơi cho đến chiều mới về. Tôi tự trách mình đã không phân trần với em để khiến em phải oán giận tôi, khiến em muốn ruồng bỏ gia đình. Nếu có chuyện gì xấu xảy ra với em, chắc tôi phải ân hận suốt đời. Ba tôi chắc không bao giờ tha thứ cho tôi.
     Thầy Cô giáo dạy Vân sáng hôm đó đều cho biết em có đi học như bình thường.
Người bạn học ngồi kế em kể rằng Vân có vẻ quá buồn và cho biết rằng Vân không muốn đi học nữa. Tôi viết tờ tường trình tại đồn công an phường và trả lời các câu hỏi, các nghi vấn của họ. Ba Năm tôi thẩn thờ như kẻ mất hồn. Bà Liểu dắt ba cô con gái đến thăm và động viên ba Năm tôi. Những người hàng xóm thân thiết đều đến hỏi han chúng tôi. Không ai biết rỏ nguyên nhân xâu xa của sự tình trừ Bà Liểu, cô Hằng, ba Năm và tôi. Tối hôm đó chúng tôi không có ai ngủ vì không có tin gì về Long Vân cả. Công an phường có điện khắp thành phố và cử người đi thám thính các khu vực họ nghi ngờ. Tôi không dám nhìn mặt ba tôi. Hằng chỉ lén nhìn tôi ái ngại. Đời có khi là một chuổi dữ kiện không có ai lừơng trước được hay tránh né được. Tôi dặn lòng rằng tôi sẽ không bao giờ mất tự chủ thêm một lần nào nữa, sẽ không bao giờ uống rượu bia thêm một lần nào nữa.
    Đến lúc hừng sáng bà Liễu chào về thì cũng là lúc Long Vân lững thững bước vô nhà. Rất phờ phạt, hốc hác, em loạng choạng ôm vố lấy ba tôi nất nghẹn. Ba Năm và bà Liễu dìu em vô buồng trong khi tôi đứng bất động như bị trời trồng giửa nhà. Tôi không bết phải làm gì nói gì. Tôi không còn biết tôi là ai nữa. Tôi không tin vào mắt tôi cái gì tôi vừa nhìn thấy, vào tai tôi điều gì tôi nghe thấy. Tiếng khóc, tiếng xuýt xoa của bà Liễu có thể giúp tôi hiểu một phần nào chuyện xảy ra với Long Vân- một con chim quý nhất trong vườn thượng uyển mà ông Vua- ba Năm tôi- không muốn đánh đổi với bất cứ một thứ quý báu nào trên thế gian này. Từ ngày gặp tôi trên Bảo Lộc ba năm trước đến nay, ba Năm chỉ muốn một điều: Long Vân được tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn, an toàn hơn. Với ba Năm, em Vân là tất cả. Tôi là người con nuôi mà ba Năm muốn làm anh của Vân, thương yêu bảo vệ Vân. Tôi, thằng thanh niên mất tự chủ một buổi tối, đã khiến em Vân lâm vào cớ sự này.
“Con bé bị làm nhục rồi.”
Ba Năm nói nhỏ với tôi với hai hàm răng nghiến lại, hai nắm tai như muốn bóp vỡ trái tim tươi sống của từng thằng khốn nạn đó.
Tôi thấy trời tối sầm lại. Tôi thấy run rẩy như đang đứng trước vành móng ngựa khi nghe một án chung thân. Tôi muốn thét la lên thật lớn. Cuối cùng, tôi chỉ thốt lên hai tiếng:
“Trời ơi!”  

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

CHA NUÔI 11- 12

      Khi Hằng khi mời tôi dự sinh nhật, cô ấy đồng thời mời tôi đi dự tiệc khánh thành cái shop đồ lưu niệm của cả nhà. Ba Năm của tôi không có ý kiến gì nhưng với Long Vân thì ngược lại.
      Thấy cô Hằng tươi cười đến và tấm thiệp nhỏ tôi cầm trên tay khi tôi tiển cô ta về, Long Vân thừa hiểu có việc gì sắp xảy đến rồi. Nàng lộ vẻ buồn bả và không muốn nhìn thẳng vào mặt tôi. Tôi bổng trở thành kẻ dại khờ không biết làm sao để hoặc chối từ không đến tiệc sinh nhật của cô Hằng hoặc làm cho cô em tôi hết giận dỗi. Từ rất lâu nay, tôi đọc được nỗi ganh tị trong ánh mắt của Vân. Giờ đây, Long Vân lộ rỏ một báo động rằng nàng không muốn tôi thân thiết, tiếp xúc trò chuyện với bất cứ ai trừ nàng ra. Tôi hoang mang lo sợ. Tôi đang có cái mà nhiều người thèm muốn, cho nên tôi phải cố mà gìn giữ. Tôi lâu nay luôn lo sợ sự mất mát dẩu cho là rất nhỏ nhặt, vì tôi vốn đã mất mát những thứ quá lớn lao rồi còn gì. 
     Tôi thật không có chuẩn bị tinh thần cho cái loại tiệc tùng, với những lời chúc tụng, nâng ly, khen tặng như thế. Tôi chưa hề biết chén trà chén rượu với ai. Tôi ngại ngùng lạc lỏng trong các đám tiệc. Hồi tháng rồi trong một sinh nhật của cô em kế của Hằng, Thuý Nga, cô ấy và Hằng mời tôi hai ly Champagne. Nể tình tôi đã uống cạn và phải ngồi nghỉ lại khá sau tôi mới có thể đạp xe về. Hằng phải xoa trán cho tôi, xức dầu trên cổ cho tôi trong khi mấy mẹ con kéo lên lầu để cho hai đứa tôi riêng tư. Cô ta chăm sóc tôi như thể một người vợ trẻ lo cho ông chồng hiền lần đầu tiên say rượu. Cô đã thật tự nhiên với tôi như một cô em ruột lo cho ông anh bị quá chén khi trong nhà không còn có ai. Cô ta lau mặt, cởi áo sơ mi của tôi một cách tự nhiên như cách cô ta thừơng làm khi tắm cho đứa em út hay thay đồ cho các em trong nhà. Nàng đã làm tôi tin rằng mọi thứ đều có thể xảy ra.
 Vốn dĩ không có cha, Hằng phải giúp mẹ chăm sóc các em của nàng. Hằng hơn tôi rất nhiều thứ. Mẹ và các em chung quanh nàng như một hàng rào đẹp đẻ làm tăng cái duyên dáng độc đáo của ngôi biệt thự- Thuý Hằng. Mẹ và em nàng làm cái chổ dựa lưng khi nàng mệt mỏi, buồn bả. Nàng nhắm đến cái đích gia đình như một thợ săn biết mình làm gì khi đi săn. Gia đình nàng là một ngọn núi, đám mây, một cánh rừng to lớn che cản các cơn bảo táp, nắng gió. Cái mà tôi hoàn toàn không có. Là một cô giáo trong một trường trung học có tiếng ở Sài Gòn, cô ta hơn tôi ở nhiều khía cạnh cá nhân. Hoàn cảnh của nàng tạo cho nàng lòng tự tin, tính dạn dĩ, cái thu hút và hơn trên hết là cái hiểu biết chuyện người lớn. Cái cảm giác được chăm sóc, được gần gủi đụng chạm da thịt đó rất là nhân bản, rất ý nghĩa với cả nàng và tôi- người chăm sóc, kẻ được chăm sóc.
     Long Vân thì khác xa so với Hằng. Em rụt rè, ngại ngùng như một cô gái mới quen tôi. Em như một mầm xanh mới trong cánh rừng nhiệt đới với nhiều loại thực vật, sinh vật, nhiều mầm bệnh, nhiều mối hiểm nguy. Ba Năm và tôi như là hai cái cái giàn che cái cây con, cái nhân tố non nớt dể bị tồn hại đó. Đời có nhiều điều tốt xấu, lợi hại. Người cũng có nhiều loại tương tự. Long Vân lớn lên không có sự chăm sóc của mẹ. Long lớn lên trong vòng tay của Ba Năm, người đàn ông vốn thiếu thốn khổ sở, nhiều bất hạnh, mất mát. Việc có tôi là một điều hạnh phúc nhất đối với ông và cũng là với Long Vân nữa. Long Vân chỉ có tôi- một ông anh nuôi không kinh nghiệm đời, không hiểu biết nhiều về phụ nữ, không có những điều một thanh niên ở Sài Gòn thường có: bản lảnh. Hai anh em tôi không có một thời thơ ấu đẹp đẻ. Hai đứa tôi một bị một lổ hổng lớn trong tim. Hai đứa tôi không hề có sinh nhật, du lịch ngày hè, về quê trong dịp tết. Hai đứa con của ba Năm- Long Vân và tôi- cùng thiếu một thứ mà ông -đến hết cuộc đời này không thể nào tạo ra được: tình mẹ. Chúng tôi như hai sinh vật non nớt vì không được mẹ bảo vệ. Chúng tôi như hai con rùa con phải ngoi lên trong cái hố nhỏ đã được mẹ moi xuống một lớp cát ấm và đấp lại sau khi đẻ trứng vào đấy. Từ lúc lên được mặt cát, hai anh em rùa chúng tôi phải chạy vội vả đến mặt nước biển, nông hay xâu, ấm hay lạnh, lặng hay đang nổi sóng. Trên đường chạy, biết bao là mối hiểm hoạ, chim ưng, các loại bò sát ăn thịt đang săn mồi. Chúng tôi- hai rùa anh em- giờ đang ở dưới biển với ngần ấy hiểm nguy rình rập. 
     Tôi thật nửa lo nửa mừng. Hằng, vốn dạn dĩ, đã tỏ ra chủ động. Các ngón tay mềm mại, nhỏ nhắn của nàng len vào trong áo sơ mi của tôi để mở nút áo, khi tôi nín lặng một cách ngoan ngoãn theo ý của nàng. Các ngón tay quái ác làm tôi nổi gai ốc, nhột nhạt toàn thân khi nàng xoa dầu, cạo gió cho tôi. Tôi rùng mình, nhột nhạt đến phải uốn éo thân mình nhiều lần. Trong đời tôi, đó là lần tiên tôi có nhiều cảm nhận về sự tiếp xúc thể xác, sự biểu hiện tình cảm của người khác phái.
Nàng, như một người chị lớn chăm sóc đứa em trai nhỏ, trách vui:
“Có ngoan không nè. Em cạo cho anh tróc da luôn.”
Tôi thấy nóng trên lưng, bừng bừng trên mặt, rất ấm áp trong lòng. Tôi thấy trên đời này mọi vật có một ý nghĩa riêng biệt của nó. Tôi rên lên rất tự nhiên,
“Ui da, đau quá.”
“Ráng lên anh. Em mát tay lắm- nhất trường em luôn mà. Một chút nữa thôi nhe anh. Cố lên nhe anh!”
Tôi kêu đau nhưng- một cách rất nhân bản, rất tội nghiệp- nhưng tôi thầm muốn nàng cứ xoa xoa, cạo cạo, chà vuốt trên da thịt tôi. Một cơn thèm muốn thật tự nhiên, thật tội tình. Tôi cố nhớ lại những lần hiếm hoi tôi được mẹ hay chị tư tôi chăm sóc.
   Tôi thường ngại nếu các cô gái mời tôi uống, hát hay nhảy đầm. Gần đây tôi càng cảm thấy ngaị hơn khi mà giửa tôi với Long Vân như có cái gì khó giải thích, một cái gì đó hơi kỳ lạ. Chúng tôi sống với nhau trong một mái nhà nhỏ và tôi càng muốn thu người lại trong cái thế giới nhỏ bé, dể đổ vỡ hoặc rạn nức đó của 3 người chúng tôi. Ba Năm lường được cái khoảng cách giửa tôi với Long Vân. Dẫu coi tôi như con ruột, ông ta không thể bảo tôi nên làm điều này hoặc không làm điều khác. Dẫu muốn nhìn cảnh chúng tôi thân thiết với nhau, ông ta cũng có một tị hiềm rất người khi tôi chiếm một phần lớn hơn trong trái tim của Vân. Tôi hiểu một cách đại khái cái mặc cảm Freud khi thầy Vũ Thuỷ- dạy triết năm tôi học lớp 12 ở Bảo Lộc. Ông và tôi là hai cá thể, hai người đàn ông khác nhau, với hai nhu cầu khác biệt.
    Đến sinh nhật nàng, tôi rất ái ngại nhưng vì được Hằng đón tiếp rất chu đáo, không có ai chung quanh, tôi lấy lại được phần nào bình tỉnh. Nàng mời tôi ngồi trên ghế sô pha trong khi nàng lấy cho tôi một khăn lạnh và một ly chanh Rhum đã được pha trước. Tiếng nhạc từ máy thu băng magnet cũng đã được chỉnh trước. Các bài nhạc khiêu vủ trổi lên khiến cho không khí thêm tình tứ. Hằng mỉm cười rất tươi với tôi:
“Anh Thành uống nước đi. Chính tay em pha cho anh đó.”
Đang khát nước, tôi uống hết nửa ly một cách tự nhiên như đang ở một mình.
“Để em rót thêm cho anh nhe.”
Hằng hớp vào một ngụm nhỏ lấy lệ và hỏi nhỏ cũng để lấy lệ.
Tôi không trả lời Hằng vì tôi đang bị một chút say xẩm, lâng lâng.
“Những khách mời của em đâu?”
“Đây nè. Em anh chỉ mời có anh thôi à.”
Ngheo ngẩy một ngón tay trước mặt tôi.
“Anh Thành nhảy với em nhe?”
“Cô Hằng đừng chọc tôi nữa mà.”
“Em nói thật mà.”
Cô ngồi sát lại tôi, vai trần của nàng chạm vào cánh tay áo sơ mi mới của tôi. Cái cảm giác nóng ấm, trơn tru làm tôi rùng mình. Cái mùi nước hoa gì gì đó như một loại thuốc mê bay lọt vào mũi tôi.
“Cả nhà phải lo khai trương cái shop mới rồi. Chỉ có anh và em ở nhà thôi. Bà vú em đã đi ra shop từ trưa nay rồi. Em chỉ muốn mỗi mình anh dự sinh nhật đặc biệt này của em thôi. Kìa anh! uống đi anh. Uống với em nè.”
Tôi bổng chốc thành kẻ ngu si dại dột. Tôi ngu ngơ khờ khạo như một đứa học trò nhỏ dốt nát của Hằng. Tôi uống hết một ly rượu như người ta hớp một ngụm nước. Tôi không còn là tôi nữa rồi. Tôi đang đánh mất một thứ rất quan trọng, sự tự chủ.
“Anh uống thêm với em nhé.”
Như có một luồn điện chạy xuyên qua khắp cơ thể, chân tay tôi run nhè nhẹ và mặt tôi nóng bừng như thể tôi đang đứng ngoài một bửa nắng trưa hè gay gắt hoặc như đang ngồi trước một lò sưởi rực lửa, như đang biểu diển bài độc tấu rất khó, như đang hồi hộp chờ cú đá penalty quyết định vậy.  
“Anh chờ em một chút nhe.”
Bước vào phía sau cái quầy, chỉ trong vòng vài giây, Hằng mang ra một ổ bánh sinh nhật nhỏ nhưng được trang trí rất đẹp. Tôi không đếm được số đèn cầy và tôi cũng không đốt lên được các ngọn đèn. Hằng mau mắn châm lửa. Bàn tay nhỏ nhắn, nhanh nhẹn lướt qua một vòng, với cái que diêm. Cô giáo Hằng đứng lên đóng công tắc các ngọn đèn của phòng khách. Ánh sáng của các ngọn nến lung linh toả một vùng sáng nhỏ trong cái phòng khách vừa vặn, tươm tất. Ánh của các ngọn nến đủ để làm sáng cái ý định của nàng nhưng làm tối tăm cái đầu non nớt của tôi.
“Anh cùng thổi với em nhé.”
Tôi nhận ra tay tôi bị năm ngón tay nhỏ của Hằng nắm chặt. Khi các ngọn nến vừa được thổi phụt tắt là khi Hằng cũng vừa ôm tôi, run rẩy.
“Anh có yêu em không? Anh?”
Tôi như chết lặng. Tôi như một bệnh nhân đang bị gây mê, đang nằm yên trên bàn mổ trong khi người y sĩ đứng kế bên đang theo dỏi tôi. Tôi như một đứa bé bị bắt tận tay đang ăn trộm một thứ quý báu. Tôi như đang lạc vào trong một cánh rừng già, lạnh buốt, tĩnh mịch. Tôi như bị một ông thầy giáo hỏi một câu thật khó trả lời.
“Em yêu anh lắm. Anh, hôn em đi!”
Bóng tối đồng loả với sự rồ dại. Bóng tối ở trong con người tôi bổng trở nên tối tăm hơn. Chất men của rượu Rhum do nàng cố tình pha cho tôi nhiều hơn bình thường. Chất men trong người nàng hôm nay cao hơn hẳn bao giờ hết. Nàng phà hơi thở ấm áp lên mặt tôi và đôi môi nàng chạm vào rồi dính chặt môi tôi như có một thứ keo, chậm chạp nhưng rất mạnh.
Tôi chưa hề biết hôn ai và tôi cũng chưa hề đọc tiểu thuyết, mô tả lúc hai người thanh niên tình tự. Tôi, một gã khờ, đang được cô giáo khôn ngoan xinh đẹp dạy phải hôn như thế nào.
      Hằng, như một chàng trai, hừng hực lửa tình đốt cháy, đang làm tôi ngây ngất. Nàng kéo lôi tôi vào phòng, trong ánh đèn ngủ màu hồng thật quyến rũ. Nàng như thể là một người chồng trẻ mới về nhà sau một vài năm xa người vợ thương yêu. Tôi mềm nhũn như một tên say rượu, mất tự chủ và tệ hại hơn không còn khả năng chống đở. Miếng nệm êm ái nhấn chìm hai đứa tôi trong đó như hai đứa trẻ nhỏ bước lọt vào một cái ao đầy bèo, một vũng bùn rất to. Tuổi hai mươi thật đẹp nhưng cũng thật bồng bột tội lỗi. Cô giáo Hằng có vẻ như chuẩn bị sẳn từ trước, mùi nước hoa trong phòng. Quạt máy được mở sẳn trước đó. Tiếng nhạc hoà tấu rất nhỏ có tự lúc nào. Việc có tôi trên cái giường này, trong vòng tay của nàng là điều mà dường như nàng cũng đã chuẩn bị từ trước đó rồi. Tôi như đang ngủ mê, nhưng lại là người nàng đang nắm bắt. Tôi như một ông chồng khờ khạo yếu đuối mặc cho vợ trẻ tung hoành. Tôi không còn làm chủ được bản thân. Tôi không còn biết tôi là ai và việc gì tới đã tới ngay sau đó, đêm hôm đó.

                                                      12

      Ánh sáng trắng và cái lắc nhiều lần của Hằng làm tôi giật mình tỉnh giấc. Hơi nhức đầu nhưng toàn thân tôi mệt mỏi rả rời. Cái ấm áp của hai thân thể dưới một cái mền len hoa bất thình lình nóng lên. Hất một phần mền, tôi chồm bật dậy và quay lại nhìn Hằng- đang mỉm cười với tôi. Cái áo robe ngủ mỏng manh để lộ ra gần nửa phần thân thể và để lộ ra chuyện gì xảy ra tối hôm qua. Quần áo tôi nằm vương vãi trên sàn nhà. Hằng kéo cánh tay tôi làm tôi ngả lên người nàng. Hai cánh tay mềm yếu của nàng gì lấy tôi như hai cái vòi bạch tuột và nàng hôn lên môi tôi.
Chưa kịp phản ứng gì, tôi nghe tiếng mở cửa. Mẹ của Hằng dù bước nhẹ vào phòng nhưng bà đã đang nặng nề dẫm đạp lên tôi. Tôi không trách bà mẹ này. Tôi không thể trách Hằng. Tôi tự trách tôi.
“Thưa bác! Cháu….”
“Tôi hiểu rồi. Cô cậu tính sao đây?”
Tôi như một phạm nhân bị hỏi ý kiến về mức án tôi sẽ phải nhận. Tôi như một tên tội đồ ngu ngốc bị bắt quả tang.
“Hai đứa cháu lỡ…”
“Tôi biết, tôi biết. Tôi đâu ngờ sự thể đến như thế này đâu. Cậu về kêu ông Năm qua nhà nói chuyện với tôi. Ngày mai được không?”
Hằng nảy giờ làm thinh. Nàng trầm tỉnh hơn tôi nhiều.
“Má cứ để con với ảnh tính.”
“Nhưng đây là chuyện có liên quan đến người lớn.”
Tôi bình tỉnh hơn nảy giờ:
“Thưa bác, trước khi ba cháu đến nói chuyện với bác, bác cho phép Hằng và cháu thêm…”
“Cậu muốn tôi để cho hai người thêm tự do, thêm nhiều lần lên giường với nhau à? Có phải như vậy không?” 
Hằng can thiệp với một giọng nói rắn rỏi hơn bao giờ trước đây.
“Má, Con thương ảnh. Con với ảnh chưa có gì với nhau đâu má. Tại vì ảnh say rượu quá nên con muốn ảnh nghỉ lại đây thôi.”
“Má không muốn thấy cái cảnh như vầy nữa. Má muốn có một cái gì đó làm má yên tâm. Một là Ông Năm qua nói chuyện với má. Hai là hai người phải cách nhau ra. Con còn ba đứa em nữa. Con có biết không?”
Tôi bổng trở thành một người đàn ông trẻ từ nảy giờ,
“Thưa bác! Cháu sẽ lựa lời để thưa với ba cháu.”
Bà mẹ phải biết nói gì hơn nữa khi mà chúng tôi đã có lời phúc đáp,
“Tôi tin và quý cậu, cậu biết mà? Đừng để tôi phải nói nhiều.”
Bà mẹ bước ra ngoài. Chúng tôi ngồi trên giường im lặng không ai nói với ai một lúc khá lâu cho đến khi tôi tìm được một câu:
“Anh phải về đây. Ba và em của anh đang trông ngóng ghê lắm.”
“Chừng nào anh trở lại? Em thương anh lắm anh biết không?”
Tôi chống chế,
“Anh biết mà. Vài hôm nữa anh đến, nhe?”
Hằng nắm cánh tay tôi. Nàng hôn lên má tôi và ôm ghì tôi vào lòng như không muốn tôi ra đi lúc này.
“Đừng hiểu lầm em. Em không muốn xa anh. Mai anh đến nhé.”
Tôi hứa với Hằng ngoài miệng nhưng trong lòng rối bời vì tôi không biết phải nói thế nào với Ba và em của tôi đây. Giá như tôi có một vết thương tích nào trên người lúc này thì hay quá. Giá như tôi có một người bạn đưa tôi về nhà bây giờ thì tuyệt quá. Giá như hôm qua tôi không đến sinh nhật của Hằng thì tôi còn gì phải lo nữa chứ? Và giá như Long Vân xem tôi như một người vô tình, vô cảm, vô tích sự nào đó thì tôi không phải lo lắng như bây giờ.
“Thưa ba! Con xin lỗi ba. Con mới về.”
Tôi khoanh tay, lễ phép như một đứa con được dạy dỗ đàng hoàng.
“Thành ơi! Có việc gì vậy? Mà tối qua con ở đâu? Em con nó khóc sưng mắt. Ba với nó chờ con gần đến sáng.”
Ba tôi nhìn tôi vừa dó xét vừa hỏi tôi dồn dập.
“Thưa ba! Con say rượu. Con đã ngủ lại nhà của cô Hằng ba à.”
“Trời ơi! Người ta có nặng nhẹ gì con không? Hả?”
“Dạ, họ tử tế với con. Dạ, Hằng thương con muốn giữ con lại. Con…”
“Con có làm gì nó không hả? Người ta có làm khó dể gì con không?”
Ba tôi chắc đóan được sự thể ra sao. Ba tôi hiểu được ánh mắt, giọng nói và ba tôi giống như một người cha ruột.
“Ba sẽ qua bên nhà đó để nói chuyện.”
“Có gì đâu ba! Tụi con chỉ… chỉ ngủ chung trên giường. Không có gì đâu ba.”
“Nhưng người ta là con nhà danh giá. Bà già bên đó nói sao?”
Tôi đành phải kể cho ba tôi nghe hết chi tiết và ý kiến của hai mẹ con Hằng. Ba tôi như một người từng trải:
“Con Hằng nó muốn con. Bà già muốn con phải có gì với con gái bả. Nhưng con có thương nó không?”
Tôi đáp ngay, không một chút suy nghĩ,
“Dạ con không thương lắm. Con không biết sao mà con say quá đến như vậy.”
Ba Năm rắn giọng,
“Hổng chừng con bị nó phục rượu rồi. Ôi, đúng là đàn bà mà!”
Tôi không hiểu ý của ba Năm của tôi. Ông dắt tôi ra cái quán vắng vẻ ở xâu trong hẻm và ông từ tốn kể tôi nghe chuyện gì đã xảy đến với ông vào thời còn trai trẻ.
                                      ( To be cont.)

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

CHA NUÔI 9-10

Ba Năm không những cho tôi một nửa trái tim mà còn trao cho tôi nửa khối óc của ông nữa. Tôi cảm nhận được luật bù trừ. Cha Năm thương lo cho tôi hơn cả cha ruột. Tôi xứng đáng, tôi kề vai sát cánh với Ba Năm để làm cho em Vân được hạnh phúc như người bạn quá cố của Ba Năm đã mong đợi.
    “Anh Thành ơi, cho em hỏi anh một câu nha?”
Long Vân nghiêm trang sau khi em đứng ngay sau lưng tôi một đổi .
    “Em làm gì có vẻ quan trọng quá vậy?”
Đang bận soạn bài tiểu luận tốt nghiệp, tôi đáp ngay mà không kịp quay lại nhìn cô em, đang tuổi lớn.
    “Anh có thương em không vậy?”
Vân hỏi tôi cái câu hỏi mà hàng vạn cô em gái khác ưa hỏi.
    Tôi buông viết xuống, quay người lại. Nắm hai tay mềm mại, yếu đuối của em, nhìn thẳng vào mắt của Vân, đang rưng rưng hai giọt nước, tôi hỏi nhỏ nhẹ:
“Có chuyện gì vậy em?”
Tôi cũng thấy mình hơi run giọng. Tôi phải cố gắng giải thích cho cô em gái nhỏ, dể thương, dể bị tổn thương, và cũng rất dể bị tổn hại:
“Ba thương anh bao nhiêu thì anh cũng thương em ngần ấy. Ba luôn muốn được nhìn thấy em vui, hạnh phúc. Anh lúc nào cũng thương em hết, nghe không?”
Cô bé ngày nào nay bổng biết tra hỏi lý sự với tôi.
“Vậy nếu ba không thương anh nữa, anh cũng còn thương em chứ, đúng không?”
Đứng ngay lên vừa sát vào người của Long Vân, nhìn vào mắt cô bé, tôi nói:
“Ba luôn luôn thương hai anh em mình và anh luôn luôn luôn thương em.”
Vừa nói xong, tôi vừa hôn nhẹ trên trán của em tôi.
     Long Vân đỏ bừng mặt. Nàng nhẹ nhàng gục đầu vào vai vào ngực tôi một hồi lâu. Tôi, một tay vuốt tóc một tay ôm bờ vai của em nhẹ nhàng như một chàng thanh niên nâng niu một món quà dể vỡ, một ly rượu đầy, một bong bóng bay đầy hơi trước ngọn gió mạnh. Tôi như một chàng trai trẻ đang giữ một thứ mà chàng rất yêu quý, một thứ mà chàng sẳn sàng đánh đổi với bất cứ giá nào. Tôi như đang ôm một bó hoa hồng to còn mọng nước sương sớm. Các cành hoa có nhiều gai nhọn đang cọ sát vào da tôi. Tôi phải thật nhẹ nhàng, thật khéo để không làm động mạnh đến một ít nào, không làm trầy sướt da một tí nào. Trên tay tôi là một mớ những mảnh kính vỡ sắt nhọn.
   Trời hôm ấy nóng oi bức, nhưng hai anh em tôi cảm thấy dịu dàng dể chịu. Tôi nói được cái câu nàng muốn nghe và nàng nói ra cái điều nàng muốn nói. Tôi thấy lòng tôi ngổn ngang những lo toan cho Long Vân. Tôi chợt lo cho em tôi nếu Ba Năm ngày nào đó ông phải ra đi. Nhưng rồi tôi cũng còn có người mẹ để trả hiếu. Tôi cũng chợt nhớ ra rằng rồi em tôi cũng sẽ có người yêu hay người yêu thương em. Em tôi rồi sẽ hạnh phúc hay tan tác với một chàng trai không thật sự thương yêu nàng. Em tôi rồi sẽ ra sao nếu người nàng yêu thương không toàn vẹn, không thuỷ chung, không tài năng, không có điều mà Ba Năm và tôi đang rèn luyện, sự tự thân phát triển. Rồi mai em tôi có còn cần đến chúng tôi, có cần sống chung, có còn muốn hỏi tôi cái câu đã làm tôi rất cảm động lúc nảy không. Tôi lay nhẹ bờ vai em,
“Em vào trong đi để anh viết tiếp.”
Cô em tôi như vừa được tiếp thêm sức mạnh.
“ Để em phụ với. Em đánh máy bài cho anh nhe. Em sẽ tìm mượn cái máy đánh chữ, nhe anh?”
Long Vân nhanh nhẩu và vui hẳn lên. Nàng lắc lắc cái đầu, chúm chím mỉm cười với tôi. Mọi sự việc như muốn dừng lại. Tôi cố tìm cách để tự trấn tỉnh.
“OK, em sẽ làm thư ký cho anh.”
“Anh hứa rồi nhe!”
Long Vân vừa chu mỏ vừa ôm ngang hông của tôi, tựa má vào lồng ngực đang nóng như một bếp lò than đá của tôi.
“Vân nè! tối rồi em đi ngủ đi. Nếu ba hay em còn thức, ba rầy anh đấy.”
“Ủa! em làm thư ký cho anh mà.”
“Nhưng em còn phải lo bài vỡ. Sáng mai em đi học sớm mà?”
“Em phải thức khuya với anh. Em học bài rồi mà. Biết em làm phụ cho anh, ba còn thương em hơn nữa cho mà coi.”
“Con gái không được thức khuya quá. Mặt nổi mụn xấu lắm.”
Long Vân choàng hai cánh tay qua vòng bụng tôi. Nàng đu đưa người sát vào người tôi. Tóc loà xoà, nàng phải hất mạnh ra sau để nhìn thấy tôi và nàng thở mạnh lên gương mặt của tôi. Phụng phịu nàng đáp lời tôi,
“Em có sợ xấu đâu. Em chỉ sợ anh không thương em thôi!”
Tôi phải nghĩ ra cách để khiến nàng đi ngủ thôi vì tôi không biết Ba Năm nghĩ gì khi thấy chúng tôi như thế này. Mọi người nghĩ sao khi một cô em tuổi 16 ôm eo của người anh trai, nũng nịu như thể nàng đang tư tình với người yêu vậy.
“Ngày mai anh mới có việc cho em. Anh đang đọc lại một vài phần quan trọng lắm. Em ngoan đi nhe rồi anh thương nhiều hơn nhe.”
Tôi thật nhẹ nhàng hôn lên trán nàng trong khi nàng nhắm nghiền mắt lại. Rươm rướm nước mắt vì hạnh phúc- tôi nghĩ thế, nàng bóp chặt hai bàn tay tôi.
“Anh không được thức khuya quá nghe anh. Good night anh.”
Long Vân bỏ tay ra, quyến luyến, liếc mắt nhìn tôi, bước đi chầm chậm như thể  nàng chia tay tôi để lên tàu đi đâu xa nhà hay lên xe hoa vậy.
Thật ra tối hôm ấy tôi không đọc được gì cả. Thật ra tối ấy tôi không có một good night như Long Vân đã chúc tôi. Tôi tự hỏi rồi mai đây thể nào Vân cũng biết rằng tôi với nàng không phải là anh em huyết thống. Tôi tự hỏi liệu em sẽ gần gủi với tôi hơn hay em giận Ba Năm, giận tôi vì chúng tôi đã giấu diếm em sự thật.
    Hai anh em tôi có thể làm cho ba tôi quên mất cái tuổi già mà cũng có thể làm ông già nua hơn. Ông có thể phần nào quên đi cái quá khứ đáng buồn nhưng cũng có thể canh cánh trong lòng cái tương lai đáng lo. Tôi sắp tốt nghiệp. Long Vân vào đệ nhất cấp. Ba Năm đang già nua hơn. Ngày ngày Ba Năm càng tỏ ra vui vẻ nhưng trầm tư hơn. Ngày ngày  Ba chúng tôi càng có vẻ tập trung với các bài tập, bài dịch, bài viết và bài soạn cho lớp ba đi dạy kèm. Ba đã ngưng các chuyến đi buôn tự lúc nào. Trong xóm tôi lúc này, cha con tôi được rất nhiều sự kính trọng yêu quý. Hai cha con tôi đang cố xây cho Long Vân một cái tổ ấm- rất ấm áp, yên bình- quá đổi yên bình- và với đầy ắp tình thương. Hai cha con tôi không ai bảo ai, không ai thắc mắc điều gì người kia làm. Hai cha con tôi như thuyền trưởng, thuyền phó cùng nhau lo lèo lái một con thuyền nhỏ với chỉ có ba người trên đó.         Sóng gió có thể đến bất cứ lúc nào. Tai họa có thể ập đến lúc nào. Mà hai người lèo lái con thuyền này đâu hề có chút kinh nghiệm nào đâu. Ba Năm thỉnh thoảng có vẻ lo lắng khi mà ông nhìn thấy Vân ngày càng mau lớn. Tôi cũng nhận ra rằng tôi có cái cảm giác ngày càng khác thường mỗi khi tôi ôm em hoặc hôn lên tóc, lên má cô em khác mẹ, cùng một người cha nuôi, sống trong cùng một mái nhà.
    Con thuyền của chúng tôi đang đi về đâu? Hai anh em sẽ ra sao? Ai sẽ chăm lo cho mẹ tôi? Nếu tôi phải lo cho mẹ, ai sẽ lo cho Ba Năm và Long Vân đây?

                                                           10

Ngay hôm sau đó, Long Vân mang về nhà cái bàn máy đánh chử cũ kĩ, nhưng còn xử dụng được. Em bắt đầu đọc các chương tôi đã viết lại vào một quyển vỡ mới.
Tiếng gỏ trên từng phiếm không đều nhau khiến tôi có lúc hơi bực mình nhưng cái giọng điệu của Long Vân khi em hỏi tôi khiến tôi vui vui. Em nói rằng em sẽ đánh máy tất cả tài liệu và sau khi hoàn tất cuốn tiểu luận cho tôi em chỉ xin tôi đưa em về Rạch Giá thăm mẹ tôi. Em ước ao có một người mẹ như mọi người trên thế gian này. Còn tôi chỉ mong ước sao có một người vợ hiền để làm dâu tốt cho mẹ tôi thôi.
Chúng tôi quả là hai con người đơn giản. Hai anh em tôi có những mong muốn đơn giản. Hai đứa tôi có hai trái tim đơn giản nhưng chúng chứa hai dòng máu ấm khác nhau về nhiều thứ. Dòng máu ấy đã khiến tôi trưởng thành, vượt qua nhiều trở ngại, vượt qua nhiều điều chính tôi không lường trước được. Vân có một dòng máu ấm áp nồng nàng như bao người phụ nữ khác và Long Vân đang muốn hoà trộn hai dòng máu lại với nhau.
“Anh Thành ơi! Anh có yêu ai bao giờ chưa?”
“Có chứ. Yêu nhiều lắm đó.”
“Ai vậy anh. Người đó chắc đẹp lắm há?”
“Đâu có đẹp, đâu có xinh mà cũng đâu có tóc dài, mài cong như em vậy đâu.”
“Vậy sao anh thương người ta được chứ?”
“Vậy em cho rằng chỉ có người xinh đẹp mói được yêu thương sao?”
Long Vân tròn xoe hai mắt:
  “Chứ còn gì nữa?”
Tôi ngưng viết, nhìn thẳng vào mắt em, hai hột nhản đáng yêu:
“Ai cũng đáng được yêu hết. Tình yêu giống như không khí ta hít thở vậy. Không có tình yêu, người ta chết ngạt đấy.”
“Vậy Ba có tình yêu không?”
 “Ba yêu thương hai anh em mình.”
“Ý em là ba có người yêu không đó?”
“Hôm nào em hỏi ba xem.”
“Còn anh? Anh yêu ai vậy?”
Tôi phì cười gục gặt cái đầu. Tôi thấy vui vui khi trò chuyện với em.
“Anh Thành! Ai vậy anh?”
“Thì mẹ anh chứ còn ai nữa. Không có ai được anh yêu cả.”
“Vậy còn cô Hằng thì sao?”
Tôi giật thót mình, không ngờ Vân hỏi tôi như thế này.
“Anh làm sao biết được!”
Tiếng tằng hắng của Ba Năm làm hai đứa tôi nín bặt.
“Khuya rồi hai đứa đi ngủ đi. Ngày mai để ba phụ đánh máy với con. Long Vân nhớ bắt muỗi trong mùng của anh hai con nghe.”
“Dạ.”
Hai đứa tôi đồng thanh trả lời, cùng một lúc thụt đầu rút cổ như hai con rùa. Tôi đứng lên tắt đèn và Vân đứng ngay lên, nắm tay tôi chặt như đứa em nhỏ sợ bị lạc trong một đám đông người. Vân kéo tay tôi ra tiến về phía sau nhà, qua một tấm ván carton cũ. Có một bức màng kéo làm căn phòng của Vân. Giường của tôi cách một cái tủ quần áo nhỏ bé mà tôi năn nỉ xin cậu Doãn và chở từ Đà Lạt về. Vân vừa bật đèn ngủ xong vừa đưa một ngón tay lên hai môi chúm chím ra dấu hiệu cho tôi im lặng. Nàng bỏ mùng xuống. Tôi đứng tần ngần bên ngoài. Loay hoay trong phút chốc, Vân ra dấu cho tôi chui vào mùng. Em nhỗm người lên tìm các con muỗi đã còn sống sót từ tối hôm qua. Nghe lời ba, em muốn đập chết các con muỗi đã cắn tôi tối hôm qua. Em cũng có thể đánh chết các con gì khác con người nào khác kẻ nào làm hại, làm phiền tôi. Em tấn mùng cho tôi thật thẳng tắp.
   Trở về giường, ghì cái gối ôm vào lòng, em vẩy tay nhoẻn miệng cười với tôi:
“Giờ anh ngủ yên được rồi nhưng đêm nay anh sẽ mơ thấy ai?”
Tôi nói thật khẻ vì tôi ngại ba Năm nghe được:
“Thì em chứ còn ai nữa?”
Long Vân nhỗm ngồi lên, xoả tóc trên mặt:
“Anh nói vậy chứ ai mà biết?”
“Anh còn mơ thấy nhiều người lắm, Ba Năm, má ruột của anh, em trai, chị của anh. Mà em hỏi chi vậy? Thôi đi ngủ đi mai em còn đi học.”
“Ngày mai chủ nhật mà.”
“Ba rầy anh đó.”
Vừa nói xong, tôi vội chạm tay Vân đang nhổm người về phía mùng của tôi. Tôi muốn hôn lên tóc em đang loà xoà. Qua ánh sáng từ ngọn đèn ngủ, tôi thấy được một giọt nước mắt trên má náng tự lúc nào. Tôi như phải kéo đầu em tựa vào đầu tôi. Vổ nhẹ lên tóc em, vuốt vuốt tóc em tôi muốn vổ về em như nàng là cô em ruột thịt đang có chuyện buồi tủi, đang rất cần ông anh an ủi.
“Anh thương và hiểu em mà. Nhe, ngoan nhe, anh thương nhiều hơn nhé.”
Vân quẹt nước mắt, cố nhoẻn cười mà miệng còn méo mó.
“Em sợ mất anh và Ba lắm.”
“Anh hiểu mà. Anh cũng sợ như vậy.”
Long Vân cố gắng vén mùng lên để vẩy tay với tôi, một cái vẩy tạm biệt.
Đêm ấy tôi trằn trọc rất khó ngủ. Ai đó có thể rất khó có được một mái gia đình như thế này dẩu cho có cố gắng đến mấy đi chăng nữa. Khó cho tôi khi mà tôi phải gìn giữ nó. Ba Năm còn muốn thấy hai đứa tôi thành nhân, thành gia thất. Tháng sau tôi bảo vệ đồ án tốt nghiệp. Từ đó tôi coi như đi được nửa đường. Vân còn rất nhiều điều phải lo, phải vượt qua, phải đạt được….
 Em đâu biết rằng lúc nào tôi cũng muốn được lo cho em nhiều chuyện khác. Em không thể tin rằng trong tim tôi, em có một chổ rất lớn và ngày càng lớn dần lên kể từ khi tôi về nhà này làm con nuôi của Ba Năm, kể từ ngày đầu tiên tôi gặp nàng.       
Tôi chỉ thiếp đi khi nghe tiếng xe ba gác máy ở đầu hẻm nổ rất giòn tan, một báo hiệu khá chính xác 3 giờ sáng.
    Mỗi khi tôi có bạn đến chơi, Long Vân tỏ ra không vui. Nàng gây cho tôi một cảm giác không thoải mái khi trò chuyện tiếp bạn tại nhà. Mấy đứa em của cô Hằng và chính cô ấy chắc nhận ra được sự ganh ghét của Vân và họ như có vẻ trêu chọc cho đáng đời cô em của tôi nữa chứ. Em đã làm những gì em hứa- đánh máy toàn bộ đồ án tốt nghiệp cho tôi. Em cũng đã làm rất tốt lời căn dặn của ba tôi- hàng đêm bắt muỗi cho tôi. Tôi cũng phải làm cái điều mà nàng mong muốn- hôn lên tóc nàng. Tôi không rỏ nếu ba tôi nghỉ sao thấy được lúc tôi hôn em nhưng tôi biết rỏ là không một phụ nữ nào không tị hiềm. Hằng, cùng lúc đó, tỏ lòng thích mến tôi hơn. Cô gửi thư cho tôi rất đều đặn. Cô ta thường viết về niềm vui khi có tôi, trò chuyện với tôi và nghe tôi chơi đàn. Ao ước của Hằng cũng là điều Long Vân ao ước. Cả hai có chung một điều: thương mến tôi. Cả hai có một điều khác biệt: cách của họ hiểu tôi, cách của họ khiến tôi thật sự hạnh phúc. Tôi như thể một ông thầy giáo người có hai cô học trò thân thiết. Cả hai cô cùng muốn chiếm một phần lớn trong tình cảm của ông thầy trẻ. Cả cùng âm thầm muốn đấu với nhau- một trận quyết tử. Qua ánh mắt của cả hai, tôi biết họ nghỉ sao về tôi. Nhưng qua cách của tôi đối với họ, họ có thể hiểu lầm con người tôi. Tôi thật sự đã kể cho họ nghe không đầy đủ lắm về gia đình, tôi điều mà tôi thấy ngượng ngùng, e dè mỗi khi định thố lộ. Sự đổ vỡ của gia đình tôi là một bài học quá lớn đối với tôi. Hằng có thể khá ngây thơ khi nàng thắc mắc cái lý do khiến ba nàng rời bỏ bà mẹ xinh đẹp duyên dáng của nàng. Tôi không quan tâm về nhan sắc về học lực nhiều bằng cái sắc xảo, tinh tế, hết lòng của họ trong việc chăm sóc mẹ tôi một khi họ thành một phần đời tôi. Em trai tôi không thể nào làm được chuyện nuôi dưỡng mẹ tôi. Hai bà chị tôi cũng đã không thể đảm đương được rồi. Tôi, chỉ có tôi, phải chọn một người bạn đời kẻ phải là người con dâu tốt cho mẹ tôi. Hai cô “học trò” dể thương này không hề hình dung cái đáp án tôi đã soạn ra và cả hai có thể cùng thi rớt. Hằng rất hồn nhiên hạnh phúc khi mà nàng đang sống với nhiều thứ- trừ một người cha. Nàng đang rất cần một thứ quan trọng: tình yêu. Long Vân đang thiếu nhiều thứ. Nàng xem tôi như người cứu hộ duy nhất nàng có thể tìm thấy trên biển cả mênh mông tăm tối- không rỏ nơi nào là bến bờ. Nếu tôi phải nói gì với họ về tôi, tôi chỉ có thể nói rằng:
“Anh cũng bao nhiêu người đàn ông khác. Cũng giống như họ, anh có những dục vọng thấp hèn, những ham muốn thông thường. Nhưng khác xa với họ, anh có một tình yêu thương mẹ âm thầm xâu sắc và cao thượng. Anh là người thèm được thấy mẹ mình hạnh phúc khi sống chung. Niềm hạnh phúc mẹ anh có được cũng đúng là niềm hạnh phúc của anh. Nhớ là đừng màng tới anh nhiều bằng mẹ anh đấy!”           

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012

CHA NUÔI 7-8

Chuyện đời có khi rất lạ. Cái chuyện nghe như đùa mà thành sự thật. Có chuyện nghe rất thật lại thành chuyện đùa. Tôi và Hằng dạy xong lớp ôn thi cho lớp của Long Vân và Tùng. Kết quả đậu là 96%- một kỷ lục. Lớp tôi dạy đàn cho Hằng còn là kỷ lục xuất sắc hơn. Sau ba tháng học, Hằng hiểu biết, đàn những bản classic rất phổ biến và rất tiến bộ. Hai cô em phải học cùng buổi vì tôi không còn đủ giờ nữa.
 Ba Năm hảnh diện hơn vì tôi. Long Vân thì đâm chiêu ít nói hơn và có vẻ buồn bả tư lự. Tôi xin phép trường cho tôi ra ngoại trú. Tôi dọn đồ về ở nhà Ba Năm luôn. Tôi cũng rút tên khỏi đi bóng đá. Hàng ngày đi lên Thủ Đức học. Chiều tối về dạy đàn cho Hằng và 2 cô em gái, Thúy Nga và Thúy Liên. Tùng đến nhà chơi với Vân thường hơn. Hai đứa ít cải nhau và học khá hẳn lên. Tôi có tiền đi chợ cho cả nhà ăn gần suốt tháng. Tôi chơi nhạc khá lên và dự tính học sáng tác ca khúc. Ba Năm ít đi làm hơn trước nhưng không đi đâu chơi cả. Đọc sách dịch là sở thích duy nhất của Ba Năm. Ba dạy cho Long Vân cách nấu ăn, làm bánh. Tôi dạy cho em Anh Văn, Toán và Việt Văn. Vân cao hơn và mảnh khảnh hơn. Hằng có khi chở Tùng và Vân về.     Hai gia đình cách nhau không xa lắm nhưng có điều gì đó tôi nhận thấy khá xa. Cách chúng tôi sống thì giản dị dể chan hòa. Cách của gia đình Hằng thì sang trọng kiểu cách và khó được hòa nhập.
    Đêm Giáng Sinh năm đó, Vân và tôi được mời qua bên đó ăn tiệc. Hai anh em tôi thì thật đơn giản, lạc lỏng và tội nghiệp. Cả nhà của Hằng và vài người bạn của họ lại rất chưng diện, khoe khoang. Tôi không vui lắm và chào về sớm với lý do tôi bịa ra là sáng mai tôi phải đi lên trường sớm để đi diển văn nghệ với một đơn vị kết nghĩa. Tôi chạy xe đạp chở Vân ra hồ Con Rùa lúc gần 10 giờ. Vân cứ tư lự buồn buồn. Tôi biết rằng chắc em ganh tị hoặc mặc cảm. Tôi hỏi thẳng:
-         Em giận anh phải không?
-         Anh làm gì mà em phải giận chứ?
-         Làm gì thì em biết rồi?
-         Biết rồi, thì em giận làm chi na?
-         Anh đâu muốn làm em buồn đâu?
-         Mà em đâu có buồn gì đâu?
-         Nhưng anh thấy buồn!
Vân hơi lung túng nhìn thẳng vào mắt tôi. Em tra gạn tôi tại sao tôi buồn. Hai anh em tôi làm một số người chung quanh chú ý. Em nắm tay tôi lắc mạnh.
-         Ai làm cho anh buồn? Tại sao anh buồn?
-         Chẳng tại ai cả? Tự anh thấy buồn.
-         Em phải làm sao bây giờ? Anh giận em phải không?
-         Em làm gì mà anh phải giận chứ?
Chúng tôi nói kiểu thế này chắc đến sáng mới hết chuyện. Tôi nghĩ ra một cách để kết thúc nhanh gọn.
-         Ba dặn mình là về sớm phải không em?
-         Em đâu biết?
-         Anh thấy ba có gì cho tụi mình đó. Thôi ta về đi!
Chúng tôi đến nhà khoảng 11 giờ. Ba Năm từ tốn bước ra đón chúng tôi. Ông ra hiệu cho Vân ra sau bếp. Và một lác sau, Vân bưng ra cái mâm nhỏ trên đó một con gà quay và bánh mì. Ông bắt chúng tôi ăn hết phân nửa con gà. Ông nhấm nháp một chút bánh mì không. Ông muốn tôi ăn nhiều hơn vì ông biết tôi phải làm việc nhiều hơn. Ông biểu Vân ủi đồ cho tôi. Ông nhắc tôi thường cạo râu. Ông thường nhắc tôi ngậm nước muối để tránh viêm họng. Ông chỉ tôi dùng vỏ cau để chùi răng cho trắng:
“ Thầy giáo phải như vậy coi mới được.
Tôi và Vân thấy thương ba quá chừng. Chúng tôi tự hứa thầm rằng chúng tôi sẽ không làm điều gì cho ba tôi buồn nữa. Căn nhà ngày càng ấm cúng. Chúng tôi ngày càng sung túc. Ba Năm để dành tiền. Tôi dùng tiền dạy học để chi tiêu trong nhà. Ba và tôi thay phiên nhau chỉ dạy cho Vân nấu nhiều món ăn đơn giản mà ngon miệng. Tôi đã hỏi ông nhiều lần rồi câu này. Hôm đó tôi hỏi nữa.
       - Tại sao ba ăn chay vậy, ba?      
       -  Ba tự hứa như vậy thôi để lòng trong sáng. Khi nào Long Vân có chồng, ba ăn mặn lại. Ba trông chờ đến ngày đó lắm.
     Ba Năm không hề có ai đến thăm hỏi, rủ rê đi đâu cả. Qua bao nhiêu chuyến đi xa nhà, ba Năm không hề kết bạn hay làm quen với ai. Tôi là người may mắn được ba hỏi chuyện và mời về nhà. Trong thâm tâm, ba tin và thương tôi nhiều như Long Vân vậy. Truyền cái trách nhiệm vào người tôi là điều ba tôi âm thầm theo đuổi. Tôi mong có ngày làm cho ba thật vui: Ngày tốt nghiệp. Tôi cũng rất mong đến ngày thấy ba vui nhất: Ngày Long Vân có chồng.
      Long Vân và tôi như hai anh em ruột, nhưng cái ruột rất khác người. Tôi quý thương em như một hoàng tử yêu quý cô em họ vương gia xinh đẹp và có nhiều cá tính. Tôi chỉ dạy em một cách tinh tế, ý tứ như một gia sư cho một công chúa khá “mỏng da mặt”. Với Hằng, tôi không phải bận tâm chuyện cô ấy buồn hay vui. Nhưng với Vân, tôi luôn chú ý xem tôi có vô ý làm cho em buồn không. Hai cô em của Hằng càng ngày càng làm tôi phải tập nhiều bài luyện ngón hơn. Tôi đàn như một tay nghệ sĩ chuyên nghiệp nhưng trong lòng tôi thì tiếng đàn như chỉ để giúp tôi vơi đi nổi buồn. Có ai không buồn khi mà có một cây đàn tốt mà không đàn được. Có ai không buồn khi mà có cha có mẹ mà như mồ côi. Có ai không đau khi cả một gia đình sụp đổ mà chỉ biết đứng nhìn. Có ai mà có đủ hai bên nội ngoại mà như con vô thừa nhận như tôi không. Hè lại đến nửa. Hè lại khiến tôi buồn nửa. Nhưng ba Năm đã giúp tôi. Long Vân giúp tôi và Hằng đã thật sự giúp tôi. Đời như một bài nhạc. Khúc dạo đầu nghe buồn, nghe bâng khuâng. Đoạn đầu nghe khác đi. Đoạn kế nghe khác đi và đoạn kết cục nghe thật bất ngờ. Đời như một dòng sông. Có lúc, lặng lẻ êm ả. Có khi dồn dập gấp rút. Có lần lại cuồn cuộn tàn phá giận dữ và ngạo nghễ thách thức. Tôi đánh đàn như vậy. Rất nhiều người thích cái cách tôi đệm ghi ta cho họ hát hoặc cho chính tôi hát, nhất là những bài tình ca của Lê Uyên Phương, Trịnh Công Sơn đặc biệt là bài PaPa của Paul Anka. Đàn bằng ngón đối với tôi không khó, nhưng khó với rất nhiều người. Đệm đàn là điều nhiều tay chơi đàn làm được nhưng đệm điệu slow sulf thật “bốc” là điều rất khó làm đối với những tay đó. Cuộc đời không xuông sẻ tốt đẹp của tôi hình như giúp tôi thể hiện tiếng đàn truyền cảm hơn, hay hơn.
Ba Năm thích nghe bài Hạ trắng nhất. Long Vân thường yêu cầu tôi đàn bài Lòng mẹ.
Mẹ của Hằng thì chọn bài Tình khúc của Lê Uyên Phương. Bà thậm chí hát bè theo tôi đoạn điệp khúc. Nhiều thanh niên có nhiều thứ để chiếm cảm tình của nhiều người. Tôi chỉ có mổi tiếng đàn ghi ta. Tôi rất cám ơn cái chiều mưa hôm ấy trên Bảo Lộc. Tôi rất nhớ công lao của Trần Vĩnh đã thổi bài Hạ trắng hay đến nổi tôi đã chỉ mất đi 4 tiếng để tập bài này. Tôi nhớ đã rất nhiều đêm tôi tập đi tập lại những ghi ta cổ điển. Tôi không thể có được những điều này nếu tôi không lên học trên đó. Bảo Lộc là một phần quan trọng trong cuộc đời của tôi.
      Ba Năm ngồi yên buồn bả. Hai đứa tôi thưa ba mới về. Ông chỉ cười nhẹ và chỉ tôi ngồi xuống cái ghế bên cạnh ông.
-         Mổi lần con đi dạy, em con trông đứng trông ngồi. Nó không muốn con đi xa nó lâu. Ba mới hỏi mướn căn nhà trống cách đây 30 mét. Họ dọn về quê. Mình ở như giử nhà cho họ, chỉ trả tiền điện nước mình xài thôi. Ba cũng mới hỏi đặt đóng một vài bộ bàn ghế học sinh. Ngày mốt con dọn dẹp, tuần sau con sẽ dạy ở đó. Con thấy sao? Ba sẽ dành dụm mua luôn căn đó cho hai anh em con na lớn có chổ riêng tư chứ.
-         Thưa ba, con không muốn ba phải tốn kém. Con chỉ dạy tạm một thời gian…
-         Chừng nào con ra trường?
-         Dạ khoảng tháng 9 năm 1979.
-         Nếu con muốn đi làm cho nhà nước thì tùy con. Nhưng nếu con muốn làm tư riêng, thì đây là dịp con nên cố gắng giử lấy. Ba muốn cho hai anh em gần nhau.
Ba Năm xoa đầu hai đứa tôi. Ông mỉm cười thật nhẹ nhàng và nhẹ nhàng bước vô phía sau bức màng. Ba Năm như muốn hai anh em tôi nói chuyện với nhau.
Long Vân, cắn móng tay tự nảy giờ, không nói ra một lời nào. Tôi nắm tay em và hỏi em thật nhỏ nhẹ:
-         Em muốn anh làm gì?
-         Em chỉ muốn anh đừng đi ra khỏi nhà nhiều quá.
-         Anh phải đi làm chứ?
-         Anh dạy ở nhà kế đây nè.
-         Ba phải tốn tiền mua bàn ghế.
-         Ba lo cho anh mà.
-         Nhưng đó là của người ta mà?
-         Chứ nhà Cô Hằng hổng phải là “nhà của người ta” sao?
-         Anh phải ráng dạy mấy chị em cổ để anh có thêm kinh nghiệm.
-         Anh dạy ở đây cũng có thêm kinh nghiệm vậy!?
Tôi vừa nhận ra sự tị hiềm của chuyện mất mát tình cảm. Khi người thân của ta gần một người nào khác, ta có cảm giác như ta sắp mất họ. Mẹ chồng cũng cảm thấy tị hiềm khi
 con dâu chăm sóc cho con trai mình. Long Vân tị hiềm vì tôi đến dạy tại nhà Cô Hằng, gần với cổ, hai đứa em gái và thậm chí một người phụ nữ nửa- mẹ của cổ. Nếu tôi hiểu đúng, thì đây là loại “mặc cảm Freud” mà thầy Vũ Thủy đã có đề cập nhiều lần khi tôi học lớp 12. Tôi cũng vừa nhận ra thêm một điều nữa. Long Vân đã thỉnh cầu ba Năm làm chuyện này- kéo tôi xa ra cô Hằng, càng xa càng tốt.
Tôi chợt nghĩ ra câu hỏi rất ít khi nào tôi dám nghĩ đến. Tôi nắm tay, nhìn vào mắt Vân rồi hỏi:
-         Nếu anh phải về sống với má anh ở Rạch Giá, em làm sao nè?
-         Em sẽ theo anh về đó luôn. Ở đâu lận anh?
-         Xa lắm. Anh chưa khi nào đến đó.
-         Anh đi đâu, em theo đó.
-         Nhưng em phải có gia đình, phải….
-         Thì em có gia đình đây nè?
-         Không phải vậy! Gia đình ý anh nói là… là có chồng đó.
-         Hông! Em không có chồng đâu. Em ở vậy với anh và ba hoài.
-         Còn anh thì sao?
Vân kéo mạnh tay xuống, nói nhỏ vào tai tôi:
-         Anh ở vậy với em và ba hoài.
-         Nhưng anh còn có má anh nửa.
-         Anh rước má lên ở chung với mình được không? Để em hỏi ba cho nghen!
Long Vân bước vội vô trong thật nhanh. Tôi không kịp níu tay em lại. Khoảng 2 phút sau, em bước ra tươi cười với tôi:
-         Nếu má anh chịu, thì ba cũng chịu luôn. Chừng nào anh về gặp má anh vậy? cho em đi theo với nha? Em chưa đi đâu khỏi Sài Gòn này cả.
Còn 2 năm nửa tôi mới ra trường. Biết bao nhiêu điều có thể xảy đến hai anh em tôi. Biết chuyện gì sẽ xảy đến má tôi, đến ba Năm. Biết bao nhiêu điều tôi phải làm để được bình yên, hạnh phúc. Tôi hiện có thật sự hạnh phúc không? Tôi rất muốn đi Bảo Lộc ngay sáng sớm mai để trò chuyện với Long Kh’mer và để lắng nghe chính mình.
 
                                                                   TÁM
 
Ba Năm đã hỏi mua luôn căn nhà đó. Chủ nhà, phần muốn có tiền mua đất ruộng ở dưới quê, phần họ không có giấy tờ nhà, đã bán rẻ cho ba Năm. Tôi dạy một lớp luyện thi vào cấp 2 do cô Hằng chia cho tôi phân nửa. Tôi dạy nhạc cho cô ấy và 2 lớp riêng cho hai đứa em gái của nàng. Tôi dành hết thì giờ còn lại tu sửa và trang hoàng căn nhà nhỏ và cũ kĩ này. Tôi không hề đi đâu với bất kỳ ai hoặc làm bất cứ điều gì khác.
Ba Năm có khi đi ngang qua lại trước nhà khi tôi đang dạy như thể ông muốn coi cái lớp học ra sao, dư luận hàng xóm thế nào. Mỗi khi có ai hỏi về tôi hoặc về căn nhà, ông một mực trả lời rằng:
-         Thằng Thành mua căn nhà này để ở kế tôi, để dạy học. Căn kia cho em nó. Hai anh em nó thương nhau lắm, nhưng hơi xung khắt.
-         Thằng còn đi học mà giỏi quá há? Tụi con trai xóm này chẳng có lo học hành gì ráo trọi. Anh thiệt có phước quá, con trai thì giỏi giang, con gái thì hiền thục.
-         Tôi giờ chỉ có biết lo cho hai đứa nó thôi.
Ở trong xóm này, người ta rất kính nể ba Năm. Ông chưa làm điều gì gây phiền cho bất cứ ai. Ông chưa từ chối giúp đở ai việc lớn việc nhỏ gì. Ông chưa hề gây một chuyện lớn nhỏ gì để bất cứ ai phải đàm tiếu cả.
Ba Năm chưa kể cho thiên hạ ở xóm này về tôi. Hai năm nay, ông Năm sống ở đây với rất nhiều sự kính nể của hàng xóm. Từ ngày tôi dạy học ở đây, họ càng quý trọng ba Năm. Cô Hằng và hai cô em cuối đầu lễ phép chào ba Năm bất cứ khi nào họ gặp ông.
Mấy đứa học trò nhỏ thì luôn miệng:” Thưa Ông Năm” “Chào Ông Năm”. Ba Năm hảnh diện và vui như chưa bao giờ được vui cả và niềm vui xâu sắc đó đã khiến ông đi đến một quyết định làm kinh ngạc nhiều người và nhất là tôi: “học Anh Văn”.
     Tại trung tâm ngoại ngữ của Đ.H Tổng Hợp, ông là học trò lớn tuổi nhất- 54. Sau khóa đầu học khá, rất siêng năng, ba Năm được một học bổng: “miển học phí”. Trong lớp, ba ngồi bàn đầu, ghi chú rất nhanh và đối đáp ngay với các thầy cô giáo. Ra khỏi lớp, ba là người bắt chuyện trước với các người khách nước ngoài. Ở nhà Ba Năm rất thường nghe đài VOA hoặc nghiền nghẫm mấy cuốn truyện dịch. Ba cũng tập tành viết nhật ký bằng tiếng Anh, viết ra những bản tin ông ưa thích để vào lớp nhờ thầy chỉnh sửa lại. Ông ăn mặc chỉnh tề khi đi học. Ông hớt tóc cạo râu tươm tất như một quý ông có học thức. Những năm ông học trung học, những kỹ niệm thời học trò nay sống lại, nay giúp ông hồi xuân và yêu đời hẳn lên. Ông ủi đồ, đích thân đánh bóng giầy và lau chùi chiếc xe đạp. Ông giờ rất thường đưa rước Vân đi học. Ông đích thân dạy cho Vân học Anh Văn và tập cho em phát âm rất công phu. Ông dịch, và đọc cho Vân nghe những mẩu truyện ngắn hay ông trích ra từ VOA. Tôi chú ý nghe nội dung rồi mượn tập của em xem lại. Ông có những băng cassette thu những bài học hay. Ông hình như thay đổi cách sinh hoạt rất nhiều và ông đã ăn mặn từ lúc nào hai anh em tôi chẳng hay. Tôi cũng bắt đầu chú ý đến cách tự học đấy. Nếu tôi có tự tập chơi đàn được, thì chắc hẳn tôi cũng có thể tự học Anh Văn được. Chúng tôi vừa mở ra một chương rất mới trong cuộc đời của chính chúng tôi. Thỉnh thoảng, Ba Năm hỏi tôi bằng tiếng Anh. Thỉnh thoảng ba Năm ngâm nga một khúc hát bằng tiếng Anh rất điệu nghệ. Tôi cũng, noi gương ấy, hỏi Long Vân bằng tiếng Anh. Tôi bắt đầu tập cho mấy chị em cô Hằng vài bài hát tiếng Anh nổi tiếng. Câu nào hơi khó, tôi nhờ Ba Năm giảng dạy trước. Tôi tập đệm trước, hát trước. Họ rất thích cách học như vậy và chúng tôi ngày càng thân thiết nhau. Tôi rất thường bắt gặp Vân đứng trước nhà nghe chúng tôi tập đàn hoặc hát. Tôi rất thường thấy em chào cô Hằng một cách khá hững hờ và sau lớp cô Hằng học, em còn thường tránh mặt cô. Trong lớp 6 của Vân, em không có một khó khăn gì chỉ trừ việc thỉnh thoảng em phải gặp và chào cô Hằng. Tùng ngày càng thân với em bao nhiêu, thì em ngày càng xa với cô Hằng bấy nhiêu. Em càng xa cô Hằng bao nhiêu, tôi càng cảm thấy lo lắng băn khoăn bấy nhiêu.
       Ba Năm học 2 khóa Anh Văn kế tiếp. Mổi tháng ông đi làm khoảng 3 lần vào cuối tuần. Vân lên lớp 7 khá dể dàng. Em cao lên ngó thấy. Tôi còn một năm nửa thì xong việc học. Các lớp tôi dạy đều có kết quả tốt. Cô Hằng có thể đệm đàn và hát bài:”A time for us” một cách tạm được. Mọi chuyện đều được, trừ một điều gần đây, Long Vân đau bụng dữ dội. Em xanh xao ốm yếu. Em vừa bắt đầu vào giai đoạn dậy thì- có kinh.
        Tôi phải nhờ Hằng làm nhà tư vấn. Hằng vui được chăm sóc cho em của ông thầy. Hằng mua tặng cho em các thứ cần thiết cho cái chuyện rất riêng của phụ nữ đó. Tôi mừng thầm vì ít ra tôi và ba Năm không gặp khó khăn vì cái chuyện lạ lẫm với đàn ông chúng tôi. Tôi có nhiều trách nhiệm hơn trước. Tôi mua nhiều sách tài liệu hơn trước cho Vân đọc. Ba Năm lo học hẳn hơn trước. Em kín đáo và ít nói hơn trước. Ba người trong nhà có ba không gian khác nhau hơn trước, ba cái riêng tư, ba nỗi lo. Nhưng ba người chúng tôi có một thứ rất chung từ lâu nay: Hạnh Phúc. Ba Năm hạnh phúc vì nhiều nụ cười do nhiều niềm vui chúng tôi mang đến. Ông hạnh phúc vì ông có thầy, có bạn học, có điểm bài làm, có niềm hảnh diện vì tôi làm thầy giáo, có sự an tâm rằng tôi sẽ lo được cho em Vân. Ông hạnh phúc vì ông có thể thực hiện mơ ước- viết truyện ngắn bằng Anh Văn.Tôi hạnh phúc vì những thành tựu nhất định tôi đã tạo ra. Tôi hạnh phúc vì tôi có một mái nhà để nương tựa, một người cha để kính yêu, một đứa em để chăm sóc. Tôi hạnh phúc vì có một số học trò để tôi dạy dổ. Tôi thật quá hạnh phúc vì có cả một căn nhà nhỏ làm lớp dạy học. Tôi hạnh phúc vì tôi có một số điều để khoe với má tôi khi tôi về thăm bà ấy. Em Vân hạnh phúc vì có một người anh để vòi vĩnh, giận hờn và tị hiềm. Em hạnh phúc vì em có những thứ thông thường như bao nhiêu người khác có: gia đình. Em có thể mơ đến việc vào đại học, việc có sự hướng dẩn cách vào đời…Em cũng có thể mơ đến bất cứ thứ gì khác như bao nhiêu người khác. Khi mà cô Hằng mơ được gần tôi hơn- tôi đoán thế, thì em mơ được làm sao đẩy cô ta xa ra khỏi tôi. Em có tự do, em có quyền được yêu thương ai và không yêu thương ai, thích cái gì và không thích cái gì. Tôi hiểu và tôn trọng cái quyền đó như tôi cũng tự cho tôi cái quyền đó. Trong lớp tôi chỉ làm điều mà tôi thích, ghi chép điều mà tôi chọn. Cuối giờ chiều, tôi thường cúp cua để ra tập banh một cách rất tự do. Đầu hè tôi chọn nơi nghỉ là nhà Má Chánh. Bây giờ tôi nghỉ hè tại nhà Ba Năm. Trước đây hàng cuối tuần, tôi chơi banh suốt từ sáng đến chiều tối. Giờ tôi ở suốt dưới Sài Gòn với Ba Năm và em Vân. Có nhiều lời đồn đại về tôi. Cô Thủy, người tôi đã yêu một thời gian ngắn và đã chia tay, từng mời tôi trò chuyện để hỏi ra lẻ. Tôi cho cô ấy biết rằng một gia đình nuôi, có một đứa em nuôi. Tôi thản nhiên khi có anh chàng sinh viên nào to nhỏ gì về tôi. Tôi cũng thản nhiên khi chi đoàn lớp tôi họp bàn gì, phê phán gì tôi. Tôi hiểu cái quý nhất mà tôi đang có: Tự do và hạnh phúc.
Ba Năm một lần nữa làm cho tôi kinh ngạc và tự hào. Ông đậu kỳ thi A với số điểm xuất sắc ít ai ngờ: 25,5/30. Trong phần thi vấn đáp, ông bốc đề nói: “Điều gì quan trọng nhất: Hạnh phúc, tiền bạc, sức khỏe hay danh vọng” what is the most important: happiness, money, health or fame?”. Số điểm 8,5 của ông đủ nói lên điều gì về khả năng của ông rồi. Vị nữ giám khảo trẻ tuổi phải trầm trồ, kinh ngạc khi nghe ông kể về mình: “Tôi là người đi buôn chuyến nuôi hai đứa con. Tôi học để dạy con gái.” Ông giám khảo thứ hai- trạc tuổi ông, thì xiết tay ông thật chặt:” Tôi rất ấn tượng. Ông vừa dạy tôi một bài học.” Ba Năm- bằng tiếng Anh đáp trả rất ư là khí phách và cũng rất ấn tượng:
-         Tôi chỉ làm cái gì một người cha được định đặt phải làm thôi.
           (I just do whatever a father is supposed to).
Ông được tận tay tiến sĩ Lý Hòa- hiệu trưởng trường Đ.H Tổng Hợp phát bằng trong một buổi lễ nghiêm trang. Đó là hôm ông trông thấy trẻ nhất. Cái cà vạt màu đỏ có vân nâu nhạt và cái áo sơ mi trắng muốt làm tôn cái vẻ quý phái của ông lên một nấc.
Tôi mua tặng ông cái khung hình rất đẹp để đặt cái bằng vào. Tôi treo ngay trên giửa kệ sách của Long Vân. Tôi sau đó bổ sung vào số sách của ông một số tạp chí củ, hàng chục cuốn Ladder edition và hai cuốn truyện dịch: “God Father và Crime and punishment.”    
Ba Năm đã dạy hai anh em tôi một bài học thật lớn: “Mọi chuyện đều có thể xảy ra”.
Tôi bắt đầu học Anh Văn theo cách của ba Năm. Những bài học Văn phạm ba Năm soạn lại rất dể hiểu rất rỏ ràng. Những bài nghe ông mua hay tự thu từ chương trình VOA rất xúc tích ấn tượng. Chờ đến 11:30 tối, khi mà sóng vô tuyến trong và rỏ nhất, ba Năm thu lại những chương trình ông ưa thích. Mục câu chuyện Mỹ và những mẩu tin ngắn là thứ mà ba tôi dành nhiều thời giờ nghe nhất. Viết ra các bản tin hoặc viết ra cả một câu chuyện tốn ông ta rất nhiều thì giờ nhất, nhưng có lợi nhất. Ông làm theo lời khuyên của các giảng viên tại trung tâm Đại Học Tổng Hợp. Tôi vốn ít hiểu biết Anh Văn nay có thể tự học được chút ít theo cách học của ba Năm. Tôi nghe và đọc các bài ba tôi viết ra. Hai cha con tôi nay có một niềm vui mới học: Anh Văn. Một niềm hạnh phúc đơn giản và rất riêng biệt. Một nổ lực có ý nghĩa rất lớn sau này trong cuộc đời tôi. Đời có đầy những chọn lựa khó khăn. Đời có đầy cạm bẩy và thử thách khắc nghiệt nhưng đời cũng có nhiều món quà, nhiều sự ban tặng cho những ai biết sống và biết phải cách vươn lên. Em Vân không thể tin được rằng ba Năm học là vì muốn tự mình dạy em sau này. Ba Năm chỉ muốn được em hiểu qua các câu văn, ý nghĩa, ba viết ra hay ba thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Một trong số đó là: “I was born to make her happy.”( Tôi đã được sinh ra để làm cho nó hạnh phúc.)